Cá nhân em chấp nhận các PHHS phải đóng tiền vì ngoài đi học ở trường công với mức học phí tượng trưng thì các con còn tham gia rất nhiều các hoạt động khác và tất cả đều cần đến tiền. Nếu so với thời bao cấp thì quả là 1 số tiền lớn nhưng thời đó mặt bằng xã hội chỉ loanh quanh thế thôi, các em học sinh tự trực nhật, họp phụ huynh lấy đâu ra lẵng hoa cả nửa triệu tặng giáo viên, các ngày lễ lạt gần như không liên hoan gì hết, đi dã ngoại thì các thày cô lo từ thuê xe, lấy đâu ra các cty lữ hành tổ chức, giờ các thày cô cũng lo kiếm tiền để được làm phụ huynh học sinh ở trường khác, hơi đâu đi tổ chứ dã ngoại miễn phí, sinh hoạt toàn trường đứng chào cờ xong thì tụt dép mà ngồi, lấy đâu ra ghế nhựa. Tự sản tự tiêu thì cần gì nhiều tiền.
Quay lai với chi T trong bài báo, chị trình bày kêu con mình bị số đông kỳ thị bằng cách tẩy chay, cô lập, vậy các phụ huynh còn lại có được quyền kêu là chị T cũng chê các phụ huynh không phải là "phụ huynh/người tiêu dùng thông minh" bằng cách không đóng tiền? Thời 1982-83, bài kiểm tra có một bạn học kha khá lên bảng chép đề và được miễn chép đề vào bài, "kiểm tra 15' ko kể thời gian chép đề", lấy đâu ra mảnh đề photo A5 phát cho từng học sinh. Chị có thấy tiền photo không, nêu không nộp thì lấy đâu đề để con chị làm nhé. Hay đợi từ thiện hoặc giả là kiểu gì cũng photo thừa, hoặc có đứa nghỉ.
Con thi được cấp 3 công lập là mừng cho con, đỡ mớ tiền nếu phải đi học bán công/ dân lập rồi. Không kiếm được tiền/không thèm đóng tiền để cho con bị kỳ thị ở lớp là lỗi ở phụ huynh. Các con tuổi này đang ương ổi, sĩ diện cá nhân cao, tiết kiệm được tý tiền như thế bằng mười hại con.