[Funland] Tâm sự của anh Tây khi ăn cỗ ở Việt Nam

obi

Xe tăng
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
1,860
Động cơ
-71,797 Mã lực
Rất đúng với các đám giỗ ở làng quê, đám cưới thì lịch sự hơn.
Em về quê vợ ăn cỗ có ông quý lắm tay cứ bốc thịt rồi nắn nắn xong bỏ vào bát em, thấy ông ấy vừa móc thịt rắt răng xong mà không ăn lại bị bảo là khách khí.
 

16th11

Xe tải
Biển số
OF-726815
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
291
Động cơ
-209,002 Mã lực
Ngay đoạn đầu tiên đã sai gần hết. Bỏ qua bài luôn.
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Văn này là thằng tây bắc . Nhưng tự thấy bản thân mình không đủ uy tín lên nhét chữ vào mồm thằng tây . Điều này cũng nói lên bản thân nó cũng thiếu tự tin và lưu manh vãi nồi . Tư cách gì mà phê phán một vài hành động chưa đẹp !
Là tây hay ta viết ko quan trọng, cái chính là bài viết tả đúng cách ăn còn rất phổ biến hiện nay của đại bộ phận người Việt.
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Bài này lâu lắm rồi, bây giờ ai ăn uống thế nữa đâu !
Cách ăn uống thế vẫn phổ biến trong đại bộ phận dân VN đấy chứ: dùng đũa đang ăn của mình gắp cho người khác hoặc khoắng vào nổi lẩu; cả bàn dùng chung 1-2 bát nước chấm; cho mình quyền tống vào bát người khác những thứ mà người bị gắp chưa chắc đã thích ăn thậm chí là ghê tởm hoặc dị ứng (ví dụ phao câu, lòng lợn, v.v...), vẫn rất rất phổ biến hiện nay!
Hoặc nước có cồn nhiều người không uống được vì ko có thói quen đó, hoặc có bệnh dị ứng, hoặc phải kiêng khem vì lý do sức khỏe, hoặc sau đó phải đi công việc, v.v..., nhưng sẽ bị cả bàn nói ra nói vào, chê bai, kích bác, chê "kém" v.v... đủ trò!
 
Chỉnh sửa cuối:

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
13,976
Động cơ
1,528,783 Mã lực
Chú Tây tả như thật í nhỉ :))
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mịa mấy thằng Tây bọn em nấu ăn các món Việt Nam chúng nó ăn như cẩu khen ngon rối rít. Mấy cái món "chặt to kho mặn" của chúng nó chỉ tốn bia với nước. Món á phải nói là cực cầu kì và tinh tế
 

Mợ Yến

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-188888
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,517
Động cơ
1,327,941 Mã lực
Nơi ở
132 Hàng Bạc
Bố khi thằng Tây, mình thấy bao nhiêu người quen trong bài này :D
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Mịa mấy thằng Tây bọn em nấu ăn các món Việt Nam chúng nó ăn như cẩu khen ngon rối rít. Mấy cái món "chặt to kho mặn" của chúng nó chỉ tốn bia với nước. Món á phải nói là cực cầu kì và tinh tế
Cái gì thích thì khen, cái gì ko thích thì chê là chuyện bình thường.
Chưa kể bài chủ yếu viết về "cách ăn" trong đám cỗ, chứ có chê các món ăn VN đâu (trừ món tiết canh có thấy ghê cũng là chuyện dễ hiểu) .
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái gì thích thì khen, cái gì ko thích thì chê là chuyện bình thường.
Chưa kể bài chủ yếu viết về "cách ăn" trong đám cỗ, chứ có chê các món ăn VN đâu (trừ món tiết canh có thấy ghê cũng là chuyện dễ hiểu) .
Tôn trọng văn hóa cũng là một điều kiện khi giao tiếp Quốc tế đó cụ. Chả ai đi chê mấy ông Hồi giáo ăn bốc là mất vệ sinh. Hay là chả ai chê mấy ông Âu Mỹ mỗi thằng 1 đĩa, 1 món là ích kỉ, không hòa đồng...
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Tôn trọng văn hóa cũng là một điều kiện khi giao tiếp Quốc tế đó cụ. Chả ai đi chê mấy ông Hồi giáo ăn bốc là mất vệ sinh. Hay là chả ai chê mấy ông Âu Mỹ mỗi thằng 1 đĩa, 1 món là ích kỉ, không hòa đồng...
Bài viết ko chê người VN dùng đũa ăn, mà nhận xét về cách dùng đũa khá phổ biến hiện nay.
Văn hóa VN nề nếp ko có kiểu dùng đũa (ko quay đầu đũa) gắp cho nhau, ko có kiểu khoẳng đũa vào nồi lẩu, ko có kiểu đào bới đĩa thức ăn nhé! Không thể quy hết những biến tướng xấu trong ăn uống ở VN thời nay là "văn hóa VN".

Có những thứ là "truyền thống, thói quen" của VN thật mà mất vệ sinh thì cũng nên thay đổi, ví dụ ngoài hàng quán nên xếp cho mỗi người 1 bát nước chấm riêng thay vì cả bàn được 1-2 bát.
Người ăn lẩu thì phải bỏ thói dùng đũa khoắng vào nồi lẩu, dù để chọn thức ăn cho bản thân hay cho người khác.
Thói quen chọn đồ ăn, đồ uống ép người khác uốn là thứ man rợ cũng cần phải bỏ!
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bài viết ko chê người VN dùng đũa ăn, mà nhận xét về cách dùng đũa khá phổ biến hiện nay.
Văn hóa VN nề nếp ko có kiểu dùng đũa (ko quay đầu đũa) gắp cho nhau, ko có kiểu khoẳng đũa vào nồi lẩu, ko có kiểu đào bới đĩa thức ăn nhé! Không thể quy hết những biến tướng xấu trong ăn uống ở VN thời nay là "văn hóa VN".

Có những thứ là "truyền thống, thói quen" của VN thật mà mất vệ sinh thì cũng nên thay đổi, ví dụ ngoài hàng quán nên xếp cho mỗi người 1 bát nước chấm riêng thay vì cả bàn được 1-2 bát.
Người ăn lẩu thì phải bỏ thói dùng đũa khoắng vào nồi lẩu, dù để chọn thức ăn cho bản thân hay cho người khác.
Thói quen chọn đồ ăn, đồ uống ép người khác uốn là thứ man rợ cũng cần phải bỏ!
Đấy lại là quan điểm cá nhân cụ à. Như em nói quan điểm cá nhân của em, cụ và rất nhiều người khác là ăn bốc rất mất vệ sinh phải ko ạ. Nhưng có lẽ chả bao giờ thay đổi được phong tục này của người Hồi giáo (em ở nhiều với đội này em biết) kể cả các tỷ phú thế giới phỏng cụ. Về quê khách quí là các cụ cứ phải gắp cho 1 vài món ăn để thể hiện sự quan tâm đó là phong tục. Ko ai chuẩn bị 6 bát nước mắm cho 6 người trên 1 cái mâm đồng hay nhôm nhỏ nhắn vậy...
 

Racehorse206

Xe tăng
Biển số
OF-588341
Ngày cấp bằng
4/9/18
Số km
1,925
Động cơ
153,534 Mã lực
Thưa các cụ có những cái được coi là truyền thống thì giờ cũng cần thay đổi vì nó dần lạc hậu và không còn phù hợp nữa. Như văn hoá ăn uống của TQ lâu đời thế mà chính phủ TQ cũng đã kêu gọi người dân không dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác. Chắc rút kinh nghiệm sau đợt COVID này ra .
 

Sazi

Xe điện
Biển số
OF-696271
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,785
Động cơ
129,028 Mã lực
Một anh bạn Tây mô tả về văn hoá ăn cỗ ở Việt Nam

Một anh bạn Tây đã công tác nhiều năm, anh ta đã đi khắp vùng miền, sau đó anh ta đã tả cảnh văn hóa ăn cỗ của người Việt, rất hiếu khách, rất sống động và chân thực của văn hóa Việt Nam.

“Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.

Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Mỗi mâm có hai đĩa máu trộn xương và hạt đậu, trên có mấy cọng cỏ cắt nhỏ rải trên. Họ cầm cái xẻng nhỏ đào mỗi người một miếng, rồi chào nhau vắt chanh. sau đó nhắm mắt xuýt xòa, nuốt nhai ngau ngáu, quanh mồm đỏ rực rỡ đầy máu tươi khen “ngon…thằng nào đánh tiết nay giỏi”. Họ xúc vào bát tôi, nhưng tôi ko dám nhìn nữa…

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong miệng khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít: Lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói: ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên: “Ngon lắm, ngon lắm”. Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải. Tôi nghe kỹ thì ra người ta trầm trồ:” nhất phao câu, nhì đầu cánh đấy bố thằng cu nhỏ…”

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng “bánh đa” vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: “Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!”… tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó… không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng “chả” cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao. Nhưng bỗng mỗi người lấy ra cái túi bóng và gắp chia nhau hết số “chả” đút vào túi áo khoác rồi đứng lên. Sau này tôi hỏi sao lại vậy? Bạn tôi nói đó là phong tục ăn cỗ phải dành lấy phần mang về nhà.

Ôi! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức, nhưng cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc…”

Anh ấy đã tả xong. Mềnh vừa thán phục bút pháp của anh ấy, vừa tiện thể thán phục phong cách chuyền phao câu trong bữa ăn của dân Việt ta hết sức điệu nghệ, nhịp nhàng cứ như đội Barca chơi tiki – taka vậy. Rồi anh bạn Tây kết luận:

Quả là một nét văn hóa đặc sắc về ăn cỗ tại Việt Nam từ rất lâu, cho tới nay vẫn ko có bất cứ đối thủ nào qua mặt. Rất hào hứng và khí thế chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi!


Một anh bạn Tây mô tả về văn hoá ăn cỗ ở Việt Nam
Ps. Bài sưu tầm từ facebook
Dịch hộ cho ông tây với =))
"Một chiều bưng bát cơm quê
Rưng rưng ta hát giọng quê dãi dầm ..."
Có lẽ những ai "Bao nhiêu năm theo dòng đời đua chen/ Phiêu bạt chốn phồn hoa cát bụi" mới thấy hết dự vị cơm quê. Gạt bỏ mọi thứ, đi để mở rộng tầm mắt nhưng lúc quay về để tìm thấy mình trong đó, cơm quê, cỗ quê... Đôi khi chạy hộc tốc về quê để "tìm con cá mát, bát nước chè xanh" cả một tuổi thơ nhọc nhằn, cả một tuổi thơ thèm con cá mát, nó ngon quá, đói quá ăn vội vàng nuốt ực quên cả mùi vị... Để tuổi trưởng thành tìm về với tuổi thơ, bát cơm quê.
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Đấy lại là quan điểm cá nhân cụ à. Như em nói quan điểm cá nhân của em, cụ và rất nhiều người khác là ăn bốc rất mất vệ sinh phải ko ạ. Nhưng có lẽ chả bao giờ thay đổi được phong tục này của người Hồi giáo (em ở nhiều với đội này em biết) kể cả các tỷ phú thế giới phỏng cụ.
Về quê khách quí là các cụ cứ phải gắp cho 1 vài món ăn để thể hiện sự quan tâm đó là phong tục. Ko ai chuẩn bị 6 bát nước mắm cho 6 người trên 1 cái mâm đồng hay nhôm nhỏ nhắn vậy...
1. Quan điểm cá nhân e và rất nhiều người khác không hề cho ăn bốc (bằng tay) là mất vệ sinh! (Cần nhớ kèm với ăn bốc là yếu tố vệ sinh tay trước khi ăn) và càng ko ai đưa ra yêu cầu dân Hồi giáo bỏ ăn bốc cả!
Nhưng ăn bốc mà không vệ sinh tay trước đó thì bản thân dân Hồi giáo cũng lên án!
2. Nói về phong tục người VN gắp đồ cho người khác thì phải nói cho đủ: Phải quay đầu đũa (thứ mà giờ ít người thực hiện).
Chuyện chấm chung nước mắm: vừa hôm nay e đi ăn ngoài hàng, 5 người nhà hàng cho 2 bát nước chấm, e yêu cầu thêm 3 bát nữa, tất cả mn cùng bàn đều nhất trí ủng hộ cách này.
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày xưa học môn cơ sở văn hóa Việt Nam, ông thầy em ông ý phân tích cái văn hóa cộng đồng và mâm cơm quê quây quần, đầm ấm thấy thấm thía thật. Ừ thì sau này sang Tây thấy nó có thể văn minh thật nhưng mà nó cũng vô cảm, đơn độc, có thể tính cộng đồng, quần thể cũng thấp nữa. Lại thèm được về quê hê hê
 

Alexanderrr

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739475
Ngày cấp bằng
15/8/20
Số km
185
Động cơ
64,774 Mã lực
Thưa các cụ có những cái được coi là truyền thống thì giờ cũng cần thay đổi vì nó dần lạc hậu và không còn phù hợp nữa. Như văn hoá ăn uống của TQ lâu đời thế mà chính phủ TQ cũng đã kêu gọi người dân không dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác. Chắc rút kinh nghiệm sau đợt COVID này ra .
Thế nào cũng có cụ nhảy lên: sao phải học TQ ;))
Chuyện khạc nhổ ngoài đường cũng là "phong tục" của dân TQ, kể cả VN, những cụ muốn "tôn trọng văn hóa bản địa" chắc cũng sẽ lên án "Tây Ninh biết gì mà hoắng, người VN có khạc nhổ ngoài đường đâu, có khoắng đũa vào nồi lẩu đâu, có dùng đũa trơn nhãy mút mát của mình gắp cho người khác đâu..." ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

alexandra

Xe điện
Biển số
OF-21973
Ngày cấp bằng
4/10/08
Số km
2,381
Động cơ
518,832 Mã lực
Sinh động thật đấy, em như thấy bữa cỗ ấy hiển hiện trước mặt. Bố anh Tây, tài quá thể! :D
 

cuongdiv

Xe container
Biển số
OF-361296
Ngày cấp bằng
3/4/15
Số km
8,082
Động cơ
360,942 Mã lực
Thằng Tây này chưa công tác ở VN nhiều năm và cũng chưa đi nhiều nơi.
Bài viết có tính chất bôi bác mỉa mai một số nét văn hóa chưa đẹp trong khi nét văn hóa chưa đẹp trên thế giới luôn nhiêu hơn rất nhiều những nét văn hóa được coi là đẹp. Đất nước nơi thằng Tây sinh ra và lớn lên cũng vô vàn điều gây sốc cho thế giới
E cũng nghĩ như cụ, mình ko cổ xúy hủ tục nhưng nơi đâu cũng có những nét văn hoá riêng, đừng thấy ko phù hợp rồi dè bửu người khác
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Quan điểm cá nhân e và rất nhiều người khác không hề cho ăn bốc (bằng tay) là mất vệ sinh! (Cần nhớ kèm với ăn bốc là yếu tố vệ sinh tay trước khi ăn) và càng ko ai đưa ra yêu cầu dân Hồi giáo bỏ ăn bốc cả!
Nhưng ăn bốc mà không vệ sinh tay trước đó thì bản thân dân Hồi giáo cũng lên án!
2. Nói về phong tục người VN gắp đồ cho người khác thì phải nói cho đủ: Phải quay đầu đũa (thứ mà giờ ít người thực hiện).
Chuyện chấm chung nước mắm: vừa hôm nay e đi ăn ngoài hàng, 5 người nhà hàng cho 2 bát nước chấm, e yêu cầu thêm 3 bát nữa, tất cả mn cùng bàn đều nhất trí ủng hộ cách này.
Cụ cứ tưởng tượng bọn em đi học được nhà trường xếp cho một mâm 6 người có nhiều dân tộc khác nhau, rồi mọi người ăn đũa, thìa dĩa, mấy chú hồi giáo đưa cái bàn tay đen xì bốc vào đĩa đồ ăn thì sẽ thấy cảm giác của mình lúc đó như thế nào. Còn về quê ăn cỗ mà cụ yêu cầu mâm cụ 6 người 6 bắt nước mắm thì kỳ lắm đấy, cụ đừng ví dụ với nhà hàng nhé khà khà
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top