[Funland] Tại sao các quốc gia thất bại?

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,287
Động cơ
268,812 Mã lực
Nhưng từ 1945 tới 1989 Tiệp Khắc đã bị thụt lùi như thế nào so với Áo, Đức. Nên em mới nói thể chế ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đất nước. Cùng 1 dân tộc, nhưng xã hội của đất nước đó qua từng giai đoạn 1918-1938, 1945-1989, 2000- hiện tại, rất khác nhau.
Sau những năm 1970 mới thụt lùi, do bản chất của nền kinh tế kế hoạch XHCN thời điểm đấy diễn biến trở nên quá cực đoan, quan liêu và duy ý chí lãnh đạo khi đã đạt được nhiều thành tựu từ trước. Phát triển đến mức thành 2 cực thế giới đối đầu nhau mà mợ bảo chỉ thụt lùi là sai
 
Chỉnh sửa cuối:

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,395
Động cơ
297,719 Mã lực
Tuổi
39
Nhiều cụ trong thớt này vẫn đang hiểu lầm thể chế đồng nghĩa với mấy khái niệm từ hồi chiến tranh lạnh là phe tư bản và phe đỏ. Nếu hiểu đúng đắn về thể chế các cụ sẽ thấy Mỹ và TQ rất giống nhau, TQ rất khác VN.
Một vài ví dụ nhỏ. Ở Mỹ và TQ đều gắn chặt việc thăng tiến của lãnh đạo địa phương với các thành tích, chỉ tiêu về GDP. Ở TQ rất ngắn gọn đơn giản: bí thư, chủ tịch cầm quyền kiểu gì không cần biết, GDP không tăng mạnh thì không bao giờ được lên chức thực quyền ở trung ương. Dù có là con ông trời cũng không ngoại lệ. Ở Mỹ thì lãnh đạo và dân biểu địa phương không kéo được đầu tư, giữ nhà máy, tạo việc làm thì mất phiếu. Vì vậy cả ở Mỹ và TQ các lãnh đạo địa phương đều sống chết tìm cách xây dựng môi trường kinh doanh nhiều ưu đãi nhất cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Cứ đầu tư thành công đã còn tiền bạc biếu xén gì tính sau. Điểm này thì VN cực khác TQ.
Mấy cái đấy mới cấu thành nên thể chế chứ không phải hô to cái mõm lên rằng tao là nước tư bản thì có nghĩa là thể chế giống Mỹ (có cụ còn tin mấy loại rác rưởi như Phi là cùng thể chế với Mỹ??? Điên khùng), hay hô tao là phe đỏ thì auto có được thể chế như TQ (giấc mơ ảo tưởng của mấy thằng ngáo Venezuela).
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,011
Động cơ
480,181 Mã lực
Sau những năm 1970 mới thụt lùi, do bản chất của nền kinh tế kế hoạch XHCN thời điểm đấy diễn biến trở nên quá cực đoan, quan liêu và duy ý chí lãnh đạo khi đã đạt được nhiều thành tựu từ trước. Phát triển đến mức thành 2 cực thế giới đối đầu nhau mà mợ bảo chỉ thụt lùi là sai
Ku nói đúng nhưng chưa đủ

CNXH là chủ trương đúng, chẳng qua dân ta vẫn còn tham sân si, chỉ biết lo cho bản thân thôi, e đảm bảo với cụ 1000 năm nữa thì CNXH là chân ái :)
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,584
Động cơ
317,801 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cụ ei, GDP Séc tương đương VN nhưng dân số Séc chỉ chưa đầy 11 triệu thì so làm gì.

Séc là dân tộc có tố chất trí tuệ rất tốt, ôn hòa và có khả năng thích nghi cao. Thể chế nào thì người Séc cũng thích nghi được và vui vẻ với nó (thậm chí cả thể chế phát-xít Đức).

Cũng phải tính đến những lợi thế trong cái ô EU. Mỗi năm Séc nhận ròng hơn 2 tỉ Euro từ EU, số đó đủ để Séc đảm bảo phần bù cho các chi phí trợ cấp nông nghiệp và an sinh xã hội.
Vâng, cụ nói đúng. Quyết định vào EU của Séc thời điểm đó em cho là đúng đắn theo quan điểm của em. Nhờ cái ô của EU mà Séc đã tận dụng được cơ hội để cải tổ những yếu kém nội tại của bản thân. Chính vì vậy mà từ năm 2000 trở về đây, Séc đã triệt tiêu được khá nhiều bất cập trong xã hội.

Cái quan trọng là chính phủ qua nhiều khóa đã đề ra các mục tiêu phấn đấu về an sinh xã hội và cũng đều thực hiện được, dù phải nhờ tới nhiều nguồn lực từ EU và nhiều nước đối tác. Có thể nhìn chung thì người dân Séc không giàu có, nhưng họ cũng được hưởng mọi quyền lợi chính đáng như các nước Tây Âu và Bắc Âu. Điều đó là một thành công không hề nhỏ trong khoảng thời gian 30 năm ngắn ngủi.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,287
Động cơ
268,812 Mã lực
Đầu tư FDI của Séc bé hơn VN nhiều. Nó nát thật. Dân trí của Séc hồi 1990 cũng không có gì cao, kém các nước châu Âu xung quanh rất nhiều do đã trải qua thời kỳ bao cấp kéo dài làm con ngừoi ta ngu si ù lì đi. Những người dân trí cao hồi chiến tranh thế giới thứ nhất lúc đấy già chết hết rồi. Sau khi Séc ổn định lại đã rất vất vả đầu tư cho giáo dục (cái này gọi là cấu thành thể chế này, chứ khôg phải ba cái nhảm nhí 3 xu TBCN XHHCN mà các cụ đang chém) để xây dựng lại vốn nhân lực và dân trí. Hiện giờ họ cũng mới đi được nửa đường thôi.
Đến một nước kém phát triển như Việt Nam trước khi được dỡ cấm vận phần lớn người dân là nông dân chân đất, đói ăn vàng cả mắt, dân trí thì thấp đúng nghĩa đen, kiến thức thì khan hiếm lẫn thiếu thốn chưa kể đúng sai lẫn lộn vừa học vừa mò... còn trở nên khá khẩm hơn sau chỉ đôi chục năm. So với nước đã công nghiệp hóa cả trăm năm, lại thuận lợi về vị trí địa lý nằm trong khu vực đang dẫn đầu thế giới mà không phát triển được thì mới lạ đấy cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,011
Động cơ
480,181 Mã lực
Nhiều cụ trong thớt này vẫn đang hiểu lầm thể chế đồng nghĩa với mấy khái niệm từ hồi chiến tranh lạnh là phe tư bản và phe đỏ. Nếu hiểu đúng đắn về thể chế các cụ sẽ thấy Mỹ và TQ rất giống nhau, TQ rất khác VN.
Một vài ví dụ nhỏ. Ở Mỹ và TQ đều gắn chặt việc thăng tiến của lãnh đạo địa phương với các thành tích, chỉ tiêu về GDP. Ở TQ rất ngắn gọn đơn giản: bí thư, chủ tịch cầm quyền kiểu gì không cần biết, GDP không tăng mạnh thì không bao giờ được lên chức thực quyền ở trung ương. Dù có là con ông trời cũng không ngoại lệ. Ở Mỹ thì lãnh đạo và dân biểu địa phương không kéo được đầu tư, giữ nhà máy, tạo việc làm thì mất phiếu. Vì vậy cả ở Mỹ và TQ các lãnh đạo địa phương đều sống chết tìm cách xây dựng môi trường kinh doanh nhiều ưu đãi nhất cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Cứ đầu tư thành công đã còn tiền bạc biếu xén gì tính sau. Điểm này thì VN cực khác TQ.
Mấy cái đấy mới cấu thành nên thể chế chứ không phải hô to cái mõm lên rằng tao là nước tư bản thì có nghĩa là thể chế giống Mỹ (có cụ còn tin mấy loại rác rưởi như Phi là cùng thể chế với Mỹ??? Điên khùng), hay hô tao là phe đỏ thì auto có được thể chế như TQ (giấc mơ ảo tưởng của mấy thằng ngáo Venezuela).
Nhiều cụ còn nhầm giữa tư bản và dân chủ

2 cái này chả liên quan mịa gì cả, tư bản có nghĩa là sở hữu tu nhân, mà sở hữu tư nhân với dân chủ là 2 phạm trù khác nhau :)
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,395
Động cơ
297,719 Mã lực
Tuổi
39
Nhiều cụ còn nhầm giữa tư bản và dân chủ

2 cái này chả liên quan mịa gì cả, tư bản có nghĩa là sở hữu tu nhân, mà sở hữu tư nhân với dân chủ là 2 phạm trù khác nhau :)
Mối quan hệ giữa thể chế và phát triển kinh tế thì lại không liên quan dân chủ lắm. Coi doanh nghiệp như giẻ rách thì không phát triển. Coi trọng doanh nghiệp thì phát triển…Cả Mỹ và TQ đều làm được mà chẳng cần phải giống nhau về hình thức dân chủ.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,702
Động cơ
498,208 Mã lực
Nhiều cụ trong thớt này vẫn đang hiểu lầm thể chế đồng nghĩa với mấy khái niệm từ hồi chiến tranh lạnh là phe tư bản và phe đỏ. Nếu hiểu đúng đắn về thể chế các cụ sẽ thấy Mỹ và TQ rất giống nhau, TQ rất khác VN.
Một vài ví dụ nhỏ. Ở Mỹ và TQ đều gắn chặt việc thăng tiến của lãnh đạo địa phương với các thành tích, chỉ tiêu về GDP. Ở TQ rất ngắn gọn đơn giản: bí thư, chủ tịch cầm quyền kiểu gì không cần biết, GDP không tăng mạnh thì không bao giờ được lên chức thực quyền ở trung ương. Dù có là con ông trời cũng không ngoại lệ. Ở Mỹ thì lãnh đạo và dân biểu địa phương không kéo được đầu tư, giữ nhà máy, tạo việc làm thì mất phiếu. Vì vậy cả ở Mỹ và TQ các lãnh đạo địa phương đều sống chết tìm cách xây dựng môi trường kinh doanh nhiều ưu đãi nhất cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Cứ đầu tư thành công đã còn tiền bạc biếu xén gì tính sau. Điểm này thì VN cực khác TQ.
Mấy cái đấy mới cấu thành nên thể chế chứ không phải hô to cái mõm lên rằng tao là nước tư bản thì có nghĩa là thể chế giống Mỹ (có cụ còn tin mấy loại rác rưởi như Phi là cùng thể chế với Mỹ??? Điên khùng), hay hô tao là phe đỏ thì auto có được thể chế như TQ (giấc mơ ảo tưởng của mấy thằng ngáo Venezuela).
Từ mốc thời gian nào mà TQ bắt đầu cải cách cái bộ máy quản lý theo hướng hiệu quả đặt lên hàng đầu vậy?
 

kimdan

Xe máy
Biển số
OF-326568
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
68
Động cơ
284,926 Mã lực
Mối quan hệ giữa thể chế và phát triển kinh tế thì lại không liên quan dân chủ lắm. Coi doanh nghiệp như giẻ rách thì không phát triển. Coi trọng doanh nghiệp thì phát triển…Cả Mỹ và TQ đều làm được mà chẳng cần phải giống nhau về hình thức dân chủ.
Có sự khác biệt trong đối xử với các doanh nghiệp.
Coi doanh nghiệp nội như giẻ rách. Coi trọng doanh nghiệp ngoại vốn nước ngoài.
Đối xử với doanh nghiệp ngoại khi có tranh chấp mềm dẻo ngoại giao, theo quy tắc trọng tài quốc tế. Đối xử với doanh nghiệp nội theo nguyên tắc cứng tự mình đặt ra, bất lợi cho doanh nghiệp nội.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,702
Động cơ
498,208 Mã lực
Có sự khác biệt trong đối xử với các doanh nghiệp.
Coi doanh nghiệp nội như giẻ rách. Coi trọng doanh nghiệp ngoại vốn nước ngoài.
Đối xử với doanh nghiệp ngoại khi có tranh chấp mềm dẻo ngoại giao, theo quy tắc trọng tài quốc tế. Đối xử với doanh nghiệp nội theo nguyên tắc cứng tự mình đặt ra, bất lợi cho doanh nghiệp nội.
Doanh nghiệp FDI không nợ thuế, không nợ Bhxh, mọi chi phí chạy chọt, cảm ơn các dự án khá rõ ràng (tất nhiên là kín đáo), khả năng làm giấy tờ thủ tục hồ sơ rất tốt. Điểm đó khác với phần lớn DN nội với đặc trưng chụp giật trốn tránh, bùng, nợ, chây ì, hồ sơ lộn xộn, khi mắc lỗi thì hối lộ đi đêm để thỏa thuận nên hình thành vòng xoáy bị hút máu từ các thế lực bảo kê, tự hạ mình xuống làm nô lệ cho đứa có quyền thì mơ gì đến bình đẳng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top