[Funland] Tâm sự của anh Tây khi ăn cỗ ở Việt Nam

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,483
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chính xác là như thế. Ai muốn ăn bằng gì thì ăn, chứ đừng có kiểu dùng tay/ đũa/ dĩa mình vừa mút chùn chụt để tống cho người khác hưởng sái nước bọt của mình. ;))


Ngoài chuyện vệ sinh, khi ăn cỗ/ tiệc công cộng, kể cả gắp đúng cách giữ vệ sinh (quay đầu đũa, dùng muỗng chung) bắt người khác phải ăn thứ mình chọn cũng là man rợ! Ví dụ ai ghét ăn lòng lợn vì nó thum thủm mùi kít, hay phao câu là chỗ thải kít.... mà bị "quý hóa theo phong tục" tống vào bát thì quá bằng bị hấp diêm đường mồm! :))

Ngửi nút bấc chứ ko dùng tay mình vừa mút diệu chấm thử đút vào mồm người khác bắt nếm phỏng ạ? :D
Em chỉ tiếc là các cụ đem so sánh lòng hiếu khách của người Việt mình như là 1 công cụ cưỡng bức người khác bắt phải ăn. Như em nói nếu món đó cụ ko ăn được hoặc ko thích ăn cụ có thể lịch sự xin lỗi là mình ko ăn, chứ có ai rỗi hơi ép các cụ phải ăn đâu
 

lac007

Xe tăng
Biển số
OF-93236
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
1,859
Động cơ
421,963 Mã lực
Một anh bạn Tây mô tả về văn hoá ăn cỗ ở Việt Nam

Một anh bạn Tây đã công tác nhiều năm, anh ta đã đi khắp vùng miền, sau đó anh ta đã tả cảnh văn hóa ăn cỗ của người Việt, rất hiếu khách, rất sống động và chân thực của văn hóa Việt Nam.

“Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.

Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Mỗi mâm có hai đĩa máu trộn xương và hạt đậu, trên có mấy cọng cỏ cắt nhỏ rải trên. Họ cầm cái xẻng nhỏ đào mỗi người một miếng, rồi chào nhau vắt chanh. sau đó nhắm mắt xuýt xòa, nuốt nhai ngau ngáu, quanh mồm đỏ rực rỡ đầy máu tươi khen “ngon…thằng nào đánh tiết nay giỏi”. Họ xúc vào bát tôi, nhưng tôi ko dám nhìn nữa…

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong miệng khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít: Lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói: ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên: “Ngon lắm, ngon lắm”. Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải. Tôi nghe kỹ thì ra người ta trầm trồ:” nhất phao câu, nhì đầu cánh đấy bố thằng cu nhỏ…”

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng “bánh đa” vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: “Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!”… tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó… không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng “chả” cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao. Nhưng bỗng mỗi người lấy ra cái túi bóng và gắp chia nhau hết số “chả” đút vào túi áo khoác rồi đứng lên. Sau này tôi hỏi sao lại vậy? Bạn tôi nói đó là phong tục ăn cỗ phải dành lấy phần mang về nhà.

Ôi! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức, nhưng cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc…”

Anh ấy đã tả xong. Mềnh vừa thán phục bút pháp của anh ấy, vừa tiện thể thán phục phong cách chuyền phao câu trong bữa ăn của dân Việt ta hết sức điệu nghệ, nhịp nhàng cứ như đội Barca chơi tiki – taka vậy. Rồi anh bạn Tây kết luận:

Quả là một nét văn hóa đặc sắc về ăn cỗ tại Việt Nam từ rất lâu, cho tới nay vẫn ko có bất cứ đối thủ nào qua mặt. Rất hào hứng và khí thế chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi!


Một anh bạn Tây mô tả về văn hoá ăn cỗ ở Việt Nam
Ps. Bài sưu tầm từ facebook
Nét văn hóa cần bảo tồn và giữ gìn đấy
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,616
Động cơ
627,629 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bọn Tây mỗi đứa một đĩa, mỗi đứa một món, 1 đồ uống chả thằng nào ăn của thằng nào, chả đụng chạm đến thằng nào. Thậm chí nó mời mình đi ăn nhưng đồ ăn của thằng nào thắng ý trả tiền. Có lần em cú em chửi mày gọi tao đi làm **** giề
Đấy là nó rủ đi ăn cùng. Khi nào nó mời thì nó trả tiền.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,952
Động cơ
542,430 Mã lực
Đấy là nó rủ đi ăn cùng. Khi nào nó mời thì nó trả tiền.
Thường chúng nó hay nói luôn hôm nay tao trả tiền, qua vừa có con ghẹ mới chẳng hạn, chứ ới đi ăn cùng thằng nào thằng ý giả là đúng rồi. :)) Chứ tranh nhau trả tiền rồi chém nhau bên ta có rồi. :)) :))
 

Trăm hoa đua nở

Xe điện
Biển số
OF-534449
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
2,395
Động cơ
188,157 Mã lực
Cứ cho là Ta viết đi, bản chất bài viết ko thay đổi, vẫn là nêu sự thật thôi.
Vấn đề là nếu thằng viết nó không phải là Tây, nhưng mượn mồm thằng Tây (nói dối người đọc như đúng rồi) thì chả có lý do méo gì để tin thằng viết cả.
Sự thật là dân ở vùng quê giờ văn minh hơn nhiều rồi. Bới móc ra để viết bài thì Tây hay Ta xó méo nào mà chả có mứt hả cụ.
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Em chỉ tiếc là các cụ đem so sánh lòng hiếu khách của người Việt mình như là 1 công cụ cưỡng bức người khác bắt phải ăn. Như em nói nếu món đó cụ ko ăn được hoặc ko thích ăn cụ có thể lịch sự xin lỗi là mình ko ăn, chứ có ai rỗi hơi ép các cụ phải ăn đâu
Cụ thừa biết là trong mắt người mời, khi cụ từ chối thì người đó sẽ mếch lòng dù ko nói ra. Tương tự chuyện ép rượu người khác, đầy người "rỗi hơi" đấy!
Về chuyện "phong tục gắp đồ cưỡng bức người khác" cần phải thay đổi từ gốc, tránh dc khó xử cho cả người có ý định gắp lẫn người bị gắp.
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Vấn đề là nếu thằng viết nó không phải là Tây, nhưng mượn mồm thằng Tây (nói dối người đọc như đúng rồi) thì chả có lý do méo gì để tin thằng viết cả.
Sự thật là dân ở vùng quê giờ văn minh hơn nhiều rồi. Bới móc ra để viết bài thì Tây hay Ta xó méo nào mà chả có mứt hả cụ.
Tây/ Tàu. Ta hay ai mượn mồm ai thì vẫn là sự thật: chuyện dùng đũa mình gắp cho người khác, khoắng nồi lẩu, cả bàn chấm chung 1-2 bát nước chấm... hoàn toàn PHỔ BIÊN hiện nay cả ở quê lẫn thành phố!
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,520
Động cơ
157,677 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khó nhỉ. Cụ lại đang có ý là so sánh người mình gắp thức ăn nhét vào miệng người khác phỏng ạ. Em thì cho rằng ko phải như vậy vì họ gắp món ngon nhất theo suy nghĩ của họ để mời khách quí. Nếu khách ko thích thì có thể lấy tay che miệng bát lại, hoặc cảm ơn mình ko ăn chứ có phải là bắt buộc phải ăn đâu. Ở Tây họ cũng có những phong tục mà có thể người Việt cho là kỳ cục nhưng mình vẫn chấp nhận như là 1 văn hóa của họ. Tỉ dụ như là khi mở một chai rượu vang họ sẽ cho chủ tiệc hoặc khách quí nhất ngửi cái nút bấc của chai rượu và uống chút rượu đầu chai, mấy ông mình bảo chai rượu đó mà bị hỏng hay kém phẩm chất thì khách quí hưởng đủ hê hê, vậy đấy cụ
Em chỉ tiếc là các cụ đem so sánh lòng hiếu khách của người Việt mình như là 1 công cụ cưỡng bức người khác bắt phải ăn. Như em nói nếu món đó cụ ko ăn được hoặc ko thích ăn cụ có thể lịch sự xin lỗi là mình ko ăn, chứ có ai rỗi hơi ép các cụ phải ăn đâu
Nói thô ra thì đúng là gắp thức ăn nhét mồm người khác, mà nào đã kịp từ chối thì thức ăn đã trong bát rồi.
Em nói rồi, mời theo cách lịch sự thì vẫn có thể giới thiệu món đó ngon lắm, là món truyền thống ngày lễ, tết, được làm từ gà bò chó lợn bla bla bla thế nhưng giới thiệu xong thì để họ tự quyết định là có ăn hay không, sao lại đưa họ vào thế khó là phải từ chối hoặc phải che bát đi hoặc tệ hơn nữa là gắp ngược thức ăn bỏ đi?. Nhiều người có thể ăn kiêng, ăn chay, rồi dị ứng món này món nọ, nhiều người món này đối với cá nhân mình là ngon, nhưng đối với người khác nhiều khi không thể ngửi nổi. Em thấy mỗi nước có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau, từ ăn đũa, ăn thìa dĩa đến ăn bốc, từ ăn thịt sống đến ăn những thứ lên men mùi thối ... nhưng đều tôn trọng quyền tự do cá nhân về ăn uống của mỗi người, chả có cái văn hóa nào gắp thức ăn như ở mình.
 

Trăm hoa đua nở

Xe điện
Biển số
OF-534449
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
2,395
Động cơ
188,157 Mã lực
Tây/ Tàu. Ta hay ai mượn mồm ai thì vẫn là sự thật: chuyện dùng đũa mình gắp cho người khác, khoắng nồi lẩu, cả bàn chấm chung 1-2 bát nước chấm... hoàn toàn PHỔ BIÊN hiện nay cả ở quê lẫn thành phố!
Thế nhà cụ có chấm chung 1 bát nước chấm hay không?
Em không phủ nhận chuyện cần thay đổi, thế nhưng cái đứa mượn *** thằng Tây mà chõ vào nói với đồng bào mình thì em cho rằng cũng chỉ là hạng ruồi nhặng mà thôi.
 

Gatrongthien

Xe buýt
Biển số
OF-725736
Ngày cấp bằng
16/4/20
Số km
551
Động cơ
80,584 Mã lực
Nó nói đúng cmnr.

Chưa nói ăn cỗ ở quê, ngay như đi ăn nhậu với đám công ty em cũng thấy kinh. Bàn la liệt các món xào luộc chấm hầm ninh rau sống gia vị..., gắp xong nhầy nhụa bung bét. Và ko thể thiếu màn 1-2-3-zô tởm lợm. Những bộ mặt đỏ gay nhẫy mồ hôi, những cái mồm nhờn mỡ gào vào mặt nhau 1-2-3...nước bọt kèm rau mùi văng tung toé.

Đừng nói đây là văn hoá. Đây là hủ tục.
Em còn thấy bây giờ ăn nhậu còn rót bia vào bát uống chuyền tay nhau, rót rượu ra bát rồi nhúng cả ngón tay vào múc rượu nữa cơ. Tởm không chịu được.
Không biết kiểu văn hoá này xuất phát từ đâu nữa.
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Nói thô ra thì đúng là gắp thức ăn nhét mồm người khác, mà nào đã kịp từ chối thì thức ăn đã trong bát rồi.
Em nói rồi, mời theo cách lịch sự thì vẫn có thể giới thiệu món đó ngon lắm, là món truyền thống ngày lễ, tết, được làm từ gà bò chó lợn bla bla bla thế nhưng giới thiệu xong thì để họ tự quyết định là có ăn hay không, sao lại đưa họ vào thế khó là phải từ chối hoặc phải che bát đi hoặc tệ hơn nữa là gắp ngược thức ăn bỏ đi?. Nhiều người có thể ăn kiêng, ăn chay, rồi dị ứng món này món nọ, nhiều người món này đối với cá nhân mình là ngon, nhưng đối với người khác nhiều khi không thể ngửi nổi. Em thấy mỗi nước có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau, từ ăn đũa, ăn thìa dĩa đến ăn bốc, từ ăn thịt sống đến ăn những thứ lên men mùi thối ... nhưng đều tôn trọng quyền tự do cá nhân về ăn uống của mỗi người, chả có cái văn hóa nào gắp thức ăn như ở mình.
Mấy cụ ủng hộ "phong tục hiếu khách" nên được đổ vào bát món này để bày tỏ sự tôn trọng văn hóa địa phương: ;))

 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Em còn thấy bây giờ ăn nhậu còn rót bia vào bát uống chuyền tay nhau, rót rượu ra bát rồi nhúng cả ngón tay vào múc rượu nữa cơ. Tởm không chịu được.
Không biết kiểu văn hoá này xuất phát từ đâu nữa.
Vừa hôm nay e bị hưởng của này đây, đúng là gần đây rất phổ biến kiểu múc rượu chung này, chắc nhập khẩu từ Tàu.
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,736
Động cơ
1,035,127 Mã lực
Tây mà ngôn ngữ Việt điêu luyện vãi, em e là Tây ...... Đô
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,616
Động cơ
627,629 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Ăn lẩu em sợ nhất tất cả cùng ngoắng đũa của mình đang dùng vào trong nồi nước lẩu.
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,483
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mới có mấy vấn đề đơn giản mà thằng "Tây" này đã nâng cao quan điểm phết. Nó mà đi xem tục lệ Bốc mộ ở mình chắc nó khóc thét
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,502
Động cơ
398,701 Mã lực
Thôi để em kể chuyện tây thưởng thức ẩm thực ta:
Có vợ chồng nhà tây kia sang du lịch nhà ta. Vì yêu quý nên cho bạn chó cưng đi cùng. Lần nọ đang dạo phố, bụng đói thì gặp 1 quán ăn thơm lừng nên bước vào. Gọi các món ăn trong menu xong chị tây mới bảo chú phục vụ nhờ trông nom giúp chú chó cưng. Chú phục vụ OK rồi vui vẻ bế chú chó cưng đi. Một lúc sau thức ăn được dọn ra, thơm phức....hai vợ chồng được một bữa ăn đã đời, luôn miệng khen Vietnamese food. Ăn xong gọi chú phục vụ xin lại chó cưng thì chú cứ ú a úớ , gãi đầu gãi tai...một lúc hai bên không hiểu gì nhau nên gọi quản lý ra. Anh quản lý tiếng tây tốt nên thông báo 'nể ông bà là người ngoại quốc nên chúng tôi mới chấp nhận mang chó đến, bình thường chúng tôi chỉ dùng chó của quán thôi.....'.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top