[Funland] Tam quốc diễn nghĩa: Gia Cát Lượng ở ẩn tại sao lại được nhiều người biết đến?

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,442
Động cơ
1,519,380 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Theo a La thì:
- A Trương bán thịt lợn-có của ăn của để á Cụ.
-A Quan thì bán đậu xanh
-A Bị đang dệt chiếu và bán chiếu.
-Cả 3 đều có cv ổn định và lương thiện đó Cụ
A Quan bán đậu hũ nhé, theo TQNT Phi thịt lợn ăn nhiều nên thèm đậu hũ, ra quán Quan ăn đậu hũ ko trả tiền, bố của Quan đòi tiền ko trả còn đánh chết. Quan đến nhà báo thù, Phi đóng cổng ko ra, Quan ko phá được cổng nhìn quanh có khối đá to bèn bê lên đập tan cổng. Phi ra bảo tao đã hứa thằng nào bê được khối đá to này thì gả em gái cho, mày lấy em gái tao đê. Quan bảo mày ăn đậu hũ không trả tiền còn đánh chết bố tao, lại gả em gái cho tao, dở hơi à, lao vào đánh Phi. Bị gánh chiếu và dép cỏ đi qua thấy vậy lao vào can ngăn, ko hiểu thế nào ngăn được còn kết làm anh em
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,442
Động cơ
1,519,380 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Chứ e thấy ông ấy là quân sư nổi tiếng nhất bên Tàu ấy cụ.Không biêt so với Trương Lương ,Luu Bá Ôn....thì sao
So với Trương Lương thế nào được, Trương Lương thành công xây nhà Hán
so với Lưu Bá Ôn, dân khựa truyền câu "Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, nhất thống sơn hà Lưu Bá Ôn" là đủ biết Lưu Bá Ôn hơn rồi
Lượng tự ví mình với Quản Trọng Nhạc Nghị, nhưng bản thân đâu có bằng
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,442
Động cơ
1,519,380 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Hóng cách anh Lượng (thế kỷ thứ 2 sau công nguyên) thuê anh Trung (thế kỷ 14 sau công nguyên) viết tiểu thuyết ca ngợi mình.
Cụ thử đọc phong thủy đại sư Gia Cát Lượng, trong đó Gia Cát Lượng và Điêu Thuyền là đồng môn, võ công phép thuật khủng khiếp
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
Cụ thử làm thừa tướng cho em xem cái coi.
Vậy chúng ta nên bỏ hết các nghề BLV bóng đá, chuyên gia kinh tế, nhà phê bình văn học.
Em tin chắc cho BLV vào sân, trình còn thua 1 thằng đá phủi thế mà dám chê CR7 với M10.
Chuyên gia kinh tế có giàu bằng tỷ phú ko?
Nhà phê bình văn học có tác phẩm nào để đời ko?

Anh Lượng cách ta 2.000 năm rồi. 200 năm trước dân trí còn thấp như gián huống hồ là 2.000 năm. Cụ cứ so trình độ của 7x với 8x rồi 9x bây giờ là rõ nhất về câu nói hậu sinh khả úy.
Cho em về sống thời đó, chắc đội Lượng, Thống, Ý,.. còn phải cắp sách đến lớp nghe em dậy ấy chứ. Văn chương sử sách cứ làm quá lên.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
không mất một mũi tên hòn đạn, một tên lính nào mà lại thâu tóm được giang sơn 4 họ nhà Tào.
đào tạo được thế hệ kế cận toàn người tài, thống nhất được thiên hạ. không biết anh TMY ăn gì mà khôn thế.
Cái thớt về GCL để đem ra so sánh phân tích TMY cũng là một ý hay, rất cuốn hút.
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
6,973
Động cơ
538,796 Mã lực
Lượng thuê cả anh Trung viết tiểu thuyết nâng bi cho m, chứ ko có a Trung thì dân tàu, dân việt cũng đâu có biết Lượng là ai?
Giống mấy em hoa hậu bán diêm, các em khác đẹp đến mấy, sơ-vít hay đến mấy cũng chỉ vài củ,
Tháo cũng một tay sú quân nhỏ , diệt từ các đôi thủ ngang cơ mình, tới ăn thịt đại bàng như Viên Thiệu, mới chiếm đuọc Trung Nguyên trù phú. Ko phải tự dưng mà có

vì thế dù anh La dìm hàng ác liệt, N người đọc vẫn nể phục Tháo hơn Lưu, thế mới đểu
Cái này nó lại phân theo độ tuổi, sự hiểu biết, trải nghiệm:
- Khi nhỏ hâm mộ Bị ghét Tào gian manh
- Trưởng thành thích Tào quyết liệt không ưa Bị đạo đức giả
- Về già lại đánh giá cao nhất a Ý kiên nhẫn đạt mục tiêu
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Giống mấy em hoa hậu bán diêm, các em khác đẹp đến mấy, sơ-vít hay đến mấy cũng chỉ vài củ,

Cái này nó lại phân theo độ tuổi, sự hiểu biết, trải nghiệm:
- Khi nhỏ hâm mộ Bị ghét Tào gian manh
- Trưởng thành thích Tào quyết liệt không ưa Bị đạo đức giả
- Về già lại đánh giá cao nhất a Ý kiên nhẫn đạt mục tiêu
Thế ạ, thật may cho em, chưa bao giờ bị làm fan của họ Lưu

Bôn tẩu trên giang hồ, lỡ gặp hung tợn như Nhậm Ngã Hành, ma quái như Đông Phương Bất Bại, tàn độc như Tả Lãnh Thiền, hèn hạ như Dư Thương Hải, còn đỡ nguy hiểm hơn ngụy quân tử Nhạc Bất Quần
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
6,973
Động cơ
538,796 Mã lực
Một câu hỏi rất cũ: các hảo hán hành tẩu giang hồ thì ăn gì mà sống nhỉ. Như Trương Phi, Quan Vân Trường trước khi tụ bạ với Lưu Bị thì đều đang chạy nã, nhẽ hành khất chăng?
Khổng Minh còn có thái ấp, dù lều tranh nhưng cũng ruộng vườn gia nô, không giầu nhưng chả thanh bần...
Trương Phi bán thịt lợn (hình như thế), Lưu đi đan giày cói, mỗi a Trường là nhà có chút của ăn của để, tất cả họ đều ăn cơm, uống rượu với lếu lều...
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
6,973
Động cơ
538,796 Mã lực
Chứ e thấy ông ấy là quân sư nổi tiếng nhất bên Tàu ấy cụ.Không biêt so với Trương Lương ,Luu Bá Ôn....thì sao
Trình độ với thành tích thì không bằng 2 ông kia, nhưng có thím La lăng xê nên độ nổi tiếng ăn đứt 2 ông kia, nói chung làm gì cũng phải biết marketing...
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
6,973
Động cơ
538,796 Mã lực
Thế ạ, thật may cho em, chưa bao giờ bị làm fan của họ Lưu

Bôn tẩu trên giang hồ, lỡ gặp hung tợn như Nhậm Ngã Hành, ma quái như Đông Phương Bất Bại, tàn độc như Tả Lãnh Thiền, hèn hạ như Dư Thương Hải, còn đỡ nguy hiểm hơn ngụy quân tử Nhạc Bất Quần
Gặp ngay con A Tử lúc nó đang buồn bực thì nó chặt tứ chi của cụ rồi bỏ đi...
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
không mất một mũi tên hòn đạn, một tên lính nào mà lại thâu tóm được giang sơn 4 họ nhà Tào.
đào tạo được thế hệ kế cận toàn người tài, thống nhất được thiên hạ. không biết anh TMY ăn gì mà khôn thế.
Cái thớt về GCL để đem ra so sánh phân tích TMY cũng là một ý hay, rất cuốn hút.
Cơ mà kể cũng lạ, nghiệp nó vận...

khi ăn cơ nghiệp nhà người thì cũng ko giữ được bền

Giống như bài thơ lúc nhà Tư Mã diệt Tào có câu ý bảo quả báo nhà họ Tào rằng: Bốn chục năm sau ai có biết - Cô nhi quả phụ cũng rơi đầu,


mỗi bước đi trên con đường chiếm đoạt đế vị của gia tộc Tư Mã đều đạp lên xương máu của không ít người.

Tư Mã Ý năm xưa phát động chính biến lăng Cao Bình, đem gia tộc của Tào Sảng và toàn bộ đồng đảng giết sạch, tiếp đó lại tru diệt đảng phái của Tư không Vương Lăng. Có thể nói, triều thần nhà Ngụy lúc bấy giờ quá nửa đều chết trong tay Tư Mã Ý.

Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn mượn chuyện giết Vương Lăng để giam lỏng toàn bộ gia quyến họ Tào ở Nghiệp Thành.

Sau này, Tư Mã Sư khi còn nắm quyền cũng từng tru diệt Trung sách lệnh Lý Phong, Thái tường Hạ Hầu Huyền, Quang lộc Đại phu Trương Tập… Những người tỏ ý không phục thậm chí còn bị tru di tam tộc.

Nhìn từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy gia tộc Tư Mã ngay từ khi còn chưa nắm hoàng quyền đã tiến hành nhiều lần tắm máu triều đình, thậm chí còn thẳng tay phế bỏ Hoàng đế.

Sau đó, Tư Mã Chiêu khi còn nhiếp chính không chỉ giết hại đại thần mà còn sai khiến thuộc hạ tùy ý sát hại Hoàng đế Tào Mao. Cuối cùng, ông cũng là người phế bỏ Tào Hoán, tự mình lên làm Hoàng đế.

Như vậy, trong toàn bộ quá trình soán ngôi đoạt vị, gia tộc Tư Mã đã phế bỏ hai đời Hoàng đế, giết hại một vị vua, ngoài ra còn tàn sát vô số triều thần.

Mầm họa do Tư Mã Ý lưu lại cùng nhiều sai lầm đến từ các thành viên thuộc gia tộc này đã khiến cho cơ nghiệp của vương triều Tây Tấn diệt vong chỉ sau hơn 50 năm tồn tại.

Tư Mã Viêm phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: Con trưởng của ông là Tư Mã Trung vì chậm phát triển trí tuệ nên bị rất nhiều triều thần phản đối việc nối ngôi. Trong khi đó, triều thần có rất nhiều người ủng hộ lập em trai nhà vua là Tư Mã Du làm Thái tử.

Do muốn truyền lại hoàng quyền cho con cháu của mình, Tư Mã Viêm liền dùng một biện pháp để giải quyết. Đó chính là liên kết với các gia tộc có thế lực để củng cố quyền lực. Hai gia tộc được Hoàng đế để mắt là Giả thị ở Bình Dương và Dương thị ở Hoằng Nông.

Sau đó, Tư Mã Viêm đã để người con trai thiểu năng của mình lấy con gái nhà họ Giả, tức Giả Nam Phong, còn bản thân thì nạp con gái nhà họ Dương vào hậu cung và xem như Hoàng hậu.

Mặc dù sau này con trai của ông đã thuận lợi nối ngôi, tuy nhiên kế sách của Tư Mã Viêm năm xưa đã để lại vô số hậu quả khôn lường.

Hoàng Thái hậu Dương thị cùng Hoàng hậu Giả Nam Phong đã phát sinh tranh đấu gay gắt.

Mỗi người không chỉ dựa vào thế lực của gia tộc mà còn liên hiệp với các phiên vương trong dòng họ Tư Mã nhằm công kích lẫn nhau, từ đó mở ra giai đoạn tăm tối khét tiếng trong lịch sử Tây Tấn – loạn bát vương.

Trong loạn Bát vương này, anh em, chú cháu họ Tư Mã tàn sát lẫn nhau nhiều vô kể.

Có lẽ không một dòng họ nào tắm máu nội tộc nhiều bằng nhà họ Tư Mã thời ấy.
 

LangThinh

Xe buýt
Biển số
OF-730441
Ngày cấp bằng
26/5/20
Số km
548
Động cơ
76,855 Mã lực
Tuổi
37
So với Trương Lương thế nào được, Trương Lương thành công xây nhà Hán
so với Lưu Bá Ôn, dân khựa truyền câu "Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, nhất thống sơn hà Lưu Bá Ôn" là đủ biết Lưu Bá Ôn hơn rồi
Lượng tự ví mình với Quản Trọng Nhạc Nghị, nhưng bản thân đâu có bằng
Thì em ko rành chính sử lắm.Chứ về độ nổi tiếng khi nhắc về quân sư thì GCL luôn được nhắc đầu tiên.Chắc Pr quá phải ko cụ
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Cơ mà kể cũng lạ, nghiệp nó vận...

khi ăn cơ nghiệp nhà người thì cũng ko giữ được bền

...

Có lẽ không một dòng họ nào tắm máu nội tộc nhiều bằng nhà họ Tư Mã thời ấy.
Năm 290, Tấn Vũ đế mất, Tư Mã Trung lên thay, tức Tấn Huệ đế, Giả thị được làm hoàng hậu. Cha Dương thái hậu là Dương Tuấn, tức ông ngoại Huệ đế, làm phụ chính. Huệ đế lúc đó đã 32 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch. Sử chép lại một số câu chuyện về hoàng đế ngây ngô này. Khi nghe ếch kêu, Huệ đế hỏi thị thần:

Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?
Lúc nghe tin dân bị đói, đến gạo cũng không còn để ăn, Huệ đế lại buột miệng hỏi:

Dân không có gạo ăn, sao không ăn thịt?

Giả hậu hơn Huệ đế 2 tuổi, thấy vua ngây ngô, muốn đoạt quyền. Nhân các vương họ Tư Mã bất bình vì ngoại thích Dương Tuấn nắm quyền, Giả hậu bèn cùng Đông An công Tư Mã Do và Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng (con thứ tư của Tư Mã Ý, vào hàng chú Tấn Vũ đế, ông Tấn Huệ đế) bàn mưu kết tội Dương Tuấn chuyên quyền.

Năm 292, Do và Lượng làm binh biến bắt giết cả nhà Dương Tuấn. Dương thái hậu là con Tuấn cũng bị kết tội, bị phế. Vợ Dương Tuấn, mẹ Dương thái hậu là Bàng thị cũng bị hành hình, dù Dương thái hậu nhẫn nhục viết thư xưng làm thần dân để mẹ được tha cũng không kết quả. Sau đó chính Dương thái hậu cũng bị kết tội chết. Huệ đế ngơ ngác ngồi nhìn ông ngoại, bà ngoại và mẹ bị vợ hành hình.

Giết được Dương Tuấn, Tư Mã Lượng và Tư Mã Do cầm quyền trong triều. Dần dần hai người sinh mâu thuẫn. Lượng sai người gièm pha Do với Giả hậu, Giả hậu bèn cách chức Do. Lượng tiến cử Sở vương Tư Mã Vĩ (con thứ năm của Vũ đế, tức là em Huệ đế) cùng lão thần Vệ Quán thay chức của Do.

Sau một thời gian, chính Vĩ lại lấn át quyền của Lượng. Lượng tức giận bàn mưu với Vệ Quán trừ Vĩ, nhưng việc bại lộ. Vĩ nói vu với Giả hậu rằng Quán và Lượng mưu phế Giả hậu. Giả hậu tức giận bèn sai Vĩ vây bắt, giết chết cả nhà Vệ Quán và Tư Mã Lượng.

(Vệ Quán năm xưa hại cha con Đặng Ngải chết, giờ cũng nhận trả báo)
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực

Sau một thời gian, chính Vĩ lại lấn át quyền của Lượng. Lượng tức giận bàn mưu với Vệ Quán trừ Vĩ, nhưng việc bại lộ. Vĩ nói vu với Giả hậu rằng Quán và Lượng mưu phế Giả hậu. Giả hậu tức giận bèn sai Vĩ vây bắt, giết chết cả nhà Vệ Quán và Tư Mã Lượng.

(Vệ Quán năm xưa hại cha con Đặng Ngải chết, giờ cũng nhận trả báo)
Tư Mã Luân cướp ngôi
Các đại thần Sĩ Ỷ và Tư Mã Nhã muốn phục ngôi Thái tử, bèn nhờ cậy Triệu Vương Tư Mã Luân. Luân là con thứ 9 Tư Mã Ý, so với Huệ Đế vào hàng ông, với Tư Mã Duật vào hàng cụ. Nhưng Luân lại là kẻ gian hùng, sợ Thái tử Duật là người thông minh, sau khi được phục ngôi thì khó chế ngự. Cho nên nghe theo lời mưu sĩ Tôn Tú, Luân phao tin rằng triều thần muốn phục ngôi Thái tử để phế Giả Hậu.

Giả Hậu sợ hãi, quyết giết Tư Mã Duật để tuyệt lòng mong đợi của triều thần, bèn sai người hạ sát Thái tử Duật ở nơi giam cầm. Lúc đó Tư Mã Luân mới ra mặt, lấy cớ trị tội Giả Hậu để khởi binh.

Luân hợp sức với Tề Vương Tư Mã Quýnh, cháu Vũ Đế. Quýnh là con Tư Mã Du – em ruột Vũ Đế, được nối cha làm Tề Vương. Hai người phao tin Đông An Vương Tư Mã Do bị cách chức trước kia oán hận làm phản nên cầm quân đi dẹp, rồi cùng nhau mang quân vào cung bắt sống Giả Hậu, giết hết phe cánh. Giả Hậu đến lượt bị giam ở thành Kim Dung. Huệ Đế theo lời Tôn Tú, lập con gái đại thần Dương Lục là Dương thị làm Hoàng hậu. Sau đó Tư Mã Luân sai người đến thành Kim Dung giết Giả Hậu. Huệ Đế phong con cả Thái tử Duật là Hoài Lâm Vương Tư Mã Tân làm Hoàng thái tôn.

(Giả Hậu là con Giả Sung. Sung là con Giả Hủ, mưu sĩ khet tiếng của Tào Tháo. Giả Sung quay sang phò họ Tư Mã, giết vua là Tào Mao...nay thì sau nhà Vệ Quán, nhà Giả Sung)


Hoài Nam Vương Tư Mã Doãn bị Luân tranh quyền trong triều, mang quân đánh Luân trong cung, cuối cùng bị Luân giết chết.

Năm 301, Tư Mã Luân theo kế Tôn Tú, phế truất Tấn Huệ Đế giành ngôi, an trí Huệ Đế ra thành Kim Dung. Tề Vương Tư Mã Quýnh vốn có công cùng Luân phế Giả Hậu chỉ được ban chức nhỏ, có ý oán hận, nhân dịp Luân cướp ngôi, bèn sai người cầm hịch triệu tập một loạt vương thất tham chiến để trừ bỏ Luân. Từ lúc đó Loạn bát vương không còn là cuộc đấu riêng lẻ của từng cặp vương thất trong cung đình mà mở rộng với phạm vi to lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

LangThinh

Xe buýt
Biển số
OF-730441
Ngày cấp bằng
26/5/20
Số km
548
Động cơ
76,855 Mã lực
Tuổi
37
Trình độ với thành tích thì không bằng 2 ông kia, nhưng có thím La lăng xê nên độ nổi tiếng ăn đứt 2 ông kia, nói chung làm gì cũng phải biết marketing...
Thì bởi.Nhắc tới quan sư đa số ai cũng nghĩ tới GCL.Nên e moi hỏi về chính sử
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Tư Mã Luân cướp ngôi
Hợp binh đánh Tân Hoàng Đế Tư Mã Luân
Tư Mã Quýnh phát hịch triệu tập Hà Gian vương Tư Mã Ngung, Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Thường Sơn vương Tư Mã Nghệ, Tân Dã công Tư Mã Hâm cùng đánh Tư Mã Luân cướp ngôi.

Tháng 4 năm 301, Tề vương Tư Mã Quýnh hợp binh với các vương công, được hơn 50 vạn người, thanh thế rất lớn. Tư Mã Luân có hơn 20 vạn quân, chia đường chống lại nhưng không nổi. Quân của Luân nhanh chóng tan rã thua trận. Tề vương Quýnh cùng các vương công tiến vào kinh, bắt Luân và phe cánh Tôn Tú rồi sai người tới thành Kim Dung rước Huệ Đế về cung, lập lại làm vua. Tư Mã Luân cướp ngôi chỉ được 3 tháng, đến lượt bị giam ở thành Kim Dung, sau đó bị buộc tự vẫn.

Các vương có công phục ngôi đều được thăng chức, Thường Sơn vương Nghệ được đổi làm Trường Sa vương. Thái tôn Tư Mã Tân chết, Huệ Đế lập người con khác là Tư Mã Đàm làm Thái tử.

Tư Mã Quýnh một mình cầm quyền, lại có ý chuyên quyền lấn vua, rồi chơi bời không lo chính sự. Tư Mã Ngung, Tư Mã Dĩnh đều ghen tức có ý trừ đi. Nghe lời mưu sĩ, Tư Mã Ngung gian hùng viết thư sai Tư Mã Nghệ đánh Quýnh, để mượn tay Quýnh giết Nghệ, lúc đó sẽ có cớ cùng Dĩnh hợp binh đánh Quýnh, rồi phế Huệ Đế mà dựng Dĩnh làm vua.

Tam vương hỗn chiến[sửa | sửa mã nguồn]
Nhưng Tư Mã Nghệ không phải là người tầm thường. Tháng 12 năm 302, Nghệ tự tay cầm quân giết được Tư Mã Quýnh và nắm quyền trong triều. Ông tỏ ra là người trung thành với hoàng đế và có khả năng chính trị, nhà Tấn dần có hi vọng.

Ngung và Dĩnh thấy mưu sự bất thành vì quyền lại rơi vào tay Tư Mã Nghệ, có ý tức giận. Năm 303, hai người bèn ra ngoài hợp binh làm phản, kéo về đánh Kinh thành để giết Nghệ và phế Huệ Đế. Hai bên đánh nhau ác liệt, giằng co nhiều trận. Sau cùng Nghệ yếu thế, bị tướng của Ngung là Trương Phương vây hãm. Theo kế Tổ Địch, Nghệ sai người mang thư tới Thứ sử Ung Châu Lưu Trầm, sai Trầm đánh vào Trường An là sào huyệt của Hà Gian vương Ngung.

Giữa lúc Trương Phương vây đánh lâu ngày núng thế không hạ được, định rút lui thì trong Kinh thành có biến. Đông Hải Vương Tư Mã Việt đố kỵ Tư Mã Nghệ, nói loan lên rằng Ngung và Vĩnh đánh thành không phải vì muốn hại Huệ Đế mà vì muốn giết Nghệ. Do đó trong thành theo lời Việt, bắt trói Nghệ. Huệ Đế bất lực không cứu được trung thần. Nghệ bị mang về giam ở thành Kim Dung rồi bị Trương Phương giết. Các quan ra ngoài, thấy quân vây thành của Trương Phương yếu ớt không đáng sợ, mới ân hận vì đã nghe lời Việt mà hại Nghệ. Từ đó Tư Mã Việt lại nắm quyền trong triều.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Tam vương hỗn chiến
Từ đó Tư Mã Việt lại nắm quyền trong triều.

Tháng 11 năm 304, Huệ Đế tới Trường An, quyền thế lọt vào tay Tư Mã Ngung và Trương Phương. Tháng 12, Ngung lấy chiếu vua phế ngôi Hoàng thái đệ của Dĩnh, lập Dự Chương vương Tư Mã Xí làm Hoàng thái đệ.

Lưu Uyên lấy danh nghĩa giúp Tư Mã Dĩnh đánh nhau với Vương Tuấn - người mang danh nghĩa giúp Tư Mã Việt, nhưng cả hai chỉ lo tranh giành đất đai phía bắc, không ngó tới tình hình ở Trường An.

Ngung - Việt giao phong
Tư Mã Việt thấy Ngung chuyên quyền, liền hợp binh với Đông Bình Vương Tư Mã Lâm, Phạm Dương Vương Tư Mã Hổ đánh Ngung.

Trong khi đó, phe Tư Mã Dĩnh thấy Dĩnh bị truất ngôi Hoàng thái đệ, bộ tướng Công Sư Phiên cũng khởi binh làm loạn. Tư Mã Việt sai Tuân Hi đi đánh không dẹp được. Cùng lúc đó, Việt lôi kéo được Lưu Dư, lại muốn tận dụng binh lực của Thứ sử Dự châu Lưu Kiều nhưng Kiều không nghe lệnh, chống lại Việt và theo phe Ngung.

Hết thời oanh liệt
Trong khi Huệ Đế rời Trường An thì Tư Mã Dĩnh đang đi (từ Lạc Dương) chưa tới Trường An. Một số bộ tướng cũ của Dĩnh muốn dựng Dĩnh làm vua nhưng bị Tư Mã Hổ dẹp tan. Dĩnh chỉ còn trơ trọi ở Tân Hội.

Tháng 9 năm 306, Phạm Dương Vương Hổ chết. Bộ tướng Lưu Dư sợ Dĩnh gây hậu họa, bèn sai người đánh thuốc độc giết chết Dĩnh.

Tháng 11 năm 306, Tư Mã Việt đầu độc giết Huệ Đế, lập Hoàng thái đệ Tư Mã Xí – con thứ 25 Tấn Vũ Đế, em út Huệ Đế - lên ngôi, tức là Tấn Hoài Đế.

Lại sợ Ngung sinh biến, Việt dùng lệnh Hoài Đế hạ chiếu mời Ngung về triều làm Tư đồ. Ngung nghe lệnh rời Trường An về triều. Nam Dương Vương Tư Mã MôHứa Xương có thù với Ngung, sợ Ngung có quyền trong triều sẽ hại mình, bèn mang quân đón đường giết chết Ngung. Vì Ngung có nhiều tội nên Triều đình cũng không bắt tội Mô giết Ngung.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Hết thời oanh liệt
Tháng 9 năm 306, Phạm Dương Vương Hổ chết. Bộ tướng Lưu Dư sợ Dĩnh gây hậu họa, bèn sai người đánh thuốc độc giết chết Dĩnh.

Tháng 11 năm 306, Tư Mã Việt đầu độc giết Huệ Đế

Lại sợ Ngung sinh biến, Việt dùng lệnh Hoài Đế hạ chiếu mời Ngung về triều làm Tư đồ. Ngung nghe lệnh rời Trường An về triều. Nam Dương Vương Tư Mã MôHứa Xương có thù với Ngung, sợ Ngung có quyền trong triều sẽ hại mình, bèn mang quân đón đường giết chết Ngung.
Hậu quả cuộc chiến[sửa | sửa mã nguồn]
Loạn bát vương chấm dứt nhưng chính quyền nhà Tấn đã rất suy yếu. Vua Hán Triệu tộc Hung NôLưu Uyên tận dụng cuộc hỗn chiến của họ Tư Mã để khuếch trương thế lực, công khai chống nhà Tấn mà nhà Tấn không đủ sức dẹp. Bộ tướng của Tư Mã Dĩnh là Công Sư Phiên lại khởi binh báo thù cho chủ. Phiên chết, bộ tướng Ngập TânThạch Lặc vẫn không chịu bãi binh, mang quân đánh chiếm Nghiệp Thành, giết Tân Thái vương Tư Mã Đằng. Tư Mã Việt sai Tuân Hi mang quân đánh chiếm lại được Nghiệp Thành. Thạch Lặc thua chạy về hàng Lưu Uyên. Năm 310, Uyên chết, con là Lưu Thông lên thay.

Quân Hán Triệu mạnh lên, đánh chiếm các quận huyện nhà Tấn. Lý Hùng, người tộc Tung hay Đê ở Thục kế tục Lý Đặc cũng lập ra nước Thành, li khai nhà Tấn.

Trong triều Tấn tiếp tục lục đục. Hoài đế ghét Tư Mã Việt chuyên quyền, bèn sai Tuân Hi đánh Việt. Hi oán Việt dời chức của mình, bèn bắt giết phe cánh của Việt. Việt không làm gì được, già yếu thành bệnh rồi chết (tháng 4 năm 311). Tư đồ Vương Diễn mang xác Việt ra ngoài chôn cất, bị tướng của Lưu Thông là Thạch Lặc chặn đánh, giết chết mấy vạn quân Tấn. Thạch Lặc bắt được Vương Diễn và quan tài Tư Mã Việt. Lặc giết Diễn rồi băm xác Việt.

Không lâu sau, Hán Vương Lưu Thông sai Thạch Lặc, Lưu Địch, Hô Diên Yến mang quân đánh Lạc Dương, hạ được thành, bắt Tấn Hoài Đế, giết hơn 3 vạn quân Tấn. Lạc Dương thất thủ bắt đầu sự sụp đổ của nhà Tây Tấn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top