topic hơn buồn, bàn chút về liếc dao đi các cụ
tưởng tượng lưỡi dao cắt ngang của các cụ như cái đầu bút chì, đầu bút chì càng nhọn thì dao càng sắc, vậy dao cùn khi nào:
- khi vẽ nhiều thì bị mòn đi, góc không còn nhọn nữa, vẽ trên tờ giấy ráp thì mòn càng nhanh
- tệ hơn, khi ấn mạnh quá hoặc bề mặt vẽ cứng, mấp mô, tay lắc lắc, đầu bút chì gãy, tất nhiên không còn nhọn nữa, như là các trường hợp dao mẻ
khi đó bắt buộc phải mài lại dao, khi mài sẽ mất vật liệu làm lưỡi dao, thực chất cũng là làm mòn dao theo chủ định, như gọt bút chì
Tuy nhiên, do dao làm bằng thép nên có tính bền hơn đầu bút chì, phần đỉnh nhọn đôi khi chưa mòn, không gãy mà chỉ cong vẹo về một bên, khi cắt phần nhọn không tiếp xúc đúng hướng với vật liệu cũng cho cảm giác cùn. khi đó chỉ cần dùng liếc dao để "uốn" thẳng phần bị cong vào đúng vị trí là dao lại sắc, cách này không làm mòn dao hoặc mòn rất ít
Bởi vậy, nên các loại dao Tây, có độ cứng 53-57 HRC lưỡi hay bị vẹo hơn dùng liếc thấy hiệu quả rõ rệt hơn là dao Nhật. Tất nhiên dao Nhật cũng được khuyến cáo dùng liếc thường xuyên vài tháng mới mài. Không như em ngày nào cũng mài
Liếc vào đít bát cũng có tác dụng tương tự.
Cái mài dao gồm có 02 bánh xe sứ khi mài dùng con dao cứa đi cứa lại cũng là một dạng liếc dao. Nó cũng uốn thẳng phần bị vẹo và chỉnh vào giữa lưỡi dao. Nhiều người nói cùng nhiều loại này dao cùn đi có lẽ do bánh xe bé góc tiếp xúc giữa 2 bánh xe lớn làm lưỡi dao tù hơn (??)
Về cách liếc dao thì nói chung cũng dễ, áp phần gốc vào cấy liếc chừng 15-20o rồi hạ tay đồng thời kéo đi hết đến mũi dao là được
Vẫn có 2 điều thắc mắc:
- Cấu trúc, vật liệu cây liếc ?
- Khi liếc lại đưa theo hướng lưỡi dao (cứa vào liếc) chứ không liêc kiểu truyền thống theo hướng sống dao ?
Mời các cụ khai sáng thêm