Cụ nên xem xét lại quan điểm của mình. 1 thể chế muốn phát huy tác dụng thì phải phù hợp với con người, lịch sử và hoàn cảnh hiện tại của nước đó, không hợp là tác dụng ngược.
Tôi dẫn vài đặc điểm của thể chế Bắc Âu để cụ xem có áp dụng được ở các nước nghèo và kém phát triển không:
- Thuế thu nhập rất cao, đến 60% nhưng người dân rất tự giác, vui vẻ thậm chí còn tự hào được đóng thuế.
- Phúc lợi xã hội rất tốt. Người dân được đảm bảo cuộc sống trong bất cứ trường hợp nào. Không có việc làm thì được trợ cấp xã hội đủ để sống tương đối tươm tất. Nhưng người dân rất tự trọng, luôn ý thức tiết kiệm và không dựa dẫm vào trợ cấp của Nhà nc.
- Nhà nước đảm bảo cho người dân quyền có chỗ cư trú. Nếu không có thì NN sẽ thu xếp, thất nghiệp thì được trợ cấp tiền thuê nhà.
- Y tế và giáo dục hoàn toàn không mất tiền.
- Pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục và phòng ngừa, không có tử hình. Tù nhân được ở biệt lập và văn minh. Đây là phòng giam Breivik, kẻ đã bắn chết gần 100 thanh niên Na-uy và chỉ bị tù 20 năm:
View attachment 8793544
Có 1 nước gần phát triển là Hy -lạp từng copy thể chế của Trung - Tây Âu (mới Trung-Tây Âu chứ chưa phải Bắc Âu) mà đã bị lạm dụng tứ tung dẫn đến khủng hoảng tài chính trầm trọng năm 2008-2012, có 12 triệu dân mà EU phải cứu trợ đến gần 300 tỉ Euro.
Thể chế Bắc Âu đòi hỏi 2 điều kiện là người dân phải có dân trí và tính tự giác cực cao, và ngân sách dồi dào để chi cho các phúc lợi xã hội. Các nước nghèo, thậm chí các nước trung bình, không có cả 2 thứ đó, nếu copy thì sẽ sa ngay vào khủng hoảng như Hy-lạp.