[Funland] Tãn mạn về việc di cư sang nước ngoài...

kprsr

Xe đạp
Biển số
OF-449884
Ngày cấp bằng
31/8/16
Số km
26
Động cơ
207,560 Mã lực
Tuổi
29
Họ đi không chỉ vì tiền, mà vì giá trị nhân văn họ thấy ở xứ người. Được sống ở tương lai, được đối xử tử tế, công bằng, được sống thẳng cái lưng và không bị bịt miệng thì họ đi được thì đi thôi.
Chuẩn luôn e đồng ý 2 tay với cụ ạ
 

mohinhtrung

Xe buýt
Biển số
OF-446839
Ngày cấp bằng
20/8/16
Số km
731
Động cơ
215,853 Mã lực
Tuổi
36
Cụ chắc chưa đi ra nước ngoài nơi có cộng đồng người Việt đông đúc. Đừng nói chai nước mắm, mà đến mắm tôm và dồi lợn (chưa luộc) còn có thể mua được

Em ở Maryland, ít dân Việt hơn Cali nhiều nhưng cũng không có chuyện kỳ thị gì. Chỉ buồn nhất là hồi mới sang, bọn hàng xóm cứ hỏi Việt Nam là nước nào, ở đâu. Mà nói chuyện với bọn Hàn, Nhật cũng một nửa khong biết VN nằm ở đâu trên bản đồ.
Đó là do học vấn chứ em sang Hàn chơi mấy ông già ra xin lỗi về Vietnam War suốt còn bọn trẻ thì thích... sang lấy vợ. :(
 

heroesdaubu

Xe điện
Biển số
OF-34649
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
4,630
Động cơ
519,641 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
ai thấy khó chịu và đi được thì cứ đi thôi, quan trọng thấy thoải mái là được.Nhiều người đi vì thế hệ sau dù sống ở xứ tb giã.y chế.t chưa chắc đã sướng hơn xứ thiên đường :)
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Lúc mới sang mình thấy 1 điều lạ trong kinh doanh mua bán kiểu Mỹ, nó trái ngược với cách kinh doanh VN. Đó là tới những ngày lể, giới kinh doanh tổ chức hạ giá bán sản phẩm, thay vì tăng giá, chặt chém như ở VN. Riết rồi cũng quen, tới ngày lể cũng ngóng xem hạ giá…..Hôm nay sắp tới ngày lể Lao Động Mỹ ( ngày 5 tháng 9), mình nhận được mấy tờ quảng cáo của chợ States Bros, đưa lên cho các bác xem thử



Lễ lao động của Mỹ là 5-9 hả cụ?????
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Chính xác cụ ạ. Tới phố Bolsa, Little Saigon , hỏi chợ Tam Biên, là có thể mua đũ thứ lòng,phèo, dồi, huyết ... tươi sống để nấu 1 nồi cháo lòng
Chợ Bến thành ngay đường Bolsa mới là nơi sẵn những thứ đó, sống chin có đủ.
 

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,240
Động cơ
-393,319 Mã lực
Labour Day Sep. 5 cụ ơi, chung cho cả Mỹ và Canada. Đám cưới em cách đây 6 năm cũng là Labour Day long weekend cho bà con bên Mỹ qua dễ dàng hơn.
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Labour Day Sep. 5 cụ ơi, chung cho cả Mỹ và Canada. Đám cưới em cách đây 6 năm cũng là Labour Day long weekend cho bà con bên Mỹ qua dễ dàng hơn.
Tôi đoc nhầm. Ý tôi là ngày lễ lao động của Mỹ là thứ hai tuần đầu tiên của tháng 9 nên không cố định là ngày mấy. Năm nay 5-9 nhưng sang năm lại là 4-9.
 

minhngoc61

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147899
Ngày cấp bằng
3/7/12
Số km
439
Động cơ
363,790 Mã lực
Nơi ở
California
Xã hội nào cũng có những người thành công và những người thất bại. Cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng vậy. Bởi vì xuất phát điểm khác nhau, có người làm nghề đánh cá ở VN, chữ nghĩa kém, vượt biên sang Mỹ, có người là trí thức , có những cô gái ở VN không có nghề nghiệp, lấy chồng có quốc tịch được bảo lãnh sang Mỹ. có người là doanh nhân, tiếng Anh nói ào ào....Từ đó , con đường hội nhập và tồn tại ở Mỹ cũng rất khác nhau, có thể nói là phân cực rất rõ.
Có những người thành công rực rở như cô Thương Nghị Sĩ bang California Janet Nguyễn, vượt biên cùng gia đình đến Mỹ từ nhỏ, nay đã thành 1 nhân vật nỗi tiếng, có những vị tướng Mỹ gốc Việt như Lương Xuân Việt...
Ở phía ngược lại, cũng không có ít những người Việt sang đây bao nhiêu năm vẫn sống lang thang, hoặc nợ nần, thất nghiệp, ăn tiền trợ cấp xã hội, thậm chí tù tôi....Đó là những loser.

Cũng không khó hiểu khi các bạn ở VN tiếp xúc với thành phần Việt Kiều thất bại ở Mỹ thì nghe họ than vãn, và nhận được những thông tin tiêu cực về nước Mỹ, ngược lại nếu bạn tiếp xúc với thành phần khác thì bạn sẽ nghe được những thông tin về mặt tốt của nước Mỹ.

Hôm nay tôi xin có đôi điều tãn mạn về giáo dục của bang California ( bởi vì đặc điểm của Mỹ là quốc gia Liên Bang, lãnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của tiểu bang, nên mỗi tiểu bang sẽ quyết định về tiêu chuẩn giáo dục và thi cử. Bộ Giáo dục Mỹ ( Liên Bang) không đóng vai trò quyết định như Bộ Giáo Dục Việt Nam).
Mỹ chi rất nhiều tiền cho giáo dục. Khoãng 2% GPD, và GDP của Mỹ năm 2015 là gần 18 ngàn tỷ vậy 2% sẽ là khoãng 350 tỷ đô la. ( Nói ngoài lề 1 chútViệt Nam cũng chi khoãng 1% GDP cho giáo dục, và GDP của VN năm 2015 là 193 tỷ , tính ra chi cho giáo dục khoãng 19 tỷ).
Vậy chỉ riêng ngân sách giáo dục của Mỹ đã cao gần gấp đôi GDP của toàn nước VN.
Đó là những gì chúng ta biết trên số liệu thống kê. Ở post sau tôi sẽ nói về những điều thực tế, mắt thấy tai nghe và cả trải nghiệm bản thân trong môi trường giáo dục của Mỹ.
 

dttanh

Xe tải
Biển số
OF-336733
Ngày cấp bằng
30/9/14
Số km
218
Động cơ
279,603 Mã lực
Đi hay ở, đó là câu hỏi kéo dài nhiều thế hệ ở Việt Nam , đối với gia đình tôi ít nhất là 3 thế hệ (thế hệ mẹ tôi ở thời điểm 1975, thế hệ tôi và thế hệ con tôi khi nó tròn 17 tuổi). Đó là nổi đau của đất nước ( xin đừng lầm lẫn khái niệm đất nước với nhà cầm quyền + party cai trị)! Phải rời bỏ quê hương , di cư tới một quốc gia xa lạ khác đó là 1 điều bất đắc dĩ, thế nhưng tại sao hàng mấy triệu người kéo nhau ra đi? Theo tôi đó là vì tâm lý bất an. Họ cảm thấy không an toàn về chính trị, về môi trường sống, về tài sản, về tương lai con cái.

Không kể đến cuộc di tản qui mô lớn năm 1975 và cuộc bỏ phiếu bằng chân ( vượt biên) những năm sau đó, thì hiện nay dòng người di cư ra nước ngoài vẫn tiếp tục. Có thể chia những người này ra là 3 nhóm chính. Thứ nhất là trí thức (kể cả du học sinh), thứ hai là doanh nhân và thứ ba là quan chức tham nhũng (tẩu tán tài sản). Ngoài ra có thể kể đến số người xuất khẩu lao động và cô dâu xuất khẩu .Chắc chắn trong tương lai xu hướng rời bỏ đất nước sẽ ngày 1 nhiều hơn.

Những người còn ở lại trong nước thì có thể chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ 1 đã và đang tìm đường rời đi nhưng chưa đến thời điểm. Nhóm thứ hai thì an phận, an phận vì không có điều kiện, hoặc nếu có điều kiện thì lại e ngại khi từ bỏ nơi đang kiếm sống được để đến 1 nơi xa lạ (văn hóa, ngôn ngữ v.v..) Và nhóm thứ 3 là loại trung thành (có suy nghĩ hoặc mù quáng) với chế độ, nhóm này dĩ nhiên là không đi (bởi vì không đi được do lý lịch + sản hoặc nghĩ có sang đó cũng không biết làm gì để sống sung sướng như ở VN).

Trung Quốc hiện nay cũng rất giống VN, giới sinh viên du học không về nước, giới doanh nhân sơ tán sang nước Mỹ, Úc..., quan chức tham nhũng lo kiếm thẻ xanh.

Từ trước tới giờ chưa bao giờ em nghĩ là sẽ rời bỏ thành phố nơi mình sinh ra chứ chưa nói đến ra nước ngoài. Em cũng từng từ chối nhiều cơ hội việc làm rất tốt trong và ngoài nước vì lý do này.

Nhưng bây giờ thì sao: tham nhũng, nợ nước ngoài, ô nhiễm môi trường, kinh tế chậm phát triển, sản xuất kém.... Con cháu mình sau này sống thế nào???
 

minhngoc61

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147899
Ngày cấp bằng
3/7/12
Số km
439
Động cơ
363,790 Mã lực
Nơi ở
California
(tiếp)

Đầu tiên xin nói về giáo dục ở Mẫu giáo , Tiểu học và Trung học

Ở lứa tuổi này thì đi học là miễn phí, đây chỉ nói về hệ thống công lập, không bàn về hệ thống trường tư.

Trẻ em đến tuổi đi học thì , cha mẹ có trách nhiệm tới học khu , hoặc trường học gần nhà đăng ký cho các em đi học. Luật pháp nghiêm cấm việc trường học đòi hỏi giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú của trẻ em ( nghĩa là trẻ em dù nhập cư lậu cũng vẫn được đi học bình thường, không phân biệt). Cần nói thêm là hiện có hơn hàng triệu người Mexico vượt biên , sống bất hợp pháp tại bang Cali, những người này đương nhiên là không hợp pháp để làm việc, nhưng con của họ vẫn có thể đến trường học bình thường). Luật pháp của Mỹ do các dân biểu soạn ra bảo vệ rất chặt chẻ quyền lợi của trẻ em.

Các trẻ em (khái niệm trẻ em ở đây là dưới 18 tuổi) nhập cư từ các quốc gia khác sẽ mang học bạ từ quê hương mình tới học khu để đăng ký theo học tiếp tục bậc học phổ thông, Các em sẽ được cho làm 1 bài test tiếng Anh , bài kiểm tra này nhằm giúp trường học nắm rõ năng lực tiếng Anh của học sinh nhập cư mà sắp xếp cho các em học thêm các lớp tiếng Anh bổ túc nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh, để các em có thể theo kịp các bạn đồng học cùng lớp.

Thí dụ như con tôi, cháu đang học dở dang lớp 12 ở VN thì sang đây, ngay trong tuần sau đã hoàn thành thủ tục để theo học tiếp lớp 12 ở trường trung học La Quinta. Trong bài test tiếng Anh , cháu vượt qua trình độ ESL, và được xếp lớp English 1. Có nghĩa là những giờ học các môn học Toán, Lý Hóa,SInh Vật.v..v.. cháu học chung với các bạn cùng cấp lớp, nhưng tới giờ học môn Văn (English) thì cháu sẽ xuống dưới 1 lớp để học cùng các em lớp 10 hoặc 11 cho phù hợp với trình độ của cháu.

Trường hợp các em học sinh nhập cư, tiếng Anh quá kém, không thể nghe giảng bài hoặc viết thì nhà trường sẽ cho các em học thêm ( ngoài giờ môn tiếng Anh).

Giờ học thì bắt đầu từ 8 giờ sáng kéo dài tới 3 giờ chiều, các em sẽ được ăn trưa trong trường, nếu gia đình thu nhập thấp thì sẽ ăn trưa miễn phí, nếu gia đình có thu nhập cao thì sẽ đóng tiền ăn trưa.

Về trốn học, nếu các em nào nghĩ học 1 buổi không có xin phép thì ngay hôm sau, nhà trường sẽ gọi phone nói chuyện với cha mẹ.
 

minhngoc61

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147899
Ngày cấp bằng
3/7/12
Số km
439
Động cơ
363,790 Mã lực
Nơi ở
California
Việc giáo dục giới tính được giãng dạy từ lớp 8, lớp 9. Ở bên này việc trẻ em đang đi học phổ thông cặp bồ với nhau rất phổ biến, nhất là bọn trẻ gốc Mexico, biết yêu từ rất sớm. Bọn trẻ gốc Việt thì tương đối ít hơn 1 chút trong vấn đề yêu đương này, có lẽ là do văn hóa và giáo dục trong gia đình Việt Nam.

Về việc học hành thì đa số học sinh gốc Việt đạt thành tích rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất so với các sắc dân khác trong khu vực quận Cam (Orange County). Nhiều em chỉ mới học lớp 11 mà đã lấy và học xong những lớp ở chương trình Đại học ( nói thêm là ở bên này cho phép những em có thành tích học giỏi ở bậc phổ thông, được phép lấy trước những lớp sẽ học trên Đại Học, và sau này khi lên Đại học sẽ khỏi phải học lại những lớp đó).

Về việc vào Đại học,

Ở đây không có kỳ thi vào Đại Học, hàng năm các trường Đại học ( hệ 4 năm ) sẽ xét tuyển sinh viên dựa trên điểm của kỳ thi SAT và điểm trung bình GPA của học sinh.

Từ năm lớp 11, các em đã được thi kỳ thi SAT , và nếu đạt điểm SAT cao thì có thể gởi đơn xin nhập học ở các trường Đại Học, sau đó chờ kết quả xét tuyển. Nếu thi SAT kết quả kém, các em có thể thi lại vào năm sau, tức là lớp 12.
 
Chỉnh sửa cuối:

Song Min

Xe tải
Biển số
OF-293318
Ngày cấp bằng
21/9/13
Số km
397
Động cơ
318,770 Mã lực
Cụ chắc chưa đi ra nước ngoài nơi có cộng đồng người Việt đông đúc. Đừng nói chai nước mắm, mà đến mắm tôm và dồi lợn (chưa luộc) còn có thể mua được

Em ở Maryland, ít dân Việt hơn Cali nhiều nhưng cũng không có chuyện kỳ thị gì. Chỉ buồn nhất là hồi mới sang, bọn hàng xóm cứ hỏi Việt Nam là nước nào, ở đâu. Mà nói chuyện với bọn Hàn, Nhật cũng một nửa khong biết VN nằm ở đâu trên bản đồ.
Haha. Nói chuyện với cô bạn người Hàn là mẹ của bạn F1 nhà em cô ý còn tưởng VN là nước democratic sau khi thống nhất. Em bảo là communist mà cổ cứ ngạc nhiên.
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
3,304
Động cơ
275,337 Mã lực
Tuổi
44
Cụ ơi, cho cháu hỏi, cháu năm nay 37 tuổi, ở độ tuổi này thì ******** còn tuyển dụng ko ạ.

Kỹ năng cao cấp của cháu là "Tuyên truyền" giỏi và thành thục Internet. Cháu cũng muốn một lần nhìn thấy "Mặt trời bên kia mùa hạ" nó như lào ạ:">

:D
Khả năng tuyên truyền giỏi thì cụ xin gia nhập oảng nhé. Chế độ plus mới là chế độ tuyên truyền giỏi nhất thiên hạ.
 

longmama

Xe điện
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,331
Động cơ
128,887 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Hay quá! E hóng xem cuộc sống của người Việt ở Mỹ như nào
 

nocex

Xe buýt
Biển số
OF-416726
Ngày cấp bằng
14/4/16
Số km
516
Động cơ
-105,999 Mã lực
Xã hội nào cũng có những người thành công và những người thất bại. Cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng vậy. Bởi vì xuất phát điểm khác nhau, có người làm nghề đánh cá ở VN, chữ nghĩa kém, vượt biên sang Mỹ, có người là trí thức , có những cô gái ở VN không có nghề nghiệp, lấy chồng có quốc tịch được bảo lãnh sang Mỹ. có người là doanh nhân, tiếng Anh nói ào ào....Từ đó , con đường hội nhập và tồn tại ở Mỹ cũng rất khác nhau, có thể nói là phân cực rất rõ.
Có những người thành công rực rở như cô Thương Nghị Sĩ bang California Janet Nguyễn, vượt biên cùng gia đình đến Mỹ từ nhỏ, nay đã thành 1 nhân vật nỗi tiếng, có những vị tướng Mỹ gốc Việt như Lương Xuân Việt...
Ở phía ngược lại, cũng không có ít những người Việt sang đây bao nhiêu năm vẫn sống lang thang, hoặc nợ nần, thất nghiệp, ăn tiền trợ cấp xã hội, thậm chí tù tôi....Đó là những loser.

Cũng không khó hiểu khi các bạn ở VN tiếp xúc với thành phần Việt Kiều thất bại ở Mỹ thì nghe họ than vãn, và nhận được những thông tin tiêu cực về nước Mỹ, ngược lại nếu bạn tiếp xúc với thành phần khác thì bạn sẽ nghe được những thông tin về mặt tốt của nước Mỹ.

Hôm nay tôi xin có đôi điều tãn mạn về giáo dục của bang California ( bởi vì đặc điểm của Mỹ là quốc gia Liên Bang, lãnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của tiểu bang, nên mỗi tiểu bang sẽ quyết định về tiêu chuẩn giáo dục và thi cử. Bộ Giáo dục Mỹ ( Liên Bang) không đóng vai trò quyết định như Bộ Giáo Dục Việt Nam).
Mỹ chi rất nhiều tiền cho giáo dục. Khoãng 2% GPD, và GDP của Mỹ năm 2015 là gần 18 ngàn tỷ vậy 2% sẽ là khoãng 350 tỷ đô la. ( Nói ngoài lề 1 chútViệt Nam cũng chi khoãng 1% GDP cho giáo dục, và GDP của VN năm 2015 là 193 tỷ , tính ra chi cho giáo dục khoãng 19 tỷ).
Vậy chỉ riêng ngân sách giáo dục của Mỹ đã cao gần gấp đôi GDP của toàn nước VN.
Đó là những gì chúng ta biết trên số liệu thống kê. Ở post sau tôi sẽ nói về những điều thực tế, mắt thấy tai nghe và cả trải nghiệm bản thân trong môi trường giáo dục của Mỹ.
Theo số liệu GDP thì lấy đâu ra 19 tỷ cho gd Việt Nam, chỉ 1.9 tỷ thôi nhé
 

Full licence

Xe máy
Biển số
OF-146579
Ngày cấp bằng
21/6/12
Số km
63
Động cơ
361,105 Mã lực
Hay quá! E hóng xem cuộc sống của người Việt ở Mỹ như nào
Hay lắm cụ. cs ng Việt trong cộng đồng Việt thì cụ dc chơi Trung thu, tết cổ truyền. Còn tây thì cuối tuần cả nhà mặc áo fan club đi xem rugby. Cái khái niệm hoà nhập mỗi ng tự sướng 1 kiểu. Riêng e thì e k0 thích sống ở nc ngoài vì so với tây trông m cứ quê quê tẩm tẩm, e .74cm, thua da NT tí thôi, thuộc loại đập chai ở quốc nội (e thề, ai cũng khen vợ e sướng có chồng đập chai). Mà ng vn mình lùn nhất nhỏ con nhất trong các nc đông nam á, mà đông nam á lại lùn nhất tg. Rồi các thanh niên đi du học lại còn còi hơn cả thanh niên quê nhà...^#(^ Phạm vi chém gió cũng rất hạn chế, chỉ trong đám đồng hương với nhau. Túm lịa là cụ nào đang chém gió tốt ở nhà rồi thì đừng đi đâu cả, vn là thiên đường cho các cụ chém rồi. Chém dc gì thì đầu tư cho f1 đi thôi.
p/s: e k bàn và ss sự ưu việt của bọn giãy chết với xứ thiên đường nhé. Trên kia chỉ là cảm nghĩ cá nhân thôi ợ.
 

longmama

Xe điện
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,331
Động cơ
128,887 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Hay lắm cụ. cs ng Việt trong cộng đồng Việt thì cụ dc chơi Trung thu, tết cổ truyền. Còn tây thì cuối tuần cả nhà mặc áo fan club đi xem rugby. Cái khái niệm hoà nhập mỗi ng tự sướng 1 kiểu. Riêng e thì e k0 thích sống ở nc ngoài vì so với tây trông m cứ quê quê tẩm tẩm, e .74cm, thua da NT tí thôi, thuộc loại đập chai ở quốc nội (e thề, ai cũng khen vợ e sướng có chồng đập chai). Mà ng vn mình lùn nhất nhỏ con nhất trong các nc đông nam á, mà đông nam á lại lùn nhất tg. Rồi các thanh niên đi du học lại còn còi hơn cả thanh niên quê nhà...^#(^ Phạm vi chém gió cũng rất hạn chế, chỉ trong đám đồng hương với nhau. Túm lịa là cụ nào đang chém gió tốt ở nhà rồi thì đừng đi đâu cả, vn là thiên đường cho các cụ chém rồi. Chém dc gì thì đầu tư cho f1 đi thôi.
p/s: e k bàn và ss sự ưu việt của bọn giãy chết với xứ thiên đường nhé. Trên kia chỉ là cảm nghĩ cá nhân thôi ợ.
Về việc hoà nhập cộng đồng, khác biệt VH thì đương nhiên với thế hệ mình thì sẽ khó khăn, hạn chế và có lẽ không được thoải mái như ở quê hương bản quán. Nhưng đến thế hệ F1, F2... Sau này thì sẽ hơn ở Việt Nam ít nhất là về tự do và nhân quyền. E thấy ở Việt Nam con người chỉ đang "tồn tại" chứ không phải đang "sống"
 

H2MQ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-427315
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
1,419
Động cơ
230,327 Mã lực
Tuổi
47
Đùa tý cho vui thôi bác à. Vâng vụ cá chết o chỉ trong nước mà còn cả kiều bào cũng quan tâm nữa thì cái phúc của VN vẫn còn. Nông dân, Ngư dân, Diêm dân khổ quá
Cụ lạc quan và đa cảm quá. Nếu có chết chắc cụ vẫn lạc quan vì có chỗ mà chôn :))
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,500
Động cơ
493,709 Mã lực
(tiếp)

Nói thêm về việc cơ hội đi sang Mỹ, phải đề cập đến việc “bảo lãnh dắt dây”.

Một người tôi quen, anh ta về VN cưới vợ, cô vợ trẻ khoãng chừng 22, 23. Sau 1 năm làm thủ tục bảo lãnh, cô vợ sang Cali đoàn tụ cùng chồng. Sau 3 năm cô ta thi đậu quốc tịch Mỹ ( vợ, hoặc chồng của công dân Mỹ thì chỉ cần 3 năm định cư là có thể xin thi quốc tịch thay vì 5 năm như những diện khác), ngay lập tức cô ấy làm hồ sơ bảo lãnh cho cha mẹ ruột. Khoãng 1 năm sau, 2 ông bà sang đây đoàn tụ cùng con gái và con rể. Ngay sau khi nhận thẻ xanh, 2 ông bà ra VP luật sư làm thủ tục bảo lãnh cho 3 đứa con dưới 21 tuổi ( đi theo diện F2A). Diện này khoãng 5 năm sau là sang tới Mỹ. Mình ngồi ngẫm nghĩ, cô chị gái theo chồng sang Mỹ chỉ trong vòng 10 năm, đã mang thêm 5 người trong gia đình sang Mỹ, và 3 đứa em còn độc thân kia , sau khi lấy thẻ xanh, không chừng lại quay về VN cưới vợ, cưới chồng và 3 dây chuyền ( bảo lãnh) mới lại bắt đầu.
Cái này thì nước nào chẳng có, như cháu ở Đức cũng thế, trước đây chỉ có ít sv cũ + hoà ở lại nói riêng phần tây nước Đức thôi nhé, họ cưới nhau rồi đẻ con cái, nhưng không được bảo lãnh bố mẹ sang, thời về sau này thì người mình bằng nhiều con đường sang nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top