Tại sao khi nhà Thanh sang Tây Sơn lại lui về Tam Điệp
Kế hoạch được nhắc đi nhắc lại trong sách giáo khoa VN, có vẻ khen Ngô Thì Nhậm abc, nhưng về thực chất, rút về Tam Điệp là vì đó là ranh giới giữa Kinh và Trại.
Có vài hành động của Tây Sơn như việc ra Bắc phá các đô thị Vị Hoàng, phố Hiến, thậm chí ra Thăng Long phá nhà Văn Miếu, Khi nho sĩ Bắc Hà – mượn lời nông dân xóm Văn Chương – để thưa kiện với chúa Tây Sơn về việc tòa Văn Miếu – bia Tiến Sĩ bị phá thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã thành thật phê vào đơn:
Thôi! Thôi! Thôi! Việc đã rồi!
Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta!
Nay mai dựng lại nước nhà,
Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian.
Cũng như trước đây, Hồ Quý Ly không phòng ngự ở Thăng Long, mà lại ở bờ Nam sông Hồng, vì không được lòng dân Bắc Hà. Thì Tây Sơn cũng có đâu được lòng dân Bắc Hà. Hãy xem những gì chép trong Hoàng lê nhất thống chí:
Ngày nay, những người bề tôi trốn tránh của nhà Lê, đâu đâu cũng có, họ đều nghển cổ mà trông. Sĩ dân cả nước dành nhau mà đón chúng. Quân ta mai phục ở đâu, địa thế hiểm hay không, số quân nhiều hay ít, quân giặc chưa biết thì họ đã báo trước với chúng…
Những kẻ trong nước làm nội ứng cho chúng, phần nhiều là phao tin đồn nhảm, làm cho thanh thế của chúng to thêm, để cho lòng người sợ hãi lay động. Quân ta có ai được sai phái đi đâu, vừa ra khỏi thành là đã bị bắt giết. Số người Bắc Hà thuộc vào sổ quân của ta, hễ gặp dịp sơ hở là bỏ trốn liền. Đem đội quân ấy mà đánh, không khác gì xua bầy dê đi chọi cọp dữ, không thua sao được? Đến như việc đóng cửa thành mà cố thủ, thì lòng người đã không vững, ắt thế nào cũng sinh ra mối lo ở bên trong. Dẫu cho Tôn, Ngô sống lại, cũng phải bó tay, không làm được gì
Truyện còn mô tả, quân Thanh xua quân Tây Sơn chạy, dân Bắc Hà đánh trống hò reo. Rồi đi bắt những lính Tây Sơn đi lạc nộp cho quân Thanh.