Em tưởng mục đích của cụ là để tăng cơ, chứ nếu đặt nặng giảm mỡ hơn (chắc chắn phải mất cơ) thì lại phải làm ngược lạiThật ra mỗi người có phương pháp tập luyện khác nhau; em trước cũng mất nhiều thời gian đổ mồ hôi ở các phòng tập; giai đoạn 1997 - 2005 em tập 3 tiếng/ngày. Em nghỉ tập từ 2005 vì lý do, năm đó em gặp nhà em, sau mấy lần đi chơi, nhà em nói thật: Đi cạnh anh em ngại vì đi đâu mọi người cũng nhìn, anh mặc áo khoác vẫn lộ cơ bắp gồ ghề từ vai đến tay, chân, trông dị dạng không giống người bình thường! Sau đợt đó em nghỉ tập hẳn đến năm 2012 em tập lại khi đó em tăng 20kg rồi, em tập theo cách cũ (giống như cụ: 1 buổi 1 nhóm cơ, chơi hết bài luôn), kết quả chỉ to hơn chứ không giảm cân và nét trở lại được như xưa. Năm ngoái em đổi phương pháp tập như trên và sau 4 tháng em giảm 16kg, khô hơn, dây điện nổi chằng chịt. Em kết luận tập ngắn chỉ cần 45 phút nhưng cường độ cao, nghỉ giữa hiệp ngắn nhất (30 giây - 1 phút) hiệu quả hơn. Em chia sẻ thôi chứ cũng không hẳn phương pháp của em là đúng.
Tập Hiit, tabata, cardio cường độ cao trước, khoảng 10' cứ 40s tập/20s nghỉ cũng lả người phết nếu tập hết sức. Sau đó tập kháng lực, cố gắng duy trì t.gian nghỉ giữa hiệp tối đa chỉ 1' là tốt nhất.
Lý do: ngta vẫn nói theo lý thuyết giảm mỡ là giảm toàn thân, ko thể tập vùng nào là chỉ giảm vùng đó. Nhưng thực tế vẫn có cách phân bổ lại cái "tỷ lệ giảm đều" này. Vẫn là giảm mỡ toàn thân nhưng lượng mỡ ở vùng nhóm cơ tập đc tăng tỷ lệ đốt nhiều hơn. Pp đó chính là đưa trạng thái cơ thể về thời điểm lượng glycogen trong máu đang thấp nhất (lúc sáng sớm mới dậy hoặc khi vừa hiit mệt, đốt sạch glycogen xong). Lúc này mà tập kháng lực ở nhóm cơ nào thì phần mỡ quanh vùng cơ đó sẽ đc tập trung đốt nhiều hơn hẳn.
Tất nhiên cái giá phải đánh đổi để gày hơn, khô hơn là cơ bắp teo đi, bê vác yếu hơn.