[Funland] Tất tần tật về Dự án hồ Ka Pét - Bình Thuận

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Nếu em không thắc mắc, thật không thể biết cụ có nhiều hiểu biết về công nghệ và thực tế các công trình lọc nước biển thành nước ngọt như vậy. Vậy em chỉ còn một thắc mắc cuối ạ, là với những hiểu biết của cụ, quy mô nào là tối ưu cho 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt, Bình Thuận có trở ngại gì khiến đầu tư nhà máy lọc nước biển khó có thể thực hiện không. Mạng lưới trữ nước hiện tại của Bình Thuận, nếu được giảm bớt yêu cầu phục vụ sinh hoạt thì sẽ bổ sung thêm được bao nhiêu nước cho nhu cầu tưới tiêu.

Đối với xây hồ chứa nước, em chỉ quan ngại các rủi ro được đánh giá mức cao của nó, lũ lụt trong mùa mưa nhiều, động đất do kích thích, vỡ đập, rồi nước phú dưỡng phải xử lý,... vẫn là chỉ trông cái được trước mắt mà nhắm mắt lờ những hậu quả mang tính thảm họa, có những cái cũng sẽ nhanh thì ngay đời chúng ta sẽ phải gánh chịu.
Trở ngại là tiền cụ.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
1. Lọc nước biển thành nước ngọt có giá thành cao và chỉ áp dụng ở vùng sát biển. Tại Ấn Độ, nhà máy Minjur công suất nước ngọt 0,1 triệu m3/ngày cấp cho thành phố biển Chennai (trên 12 triệu dân), vận hành từ năm 2010 có tổng vốn đầu tư 5,15 tỷ rupi (91 triệu euro), giá bán nước sạch 48,66 rupi/m3 (~14.000 đ/m3). Nhà máy thứ hai là Nemmeli cũng tại Chennai, công suất tương đương, vận hành năm 2013, có vốn đầu tư 5,3338 tỷ rupi, giá bán nước sạch hiện tại 36 rupi/m3 (~10.400 đ/m3).
2. Phương án 1 cũng phải chuyển 625 ha rừng (25 ha đặc dụng) so với phương án 2 (680 ha rừng với 149 ha đặc dụng). Tôi cho rằng trong báo cáo thuyết minh chung và báo cáo tài chính kinh tế người ta đã đánh giá cả 2 phương án này và có lẽ phương án 1 không khả thi vì chi phí đầu tư ban đầu quá khả năng ngân sách tỉnh hoặc không hiệu quả.
3. Dù chọn phương án nào thì vẫn phải trồng lại khoảng 1.800 ha rừng mới. Điểm/khu vực được chọn phải tính toán trên cơ sở các nghiên cứu, khảo sát thổ nhưỡng, lượng mưa chứ không phải trồng bừa bãi. Lượng mưa quan trắc nhiều năm trong khu vực tỉnh này là 850-1.350 mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 tới tháng 11 hàng năm.
Em đọc thấy cụ rất có chuyên ngành về nước
Và thuỷ lợi.
Vụ 2 dự án 1 và 2 của hồ trữ nước Kapet thì em thấy trong báo cáo DTM có nói về việc pa 1 bị loại do phải làm đường tránh và tốn một ít ruộng đô hơn 20 ha / 620ha rưng
Nói chung người lập dự án muốn pa2 chứ mấy trở ngại này so với tổn thất rừng đac dụng thì quá nhỏ.( P/A 2 tổn thất 150ha RĐ dụng, trong khi P/A 1 chi! có 25h RĐ D)
Do vậy không thuyết phục người đọc. Quan điểm là vậy nhưng cũng chả thay đổi đc gì nên chém cho vui thôi. Còn cái P/A lọc nước biển em tháy khá thú vị. Cụ làm trong lĩnh vưc này cho em hỏi riêng cái phương pháp lọc nước biển không cần dùng Ro thì giá thành có rẻ hơn không?
em nghe nói có phương pháo PV mới cho hiệu quả tốt, không biết đã có triển khia rộng rãi chưa( không tốn điện, giá thành rê) nhờ cụ giải ngố
 
Chỉnh sửa cuối:

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,545
Động cơ
255,884 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Vì còn cây to mà nhà sếp lại thiếu mấy bộ sập gụ tủ chè. Ahhihi. Chứ đã thiếu mưa thì cứ cố làm nông nghiệp, trồng cây làm gì.
Rừng có hàng nghìn năm chả nhẽ cứ trồng lại là xong.
Đúng rồi cụ, BT toàn cát, cứ cạp cát mà ăn chục đời ko hết, cố làm nông nghiệp với trồng cây làm gì ;))
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Không phải đâu cụ. Nước biển lọc xong tưới cây thoải mái. Bọn em đi Trường Sa, ngoài đảo chìm lính vẫn tưới cây bằng nước biển lọc nhạt đấy. Cây sống, không chết đâu dù cũng hơi èo uột.

Nói chung là bài toán kinh tế thôi. Sin nó nhập nước từ Malay vì rẻ hơn. Chứ đắt thì nó cũng tự lọc cho khoẻ. Bọn chúa dầu nó không chủ định phủ xanh sa mạc chứ bên Trung, nhiều vùng sa mạc giờ trồng rừng xanh ngắt rồi đấy cụ.

Cơ bản là nhiều cụ không hề có khái niệm nước làm nông nghiệp với nước trong sinh hoạt. Các cụ ấy nghĩ làm cái hồ chứa khổng lồ chỉ để ăn uống, tắm giặt thì lãng phí, lại mất rừng. Các cụ ấy không hiểu trồng trọt nó đòi hỏi một lượng nước lớn như thế nào. Nên nhiều cụ còm mà em tự dưng nghi ngờ về khoa học phổ thông dạy trong trường cấp 2, cấp 3 ấy.

Xin thông tin một chút nữa về đắp đập chặn dòng, biến rừng thành hồ chứa tại Việt Nam. Đà Lạt em là trùm vụ này, do các nhà khoa học Pháp làm. Hồ Xuân Hương là chặn dòng suối Cam Ly thượng, hồ Thung lũng tình yêu là chặn dòng suối Đa Thiện, hồ Tuyền Lâm chặn dòng Cam Ly hạ...Mà toàn làm từ những năm 1930. Từ thời điểm đó đến nay, không 1 ngàn thì cũng phải 800 cái hồ chứa được xây dựng bằng cách chặn sông, chặn suối các lưu vực sông và tất nhiên, diện tích rừng ngập dưới mặt nước là cực kỳ lớn.
Giờ tự dưng rồ lên em thấy rất lạ.
Thực ra rừng bây giờ bị phá nhiều quá, cái gi còn ít thì trơ nên quý giá hơn, do vậy người ta mới phản ứng mạnh. Chứ ko như 50 trở về trước thì vẫn còn bạt ngàn rừng mà. Hôi đó chuyện phá rừng có là gì. Chứ nói gì đến lam hồ thuỷ lợi
Đồng ý là dân mạng dễ bị dắt mũi. Nhưng cũng có nhiều người biết. Không phải phản đối theo phong trào đâu
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,035
Động cơ
480,908 Mã lực
Thiếu nước thì sao không làm mưa nhân tạo nhỉ, vài ngày làm một trận mưa, đầy nước sạch.
Ahihi.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,664
Động cơ
757,656 Mã lực
Thực ra rừng bây giờ bị phá nhiều quá, cái gi còn ít thì trơ nên quý giá hơn, do vậy người ta mới phản ứng mạnh. Chứ ko như 50 trở về trước thì vẫn còn bạt ngàn rừng mà. Hôi đó chuyện phá rừng có là gì. Chứ nói gì đến lam hồ thuỷ lợi
Đồng ý là dân mạng dễ bị dắt mũi. Nhưng cũng có nhiều người biết. Không phải phản đối theo phong trào đâu
Vấn đề là các nhà yêu cây đấy không có ở BT nên không cần nước từ hồ Pét kia nên quyết liệt! Quyết liệt! Quyết liệt...
Như em đây, không liên quan đến BT cũng không ở Sg Hn giờ ông nào yêu môi trường đề nghị cấm xe máy xăng, cấm tiệt xe oto ở Sg Hn và em nhiệt liệt hưởng ứng thì chắc các cụ sg hn chửi em ghê lắm.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
870
Động cơ
124,461 Mã lực
Thiếu nước thì sao không làm mưa nhân tạo nhỉ, vài ngày làm một trận mưa, đầy nước sạch.
Ahihi.
rồi vùng nào hi sinh lượng mưa đấy, chuyển hạn từ Bình Thuận sang Lâm Đồng với Đồng Nai à? Dân Đồng Nai vs Lâm Đồng cũng vật vã với mùa khô đấy, có điều họ có nhiều hồ thủy lợi hơn Bình Thuận.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
870
Động cơ
124,461 Mã lực
E ko hiểu ý cụ.
Hồ tđ tích năng có rồi cụ ạ, khởi công 2020 ở Bác Ái Ninh Thuận. Với hiểu biết của mình, cụ biết tại sao lại làm ở đó không ạ?
Còn đi thì tầm này năm ngoái e lang thang Khánh hòa xem cái hồ Tà Rục với Suối Dầu, sang Phú yên thăm cái hồ Mỹ Lâm, nhưng ko phải với mục đích như trong thớt này.

Tiện e gửi minh họa BCTH dự án hồ Đồng Dọng ở Vân Đồn QN - là khu vực nhạy cảm hơn nhiều so với hồ Ka Pét. Ở đây cũng không thiếu nước, không khô hạn, kinh tế không phải kém phát triển.... quy mô hồ bằng 1/5 Ka Pét nhưng TMĐT đã gần 500 tỷ - về chi phí/hiệu quả kinh tế cũng không phải quá tối ưu.... cũng phá 82,78 ha rừng (61%) nhưng cần thì cứ phải làm thôi :)
Mọi cái đều được tham vấn, tính toán kỹ lưỡng, Q1 tập 1 sơ sơ 100 trang thôi (chưa phải ĐTM nhé). e sợ khối cụ còn chưa từng đọc, chưa hiểu nổi cái mục lục của nó mà đã lên đây choém như thần hehe

View attachment 8073363
Cái người ta phản đối quyết liệt vì câu chữ bài báo VNe nó đưa thôi cụ. Nào là rừng nguyên sinh, những cái cây vài trăm năm, rồi đám share nó đánh tráo khái niệm, chuyển thành 600ha rừng nguyên sinh, rồi các động thực vật quý hiếm, trong sách đỏ, sắp tuyệt chủng...Rồi nhét chữ vào mấy anh bảo vệ rừng là tiếc, rất buồn vì những thứ quý giá vậy sẽ bị mất đi.
Tóm lại: bài báo xuyên tạc + thông tin xuyên tạc thêm khi lan truyền trên mạng mà người đọc họ ít khi tìm hiểu sự thật lắm. Tính bầy đàn của dân mạng VN đã quá rõ qua rất nhiều vụ việc rồi.
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,971
Động cơ
460,198 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Trên TG chưa có nước nào phá rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước cả.
BTS cái thằng nào quy hoạch cái hồ chứa nước này. Ng* vãi ra.

Bình Thuận thiếu gì đất sa mạc, đồi cát....Sao không quy hoạch xây dựng hồ chưa nước ở nhưng nơi đó ??? :D

KLQ....Nhưng, tiền đầu tư xd hồ chứa này, có thể đầu tư 1 nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt. Mà nước biển ở VN nói chung và Bình Thuận nói riêng thì nhiều vô biên. :D
Thanh niên yêu cá chọn cây, kiến thức thiếu thốn lại thích gây war à
 

asian4you

Xe tải
Biển số
OF-355483
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
263
Động cơ
263,038 Mã lực
Em đọc thấy cụ rất có chuyên ngành về nước
Và thuỷ lợi.
Vụ 2 dự án 1 và 2 của hồ trữ nước Kapet thì em thấy trong báo cáo DTM có nói về việc pa 1 bị loại do phải làm đường tránh và tốn một ít ruộng đô hơn 20 ha / 620ha rưng
Nói chung người lập dự án muốn pa2 chứ mấy trở ngại này so với tổn thất rừng đac dụng thì quá nhỏ.( P/A 2 tổn thất 150ha RĐ dụng, trong khi P/A 1 chi! có 25h RĐ D)
Do vậy không thuyết phục người đọc. Quan điểm là vậy nhưng cũng chả thay đổi đc gì nên chém cho vui thôi. Còn cái P/A lọc nước biển em tháy khá thú vị. Cụ làm trong lĩnh vưc này cho em hỏi riêng cái phương pháp lọc nước biển không cần dùng Ro thì giá thành có rẻ hơn không?
em nghe nói có phương pháo PV mới cho hiệu quả tốt, không biết đã có triển khia rộng rãi chưa( không tốn điện, giá thành rê) nhờ cụ giải ngố
Cũng theo ông Thành, qua phân tích, so sánh hai phương án tuyến về cả kinh tế và kỹ thuật, phương án vị trí 2 là phương án có ưu điểm nổi trội. Vì vậy nên chọn phương án vị trí 2 làm vị trí xây dựng hồ chứa nước Ka Pét là phù hợp với các quy hoạch hiện nay, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương đồng thời đây cũng là phương án tối ưu về cả kinh tế lẫn kỹ thuật.
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
299
Động cơ
443,099 Mã lực
Tôi không làm bất cứ điều gì trong lĩnh vực này, kể cả thương mại thuần túy, nên không thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi của cụ. Tuy nhiên, người ta ước tính nhu cầu nước sạch bình quân mỗi ngày là khoảng 0,1 m3/người (~3 m3 mỗi tháng). Tỉnh Bình Thuận có dân số khoảng 1,25 triệu người, trong đó TP Phan Thiết ~230 nghìn, thị xã La Gi ~110 nghìn nên có lẽ cũng chỉ dân cư tại 2 đô thị này là có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho tiền nước sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của tỉnh BT là ~4,3 tr. đ/tháng nên nếu bán nước sạch tới ~1,0 $/m3 thì quá đắt và để nhà máy xử lý nước mặn này hoạt động được thì nó hoặc phải là doanh nghiệp công ích và nhà nước/chính quyền phải bù lỗ hoặc nhà nước phải chấp nhận mua nước sạch với giá cộng gộp cả lợi nhuận của doanh nghiệp phi công ích để bán với giá rẻ hơn cho dân.
Với giả định công suất 8,5 triệu m3/năm hoặc 12,5 triệu m3/năm (phục vụ cho TP Phan Thiết hoặc cả 2 đô thị, tương ứng 23.000 m3/ngày hoặc 34.000 m3/ngày), giá thành sản xuất ~0,7 $/m3 = 16.800 đ/m3 (quy mô nhà máy càng nhỏ thì giá thành càng cao, do suất đầu tư ban đầu chắc chắn không thấp hơn nhà máy với công suất lớn) và người dân chấp nhận giá mua ~10.000 đ/m3 (cá nhân tôi ở một nơi với giá sử dụng nước sinh hoạt trên 10.000 đ/m3) thì mỗi năm nhà nước phải bù lỗ 58-85 tỷ đ cho riêng nhà máy này. Lưu ý rằng dự toán thu/chi ngân sách toàn tỉnh BT năm 2023 chỉ là 10.006 tỷ đ và 12.611,881 tỷ đ thì rõ ràng là không có nguồn nào bù lỗ cho nhà máy nước sạch này.
Vậy, cảm ơn cụ điều nghiên để cung cấp thêm thông tin cho mọi người cùng biết ạ. Có những thông tin của cụ, em cũng vỡ ra được nhiều thứ. Cách chia sẻ nghiêm túc của cụ cũng thu hút các cụ khác chia sẻ thông tin thêm giúp mở rộng hiểu biết của những anh em chưa biết. Xin cảm ơn cụ ạ.

Giờ thì em chỉ mong, NN dù chọn phương án nào thì cũng sẽ chú trọng truyền thông về cơ sở lựa chọn phương án, đánh giá so sánh các phương án khác nhau để người dân các nơi đều hiểu rõ về lý do lựa chọn dự án này mà không phải dự án khác, đặc biệt là những dự án có liên quan đến tài nguyên ảnh hưởng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Biết đâu trong quá trình thông tin về dự án, lại có DN sẵn sàng tham gia, tài trợ các nguồn kinh phí bị thiếu hụt cho dự án ko được lựa chọn nhưng lại có thể mang lại tính bền vững thì sao. Dù có đổi rừng lấy hạ tầng nhưng rừng chỉ khai thác hoạt động dịch vụ du lịch, hưởng các lợi ích phái sinh từ rừng (tín chỉ carbon),... mà không bị phá thì cũng là giải pháp win win cho tất cả các bên (các cụ thông cảm cho phép em được mơ ạ).
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,971
Động cơ
460,198 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Em đọc thấy cụ rất có chuyên ngành về nước
Và thuỷ lợi.
Vụ 2 dự án 1 và 2 của hồ trữ nước Kapet thì em thấy trong báo cáo DTM có nói về việc pa 1 bị loại do phải làm đường tránh và tốn một ít ruộng đô hơn 20 ha / 620ha rưng
Nói chung người lập dự án muốn pa2 chứ mấy trở ngại này so với tổn thất rừng đac dụng thì quá nhỏ.( P/A 2 tổn thất 150ha RĐ dụng, trong khi P/A 1 chi! có 25h RĐ D)
Do vậy không thuyết phục người đọc. Quan điểm là vậy nhưng cũng chả thay đổi đc gì nên chém cho vui thôi. Còn cái P/A lọc nước biển em tháy khá thú vị. Cụ làm trong lĩnh vưc này cho em hỏi riêng cái phương pháp lọc nước biển không cần dùng Ro thì giá thành có rẻ hơn không?
em nghe nói có phương pháo PV mới cho hiệu quả tốt, không biết đã có triển khia rộng rãi chưa( không tốn điện, giá thành rê) nhờ cụ giải ngố
Nước lọc chỉ dùng cho sinh hoạt là chính bởi vì ngoài giá thành cao ra thì còn yếu tố dưỡng chất và khoáng chất. Nước lọc giúp cây duy trì sự sống là chính còn muốn cây tươi tốt phát triển thì nước nguồn tự nhiên là số 1 ạ.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,957
Động cơ
362,037 Mã lực
Tuổi
124
Em đọc thấy cụ rất có chuyên ngành về nước
Và thuỷ lợi.
Vụ 2 dự án 1 và 2 của hồ trữ nước Kapet thì em thấy trong báo cáo DTM có nói về việc pa 1 bị loại do phải làm đường tránh và tốn một ít ruộng đô hơn 20 ha / 620ha rưng
Nói chung người lập dự án muốn pa2 chứ mấy trở ngại này so với tổn thất rừng đac dụng thì quá nhỏ.( P/A 2 tổn thất 150ha RĐ dụng, trong khi P/A 1 chi! có 25h RĐ D)
Do vậy không thuyết phục người đọc. Quan điểm là vậy nhưng cũng chả thay đổi đc gì nên chém cho vui thôi. Còn cái P/A lọc nước biển em tháy khá thú vị. Cụ làm trong lĩnh vưc này cho em hỏi riêng cái phương pháp lọc nước biển không cần dùng Ro thì giá thành có rẻ hơn không?
em nghe nói có phương pháo PV mới cho hiệu quả tốt, không biết đã có triển khia rộng rãi chưa( không tốn điện, giá thành rê) nhờ cụ giải ngố
Các phương pháp lọc nước biển khác hiện tại không có giá thành thấp hơn RO. Đối với RO, nước biển có áp suất thẩm thấu tự nhiên khoảng 27 bar (27,5 kg/cm2) nên áp lực để đẩy nước biển qua màng RO phải từ 40 bar trở lên. Thông thường hiện nay áp lực này trong khoảng 55-65 bar và điện năng tiêu hao khoảng 5kWh/m3 nước ngọt tạo ra. Các phương pháp tạo nước ngọt sử dụng năng lượng mặt trời hiện tại (trực tiếp hay gián tiếp) và năng lượng tái tạo khác nói chung chỉ ở quy mô nhỏ, giá cao. Tổng quan chung có thể xem trong bài báo năm 2020 này (https://www.mdpi.com/2071-1050/12/10/4295).
 

asian4you

Xe tải
Biển số
OF-355483
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
263
Động cơ
263,038 Mã lực
Vậy, cảm ơn cụ điều nghiên để cung cấp thêm thông tin cho mọi người cùng biết ạ. Có những thông tin của cụ, em cũng vỡ ra được nhiều thứ. Cách chia sẻ nghiêm túc của cụ cũng thu hút các cụ khác chia sẻ thông tin thêm giúp mở rộng hiểu biết của những anh em chưa biết. Xin cảm ơn cụ ạ.

Giờ thì em chỉ mong, NN dù chọn phương án nào thì cũng sẽ chú trọng truyền thông về cơ sở lựa chọn phương án, đánh giá so sánh các phương án khác nhau để người dân các nơi đều hiểu rõ về lý do lựa chọn dự án này mà không phải dự án khác, đặc biệt là những dự án có liên quan đến tài nguyên ảnh hưởng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Biết đâu trong quá trình thông tin về dự án, lại có DN sẵn sàng tham gia, tài trợ các nguồn kinh phí bị thiếu hụt cho dự án ko được lựa chọn nhưng lại có thể mang lại tính bền vững thì sao. Dù có đổi rừng lấy hạ tầng nhưng rừng chỉ khai thác hoạt động dịch vụ du lịch, hưởng các lợi ích phái sinh từ rừng (tín chỉ carbon),... mà không bị phá thì cũng là giải pháp win win cho tất cả các bên (các cụ thông cảm cho phép em được mơ ạ).
Cụ gg lại thử mà xem bình thường đâu có ai quan tâm ngoài dân ở bt, ngay giữa năm vừa rồi tăng vốn lên gần 300 nữa cũng đâu có nổi. Đợt này rộ lên vì lều báo đưa thông tin sai đấy chứ.
Còn cụ bảo để dn tham gia e chừng khó, chỗ này pá tối ưu nhất hết 800 tỉ gì đó em không nhớ rõ thì chỗ khác cũng mất gấp rưỡi là ít, mà cứ cho ngang giá đi thì 800 tỉ để lấy quyền khai thác du lịch khu rừng có hơn trăm ha rừng đặc dụng mới đóng cửa rừng 2003 thì chả có ai nhảy vào đâu.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Các phương pháp lọc nước biển khác hiện tại không có giá thành thấp hơn RO. Đối với RO, nước biển có áp suất thẩm thấu tự nhiên khoảng 27 bar (27,5 kg/cm2) nên áp lực để đẩy nước biển qua màng RO phải từ 40 bar trở lên. Thông thường hiện nay áp lực này trong khoảng 55-65 bar và điện năng tiêu hao khoảng 5kWh/m3 nước ngọt tạo ra. Các phương pháp tạo nước ngọt sử dụng năng lượng mặt trời hiện tại (trực tiếp hay gián tiếp) và năng lượng tái tạo khác nói chung chỉ ở quy mô nhỏ, giá cao. Tổng quan chung có thể xem trong bài báo năm 2020 này (https://www.mdpi.com/2071-1050/12/10/4295).
Em không làm về nước. Nhưng cũng có mấy thắc mắc, dù việc này klq đến vụ phá rừng xây Kapet)
Nước không chịu nén. Vậy thì muốn tăng áp của nước thì phải làm ntn?
Theo em được biết cái áp suất cụ đưa ra để lọc RO thì tương đương với 670 mH2O mà toà nhà cao nhất Việt Nam hiện nay chỉ có 461m ( nếu bể nước đặt trên nóc nhà) theo đó áp suất tương đương để lọc được nước từ PP RO thì cái bể phải đặt ở toà nóc toà nhà cao nhất thế giới( 700-800m) và cái máy lọc đặt ở chân toà nhà đó. Như vậy chắc phải có công nghệ nào đó , chứ để tạo 1 áp lực nước như vậy thì tốn điện lắm không thể rẻ như thông số cụ đưa và trong links( riêng cái việc bơm nước lên ca vậy là cả vấn đề rồi)
Trong links cụ đưa cũng ko đề cập đến áp suất nén nước, mà chỉ nói và so sánh các PP lọc / giá thanh và tiêu thụ năng lượng..
Em tháy tổng kết trong bảng này





IMG_2765.jpeg

Bảng này cũng có nhắc đến PP lọc PV như em đã hỏi cụ, và thấy chi phí khá rê( tương đương với PP RO mà ko phụ thuộc vào điện năng nhiều như RO.)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ledung17

Xe tải
Biển số
OF-486184
Ngày cấp bằng
2/2/17
Số km
369
Động cơ
194,124 Mã lực
Tuổi
40
"về việc pa 1 bị loại do phải làm đường tránh và tốn một ít ruộng đô hơn 20 ha / 620ha rưng
Nói chung người lập dự án muốn pa2 chứ mấy trở ngại này so với tổn thất rừng đac dụng thì quá nhỏ.( P/A 2 tổn thất 150ha RĐ dụng, trong khi P/A 1 chi! có 25h RĐ D)"

Giá đền bù thu hồi ruộng của dân vùng cao theo đg tỉnh Lạng Sơn là 120tr/360m2; giá đền bù ở Bình Thuận thế nào thì ko rõ, tạm tính với 20ha thì 70 tỷ. Còn làm đường tránh ở vùng núi là rất tốn kém so với khu đồng bằng, có khi chỉ 5km tránh = Tổng mức đầu tư của dự án hồ này. Nên để so chọn PA thì 25ha hay 150ha rừng không phải tiêu chí chính để các cấp ngành chọn (e đoán vậy).
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Cũng theo ông Thành, qua phân tích, so sánh hai phương án tuyến về cả kinh tế và kỹ thuật, phương án vị trí 2 là phương án có ưu điểm nổi trội. Vì vậy nên chọn phương án vị trí 2 làm vị trí xây dựng hồ chứa nước Ka Pét là phù hợp với các quy hoạch hiện nay, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương đồng thời đây cũng là phương án tối ưu về cả kinh tế lẫn kỹ thuật.
Em đã nói rồi


Nước lọc chỉ dùng cho sinh hoạt là chính bởi vì ngoài giá thành cao ra thì còn yếu tố dưỡng chất và khoáng chất. Nước lọc giúp cây duy trì sự sống là chính còn muốn cây tươi tốt phát triển thì nước nguồn tự nhiên là số 1 ạ.
Em đã nói rồi và cụ giaroiconngu cũng đã nói.
Vấn đề là các nhà yêu cây đấy không có ở BT nên không cần nước từ hồ Pét kia nên quyết liệt! Quyết liệt! Quyết liệt...
Như em đây, không liên quan đến BT cũng không ở Sg Hn giờ ông nào yêu môi trường đề nghị cấm xe máy xăng, cấm tiệt xe oto ở Sg Hn và em nhiệt liệt hưởng ứng thì chắc các cụ sg hn chửi em ghê lắm.
Không cần ở BT thì vẫn có thể nắm được tt thông qua báo cáo về dự án
Ví dụ so sánh việc phá rừng đặc dung với rừng sản xuất. Hay đất được quy hoạc làm đất rừng với đất đã có rừng ( thậm chí rừng đặc dụng )
So sánh việc làm thêm 1 đoạn đường 7km với việc mất đi 170ha rừng đặc dụng..
Mà em nói việc này chỉ có thông tin 1 chiều mà. Ở Việt Nam mình không thấy các tt từ các nhóm đối lập hoặc các tổ chức nghiên cứu MT của các quỹ bảo tồn( ít ra là em chưa biết đến)m
Do vậy viết lên trên này chỉ là bày tỏ quan điểm cá nhân. Không ảnh làm ảnh hưởng đến ai cả
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,957
Động cơ
362,037 Mã lực
Tuổi
124
Em không làm về nước. Nhưng cũng có mấy thắc mắc, dù việc này klq đến vụ phá rừng xây Kapet)
Nước không chịu nén. Vậy thì muốn tăng áp của nước thì phải làm ntn?
Theo em được biết cái áp suất cụ đưa ra để lọc RO thì tương đương với 670 mH2O mà toà nhà cao nhất Việt Nam hiện nay chỉ có 461m ( nếu bể nước đặt trên nóc nhà) theo đó áp suất tương đương để lọc được nước từ PP RO thì cái bể phải đặt ở toà nóc toà nhà cao nhất thế giới( 700-800m) và cái máy lọc đặt ở chân toà nhà đó. Như vậy chắc phải có công nghệ nào đó , chứ để tạo 1 áp lực nước như vậy thì tốn điện lắm không thể rẻ như thông số cụ đưa và trong links( riêng cái việc bơm nước lên ca vậy là cả vấn đề rồi)
Trong links cụ đưa cũng ko đề cập đến áp suất nén nước, mà chỉ nói và so sánh các PP lọc / giá thanh và tiêu thụ năng lượng..
Em tháy tổng kết trong bảng này





IMG_2765.jpeg

Bảng này cũng có nhắc đến PP lọc PV như em đã hỏi cụ, và thấy chi phí khá rê( tương đương với PP RO mà ko phụ thuộc vào điện năng nhiều như RO.)
Trang này (https://www.lenntech.com/industries/sea-water-desalination.htm) giúp cụ hiểu mô hình và tính toán năng lượng, bơm cao áp, áp lực bơm và thiết bị phục hồi năng lượng. Một loại bơm cao áp cụ thể có tại đây (https://www.danfoss.com/en/products/hpp/pumps/high-pressure-pumps-for-reverse-osmosis-applications/#tab-overview).
 

Đi Lang Thang

Xe buýt
Biển số
OF-549985
Ngày cấp bằng
10/1/18
Số km
683
Động cơ
172,818 Mã lực
Nơi ở
Juve
Em không làm về nước. Nhưng cũng có mấy thắc mắc, dù việc này klq đến vụ phá rừng xây Kapet)
Nước không chịu nén. Vậy thì muốn tăng áp của nước thì phải làm ntn?
Theo em được biết cái áp suất cụ đưa ra để lọc RO thì tương đương với 670 mH2O mà toà nhà cao nhất Việt Nam hiện nay chỉ có 461m ( nếu bể nước đặt trên nóc nhà) theo đó áp suất tương đương để lọc được nước từ PP RO thì cái bể phải đặt ở toà nóc toà nhà cao nhất thế giới( 700-800m) và cái máy lọc đặt ở chân toà nhà đó. Như vậy chắc phải có công nghệ nào đó , chứ để tạo 1 áp lực nước như vậy thì tốn điện lắm không thể rẻ như thông số cụ đưa và trong links( riêng cái việc bơm nước lên ca vậy là cả vấn đề rồi)
Trong links cụ đưa cũng ko đề cập đến áp suất nén nước, mà chỉ nói và so sánh các PP lọc / giá thanh và tiêu thụ năng lượng..
Em tháy tổng kết trong bảng này





IMG_2765.jpeg

Bảng này cũng có nhắc đến PP lọc PV như em đã hỏi cụ, và thấy chi phí khá rê( tương đương với PP RO mà ko phụ thuộc vào điện năng nhiều như RO.)
Cái bơm cao áp/tăng áp hình như nó klq gì đến độ chịu nén của nước cả cụ ạ :D
Nó là để truyền dẫn đi xa/cao như điện cao thế thôi.
(E cũng ko làm về cả điện và nước :D)
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
"về việc pa 1 bị loại do phải làm đường tránh và tốn một ít ruộng đô hơn 20 ha / 620ha rưng
Nói chung người lập dự án muốn pa2 chứ mấy trở ngại này so với tổn thất rừng đac dụng thì quá nhỏ.( P/A 2 tổn thất 150ha RĐ dụng, trong khi P/A 1 chi! có 25h RĐ D)"

Giá đền bù thu hồi ruộng của dân vùng cao theo đg tỉnh Lạng Sơn là 120tr/360m2; giá đền bù ở Bình Thuận thế nào thì ko rõ, tạm tính với 20ha thì 70 tỷ. Còn làm đường tránh ở vùng núi là rất tốn kém so với khu đồng bằng, có khi chỉ 5km tránh = Tổng mức đầu tư của dự án hồ này. Nên để so chọn PA thì 25ha hay 150ha rừng không phải tiêu chí chính để các cấp ngành chọn (e đoán vậy).
Trong cái bản ĐTM mà em có trích links nếu cụ kéo xuống dưới cùng có đề cập đến mức giá làm đường đã được phê duyệt đó. Không như cụ nghĩ đâu. Mà cụ nên đọc. Dù đó là thông tin 1 chiều.
Cá nhân em thì vẫn nghĩ ruộng của dân cả nước này toàn thu hồi làm chung cư, vậy mà 1 công trình thuỷ lợi được nhà nước đầu tư lại sợ việc lấy ruộng của dân thì có lẽ chưa lọt tai
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top