Càng hiểu biết nhiều, nhưng bám chấp vào cái hiểu biết đó, tự coi rằng mình đã hiểu nhiều, khởi ý định và thực thi hành động "làm thầy thiên hạ", có xu hướng cho lí lẽ mình đúng còn lí lẽ khác là sai - tức là có xu hướng sân si, thì sẽ "được" gặp nghịch cảnh thử thách, và thọ khổ.
Hiểu biết nhiều, nhưng không dính mắc vào hiểu biết, bề ngoài có vẻ như đang dạy người khác nhưng trong tâm không khởi niệm "ta là thầy thiên hạ", không mảy may tìm kiếm sự tôn sùng từ học trò, không mảy may tìm kiếm sự tán thưởng từ nhân thế, dạy người khác chỉ vì tùy duyên, là vì như thế cần phải thế, thì sẽ không phải gặp nghịch cảnh, và nếu nghịch cảnh có đến cũng không phải thọ khổ, vì người ngoài nhìn vào thấy là nghịch cảnh, chứ còn với họ thì đâu phải nghịch cảnh.
Vậy là, cùng một cái tượng "hiểu biết nhiều", nhưng sẽ khác nhau về cái thọ nghiệp (mà nhân thế cho là sướng - khổ). Chứ không phải cứ biết nhiều là khổ còn không biết nhiều là sướng. Đúng ra là biết nhiều mà bám chấp vào cái biết thì thà đừng biết còn hơn, đỡ bị thử thách nghịch cảnh. Còn không biết nhiều có cái hay là thường không khởi ý làm thầy thiên hạ (vì tự coi mình chả biết nhiều thì còn làm thầy ai nữa), nên ít bị nghịch cảnh. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy tượng "ngu si hưởng thái bình, khôn ngoan lắm oan trái nhiều"/
Chào cụ buổi sáng!
Kỳ thực đoạn trao đổi đêm qua, là đều muốn cùng tỏ vấn đề về quan niệm, tuy nhiên là như này vẫn chưa thấu được.
Tất nhiên, em với cụ là bàn cho vui thôi.
Cái ý cụ nói trong còm trên, và các còm khác nữa vẫn chưa đầy đủ được để mà kết luận vấn đề. Vì rằng mới chỉ nghiêng về phần có hiểu biết mà "bám chấp" thì có hại thôi. Tức là mới đề cập đến cách xử sự của 1 phần những người có hiểu biết (là những người hiểu biết và bám chấp).
- Thế còn phần lớn còn lại thì sao?
- Thế những người kém hiểu biết mà bám chấp thì sao?
- Sự bám chấp và công quả tốt (vì người ta có hiểu biết thì sẽ làm mọi việc đúng đắn hơn người không biết, và làm giúp được cho nhiều người hơn người không hiểu biết), thì cân đối công tội ra kết quả thế nào, liệu có phải là rất xấu không?
- Thầy giáo thầy thuốc có phải là thầy không? Họ có phải chịu "nghịch cảnh, thọ khổ" không?
- Tỷ lệ người hiểu biết mà bám chấp nên phải chịu nghịch cảnh trên số những người hiểu biết, so với tỷ lệ người ít hiểu biết phải chịu nghịch cảnh trên số người ít hiểu biết...ra sao?
...
Thế nên, định lượng chưa có chính xác, định tính cũng mờ ảo, xét toàn cục chưa có... thì không thể quy kết như vậy được.
Em có đề cập về "các đại sư xưa", là để thấy rằng những người đó chưa bao giờ dám chắc mình đã đủ đức dầy và nội lực thâm hậu, mà người ta vẫn học, vẫn hành, và vẫn viết sách như thường. Nói riêng việc viết sách, thì đã chứng tỏ là tỏ ra thầy thiên hạ đấy thây?
Tại sao những người hiểu biết đó họ lại không màng đến nghịch cảnh sẽ phải gánh, liệu họ có bị nghịch cảnh khổ sở không?
Hay là trên trái đất này tất cả các thành phần đều rất dễ bị nghịch cảnh khổ sở, nhưng ta chỉ lấy giới thầy ra mà gán vào cái đó?
Như em hiểu, những người thông thái xưa là có đẳng cấp xã hội công nhận, vậy chắc chắn phần nhiều họ sẽ ở thế bề trên riêng trong lĩnh vực học thuật của họ, và từ đó có hầu hết đều có những cư xử ra dáng "thầy", bao nhiêu phần trăm họ bị nghịch cảnh khổ sở vậy? Họ làm đúng luật trời đất, đúng lẽ trời đất...thì họ không sợ gì, và chỉ sợ mỗi cái là "tiết lộ thiên cơ" thôi. Chứ chả sợ "tâm khởi niệm là thầy thiên hạ" đâu, vì rõ ràng nghiệp vụ họ nắm chắc, công việc tự nhiên người ta ở vị trí thầy, thì trong tâm họ đã luôn có chữ "thầy" rồi, gì mà phải khởi niệm nữa?
Còn tùy nhân tình thế thái mà họ xử sự, chứ nếu quan niệm là sợ "trả nghiệp, khổ sở" thì họ đã chả làm, chả viết sách.
Cụ Tả Ao đi khắp nơi hành thuật...
Cụ Khổng Tử cuối đời còn than sao trời không cho sống thêm để san định cho xong Dịch lý...
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm viết ra Sấm chấn động thiên hạ...
Cụ Lê Quý Đôn 50 tuổi còn "Qua bao kinh nghiệm viết nên sách này"...
...và hàng trăm cụ khác...
Các cụ ấy không "xưng thầy" chăng, không tự coi là "mình hiểu biết nhiều" chăng, không có "ý định và thực thi hành động làm thầy thiên hạ" chăng? Không sợ quả báo chăng?