Cụ đang dùng quan điểm "số phận an bài" của bác chủ top để phản biện lại bác chủ top. Định dùng kiểu võ Aikido - dùng lực đối phương để phản đòn lại đối phương à?
Quan điểm bác chủ top về việc không nên dùng người thân quen gia đình vào công việc, e cũng khá đồng ý. Dù rằng một số trường hợp có lí do riêng thì không nói, chứ về đại thể thì đúng là: nếu có tâm huyết với công việc mình làm thì không nên kéo người nhà vào làm cùng - trừ khi không còn lựa chọn nào khác (bị ép buộc,. chẳng hạn). Điều này tạo nên trong lòng các nhân viên dưới quyền sự nghi kỵ, tâm lý bất bình đẳng và bản thân mình cũng hay rơi vào tình huống khó xử. Nếu cứ lôi kéo người nhà vào làm cùng, thì người quản lý sẽ có một khả năng rất cao là không tránh được một trong 2 trường hợp: hoặc là tình cảm người thân sứt mẻ, hoặc nếu không thì chất lượng công việc bị tác động xấu (hoặc gây nên sự bất mãn với các nhân viên khác, từ đó cũng tác động xấu tới công việc). Ngày cả trong diễn đàn này cũng có cụ nào đó vừa lập pic hỏi có nên tách ra làm riêng không, mà môt trong những nguyên nhân quan trọng là sếp của mình kéo ông anh vợ vào làm mà ông đó chả biết gì mấy mà lương cao hơn mình
Tự nhiên (vũ trụ) vô tận hình trạng, nhưng nó dường như cũng rất "tiết kiệm", dường như có một nguyên lý tiết kiệm nào đó trong việc thọ nghiệp của con người ! Nghĩa là mỗi sự việc xảy ra - về tượng dường như chỉ là 1 - nhưng lại có rất nhiều người thọ nghiệp (theo các cách khác nhau) chỉ từ 1 sự việc đó.
Ví dụ: một vụ tai nạn ô tô xảy ra, hàng chục người thiệt mạng. Chỉ 1 vụ này nhưng (là dịp) là lúc mỗi người phải thọ nghiệp theo từng cách riêng:
- Những người bị thương, người nhà những người thiệt mạng: thì đang phải thọ nghiệp "xấu", nghĩa là thọ cảm sự buồn thảm, bi thương, tiếc nuối.
- Hàng chục triệu người dân trên đất nước đang thọ cảm 1 cái nghiệp "xấu nhẹ hơn": cảm thấy hơi sợ và lo lắng cho cái sự an toàn giao thông của nước nhà, và một chút lo sợ nếu một ngày nào đó mình cũng bị như vậy. Tuy vậy, nghiệp này là "xấu" nhưng là hơi xấu thôi, vì họ không phải là nạn nhân trực tiếp, chỉ là cảm giác lo lắng khởi lên trong ngày đọc tin tức đó. Dĩ nhiên cảm giác lo lắng đó chẳng dễ chịu gì, nên nó bọ xếp vào hàng "nghiệp hơi xấu".
- Những người làm nghề cung cấp đồ tang lễ, phúng điếu thì đây là lúc họ được thọ nghiệp "tốt": họ cũng chẳng cần biết đến vụ tai nạn, mà họ lại có thêm doanh thu, có thêm thu nhập từ dịch vụ cung cấp đồ phúng viếng. Nghiệp tốt của họ đã trổ quả, nên dù là vụ tai nạn thảm khốc (dưới con mắt của mọi người) thì họ vẫn thọ được cái "tốt". Công ty cung cấp dịch vụ cứu nạn cũng tương tự.
Do vậy, chỉ từ 1 tượng sự việc mà hàng chục triệu người có thể thọ cái tốt/xấu/trung tính của cái nghiệp của mình.
Cái nghiệp nó đến, mình phải "thọ nó", không tránh nổi, đây là sự an bài. Nhưng cách mình lựa chọn phản ứng với nó thì mình có phần được tự do. Và sự phản ứng với cái nghiệp đó sẽ góp phần định hình tương lai tiếp theo.