khi xã hội phát triển, tiêu chuẩn nhích dần lên thì việc bị đào thải như này là hợp lý, những bên khác làm lởm tương đương mà chưa sao không có nghĩa là nó ổn và hợp lý để tồn tại bác ạ. Giờ bác cứ tư duy đơn giản như người tiêu dùng như này xem sao: tôi mua 1 cái bánh cốm, giá bằng cái bánh nhà số 11 bán, định lượng/bao bì/khẩu vị tương đương nhưng họ public cả cái dây chuyền sản xuất cho mọi người nhìn được (sạch sẽ, gọn gàng, đạt chuẩn cơ bản) thì bác có hài lòng không ? Mình cứ thương hộ người lãi dày không tái đầu tư nâng cao chất lượng sản xuất làm gì ?
Việc so sánh sự công bằng ở đây nó không hợp lý đâu.
Cụ k hiểu ý e.
E không cổ xúy cho việc làm sai, làm ẩu, và hoàn toàn đồng tình với kết quả xử lý của cơ quan chức năng dựa trên nội dung bài báo. Tuy nhiên, ý e muốn nhấn mạnh là sự công bằng tuyệt đối cho tất cả mọi người trong xã hội không bao giờ tồn tại, dù ở thời đại nào.
Nếu nhìn vào thực tế, xung quanh khu vực đó, có bao nhiêu cửa hàng khác cũng đang hoạt động trong tình trạng tương tự? Rộng hơn, trên thị trường, có bao nhiêu quán ăn, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, vỉa hè, lụp xụp nhưng vẫn tồn tại và phát triển? Vậy sau vụ này, các cửa hàng đó ntn? Có bị xử lý giống vậy không hay mõi thứ vẫn tiếp tục...?
Những cơ sở sản xuất sạch sẽ, khang trang chắc chắn sẽ kéo theo chi phí cao hơn, và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Trong khi đó, người tiêu dùng thường muốn mua sản phẩm giá rẻ nhưng lại yêu cầu chất lượng phải tuyệt đối – đây là một mâu thuẫn không dễ giải quyết.
Gia đình e cũng làm nghề (không liên quan đến lĩnh vực ăn uống) còn gặp nhiều khó khăn, gồng lỗ là quá bình thường. Tuy nhiên, vẫn cố gắng vì cái tâm, vì muốn xây dựng một thương hiệu uy tín. Nhưng có được mấy cơ sở trên thị trường hiện nay cũng suy nghĩ và hành động như vậy? Trong khi chi phí mà nhà e bỏ ra đôi khi bằng hoặc thậm chí nhiều hơn các cơ sở khác, nhưng sự ghi nhận lại không đồng đều.
( Và nếu liên ngành vào thì nhà e vẫn tạch - k thể đáp ứng nổi 100% yêu cầu của tất cả các ngành)