không mất một mũi tên hòn đạn, một tên lính nào mà lại thâu tóm được giang sơn 4 họ nhà Tào.
đào tạo được thế hệ kế cận toàn người tài, thống nhất được thiên hạ. không biết anh TMY ăn gì mà khôn thế.
Cái thớt về GCL để đem ra so sánh phân tích TMY cũng là một ý hay, rất cuốn hút.
Cơ mà kể cũng lạ, nghiệp nó vận...
khi ăn cơ nghiệp nhà người thì cũng ko giữ được bền
Giống như bài thơ lúc nhà Tư Mã diệt Tào có câu ý bảo quả báo nhà họ Tào rằng:
Bốn chục năm sau ai có biết - Cô nhi quả phụ cũng rơi đầu,
Việc vương triều nhà Tấn của gia tộc Tư Mã không được hậu thế đánh giá cao thực chất xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ đạo dưới đây.
soha.vn
mỗi bước đi trên con đường chiếm đoạt đế vị của gia tộc Tư Mã đều đạp lên xương máu của không ít người.
Tư Mã Ý năm xưa phát động chính biến lăng Cao Bình, đem gia tộc của Tào Sảng và toàn bộ đồng đảng giết sạch, tiếp đó lại tru diệt đảng phái của Tư không Vương Lăng. Có thể nói, triều thần nhà Ngụy lúc bấy giờ quá nửa đều chết trong tay Tư Mã Ý.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn mượn chuyện giết Vương Lăng để giam lỏng toàn bộ gia quyến họ Tào ở Nghiệp Thành.
Sau này, Tư Mã Sư khi còn nắm quyền cũng từng tru diệt Trung sách lệnh Lý Phong, Thái tường Hạ Hầu Huyền, Quang lộc Đại phu Trương Tập… Những người tỏ ý không phục thậm chí còn bị tru di tam tộc.
Nhìn từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy gia tộc Tư Mã ngay từ khi còn chưa nắm hoàng quyền đã tiến hành nhiều lần tắm máu triều đình, thậm chí còn thẳng tay phế bỏ Hoàng đế.
Sau đó, Tư Mã Chiêu khi còn nhiếp chính không chỉ giết hại đại thần mà còn sai khiến thuộc hạ tùy ý sát hại Hoàng đế Tào Mao. Cuối cùng, ông cũng là người phế bỏ Tào Hoán, tự mình lên làm Hoàng đế.
Như vậy, trong toàn bộ quá trình soán ngôi đoạt vị, gia tộc Tư Mã đã phế bỏ hai đời Hoàng đế, giết hại một vị vua, ngoài ra còn tàn sát vô số triều thần.
Mầm họa do Tư Mã Ý lưu lại cùng nhiều sai lầm đến từ các thành viên thuộc gia tộc này đã khiến cho cơ nghiệp của vương triều Tây Tấn diệt vong chỉ sau hơn 50 năm tồn tại.
Tư Mã Viêm phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: Con trưởng của ông là Tư Mã Trung vì chậm phát triển trí tuệ nên bị rất nhiều triều thần phản đối việc nối ngôi. Trong khi đó, triều thần có rất nhiều người ủng hộ lập em trai nhà vua là Tư Mã Du làm Thái tử.
Do muốn truyền lại hoàng quyền cho con cháu của mình, Tư Mã Viêm liền dùng một biện pháp để giải quyết. Đó chính là liên kết với các gia tộc có thế lực để củng cố quyền lực. Hai gia tộc được Hoàng đế để mắt là Giả thị ở Bình Dương và Dương thị ở Hoằng Nông.
Sau đó, Tư Mã Viêm đã để người con trai thiểu năng của mình lấy con gái nhà họ Giả, tức Giả Nam Phong, còn bản thân thì nạp con gái nhà họ Dương vào hậu cung và xem như Hoàng hậu.
Mặc dù sau này con trai của ông đã thuận lợi nối ngôi, tuy nhiên kế sách của Tư Mã Viêm năm xưa đã để lại vô số hậu quả khôn lường.
Hoàng Thái hậu Dương thị cùng Hoàng hậu Giả Nam Phong đã phát sinh tranh đấu gay gắt.
Mỗi người không chỉ dựa vào thế lực của gia tộc mà còn liên hiệp với các phiên vương trong dòng họ Tư Mã nhằm công kích lẫn nhau, từ đó mở ra giai đoạn tăm tối khét tiếng trong lịch sử Tây Tấn – loạn bát vương.
Trong loạn Bát vương này, anh em, chú cháu họ Tư Mã tàn sát lẫn nhau nhiều vô kể.
Có lẽ không một dòng họ nào tắm máu nội tộc nhiều bằng nhà họ Tư Mã thời ấy.