Link :
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-tu-choi-dang-kiem-khi-chu-xe-chua-nop-phat-nguoi-la-trai-luat-3651320.html
Theo luật sư Bình, Thông tư 70/2015 của Bộ Giao thông Vận tải năm 2015 quy định chỉ có hai trường hợp không được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Đó là trường hợp xe cơ giới có “khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng” và xe cơ giới “khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm”.
Luật sư Bình quên một điều kiện cần rất quan trọng là khi đăng kiểm chủ xe phải xuất trình giấy tờ xe?
Nguyên tắc xử phạt vi phạm giao thông được căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính.
Việc phạt nguội là hoàn toàn đúng luật.
Để đảm bảo thi hành xử phạt chỉ có 2 hình thức là : tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe hoặc ra quyết định cưỡng chế. Đối với vi phạm giao thông thì hình thức thông dụng là tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe.
Do xe có vi phạm nên cơ quan xxx có toàn quyền tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe (theo quy định của pháp luật, và không hạn chế về thời điểm tạm giữ).
Cơ quan đăng kiểm không có chức năng tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe trong trong đa số trường hợp vi phạm giao thông do đó nếu đúng quy trình thì :
- Khi phương tiện đem xe đến đăng kiểm mà chưa thực hiện nộp phạt thì cơ quan đăng kiểm sẽ liên hệ với xxx để xxx tạm giữ phương tiện, giấy tờ (theo đúng thẩm quyền).
- Khi xxx tạm giữ phương tiện, giấy tờ thì hiển nhiên phương tiện không đủ điều kiện để đăng kiểm.
Tóm lại : Việc tạm thời không đăng kiểm xe chưa đóng phạt (nguội) về bản chất là hoàn toàn đúng luật. Vấn đề đặt ra là quy trình trên có đúng chưa ? (tính pháp lý của các văn bản phối hợp giữa các cơ quan chức năng).
Quan điểm cá nhân : nếu không may rơi vào tình trạng này thì đi đóng phạt cho nhanh chứ cãi lý cũng chẳng được gì chỉ thêm mệt não