[Funland] Tại sao các quốc gia thất bại?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,441
Động cơ
477,664 Mã lực
Tuổi
54
Có cụ cho rằng cứ bê nguyên xi mô hình của các nước Bắc Âu, Mỹ, Nhật... về áp dụng thì ta cũng sẽ phát triển như họ. Nó cũng như việc bê nguyên xi mô hình quản lý của công ty đa quốc gia về áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân với vài lao động vậy, tốn kém và ko cần thiết. Rồi làm ra bao nhiêu thì trả hết cho chi phí quản lý vậy.

Quản lý một Quốc gia, một Doanh nghiệp, một gia đinh... nó phải tùy thuộc vào môi trường, vào xuất phát điểm, vào năng lực hiện tại, vào quy mô.... thì mới phù hợp được. Nhìn lại quá khứ một chút, nếu như ko có thời kỳ bùng nổ xe máy TQ chất lượng kém thì sẽ ko chắc có hoặc còn lâu mới có thời kỳ bùng nổ xe tư nhân hiện nay. Nếu ko có thời kỳ xài Window lậu, phần mềm crack thoải mái thì sẽ ko có hoặc rất lâu nữa mới có con số phổ cập máy tính, Internet 90% như hiện nay... Tức là nếu ép ngay bản quyền thời kỳ đầu khi máy tính chưa phổ cập thì nó kiến ta bị thụt lùi rất nhiều năm trong tiếp cận công nghệ mới vậy. Nhìn rông ra bình diện quản lý Quốc gia thì cũng tương tự vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,050
Động cơ
320,520 Mã lực
Tuổi
58
Với định nghĩa này thì nó không liên quan đến thể chế C.trị. Nó nằm ở Chính sách Xã hội và thực thi chính sách. Đối tượng của chính sách là toàn dân chứ ko chỉ một nhóm nhỏ tài phiệt.

Như TQ trong 50 năm họ xóa đói giảm nghèo cho hơn 800tr dân. Ta cũng ko kém cạnh khi xóa đói giảm nghèo cho 30tr dân trong khoảng 25 năm và cũng nằm trong top các nước có tỷ lệ đói nghèo thấp. Hay như dân Tiểu vương quốc Ả rập hiện nay, dân Irac thời Saddam, dân Lybia thời Gaddafi... cũng không hề nghèo so với bây giờ vậy.

Quan trọng là chính sách: Những chính sách cho người nghèo như: xây nhà tình nghĩa, quỹ Phụ nữ hỗ trợ tới tận cấp Phường, BH miễn phí.... những chính sách mà ở VN có nhưng các nước PT chưa chắc đã có. Nó là chính sách tốt hướng đến đối tượng tầng lớp thấp nhất.
Em cứ thích ngắn gọn dễ hiểu thôi.
Ông giàu có dang tay giúp một người thất cơ lỡ vận (có thực lực, tính nhân văn ). Khác với lá rách đùm lá te tua (tùy hứng, cố gồng mình mà thôi).
Có người nói "không có gì hủy hoại tâm hồn tinh thần bằng sự đói nghèo".

Hôm rồi em xem một phim tài liệu về tiến hóa con người từ man rợ đến nền văn minh hiện nay. Điểm nào là mấu chốt.
Phim bẩu :D, mấu chốt là khúc xương cẳng chân người tiền sử bị gãy, được đồng loại chăm sóc và hồi phục.
Khi đang man rợ biết chăm sóc người bị nạn là bước tiến tới sự văn minh. Thời ấy, gãy chân là chết chắc nếu không được giúp đỡ.
 
Chỉnh sửa cuối:

tratida2019

Xe buýt
Biển số
OF-826714
Ngày cấp bằng
21/2/23
Số km
512
Động cơ
5,160 Mã lực
Tuổi
43
các quốc gia thất bại vì.phát triển mà không giữ được
các quốc gia phát triển vì nghèo đói, đổ nát nhưng có hoà bình mà phát triển.
Chứ giờ có phát triển như Nga, Ukraina mà ko giữ được thì cũng thất bại. 2 ông này chắc chắn sẽ có 1 ông được viết sách

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Không, phải quay lại từ đầu, từ định nghĩa đã cụ ạ. Đầu tiên phải thống nhất với nhau là "thế nào là một Quốc gia thành công, và ngược lại?". Chưa thống nhất được định nghĩa thì mỗi người nói một ý và ai cũng có lý cả.

Và cái sự thành công hay thất bại đôi khi nó cũng mang tính giai đoạn. Như Ấn Độ hiện nay qua mặt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ 3 Quốc gia quyền lực ở Châu Á - Thái Bình Dương thì có được coi là thành công? Hay như ở nước Anh hiện nay có hơn 9,3tr người trong đó có 3tr trẻ em phải đối phó với nạn đói và sống dưới chuẩn đói nghèo thì đó có còn coi là Quốc gia thành công hay không?
Em nghĩ Anh (UK) là một quốc gia thành công ... trong quá khứ. Nhưng từ 2007 đến nay (17 năm) là một quốc gia thất bại.

Cái đơn giản nhất, dễ nhìn dễ lượng hoá: GDP bình quân đầu người Anh năm 2007 là 44.5k $, bây giờ là 47k $. 17 năm mà chỉ tăng 5% thì rõ ràng là thất bại
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,677
Động cơ
228,540 Mã lực
Em nghĩ Anh (UK) là một quốc gia thành công ... trong quá khứ. Nhưng từ 2007 đến nay (17 năm) là một quốc gia thất bại.

Cái đơn giản nhất, dễ nhìn dễ lượng hoá: GDP bình quân đầu người Anh năm 2007 là 44.5k $, bây giờ là 47k $. 17 năm mà chỉ tăng 5% thì rõ ràng là thất bại
Thất bại là từ quá nhẹ, họ đang nói đến từ "phá sản", nuôi cái hạm đội tốn kém để hỗ trợ đồng minh mà không mang tiền về gì cả. Anh là ví dụ 1 nước không cần phải thua trận nào cả nhưng cũng mất vị trí số 1.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,677
Động cơ
228,540 Mã lực
Chú ý rằng không phải bất cứ ai từng là cán bộ Đoàn đều là Đoàn hệ. Nhiều lãnh đạo TQ từng là cán bộ đoàn nhưng không chọn gia nhập Đoàn hệ thì không phải là Đoàn hệ, thậm chí về sau còn đối chọi với Đoàn hệ. Như Lý Cường từng là Bí thư Huyện đoàn Thụy an (Chiết giang) nhưng nay là thân cận của Tập Cận Bình.
Cái này là Tàu Tân dã sử thôi chứ ai cho phép thành lập Hệ trong Đ!
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,103
Động cơ
143,108 Mã lực
Em nghĩ Anh (UK) là một quốc gia thành công ... trong quá khứ. Nhưng từ 2007 đến nay (17 năm) là một quốc gia thất bại.

Cái đơn giản nhất, dễ nhìn dễ lượng hoá: GDP bình quân đầu người Anh năm 2007 là 44.5k $, bây giờ là 47k $. 17 năm mà chỉ tăng 5% thì rõ ràng là thất bại
Đồng ý cụ, Anh giờ vẫn còn vị thế là nhờ của cải tổ tiên gom góp cả thế giới nên để lại hơi bị nhiều thôi.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Thất bại là từ quá nhẹ, họ đang nói đến từ "phá sản", nuôi cái hạm đội tốn kém để hỗ trợ đồng minh mà không mang tiền về gì cả. Anh là ví dụ 1 nước không cần phải thua trận nào cả nhưng cũng mất vị trí số 1.
Hình như Anh bị Mỹ ép phải từ bỏ thuộc địa? để dành đất cho cả phe chứ không được dành riêng
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,677
Động cơ
228,540 Mã lực
Hình như Anh bị Mỹ ép phải từ bỏ thuộc địa? để dành đất cho cả phe chứ không được dành riêng
Pháp còn chả ép được nói gì Anh. Nhưng Anh nhắm thấy không giữ được nên buông thôi. Nhưng đâu có ai ép phải duy trì hạm đội to, ai ép phải sang Irak, Afga đánh nhau...mà không được xu nào.

Trên thế giới có 1 khối kinh tế rất to là khối Thịnh vượng chung có Anh, Canada, Úc, Ấn Độ.. nhưng khối này có vẻ không phát huy được gì.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Pháp còn chả ép được nói gì Anh. Nhưng Anh nhắm thấy không giữ được nên buông thôi. Nhưng đâu có ai ép phải duy trì hạm đội to, ai ép phải sang Irak, Afga đánh nhau...mà không được xu nào.

Trên thế giới có 1 khối kinh tế rất to là khối Thịnh vượng chung có Anh, Canada, Úc, Ấn Độ.. nhưng khối này có vẻ không phát huy được gì.
Khối thịnh vượng chung chỉ là hình thức thôi, vua vẫn chung ở nhiều nước. Nhưng quyền lực đã trao hết cho Nghị viện & chính phủ sở tại rồi.
 

Gin Melkior 02

Xe hơi
Biển số
OF-859872
Ngày cấp bằng
24/5/24
Số km
131
Động cơ
1,550 Mã lực
Tuổi
33
Cái này là Tàu Tân dã sử thôi chứ ai cho phép thành lập Hệ trong Đ!
Em đọc truyện Quan Trường thì mối quan hệ thầy trò, cấp trên cấp dưới mà đủ to đủ rộng thì tức là 1 hệ, phái dù họ vẫn là nho sĩ, đảng viên.

Điều này là bình thường với vận động chính trị của TQ và tồn tại phổ biến trong lịch sử
 

Bllllo

Xe máy
Biển số
OF-866122
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
81
Động cơ
500 Mã lực
Tuổi
26
Có cụ cho rằng cứ bê nguyên xi mô hình của các nước Bắc Âu, Mỹ, Nhật... về áp dụng thì ta cũng sẽ phát triển như họ. Nó cũng như việc bê nguyên xi mô hình quản lý của công ty đa quốc gia về áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân với vài lao động vậy, tốn kém và ko cần thiết. Rồi làm ra bao nhiêu thì trả hết cho chi phí quản lý vậy.

Quản lý một Quốc gia, một Doanh nghiệp, một gia đinh... nó phải tùy thuộc vào môi trường, vào xuất phát điểm, vào năng lực hiện tại, vào quy mô.... thì mới phù hợp được. Nhìn lại quá khứ một chút, nếu như ko có thời kỳ bùng nổ xe máy TQ chất lượng kém thì sẽ ko chắc có hoặc còn lâu mới có thời kỳ bùng nổ xe tư nhân hiện nay. Nếu ko có thời kỳ xài Window lậu, phần mềm crack thoải mái thì sẽ ko có hoặc rất lâu nữa mới có con số phổ cập máy tính, Internet 90% như hiện nay... Tức là nếu ép ngay bản quyền thời kỳ đầu khi máy tính chưa phổ cập thì nó kiến ta bị thụt lùi rất nhiều năm trong tiếp cận công nghệ mới vậy. Nhìn rông ra bình diện quản lý Quốc gia thì cũng tương tự vậy.
Bê nguyên xi mô hình nước nào thì sẽ phát triển như nước đó, không 90% thì cũng 80%. Cụ so với chuyện doanh nghiệp là hơi khập khiễng. Doanh nghiệp đa quốc gia và tư nhân có mục đích khác nhau, còn các quốc gia thì tư chất con người không khác nhau mấy, nếu áp dụng luật giống nhau thì chắc chắn điều kiện phát triển con người sẽ như nhau. Quan trọng có dám bê nguyên không và đã nước nào đã thử bê nguyên thể chế, luật pháp của 1 nước Bắc Âu vào mình chưa, theo tôi biết thì chưa. Nếu bê được thì sao không thử bê ngay sẽ thấy hiệu quả ngay.

Những cái cụ nêu: môi trường, xuất phát điểm, năng lực hiện tại, quy mô không ảnh hưởng nhiều và không quan trọng, quan trọng là thể chế. 2 quốc gia dù khác nhau về môi trường, xuất phát điểm, nhưng thể chế giống nhau thì sẽ phát triển ngang ngửa nhau.
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,225
Động cơ
654,613 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bê nguyên xi mô hình nước nào thì sẽ phát triển như nước đó, không 90% thì cũng 80%. . ...Quan trọng có dám bê nguyên không và đã nước nào đã thử bê nguyên thể chế, luật pháp của 1 nước Bắc Âu vào mình chưa, theo tôi biết thì chưa. Nếu bê được thì sao không thử bê ngay sẽ thấy hiệu quả ngay.

Những cái cụ nêu: môi trường, xuất phát điểm, năng lực hiện tại, quy mô không ảnh hưởng nhiều và không quan trọng, quan trọng là thể chế. 2 quốc gia dù khác nhau về môi trường, xuất phát điểm, nhưng thể chế giống nhau thì sẽ phát triển ngang ngửa nhau.
Vì không bê được nên người ta mới không bê đó, và cũng không có lãnh đạo quốc gia nào có cái suy nghĩ ấu trĩ đó đâu mà cụ thắc mắc.
Em bảo cụ rồi, bê dễ thế cụ học đầu tư của Warren Buffet rồi giàu bằng 80% ông ý giúp em ngay và luôn đi. Làm giàu cá nhân dễ hơn làm giàu quốc gia, cụ cứ làm trước, thành tỏi phú USD đi thì cụ nói gì người ta cũng nghe.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,894
Động cơ
416,997 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Bê nguyên xi mô hình nước nào thì sẽ phát triển như nước đó, không 90% thì cũng 80%. Cụ so với chuyện doanh nghiệp là hơi khập khiễng. Doanh nghiệp đa quốc gia và tư nhân có mục đích khác nhau, còn các quốc gia thì tư chất con người không khác nhau mấy, nếu áp dụng luật giống nhau thì chắc chắn điều kiện phát triển con người sẽ như nhau. Quan trọng có dám bê nguyên không và đã nước nào đã thử bê nguyên thể chế, luật pháp của 1 nước Bắc Âu vào mình chưa, theo tôi biết thì chưa. Nếu bê được thì sao không thử bê ngay sẽ thấy hiệu quả ngay.

Những cái cụ nêu: môi trường, xuất phát điểm, năng lực hiện tại, quy mô không ảnh hưởng nhiều và không quan trọng, quan trọng là thể chế. 2 quốc gia dù khác nhau về môi trường, xuất phát điểm, nhưng thể chế giống nhau thì sẽ phát triển ngang ngửa nhau.
Cụ nên xem xét lại quan điểm của mình. 1 thể chế muốn phát huy tác dụng thì phải phù hợp với con người, lịch sử và hoàn cảnh hiện tại của nước đó, không hợp là tác dụng ngược.

Tôi dẫn vài đặc điểm của thể chế Bắc Âu để cụ xem có áp dụng được ở các nước nghèo và kém phát triển không:

- Thuế thu nhập rất cao, đến 60% nhưng người dân rất tự giác, vui vẻ thậm chí còn tự hào được đóng thuế.
- Phúc lợi xã hội rất tốt. Người dân được đảm bảo cuộc sống trong bất cứ trường hợp nào. Không có việc làm thì được trợ cấp xã hội đủ để sống tương đối tươm tất. Nhưng người dân rất tự trọng, luôn ý thức tiết kiệm và không dựa dẫm vào trợ cấp của Nhà nc.
- Nhà nước đảm bảo cho người dân quyền có chỗ cư trú. Nếu không có thì NN sẽ thu xếp, thất nghiệp thì được trợ cấp tiền thuê nhà.
- Y tế và giáo dục hoàn toàn không mất tiền.
- Pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục và phòng ngừa, không có tử hình. Tù nhân được ở biệt lập và văn minh. Đây là phòng giam Breivik, kẻ đã bắn chết gần 100 thanh niên Na-uy và chỉ bị tù 20 năm:
1729420950648.png


Có 1 nước gần phát triển là Hy -lạp từng copy thể chế của Trung - Tây Âu (mới Trung-Tây Âu chứ chưa phải Bắc Âu) mà đã bị lạm dụng tứ tung dẫn đến khủng hoảng tài chính trầm trọng năm 2008-2012, có 12 triệu dân mà EU phải cứu trợ đến gần 300 tỉ Euro.

Thể chế Bắc Âu đòi hỏi 2 điều kiện là người dân phải có dân trí và tính tự giác cực cao, và ngân sách dồi dào để chi cho các phúc lợi xã hội. Các nước nghèo, thậm chí các nước trung bình, không có cả 2 thứ đó, nếu copy thì sẽ sa ngay vào khủng hoảng như Hy-lạp.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,175
Động cơ
-152,103 Mã lực
Tuổi
36
Cụ nên xem xét lại quan điểm của mình. 1 thể chế muốn phát huy tác dụng thì phải phù hợp với con người, lịch sử và hoàn cảnh hiện tại của nước đó, không hợp là tác dụng ngược.

Tôi dẫn vài đặc điểm của thể chế Bắc Âu để cụ xem có áp dụng được ở các nước nghèo và kém phát triển không:

- Thuế thu nhập rất cao, đến 60% nhưng người dân rất tự giác, vui vẻ thậm chí còn tự hào được đóng thuế.
- Phúc lợi xã hội rất tốt. Người dân được đảm bảo cuộc sống trong bất cứ trường hợp nào. Không có việc làm thì được trợ cấp xã hội đủ để sống tương đối tươm tất. Nhưng người dân rất tự trọng, luôn ý thức tiết kiệm và không dựa dẫm vào trợ cấp của Nhà nc.
- Nhà nước đảm bảo cho người dân quyền có chỗ cư trú. Nếu không có thì NN sẽ thu xếp, thất nghiệp thì được trợ cấp tiền thuê nhà.
- Y tế và giáo dục hoàn toàn không mất tiền.
- Pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục và phòng ngừa, không có tử hình. Tù nhân được ở biệt lập và văn minh. Đây là phòng giam Breivik, kẻ đã bắn chết gần 100 thanh niên Na-uy và chỉ bị tù 20 năm:
View attachment 8793544

Có 1 nước gần phát triển là Hy -lạp từng copy thể chế của Trung - Tây Âu (mới Trung-Tây Âu chứ chưa phải Bắc Âu) mà đã bị lạm dụng tứ tung dẫn đến khủng hoảng tài chính trầm trọng năm 2008-2012, có 12 triệu dân mà EU phải cứu trợ đến gần 300 tỉ Euro.

Thể chế Bắc Âu đòi hỏi 2 điều kiện là người dân phải có dân trí và tính tự giác cực cao, và ngân sách dồi dào để chi cho các phúc lợi xã hội. Các nước nghèo, thậm chí các nước trung bình, không có cả 2 thứ đó, nếu copy thì sẽ sa ngay vào khủng hoảng như Hy-lạp.
Bắc âu phải có tài nguyên khủng trên % dân số thì tất nhiên giàu thui.😁😁😁
Ở DNA có brunei, Trung đông có khối nước.
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,308
Động cơ
1,770,128 Mã lực
Có cụ cho rằng cứ bê nguyên xi mô hình của các nước Bắc Âu, Mỹ, Nhật... về áp dụng thì ta cũng sẽ phát triển như họ. Nó cũng như việc bê nguyên xi mô hình quản lý của công ty đa quốc gia về áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân với vài lao động vậy, tốn kém và ko cần thiết. Rồi làm ra bao nhiêu thì trả hết cho chi phí quản lý vậy. Quản lý một Quốc gia, một Doanh nghiệp, một gia đinh... nó phải tùy thuộc vào môi trường, vào xuất phát điểm, vào năng lực hiện tại, vào quy mô.... thì mới phù hợp được. Nhìn lại quá khứ một chút, nếu như ko có thời kỳ bùng nổ xe máy TQ chất lượng kém thì sẽ ko chắc có hoặc còn lâu mới có thời kỳ bùng nổ xe tư nhân hiện nay. Nếu ko có thời kỳ xài Window lậu, phần mềm crack thoải mái thì sẽ ko có hoặc rất lâu nữa mới có con số phổ cập máy tính, Internet 90% như hiện nay... Tức là nếu ép ngay bản quyền thời kỳ đầu khi máy tính chưa phổ cập thì nó kiến ta bị thụt lùi rất nhiều năm trong tiếp cận công nghệ mới vậy. Nhìn rông ra bình diện quản lý Quốc gia thì cũng tương tự vậy.
Bê nguyên xi mô hình nước nào thì sẽ phát triển như nước đó, không 90% thì cũng 80%. Cụ so với chuyện doanh nghiệp là hơi khập khiễng. Doanh nghiệp đa quốc gia và tư nhân có mục đích khác nhau, còn các quốc gia thì tư chất con người không khác nhau mấy, nếu áp dụng luật giống nhau thì chắc chắn điều kiện phát triển con người sẽ như nhau. Quan trọng có dám bê nguyên không và đã nước nào đã thử bê nguyên thể chế, luật pháp của 1 nước Bắc Âu vào mình chưa, theo tôi biết thì chưa. Nếu bê được thì sao không thử bê ngay sẽ thấy hiệu quả ngay.

Những cái cụ nêu: môi trường, xuất phát điểm, năng lực hiện tại, quy mô không ảnh hưởng nhiều và không quan trọng, quan trọng là thể chế. 2 quốc gia dù khác nhau về môi trường, xuất phát điểm, nhưng thể chế giống nhau thì sẽ phát triển ngang ngửa nhau.
Như cụ mở nhà hàng thôi.
Vị trí quan trọng đầu tiên.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,894
Động cơ
416,997 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Na Uy có ngoài về năng lượng (dầu khí, thuỷ điện), khoáng sản (quặng sắt, đồng, chì, kẽm, titan, nickel), thuỷ hải sản, và rừng.
ăn 1000 năm không hết ấy chứ ;;)
Yếu tố rất quan trọng nữa là các nước đó rất ít dân và tương đối thuần nhất. Na-uy 5,5 triệu (chưa bằng nửa Sài gòn), Phần lan 5,55 triệu, Thụy điển 10 triệu.

Đừng bao giờ nghĩ có thể áp dụng thể chế 1 nước 5 triệu dân vào các nước 50-100 triệu dân và có nhiều dân tộc (như Miến điện, Thái lan hay VN).
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,320
Động cơ
269,177 Mã lực
Bê nguyên xi mô hình nước nào thì sẽ phát triển như nước đó, không 90% thì cũng 80%. Cụ so với chuyện doanh nghiệp là hơi khập khiễng. Doanh nghiệp đa quốc gia và tư nhân có mục đích khác nhau, còn các quốc gia thì tư chất con người không khác nhau mấy, nếu áp dụng luật giống nhau thì chắc chắn điều kiện phát triển con người sẽ như nhau. Quan trọng có dám bê nguyên không và đã nước nào đã thử bê nguyên thể chế, luật pháp của 1 nước Bắc Âu vào mình chưa, theo tôi biết thì chưa. Nếu bê được thì sao không thử bê ngay sẽ thấy hiệu quả ngay.

Những cái cụ nêu: môi trường, xuất phát điểm, năng lực hiện tại, quy mô không ảnh hưởng nhiều và không quan trọng, quan trọng là thể chế. 2 quốc gia dù khác nhau về môi trường, xuất phát điểm, nhưng thể chế giống nhau thì sẽ phát triển ngang ngửa nhau.
Philippines đã từng bê nguyên mô hình của Mỹ, dân Philips kêu gào Mỹ nhận là bang thứ 51 đấy giờ có được bằng 80% Mỹ như cụ nghĩ không :)) Tư duy ngây thơ thế này thì chịu
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top