[Funland] Tại sao hạ tầng giao thông và xã hội ở miên Nam kém hơn miền Bắc khi điều kiện để phát triển dễ hơn.

quynh11

Xe hơi
Biển số
OF-131228
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
191
Động cơ
374,463 Mã lực
‘Lệch pha’ đầu tư cao tốc

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung thêm nhiều tuyến cao tốc vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

"Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác".

TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM


Cao tốc lên miền núi phía bắc đã được đầu tư khá đồng bộ

Một lần nữa câu hỏi về tính ưu tiên, hiệu quả lại đặt ra, khi bức tranh cao tốc hiện nay đang trong tình trạng nơi cần thì thiếu, nơi kém hiệu quả thì thừa.

Phía bắc được ưu tiên

Bộ GTVT cho rằng, cần thiết phải nghiên cứu bổ sung thêm một số tuyến cao tốc làm cơ sở để triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư cho các dự án dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đối với hệ thống đường cao tốc phía bắc, bổ sung tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên dài 370 km, Chợ Mới - TP.Bắc Cạn dài 34 km, tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 81 km. Tại khu vực miền Trung sẽ bổ sung tuyến cao tốc từ Ngọc Hồi - cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) dài 21 km, khu vực miền Nam bổ sung thêm 4 tuyến mới gồm Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát dài 65 km, Trung Lương - Bến Tre dài 50 km, Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài 166 km, kéo dài tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tới cảng Trần Đề dài khoảng 30 km.

Dễ nhận thấy, trong danh sách bổ sung các tuyến cao tốc vào quy hoạch này, khu vực phía bắc vẫn được ưu tiên với chiều dài chiếm gần 2/3, còn lại là khu vực phía nam và miền Trung, Tây nguyên. Đây cũng là thực trạng chung “lệch pha” trong đầu tư cao tốc hiện nay.

Chỉ tính riêng Hà Nội, đã có 5 tuyến cao tốc nối thẳng hình nan quạt tạo thành mạch máu với các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đã đi vào khai thác. Trong khi đó, đánh giá về hiệu quả sinh lời kinh tế theo nghiên cứu VITRANSS 2 do JICA phối hợp với Bộ GTVT thực hiện trước đây, nhiều tuyến cao tốc phía bắc được đánh giá là suất sinh lời kinh tế thuộc dạng thấp nhất trong hệ thống cao tốc cả nước, như Thái Nguyên - Chợ Mới (5,8%), Hòa Lạc - Hòa Bình (7,3%).

Đáng chú ý, nhiều tuyến cao tốc phía nam dù được đánh giá có suất sinh lời kinh tế thuộc dạng cao nhất cả nước như Biên Hòa - Vũng Tàu (24,4%), TP.HCM - Mộc Bài (16,4%), Long Thành - Nhơn Trạch - Bến Lức (15,9%), đường Vành đai 3 TP.HCM (13,7%), tới nay vẫn chưa triển khai.

“Đầu tàu kinh tế” vắng bóng cao tốc

Dẫn kết quả nghiên cứu ước tính hiệu quả các tuyến đường cao tốc của Bộ GTVT trong Quy hoạch tổng thể đường bộ cao tốc bắc - nam do đoàn nghiên cứu VITRANSS 2 thực hiện, ông Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công Đại học Fullbright, cho biết trên thực tế, TP.HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, có những dự án sinh lời cao hơn lại không được ưu tiên đầu tư. Bằng chứng là trong khoảng 1.000 km đường cao tốc đã được xây dựng, vùng TP.HCM chỉ có 95 km và miền Trung được 131 km; còn lại chủ yếu là các dự án kết nối với Hà Nội.

Trong khi Hà Nội đã có kế hoạch triển khai đường Vành đai số 5 có chiều dài 320 km, hệ thống đường cao tốc kết nối liên tỉnh hầu hết đã hoàn thiện thì mạng lưới giao thông TP.HCM cũng như khu vực kinh tế phía nam bao năm qua vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Theo Quyết định 586/QĐ-TTg về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được ban hành vào tháng 4.2013, mạng lưới đường bộ tại TP.HCM sẽ có 6 đường cao tốc với tổng chiều dài 310 km, hệ thống 3 đường vành đai tổng chiều dài khoảng 356 km; 8 tuyến metro, 5 tuyến đường trên cao, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray cùng 6 tuyến xe buýt nhanh. Thế nhưng đã gần hết năm 2019, hệ thống đường vành đai được coi là xương sống của mạng lưới giao thông, kết nối nhiều quận huyện, khu công nghiệp với vùng trung tâm và cả với các tỉnh thành khác, đã được phê duyệt từ trước khi điều chỉnh quy hoạch khoảng 5 năm nhưng đến nay chưa tuyến nào được khép kín. Cá biệt có trường hợp đường Vành đai 2, chỉ còn 2,7 km nhưng đã ì ạch gần 4 năm chưa thể hoàn thiện. Vành đai 3 mới đưa vào khai thác được hơn 16 km, trong khi đường Vành đai 4 còn đang trong quá trình chuẩn bị dự án, chưa được đầu tư xây dựng.

6 tuyến đường cao tốc kết nối với TP.HCM với 7 tỉnh lân cận hiện mới chỉ hoàn thiện được 2 đường, gồm cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối các tỉnh phía đông và TP.HCM - Trung Lương kết nối các tỉnh miền Tây. Trong đó, cả 2 tuyến đường này đều đang rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng. Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành được kỳ vọng hoàn thành vào giữa năm 2018 sẽ kết nối giao thông giữa các tỉnh Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM, rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nhưng đến nay mới hoàn thành hơn 70% khối lượng và đang mắc kẹt vì thiếu vốn và giải phóng mặt bằng. Các dự án khác như tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự án có hiệu quả cao nhất), đường cao tốc tuyến TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành chiều dài 69 km với 6 - 8 làn xe... mới chỉ đang nằm trong quy hoạch. Cùng với đó, tiến độ mở rộng các quốc lộ (QL) hiện hữu để giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực nội đô TP.HCM, tạo liên thông vùng như mở rộng QL1, QL13, QL50... đã nằm chờ hàng thập niên vẫn chưa nhúc nhích.

“Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Không chỉ TP.HCM mà tất cả các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ đều cần phải được ưu tiên khơi thông điểm nghẽn giao thông để phát triển đồng bộ. Trong tương lai, cần phải có tiêu chí đánh giá công khai rõ ràng, minh bạch hiệu quả các dự án để ưu tiên bố trí vốn phù hợp” - ông Hùng đề xuất.

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/lech-pha-dau-tu-cao-toc-1154911.html
Mong vậy thôi.
 

TrumpVietnam

Xe tăng
Biển số
OF-485337
Ngày cấp bằng
22/1/17
Số km
1,583
Động cơ
209,203 Mã lực
Tuổi
78
Nơi ở
White House
VEC nó là doanh nghiệp nhà nước nhưng không phải nhà nước cứ rút ngân sách để cho nó xây. Nó vẫn phải cân đối tài chính để xây dựng thì các NHTM mới tham gia cho vay vốn. Thằng NHTM nó cũng tính kỹ hơn cả VEC về phương án thu hồi vốn. Em không rõ xây dựng ntn nhưng nếu vì nền đất yếu, chi phí xây dựng cao hơn gấp 3 thì VEC cũng khó giải trình để tăng giá vé lên gấp 3 được. Dân nó chửi cho SML hoặc nó không đi đường đó. Mà tuyến đường xây xong mà dân không đi là lỗ sặc gạch rồi. Chả ai ngu lại đẽo cày giữa đường như vậy. Phải tính toán chi phí, giá vốn, giá vé ngay, lưu lượng lưu thông... từ khi xây dựng để tính toán lỗ lãi. Còn nếu dự toán mấy cái đó mà lỗ thì thôi dẹp mẹ đi cho nó nhẹ đầu. Đầu tư từ Ngân sách có thể không nặng nề lỗ lãi nhưng cũng không nên đầu tư lớn mà toàn lỗ cả. 1 dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước thì cũng nên ít nhất là hòa vốn hoặc có lãi (hoặc có thể cân đối cả các nguồn lợi khác từ dân sinh) mới tăng được GDP. Chứ đầu tư không hiệu quả thì cái ông duyệt dự án đi tù hết. Có Luật về đầu tư Công hết rồi. Không phải cứ tùy tiện áp đặt được đâu.
Ý kiện cụ thì về góc độ Kinh tế, nhưng em thiển nghĩ là cộng thêm yếu tố : Nhiệm kỳ

Làm một con đường làm sao nhanh nhanh thi công, hoàn thành trong 5 năm thì còn mút được. Phía trong kia thi công khó khăn 7-8 năm mới xong thì tụi nó hết nhiệm kỳ, không giải ngân được nhiệm kỳ của mình thì ăn lo l nhà thầu.
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,704
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng không rõ lắm, cũng sống ở 2 miền rồi.
 

quynh11

Xe hơi
Biển số
OF-131228
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
191
Động cơ
374,463 Mã lực
Vấn đề em nêu ra tự dưng đợt này báo chí viết nhiều nhỉ!
 

Đệ nhất AQ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702785
Ngày cấp bằng
3/10/19
Số km
67
Động cơ
95,170 Mã lực
Tuổi
34
Miền Nam chắc phải chờ Mỹ vào làm đường thôi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top