- Biển số
- OF-374740
- Ngày cấp bằng
- 22/7/15
- Số km
- 1,126
- Động cơ
- 258,070 Mã lực
Em đã chứng minh quy trình của CSGT bắt lái xe đóng phạt (nguội) khi đăng kiểm là sai luật rồi đấy cụ ạ.Cụ nói lòng vòng k đi vào vấn đề chính.
1- Phạt nguội có đúng luật không ?
Điều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính.
2 - Khi phát hiện vi phạm xxx sẽ ra quyết định xử lý vi phạm và gởi cho chủ phương tiện như thế nào ?
Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Cụ rất có công trích dẫn và phân tích nhưng chưa thấy liên quan đến nội dung thớt này
1 - Cụ có thể phản biện quy trình, lập luận em đưa ra ở còm đầu.
2 - Nếu cụ có văn bản của xxx thông báo cho đăng kiểm tạm thời ngừng đăng kiểm thì mổ xẻ văn bản này xem nó sai ở đâu?
Bây giờ chứng minh tiếp không đăng kiểm xe chưa đóng phạt (nguội) là sai luật của cơ quan đăng kiểm nhé:
Căn cứ Điều 53 Luật giao thông đường bộ về “Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới”, thì xe cơ giới (xe ô tô đúng kiểu loại) là đối tượng của quy định này. Để chấp hành quy định, xe ô tô phải được kiểm tra và chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thông qua hoạt động kiểm định của cơ quan đăng kiểm mà không phụ thuộc vào đối tượng khác
Nghĩa là đối với cơ quan đăng kiểm thì xe ô tô được phép tham gia giao thông nếu bảo đảm các quy định trên
Không kiểm định xe ô tô là 1 hành vi vi phạm hành chính của người lái xe, bị xử phạt theo điểm c khoản 4 và điểm e khoản 5 Điều 16 Nghị định 46/2016 về “Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông”
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;”
Quy định này nghĩa là người lái xe dù có các hành vi vi phạm hành chính khác, vẫn phải chấp hành nghĩa vụ kiểm định xe ô tô thông qua cơ quan đăng kiểm theo đúng quy định của luật, nếu không sẽ bị tính thêm là 1 lỗi vi phạm
Nghĩa vụ gắn liền với quyền, khi người lái xe đã thực hiện nghĩa vụ đưa xe ô tô đi kiểm định thì phải được quyền nhận kết quả kiểm định từ cơ quan đăng kiểm
Cơ quan đăng kiểm là cơ quan chuyên môn có chức năng và nhiệm vụ kiểm định xe ô tô - đối tượng quy định tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ, không phải là cơ quan xử lý vi phạm hành chính của người lái xe, không được phép kiểm định người lái xe. Vì vậy theo Điều 53 cơ quan đăng kiểm không được phép từ chối quyền kiểm định xe ô tô của người lái xe dù cho người lái xe đã phạm các lỗi hành chính khác, bởi vì người lái xe và xe ô tô là 2 chủ thể khác nhau trong quan hệ pháp luật đối với cơ qua đăng kiểm
Không đăng kiểm xe chưa đóng phạt (nguội) là khủng bố kiểu bắt con tin, nghĩa là ép thêm 1 lỗi vi phạm không liên quan đến các lỗi vi phạm trước đó
Lấy ví dụ so sánh cho dễ hiểu, dù người chồng chưa nộp phạt vi phạm hành chính do lỗi mình gây ra thì khi đưa người vợ đi khám, người vợ vẫn được quyền khám bệnh, bác sỹ không được phép từ chối khám bệnh khi được yêu cầu, vì bệnh nhân là đối tượng của bác sỹ. Chồng không đưa vợ đi khám bệnh là sai, bác sỹ từ chối khám bệnh cũng là sai
Trường hợp chồng không vi phạm hành chính (thực ra là ông hàng xóm vi phạm hành chính trong khi mượn vợ) thì chủ sở hữu là người chồng có bị oan? Ngay cả khi người chồng vi phạm hành chính thì có bị mất quyền khám bệnh của bản thân?
Tạm như thế, theo cụ đã sai luật chưa ạ?
Chỉnh sửa cuối: