Luật quy định thực hiện xử phạt thông qua đăng kiểm thì chưa có.
Còn sai luật hiện hành thì đầy, cụ thể vi phạm như sau:
1. Trích điểm a khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện,
ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;”
- Hành vi vi phạm hành chính chỉ được ngăn chặn khi đến hạn đăng kiểm là không được “
ngăn chặn kịp thời”, người vi phạm có thể lặp lại nhiều lần cùng 1 lỗi do vô tình không biết hành vi của mình là vi phạm, dẫn đến nhiều lần hoặc tiếp tục chủ quan gây nguy hiểm cho xã hội mà không được ngăn chặn kịp thời
2. Trích điểm b khoản 1 Điều 3: “Việc xử phạt vi phạm hành chính được
tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền,
bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;”
- Hành vi vi phạm hành chính được tiến hành xử phạt khi đến thời hạn đăng kiểm là không đảm bảo nguyên tắc “
tiến hành nhanh chóng”, không đảm bảo nguyên tắc “
khách quan”, “
bảo đảm công bằng” do thêm thời gian xử lý, thêm thủ tục hành chính và thêm nhiều khâu trung gian
3. Trích điểm c khoản 1 Điều 3: “Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào
tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;”
Trích điểm c khoản 2 Điều 3: “Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào
tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;”
- Người ra quyết định xử phạt, quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính không đủ căn cứ để thực hiện theo nguyên tắc này vì cơ sở dữ liệu khác của hành vi vi phạm có thể không còn nữa do khoảng cách thời gian giữa thời điểm vi phạm đến thời điểm xử lý quá dài
4. Trích điểm đ khoản 1 Điều 3: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt
có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh mình không vi phạm hành chính;”
Trích điểm d khoản 2 Điều 3: “Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh mình không vi phạm hành chính.”
- Thời gian xử lý bị kéo dài theo thời hạn đăng kiểm dẫn đến các tài liệu chứng cứ, nhân chứng... có thể bị mất do vô tình, hoặc người vi phạm không còn nhớ vì không biết đấy là cơ sở dữ liệu cần thiết, nên người vi phạm hành chính gián tiếp bị tước mất “
quyền chứng minh” mình không vi phạm
- Tước mất “
quyền chứng minh” của công dân là vi phạm khoản 2 Điều 15 Hiến pháp: “Mọi người
có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”, khoản 1 và 2 Điều 16 Hiến pháp: “Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật”; “
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”
Sơ qua thế, theo cụ đã sai luật chưa ạ?