ý tôi là phát triển KT là 1 cuộc đua dài hơi.
Nam bộ (không phải miền nam) là nơi có nhiều lợi thế nhất cả nước sau 75 về cả hạ tầng lẫn khi hậu. Trong thời kỳ sơ khai thì nó đi đầu. Nhưng theo thời gian các vùng khác dần đuổi kịp và sẽ vượt lên.
Nhưng nhiều người nam kì vẫn nghĩ họ là nhất: giàu nhất, năng động nhât. Họ quên rằng ngày nay cả triệu tấn lúa hay cá tra giá trị chỉ bằng vài chục vạn cái xe máy của tỉnh Vĩnh phúc hay vài trăm container điện thoại của Bắc ninh.
Vì cái tư duy đó nên họ ảo tưởng vãi nồi. Lúc nào họ cũng nghĩ là họ phải gánh, phải nuôi đất nước này và lúc nào cũng cho là họ thiệt thòi.
Cụ có lẽ nhầm nhiều thứ.
Nông dân Nam Bộ nói riêng, nông dân Việt Nam nói chung thiệt thòi nhất là đúng rồi: Công việc và sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm với sự biến động thị trường nhất.
Phải nuôi đất nước này: Đúng rồi, đúng với mọi quốc gia - nhà vua, hoàng tử, công chúa, tổng thống, thủ.tướng, siêu sao sân cỏ, ca sỹ billboard,... và OFer chém gió chả họ nuôi thì ai.
Phải gánh đất nước này: Đúng rồi, hết những năm cuối 1980, thì đến những năm cuối 1990, rồi những năm cuối 2000. Và giờ đây là cuối những năm 2010: giá trị xuất khẩu ngang ngửa linh kiện máy tính, ti vi, điện thoại nhưng giá trị gia tăng thì lớn hơn nhiều.
Vài chục vạn cái xe máy: Lợi ích to lớn nhất là nộp thuế nhiều để nuôi.... bộ máy nhà nước.
Cái chính là thể chế và sự năng động của các địa phương, của người lao động, của doanh nhân các địa phương đó thì cụ lại tránh né không đề cập. Phân tách ngân sách trung ương, ngân sách địa phương từ gần 20 năm rồi, giờ giàu nghèo, phát triển nhanh chậm là do từng vùng, từng ngành, từng địa phương, đỡ đần nhau theo kiểu "rau cháo có nhau" thế nào được.
Nói về đường xá, vốn nhà nước, BOT hay gì gì đi nữa thì cũng hiện hữu chỉ là tiền vay 100%, đời này không trả thì đời sau ăn vả.
Thế cụ nhé.