Cụ Hô làm trong nhà máy và vai quản lý thì đúng ra phải làm đúng luật lao động bên Séc. Hay bên đó luật dễ nhỉ? Lái xe nâng là nghề nguy hiểm, sao lại cho phép làm nhiều giờ đến vậy? Ngoài ra ở rất rất nhiều bài viết trước đây thấy lao động nước ngoài (trong đó có người Việt mình) được làm quá giờ trong nhà máy rất nhiều, tất nhiên là vì kiếm tiền. Nhưng ở vai quản lý và có kiến thức thì nên tư vấn cho người lao động làm việc hợp lý tuân thủ Luật lao động và giữ sức khỏe. Đấy là sự khác biệt rất lớn ( khi thấy thông tin này) giữa Đức và Séc dù là cùng trong EU.
Việc lách luật lao động là thuộc bên công ty môi giới việc làm. Bản thân người lao động được bảo vệ bởi luật lao động. Nhưng đa số người Việt Nam mình luôn không tuân thủ quy tắc này, mặc dù người lao động Ukraina, Moldova, Romania, Hungary, hay Kolombia vẫn chấp hành nghiêm chỉnh. Với những người lao động Việt Nam trong nhà máy có nhiều dạng.
Dạng 1 là những người vĩnh trú ở Séc, đa số họ có nhà cửa ổn định tại đây, nên họ chỉ làm tuần 5 buổi, nghỉ 2 ngày cuối tuần với đầy đủ phụ cấp, bao gồm cả lương thưởng, nghỉ phép.
Dạng 2 là những người chưa có ý định sống lâu dài tại Séc, họ chỉ xác định kiếm kinh tế nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Đa số lương của họ đều gửi về Việt Nam để đầu tư. Nên họ tìm mọi cách để làm được nhiều giờ nhất có thể, và luật lao động của Séc vẫn có kẽ hở để họ thực hiện được mục tiêu này. Nếu nhà máy này không đáp ứng được thì họ sẽ chuyển sang nhà máy khác để làm.
Dạng 3 là những người có ý định sẽ ở lại lâu dài, nhưng chưa đủ kinh phí để đầu tư mua nhà cửa, cơ sở kinh doanh, nên họ cũng cố gắng để làm nhiều giờ nhất có thể, nhưng vẫn cố gắng hạn chế vi phạm luật lao động. Các công nhân thuộc dạng 1 và 3 thường ít khi nhảy việc vì họ cần sự ổn định trong cuộc sống.