[Funland] Tại sao các quốc gia thất bại?

Trạng thái
Thớt đang đóng

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,319
Động cơ
269,201 Mã lực
Nói kinh tế Mỹ hay kinh tế các nước tư bản là inclusive thì cũng không đúng lắm nhỉ vì theo thuyết tư bản thì tư bản càng tập trung lớn thì mới đảm bảo nguồn đầu tư dài hạn, từ đó kinh tế mới có cơ hội phát triển. Còn theo thuyết XHCN thì phải inclusive, tức là chia đều cho tất cả mọi người. Mỹ mà không tập trung tư bản thì làm sao mà đầu tư xây dựng được kênh đào Panama, xây dựng hạ tầng. VN giờ đang bấn vì không tập trung nguồn lực để đầu tư cho các dự án lớn như làm hệ thống metro, đường sắt cao tốc bắc-nam...
Và cũng cần có thể chế chính trị mạnh, cần những bàn tay sắt để thực thi pháp luật, kiểu Hàn Quốc hay Nhật Bản, chưa nói đến Mỹ vì Mỹ thì thao túng cả thế giới rồi.
Nói chung từ thực tế cho thấy, thể chế chính trị là quan trọng, bởi vì thể chế đó định hướng và lãnh đạo tất cả. Hàn Quốc hồi những năm 1950, 1960 cũng nghèo khó, thiếu điện nước, thiếu ăn.. vậy mà giờ cạnh tranh cả với Nhật Bản, vốn là cường quốc thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Ấy là nhờ họ lựa chọn thể chế chính trị đúng đắn, chứ con người thì lúc nào chả giống lúc nào.
Thể chế chính trị trong sự thành công của kỳ tích sông Hàn chỉ là phần nhỏ thôi. Không được Mỹ ép Nhật phải chuyển giao rất nhiều công nghệ lõi như luyện kim, bán dẫn, hóa chất... Cầm tay chỉ việc xây dựng nền công nghiệp từ thời sơ khai thì sao có được sự phát triển như bây giờ. Đang nông dân chân đất có mà thể chế giời cũng không vụt lên thành nước phát triển được trong thời đại công nghiệp công nghệ cao như bây giờ, khoảng cách về công nghệ là quá lớn để có thể đuổi theo
 
Chỉnh sửa cuối:

snipapple

Tháo bánh
Biển số
OF-821703
Ngày cấp bằng
29/10/22
Số km
334
Động cơ
10,255 Mã lực
Thể chế chính trị trong sự thành công của kỳ tích sông Hàn chỉ là phần nhỏ thôi. Không được Mỹ ép Nhật phải chuyển giao rất nhiều công nghệ lõi như luyện kim, bán dẫn, hóa chất... Cầm tay chỉ việc xây dựng nền công nghiệp từ thời sơ khai thì sao có được sự phát triển như bây giờ. Đang nông dân chân đất có mà thể chế giời cũng không vụt lên thành nước phát triển được trong thời đại công nghiệp công nghệ cao như bây giờ, khoảng cách về công nghệ là quá lớn để có thể đuổi theo
Những cái đó góp phần vào sự thành công của hàn quốc Nhưng bản thân người Hàn quốc vẫn là chính. Nếu người Hàn Quốc không có ý chí tiếp thu, không phát triển thì có chuyển giao cho bao nhiêu thì rồi cũng lại chỉ được tại thời điểm đó mà thôi. Rồi thì cũng mai một rồi chả đi đến đâu
Tôi lấy ví dụ Nước nga luyện kim có không, hóa chất có không. tại sao không không phát triển được ngành chế tạo dân dụng. Bởi đầu óc của Người Nga nó kém thực dụng, còn bọn Hàn nó chặt chẽ và thực dụng hơn nhiều.
Còn nữa sau này Hàn tự phát triển công nghệ bán dẫn. Chính người Nhật còn không tin Hàn làm được và Hàn vượt qua cả Nhật. Cái này mới giúp Hàn vươn lên và thu được rất nhiều ngoại tệ. Nó góp phần tạo nên những samsung hay LG khổng lồ.
Nguoif Nhật thì ai cầm tay chỉ việc, làm gì có ai giúp đỡ cho họ như mỹ giúp cho Hàn, Mà họ tự cử sinh viên đi học kĩ nghệ về, họ khao khát có được kĩ nghệ, họ mua sahcs mua giáo trình về. mời kĩ sư tây sang đào tạo. Nếu không được trao cho thì phải mua lấy hoặc ăn cắp lấy. Ban đầu cũng chỉ là sao chép thôi, rồi thì tự chủ vươn lên. Còn không có ý chí thì nó nhiều lí do lắm.
Thế mới nói cái tầm tư duy của mỗi dân tộc nó là thứ quyết định
 

nkafe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
308
Động cơ
7,890 Mã lực
Tuổi
30
đạt giải Nobel thật hả cụ? Đọc tóm tắt nội dung đã thấy sách viết khá nhảm rồi.

khoing biêdt 2 anh tác giả này xếp TQ vào thể chế nào nhỉ? TQ thịnh vượng kém gì Mỹ đâu
Sách phát hành năm 2012, dữ liệu dừng lại năm 2008. Quyển này cũng ghi nhận sự phát triểu của tàu nhưng xổ toẹt những nỗ lực đổi mới kinh tế của tàu mà cho rằng chẳng mau tàu được thế là do đấu đá chính trị. Nói chung 2 ông này bệnh nặng chứ chẳng phải nhìn thế giới 1 màu nữa.

Khi các quốc gia thoát khỏi các mô hình thể chế khiến họ phải chịu đói nghèo và cố gắng bước vào con đường tăng trưởng kinh tế, thì không phải vì các nhà lãnh đạo thiếu hiểu biết của họ đột nhiên trở nên hiểu biết hơn hoặc ít ích kỷ hơn hoặc vì họ đã nhận được lời khuyên từ các nhà kinh tế giỏi hơn. Ví dụ, Trung Quốc là một trong những quốc gia đã chuyển đổi từ các chính sách kinh tế gây ra đói nghèo và nạn đói của hàng triệu người sang các chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Nhưng, như chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn sau, điều này đã không xảy ra vì DCS Trung Quốc cuối cùng đã hiểu rằng quyền sở hữu tập thể đối với đất nông nghiệp và công nghiệp đã tạo ra những động lực kinh tế khủng khiếp. Thay vào đó, Đặng Tiểu Bình và các đồng minh của ông, những người không kém phần ích kỷ so với các đối thủ của họ nhưng có những lợi ích và mục tiêu chính trị khác nhau, đã đánh bại những đối thủ hùng mạnh của họ trong DCS và chủ mưu một cuộc cách mạng chính trị, thay đổi hoàn toàn sự lãnh đạo và định hướng của đảng. Các cải cách kinh tế của họ, tạo ra các động lực thị trường trong nông nghiệp và sau đó là trong công nghiệp, tiếp nối cuộc cách mạng chính trị này. Chính chính trị đã quyết định sự chuyển đổi từ ch ngh cs sang các động lực thị trường ở Trung Quốc, chứ không phải lời khuyên tốt hơn hoặc sự hiểu biết tốt hơn về cách thức hoạt động của nền kinh tế.
 

hoangdinhman

Xe hơi
Biển số
OF-89020
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
199
Động cơ
478,221 Mã lực
Em nghĩ giải này cũng bị infulence từ hệ tư tưởng Âu Mỹ và biện minh cho việc đó. Giải Nobel thành công cụ để truyền bá tư tưởng cổ vũ các quốc gia làm cách mạng Kolor thôi. Thích nghiên cứu kiểu này thì đặt hàng là có hàng đống. Viết xong ko cần biết đúng sai cứ đông người vỗ tay là ăn giải.

Đồng ý rằng khai phá được tiềm lực qua thể chế thì có điều kiện phát triển. Nhưng nếu lệch kạ thì lũ khác bu vào cấm vận, tẩy chay, đánh thuế, cấm công nghệ... thì sẽ bị kìm hãm nhiều thậm chí tèo luôn.

Ví dụ như anh Bắc Hàn. Thời 1960s -1970s anh này phát triển vũ bão, kinh tế ăn đứt Nam Hàn. Hồi đó còn viện trợ cho ta khá khá, còn cử 100 phi công sang hỗ trợ mình chống máy bay Mỹ.
Vậy mà sập kèo, lúc team bị bể nên bị phe kia dập sấp mặt về kinh tế. Chứ với nội lực tự làm được tên lửa liên lục địa, siêu vượt âm, tự đóng tàu ngầm, thử hột nhân... thì trình độ của họ chỉ có hơn chứ ko có kém đâu.
Thành công hay thất bại của một quốc gia có nhiều yếu tố: địa lý, tôn giáo, con người, thể chế
Thế chế là một yếu tố cần chứ không phải là đủ
Khi nói đến thế chế ta người ta nghĩ ngay đến Mỹ mặc dù không nói ra
Ai nói Mỹ đứng thứ hai chắc gạch đá đủ xây vạn lý trường thành
Trong một cuộc thi chỉ có một người đứng nhất. Nếu chê trách người đứng sau là không công bằng. Học hỏi người đứng đầu để thay đổi, nhưng có những thứ không thể thay đổi như địa lý
Mỹ, Anh, Pháp, Đức vừa xa lại khác màu da ta hóng từ xa vậy
Mấy con rồng châu á ta học luôn đi cho nóng
Hàn, Đài đang tranh chấp ai mới là chủ của cả Triều, Trung ta lên tránh
Còn lại Sing.
Đặt giả thiết như này: trong hội nghị Asean, 10 quốc gia xin nhập vào Sing, lấy luật pháp của Sing để thực thi trên toàn Asean
Nếu như vậy thì cha con nhà Lý mất bao lâu để được như Sing năm 2024 ?
Như em đã còm: chính trị hóa các giải Nobel xã hội
Cuốn sách này nói sự thất bại là do thể chế, một sự dọn đường cho cách mạng màu !
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,631
Động cơ
970,446 Mã lực
Giàu, phụ thuộc cũng có
Giàu vì tài nguyên cũng có

Chỉ có Giàu nhưng tự chủ, tự lập rất hiếm.
 

Bllllo

Xe máy
Biển số
OF-866122
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
77
Động cơ
415 Mã lực
Tuổi
26
Thành công hay thất bại của một quốc gia có nhiều yếu tố: địa lý, tôn giáo, con người, thể chế
Thế chế là một yếu tố cần chứ không phải là đủ
Khi nói đến thế chế ta người ta nghĩ ngay đến Mỹ mặc dù không nói ra
Ai nói Mỹ đứng thứ hai chắc gạch đá đủ xây vạn lý trường thành
Trong một cuộc thi chỉ có một người đứng nhất. Nếu chê trách người đứng sau là không công bằng. Học hỏi người đứng đầu để thay đổi, nhưng có những thứ không thể thay đổi như địa lý
Mỹ, Anh, Pháp, Đức vừa xa lại khác màu da ta hóng từ xa vậy
Mấy con rồng châu á ta học luôn đi cho nóng
Hàn, Đài đang tranh chấp ai mới là chủ của cả Triều, Trung ta lên tránh
Còn lại Sing.
Đặt giả thiết như này: trong hội nghị Asean, 10 quốc gia xin nhập vào Sing, lấy luật pháp của Sing để thực thi trên toàn Asean
Nếu như vậy thì cha con nhà Lý mất bao lâu để được như Sing năm 2024 ?
Như em đã còm: chính trị hóa các giải Nobel xã hội
Cuốn sách này nói sự thất bại là do thể chế, một sự dọn đường cho cách mạng màu !
Những thứ địa lý, tôn giáo, con người, thể chế cũng ảnh hưởng qua lại nhau. Địa lý ảnh hưởng con người, con người tạo nên tôn giáo và thể chế. Tuy nhiên nếu được áp đặt thể chế tốt thì con người dù địa lý như thế nào thì cũng vẫn phát triển rất tốt. Vì vậy thể chế có lẽ nắm giữ 90% ảnh hưởng đến thành công hay thất bại.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,884
Động cơ
756,148 Mã lực
À hóa ra ý cụ là ai/quốc gia nào cũng có thể thành công nếu biết nỗ lực đúng không nhỉ, thế thì cơ bản là đúng rồi :D Tuy vậy nó chả đóng góp tí tham luận cho hội nghị gì cả, khác gì bảo mày muốn giàu thì phải cố lên, vấn đề cố cái gì :))
Muốn giầu thì phải trồng cây gì nuôi con gì. ....Muốn phát triển thì địa phương phải làm đầu tầu....
 

RaptorLake

Xe buýt
Biển số
OF-809752
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
639
Động cơ
47,404 Mã lực
Những thứ địa lý, tôn giáo, con người, thể chế cũng ảnh hưởng qua lại nhau. Địa lý ảnh hưởng con người, con người tạo nên tôn giáo và thể chế. Tuy nhiên nếu được áp đặt thể chế tốt thì con người dù địa lý như thế nào thì cũng vẫn phát triển rất tốt. Vì vậy thể chế có lẽ nắm giữ 90% ảnh hưởng đến thành công hay thất bại.
Cơ sở nào để đưa ra con số 90%? Và cụ cho thế nào là thể chế tốt?

Xin bổ sung với nhiều cụ khác trong thread này. Vị trí địa lý không chỉ bao gồm thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng hay gốc gác chủng tộc, dân tộc mà còn là tương quan với các nền văn minh, quốc gia trong khu vực. Sự phát triển thành công của một dân tộc, quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố riêng của dân tộc, quốc gia đá mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố nước ngoài. Sở dĩ những chủ đề như thế nào dễ phát sinh nhiều tranh cãi vì chúng ta không cô lập được tác động của từng yếu tố đến thành quả phát triển. Việc lấy ví dụ quốc gia này, dân tộc kia nhìn chung chỉ đưa ra một cơ sở để có thể chấp nhận một quan điểm nhưng không đủ phản bác quan điểm khác.
 

Boyngoan

Xe buýt
Biển số
OF-849274
Ngày cấp bằng
7/3/24
Số km
668
Động cơ
9,867 Mã lực
Tuổi
36
Nói chung, thời buổi bây h chúng ta ko nên tách khỏi xu thế phát triển chung của xã hội, của thế giới. Còn cái gì của riêng mình, thế mạnh riêng và đặc sắc của mình thì phải tận dụng tối đa.

Ví như bây h rất nhiều bậc phụ huynh đang hướng cho con đang học 11, 12 đi theo AI, chuyển dổi số, năng lượng tái tạo, công nghệ bán dẫn… đây gọi là bánh xe lịch sử. Đơn giản vậy thôi. Những tiến bộ, những thành tựu những gì giúp chúng ta có niềm tin thì chúng ta theo.
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,926
Động cơ
90,481 Mã lực
Những thứ địa lý, tôn giáo, con người, thể chế cũng ảnh hưởng qua lại nhau. Địa lý ảnh hưởng con người, con người tạo nên tôn giáo và thể chế. Tuy nhiên nếu được áp đặt thể chế tốt thì con người dù địa lý như thế nào thì cũng vẫn phát triển rất tốt. Vì vậy thể chế có lẽ nắm giữ 90% ảnh hưởng đến thành công hay thất bại.
Cụ nói vừa đúng vừa không đúng. Nhưng không đúng nhiều hơn.

Cụ bảo thể chế tốt thì theo cụ thể chế của Argentine có tốt không? Cũng tổng thống, cũng cộng hòa đấy. Đừng giải thích lê thê ra ngoài cái thể chế ở high level đó.

Bản thân Âu Mỹ luôn ca bài Diversity nhưng cứ ông nào mà khác kạ là hùa nhau o bế rồi bảo đó là ko dân chủ, phi nhân quyền, o bế tôn giáo....
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,926
Động cơ
90,481 Mã lực
À hóa ra ý cụ là ai/quốc gia nào cũng có thể thành công nếu biết nỗ lực đúng không nhỉ, thế thì cơ bản là đúng rồi :D Tuy vậy nó chả đóng góp tí tham luận cho hội nghị gì cả, khác gì bảo mày muốn giàu thì phải cố lên, vấn đề cố cái gì :))
Thế nên em mới bảo là làm đề tài kiểu này thì ra hàng mớ vì méo có giá trị thực tiễn mấy.
À mà cũng có tí thực tiễn. Kiểu IMF, WB bảo là mày phải cải cách thế này, sửa hiến pháp, sửa luật thế kia thì tao cho vay tiền, tao cho ưu đãi, tao dỡ hàng rào thuế quan, tao gỡ mác nên kinh tế phi thị trường.... Vậy thì giàu lên có phải do thể chế hay không? Câu chuyện tưởng chừng là con gà quả trứng.
 

Boyngoan

Xe buýt
Biển số
OF-849274
Ngày cấp bằng
7/3/24
Số km
668
Động cơ
9,867 Mã lực
Tuổi
36
Thành công hay thất bại của một quốc gia có nhiều yếu tố: địa lý, tôn giáo, con người, thể chế
Thế chế là một yếu tố cần chứ không phải là đủ
Khi nói đến thế chế ta người ta nghĩ ngay đến Mỹ mặc dù không nói ra
Ai nói Mỹ đứng thứ hai chắc gạch đá đủ xây vạn lý trường thành
Trong một cuộc thi chỉ có một người đứng nhất. Nếu chê trách người đứng sau là không công bằng. Học hỏi người đứng đầu để thay đổi, nhưng có những thứ không thể thay đổi như địa lý
Mỹ, Anh, Pháp, Đức vừa xa lại khác màu da ta hóng từ xa vậy
Mấy con rồng châu á ta học luôn đi cho nóng
Hàn, Đài đang tranh chấp ai mới là chủ của cả Triều, Trung ta lên tránh
Còn lại Sing.
Đặt giả thiết như này: trong hội nghị Asean, 10 quốc gia xin nhập vào Sing, lấy luật pháp của Sing để thực thi trên toàn Asean
Nếu như vậy thì cha con nhà Lý mất bao lâu để được như Sing năm 2024 ?
Như em đã còm: chính trị hóa các giải Nobel xã hội
Cuốn sách này nói sự thất bại là do thể chế, một sự dọn đường cho cách mạng màu !
Em chưa thấy một giải Nobel nào vô nghĩa cả.

Ngay cả giải thưởng Vinfuture của chúng ta năm trc trao giảo cho Hoá học. Năm nay họ đạt giải Nobel. Chứng tỏ là nó có thật, giá trị là thật.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,602
Động cơ
351,967 Mã lực
Nếu chỉ nói về vai trò quan trọng của thể chế thì việc này gần như là ... hiển nhiên. Ngay từ thế kỷ 19 Marx đã chỉ ra các nấc thang của sự phát triển kinh tế xã hội loài người luôn gắn liền với sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất vừa là kết quả vừa là động lực phát triển xã hội, ở đây nó chính là thể chế chứ còn gì nữa.

Chả biết các cụ đã đọc sách Why nations fail chưa, em đọc wiki thì ghi tác giả nhấn mạnh hai trụ cột chính của thể chế:
+ quyền tư hữu tài sản Inclusive economic institutions
+ xã hội dân chủ inclusive political institutions
Đây mới là cái đáng tranh cãi này :))

Trước khi các cụ bàn sâu hơn về từng trụ cột trên, em tạm comment là tác giả hình như không nói gì đến vai trò của kinh tế thị trường hay vai trò của nhà nước trong kinh tế. Bàn về phát triển kinh tế mà không nói về cái này là thiếu sót lớn rồi. Chắc các bố tác giả mải học chính trị nên quên học kinh tế thị trường :))
 
Chỉnh sửa cuối:

buithuy07

Xe hơi
Biển số
OF-616069
Ngày cấp bằng
15/2/19
Số km
185
Động cơ
135,010 Mã lực
Tuổi
30
Các giải Nobel về xã hội ( kính tế, văn học, hoà bình _) những năm gần đây đã bị chính trị hóa
Đặc biệt là giải hòa bình
Dạo này Em bị ám ảnh các loạia th
Đối với e tố chất con người là đầu tiên và quan trọng nhất. ở Nhật cũng có Hoàng gia, nhưng hoàng gia ở nhật họ hiểu chuyện và không gây chuyện ầm ĩ. Còn ở Thái lan thì lại lắm chuyện chẳng phải do cách ứng xử và tư duy hay sao.
Bao nhiêu đời thủ tướng nhật bị ám sát. Cụ có hiểu vì sao không, vì đi chệch đường lối tập thể vun vén quyền lực riêng, bao nhiêu đời tổng thống hàn quốc vào tù. Thái lan có cùng thể chế với nhật với hàn không rõ ràng là có. Nhưng họ ko làm được những điều của hàn nhật làm được. Bởi dân nhật dân hàn họ có ý chí mạnh mẽ hơn nhiều. Nếu thacsin ở hàn hay nhật thì đã làm gì được tại vị. Bị tù bị lưu vong mà quay lại nắm quyền như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Cùng thể chế đó. Nhưng cách xử lí từng vụ việc cụ thể nó lại khác nhau hoàn toàn, và không có một moootip hay giáo trình nào dạy cả. nên kết quả vẫn khác nhau và Thái lan sẽ ko thể đạt được thành tựu của nhật hay hàn.
Nhật bản Em nghĩ cốt lõi thành công chính là văn hóa dân tộc.
Người nhật luôn đặt cái chung lên trên cái riêng có lẽ là đặc tính khác biệt nhất so với thế giới. Cái này Em bị ảnh hưởng bởi các thể loại văn học điện ảnh của Nhật, đặc biệt gần đây có bộ phim Shogun xem thể hiện rất rõ nét.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,877
Động cơ
482,512 Mã lực
Bình quân đầu người thua anh Mỹ cả rổ mà kêu thịnh vượng kém gì đâu. Trung Quốc mới là hổ giấy thôi
Phải quy ra sức mua nữa. Nãy mới xem 1 bài báo, giáo sư ở Mỹ lương 70k $ mà sống vô gia cư, ko thể trả tiền thuê nhà. Ở TQ thì bằng nửa số đó cũng sống thoải mái.
 

Hunterking29

Xe hơi
Biển số
OF-842103
Ngày cấp bằng
21/10/23
Số km
114
Động cơ
902 Mã lực
cụ nào biết việt nam đang tình trạng như thế nào trong cuốn sách này không ak
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,094
Động cơ
153,756 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có quân đội mạnh, thành ăn cướp chuyên nghiệp và có vũ khí để bán!?
Là đi cướp từ khi mới lập quốc, đi cướp liên tục trong nhiều trăm năm, cướp từ thời các quốc gia còn chế độ vua chúa như nhau ...
Sau khi cướp xong thì cho thằng bị cướp vay nặng lãi
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,583
Động cơ
14,009 Mã lực
Nếu chỉ nói về vai trò quan trọng của thể chế thì việc này gần như là ... hiển nhiên. Ngay từ thế kỷ 19 Marx đã chỉ ra các nấc thang của sự phát triển kinh tế xã hội loài người luôn gắn liền với sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất vừa là kết quả vừa là động lực phát triển xã hội, ở đây nó chính là thể chế chứ còn gì nữa.

Chả biết các cụ đã đọc sách Why nations fail chưa, em đọc wiki thì ghi tác giả nhấn mạnh hai trụ cột chính của thể chế:
+ quyền tư hữu tài sản Inclusive economic institutions
+ xã hội dân chủ inclusive political institutions
Đây mới là cái đáng tranh cãi này :))

Trước khi các cụ bàn sâu hơn về từng trụ cột trên, em tạm comment là tác giả hình như không nói gì đến vai trò của kinh tế thị trường hay vai trò của nhà nước trong kinh tế. Bàn về phát triển kinh tế mà không nói về cái này là thiếu sót lớn rồi. Chắc các bố tác giả mải học chính trị nên quên học kinh tế thị trường :))
Kéo áo cụ phát: inclusive economic institutions đòi hỏi không chỉ quyền tư hữu, mà pháp quyền tôn trọng thực thi hợp đồng và tài sản, tức nói chung chữ tín
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,094
Động cơ
153,756 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo tóm tắt của một số cụ thì em cho rằng tác giả định nói thế này:
Tao giàu vì bố tao giàu, mày nghèo vì mày không phải con bố tao. Vì sao bố tao giàu và bố mày nghèo thì tao không biết. Mà nếu có biết là do bố tao cướp của bố mày thì tao cũng không nói ra. Tóm lại là mày nghèo vì mày không phải con bố tao.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,830
Động cơ
410,731 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ vấn không hiểu ý của tôi : Vị trí địa lí (khí hậu thổ nhưỡng)--> chủng tộc (thông minh hay không thông minh)--->thể chế (thể chế tốt hay chưa tốt chưa ưu việt) --> quốc gia mạnh hay không mạnh --->các hành vi của quốc gia mạnh hay yếu (đi ăn cướp chiếm đoạt, bị bắt nạt hay xâm chiếm)
Đối với tôi thể chế là phần giữa mà thôi. Thể chế quyết định cái quốc gia đó mạnh hay không mạnh,
Tuy nhiên vị trí địa lí mới là cái gốc để đất nước có sinh ra được thể chế tốt hay không.
Cái cụ nói: Vị trí địa lý là quan trọng nhất, không đúng cụ ợ. Mỹ và Canada, trước khi người da trắng đến, vốn là nơi cư trú của rất nhiều bộ lạc da đỏ. Ngoài ra còn người Eskimo ở Alaska.

Người da đỏ Bắc Mỹ hiện đang ở đâu?

Nói một cách chung chung thì xã hội loài người ngày càng tiến triển theo hướng duy lý. Các dân tộc/quốc gia nào thích hợp được với kiểu tổ chức và lối sống duy lý thì giàu lên, không thì dậm chân tại chỗ hoặc nghèo đi, thậm chí suy vi.

Về đại thể, chỉ có 2 nhóm người là thích ứng cao với cách tổ chức/lối sống duy lý, là da trắng (chủ yếu là Tây và Bắc Âu) và Đông Bắc Á. Các nhóm người khác đều ít thích ứng hơn hoặc thích ứng kém, và kết quả là nghèo hơn, kém phát triển hơn.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top