Hà Đông mới là nhanh nhất. Hoàng Mai về nhì. Giai đoạn 10 năm trước Hà Đông là thiên đường của chung cư. Xây nhiều chung cư. Dân về nhiều.Tăng nhanh nhất là Hoàng Mai
Hà Đông mới là nhanh nhất. Hoàng Mai về nhì. Giai đoạn 10 năm trước Hà Đông là thiên đường của chung cư. Xây nhiều chung cư. Dân về nhiều.Tăng nhanh nhất là Hoàng Mai
Em theo bảng của cụ trên kia chứ có nói phét đâuHà Đông mới là nhanh nhất. Hoàng Mai về nhì. Giai đoạn 10 năm trước Hà Đông là thiên đường của chung cư. Xây nhiều chung cư. Dân về nhiều.
Có ảnh tổng kết thứ 3 dưới cùng ý cụ. Hà Đông tăng 5,36%. Hoàng Mai 4,24%. Chỉn phu tổng kết ý. Chứ em có tổng kết đâu.Em theo bảng của cụ trên kia chứ có nói phét đâu
Trc thôi cụ, bây giờ phải Tây Mỗ mới nhanh nhất 58 toà cao ngất mà diện tích mỗi căn bằng 1/2 chung cư ngày trc.Tăng nhanh nhất là Hoàng Mai
Em hoàn toàn đồng ý với các tiêu chí của cụ20 năm với em dài quá. Em không còn trẻ để có những kỳ vọng đầu tư 20 năm, chỉ 5 năm quay đầu thôi cụ ạ. Hơn nữa thời gian dài biến số nhiều, bài toán phức tạp quá để giải với em nên thôi em chơi hệ dài vừa vừa.
Cá nhân em thích bds Hà Nội và phụ cận. SG em không rành lắm nên ngại đầu tư. Em có cả đất tỉnh, đất trong Nam, đất biển và thực tế không có bds nào sinh lợi cho em tốt như ở HN. Nhiều người vẫn kiếm tiền tốt những chỗ này nhưng có thể do họ có kiến thức, kinh nghiệm và hiểu địa phương hơn em nên chọn hàng tốt hơn. Em cũng mua ít để đa dạng giỏ hàng thôi và cũng dừng rồi ạ, vì không đủ hiệu quả.
Vì em sống ở bển từ trẻ nên em thấy khá nhiều điểm tương đồng giữa quá trình đô thị hoá ở HN và nơi em đang ở. Họ chỉ là đi trước ta mấy chục năm thôi. Dân càng ngày càng giãn ra, vùng lõi đến một lúc không hề tăng dân nữa. Vùng phát triển lên nhanh nhất sẽ là những khu tiện metro, tiện tàu đi vào nội đô và nhất là phải gần cao tốc, đúng hơn là tiện lao ra cao tốc. Thằng ở ngoài không thể không có xe hơi nên tiện ra cao tốc là một điểm cộng cực kỳ lớn. Giống như 20 năm trước nhà ngõ ô tô vào được nhà không vênh giá so với ngõ nhỏ đến mức như bây giờ, do hồi ấy nhu cầu ô tô thấp hơn nhiều.
HN thì cụ thể em chỉ chọn đất trong vành đai 3 hoặc nếu ngoài vành đai 3 thì nó bám luôn vào đấy chứ không xem khu xa và chỉ lấy những khu vực giao cắt và lao ra cao tốc thật thuận tiện thôi. Ngoài vành đai 3 mà tiện cao tốc/ trục đường lớn thì đi vào nội thành và đi ra những khu vực khác còn nhanh hơn một số khu vực trong vành đai 3 mà ngoằn nghèo đông tắc đi mãi mới tới nút giao.
Chốt xong yếu tố đầu tiên là địa điểm thì em sẽ xem thêm hạ tầng. Gần các khu gây ô nhiễm nặng là một điểm trừ lớn, em không mua. Có tiện đường thì cũng không mấy ai muốn ở nơi quá độc hại và kỳ vọng chính quyền sẽ xử lý trong tương lai thì không, em không tính thế, thiếu gì chỗ để chọn mà phải chọn kèo khó cho mình. Ngập cũng là vấn đề em tính. Một khu đã ngập, sau chỉ có ngập hơn, chứ đã thấy khu nào từ ngập nặng thành khô ráo đâu ạ. Khu ấy không ngập mà tuyến đường chính ra vào khu ấy ngập cũng phải bỏ qua. Nếu có một khu quy hoạch đường tốt, tiện cao tốc thì đang vắng dân và tiện ích chưa nhiều cũng không sao cả, giá khi ấy sẽ tốt hơn khi nó đông lên rồi.
Đây là tiêu chí mua hàng của em dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Nếu xét những tiêu chí này thì VCL không tệ đâu ạ. Em chỉ không mua vì giá cao quá nên em sợ nó sẽ chững hoặc nhích rất chậm trong 2-3 năm tới. Nếu 2 năm nữa vẫn giá này có khi mình lại thấy thơm, còn nó lên mây rồi thì thôi bỏ qua. Em cũng nhiều rồi, thêm thì tốt, không thêm không sao cả.
Nhìn tỉ lệ 4% với 5% nhưng sau 10 năm Hà Đông với HM tăng 170 - 180k dân số tương đương với dân số 1 quận. Nếu tính trung bình 1 hộ gia đình có 4 người thì tương đương tăng 45k gđ - cần 45k căn hộ. Nếu chỉ tính 80% sở hữu thì cần 36000 căn. Nếu 1 tòa chung cư xây tầm 400 căn thì sẽ cần khoảng 90 tòa phải không các cụ?Có ảnh tổng kết thứ 3 dưới cùng ý cụ. Hà Đông tăng 5,36%. Hoàng Mai 4,24%. Chỉn phu tổng kết ý. Chứ em có tổng kết đâu.
Em có chút ý kiến, mong nhận được ý kiến càng đa chiều càng tốt từ các cụ các mợ:Tin em đi. Tầm này ông nào hô bđs còn tăng là ông ý đang kẹp hàng chưa ra nổi.
- suốt ngày lôi cái lãi suất thấp ra để làm lý do mà chả chịu cập nhật lãi suất huy động nó tăng cả 1 tuần nay rồi.
- HCM công bố bảng giá đất rồi mà sao nó ko sốt như Hà Nội. Cứ lấy lý do bảng giá đất để kêu bđs sốt là linh tinh.
- suốt ngày sui dại mọi người "Phang thật mạnh" đất đấu giá. Thực tế tháng 11 toàn các phiên sịt. Phiên sau thấp hơn phiên trước bao nhiêu. Ôi thế ai nghe theo cái ông kia thì bây giờ lỗ mấy tỷ rồi ?
=> chuyên gia lởm.
Xin góp ý kiến với cụ 3 vấn đề nữa:Em có chút ý kiến, mong nhận được ý kiến càng đa chiều càng tốt từ các cụ các mợ:
1. Tâm lý dè chừng đã xuất hiện trong BĐS HN là có thật.
2. Lãi suất diễn biến chưa xác định. Xu hướng tăng sốc do các ảnh hưởng quốc tế và trong nước. Nhìn lại quá khứ gần nhất và các dự báo, hoàn toàn có khả năng tăng đến mức, bóp nghẹt thị trường BĐS toàn quốc, trong tương lai gần hoặc rất gần.
3. HCM chưa sốt nóng mặc dù xu hướng dịch chuyển xuất hiện từ đầu năm:
- Nguồn vốn nội tại ko còn do NVL, VTP, THM càn quét hút cạn. Đọng, suy giảm vốn tại Phan Thiết, Phú Quốc..
- Kinh tế chậm hồi phục, nhập cư còn 58k người/năm. Ko đủ sức thu hút nhập cư từ sự phát triển kinh tế, tích lũy vốn.
- Quy mô thị trường BĐS HCM lớn, đang ngủ đông. Gọi dậy hồi sức đánh răng rửa mặt.. cần lâu dài.
- Hạ tầng được đầu tư ở mức dưới tiềm năng của thành phố, ko thể so sánh được với HN.
- Bảng giá đất mới áp dụng, hiện bán hàng tồn, chưa có dự án ảnh hưởng trực tiếp ra hàng kéo giá thị trường. Nội tại vốn ít, dù biết giá sẽ tăng mạnh nhưng chưa phản ứng được do đang trạng thái vô thức.
- Cần 1 lượng tiền rất lớn để kéo lên, nhưng chỉ là đầu cơ với nhau kiểu ông vào Nam trước úp bô ông vào sau. Khả năng hấp thụ, tham gia, đánh đu của người dân HCM với sự tăng giá của BĐS thành phố là rất thấp.
Kết luận:
1. Cần thận trọng với xu thế Nam tiến trước nguy cơ BĐS ảnh hưởng nặng nề, khi lãi suất bắt buộc phải lặp lại như 2022.
2. Đầu tư, đầu cơ chỉ thực sự có lãi với giá vốn tăng, giá cho thuê ko phải yếu tố quyết định.
3. Mua bán phức tạp hơn người HN đầu tư BĐS HN.