[Funland] Tại sao Bách Việt bị Hán hóa, riêng Việt Nam thì không?

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
3,893
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
51
Mỗi khi trong nhà ta có chuyện thum thủm là cơ quan tuyên giáo lại bắc loa hướng sang Tàu cho dân chửi thả phanh. Nghĩ cũng tội mấy thằng Tàu. :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Âm/từ Hán-Việt được chọn theo nguyên tắc cố gắng bám sát âm Hán ngữ mà tổ tiên ta từng biết.Như chữ 終, âm Hán và âm Hán-Việt đều đọc chung, tức hệt như nhau; chữ 孩, Hán ngữ đọc hái, ta đọc Hài, gần như nhau.

Nhưng hầu hết chữ đều có âm Hán-Việt khác âm Hán. Như 集 âm Hán là chí, ta đọc Tập ; 儒 giú, ta đọc Nho.

Có chữ âm Hán như nhau mà âm Hán-Việt có thể như nhau hoặc khác nhau, như 同 và 童, âm Hán đều là thúng, từ Hán-Việt đều là Đồng ; nhưng 系 và 細, âm Hán đều là xi, lại có hai từ Hán-Việt khác nhau là Hệ và Tế.

Chữ Hán có hai hoặc nhiều âm thì có thể có một, hai hoặc nhiều âm/từ Hán-Việt, như 都 có hai âm Hán là tâu và tu, lại chỉ có một âm/từ Hán-Việt là Đô ; 少 có hai âm Hán shảo và shao, cũng có hai âm/từ Hán-Việt là Thiểu (trong thiểu số) và Thiếu (trong thiếu niên).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho. Vì đọc chữ bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học đối với người Việt: chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết văn chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe/nói tiếng Hán.

Vì thế thời xưa ở nông thôn nước ta không hiếm người 6-7 tuổi đã biết chữ Nho. Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) 12 tuổi đỗ Cử nhân, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ). Người không biết chữ cũng có thể học truyền miệng các tác phẩm ngắn có vần điệu, như Tam Thiên Tự.[7]

Người biết chữ Nho có thể xem hiểu các thư tịch chữ Hán, viết văn chữ Hán; tuy không nói/nghe được tiếng Hán nhưng vẫn có thể dùng bút đàm để giao tiếp bình thường với người Hán.

Chỉ bằng bút đàm chữ Nho, Phan Bội Châu giao tiếp được với các nhà cải cách Trung Quốc và Nhật Bản, đưa được mấy trăm thanh niên Việt Nam sang Nhật học quân sự chính trị, chuẩn bị về nước đánh đuổi thực dân Pháp.

Cần nhấn mạnh: vì âm/từ Hán-Việt không thể ghi âm hầu hết từ ngữ tiếng Việt cho nên cách đọc chữ Hán theo âm Việt hoàn toàn không thể biến tiếng Việt thành một phương ngữ của Hán ngữ,và dân ta vẫn hoàn toàn nói và nghe bằng tiếng mẹ đẻ.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Sự Trung Hoa hóa theo thế lực nước Sở, bành trướng đến Trùng Khánh, Quý Châu, về sau sang tiếp phía Đông, trở thành một trong thất hùng thời Chiến quốc.

Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng (熊 – con gấu), vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam, chỉ khác chữ Hán viết 雄 – hùng mạnh, (trong sử Trung Hoa cổ không tìm thấy ghi Hùng Vương 雄 này, có lẽ đây là do các nhà Nho Việt Nam viết lại sau này!).

Tóm lại đến thời Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc Sở diệt Việt phía Đông, thì Sở đã hoàn toàn biến thành dân Trung Hoa, và quá trình Trung Hoa hóa Ngô – Việt là quá trình đồng hóa thứ hai, tiến hành thông qua nước Sở.
giờ cụ trích dẫn em mới để ý và liên tưởng. Lạc Việt có Hùng Vương, trong khi vua Sở cũng họ Hùng. Có khi có mối quan hệ thật? Vua Hùng Vương của Lạc Việt là con cháu vua Sở chăng? Sử cũng nói tổ tiên Lạc Việt là Chuyên Húc cũng là tổ tiên nước Sở.

Vậy thì khả năng cao là Hùng Vương Lạc việt chính là bà con / con cháu vua Sở và cũng là con cháu của Chuyên Húc? Như vậy nói 4000 năm lịch sử, 18 đời vua Hùng cũng chưa hẳn là truyền thuyết mà có khi là có thật?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chữ Nho chỉ dùng để viết mà thôi, và chỉ được giới tinh hoa (trí thức và quan lại người Việt) dùng trong giao dịch hành chính, ngoại giao, lễ tiết, chép sử, giáo dục, thi cử, sáng tác văn thơ. Còn ở Trung Quốc, những người nói một trong các phương ngữ tiếng Hán đều có thể dùng chữ Hán để ghi âm được toàn bộ tiếng nói của phương ngữ ấy, nghĩa là họ có thể dùng chữ Hán để ghi âm tiếng mẹ đẻ.

Dĩ nhiên cách đọc tiếng Việt chỉ có thể làm với chữ Hán, là loại chữ biểu ý (ghi ý), chứ không thể làm với chữ biểu âm (ghi âm). Ngày nay âm/từ Hán-Việt của mỗi chữ Hán có thể dễ dàng viết ra bằng chữ Quốc ngữ (một loại chữ ghi âm), nhưng ngày xưa, khi chưa có bất kỳ loại ký hiệu nào ghi âm tiếng nói, tổ tiên ta chỉ có thể truyền khẩu.

Thế mà lạ thay, việc dạy chữ Nho đã được mở rộng, ở thời Nguyễn là đến tận làng, có thể suy ra tỷ lệ người biết chữ Hán của dân ta cao hơn Trung Quốc!

Chỉ bằng cách truyền miệng mà người Việt thời xưa đã tạo ra được một bộ từ Hán-Việt tương ứng với bộ chữ Hán khổng lồ — bộ chữ này trong Tự điển Khang Hy (1716) có hơn 47 nghìn chữ; Tiêu chuẩn Nhà nước Trung Quốc GB18030 (2005) có 70.217 chữ; Trung Hoa Tự hải có 85.568 chữ Hán.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Quá trình tiến hành Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán kéo dài trong hàng nghìn năm, là một thành tựu văn hóa vĩ đại. Có thể phỏng đoán đó là một quá trình mở, do nhiều thế hệ người Việt thực hiện, thể hiện sức sáng tạo bất tận của tổ tiên ta.

Nhật và Triều Tiên cũng mượn dùng chữ Hán, nhưng họ tự đến Trung Hoa nghiên cứu đem chữ Hán về dùng chứ không bị ép dùng từ sớm như ta. Họ cũng đọc chữ Hán theo âm bản ngữ của dân tộc mình — giải pháp do người Việt nghĩ ra và thực hiện trước họ nhiều thế kỷ.

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Nguyễn Tài Cẩn nói: “Cách đọc Hán Việt là một tài sản của riêng dân tộc ta. Có dùng nó khi đọc Đạo đức kinh, Kinh Thi, Sở từ… thì mới phù hợp với thói quen dân tộc, tiện lợi cho dân tộc.

Theo ý chúng tôi, dùng cách đọc Hán Việt ở những trường hợp này là một điều hết sức phù hợp với khoa học. Đọc theo lối Hán Việt thì dễ hiểu hơn, bởi lẽ ngay trong tiếng Việt đã có khá nhiều tiếng Hán Việt quen thuộc, chỉ đọc lên, nghe được, là hiểu được; đọc theo lối Hán Việt thì cũng thuận tai hơn… ”.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Vì sao Việt Nam không bị Hán hóa?

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:

1 – Đồng hóa tự nhiên: đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người.

2 – Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc bị trị chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc thống trị; đây là một tội ác.

Người Hán đã thực hiện cả hai biện pháp đồng hóa này hơn một ngàn năm mà Đại Việt vẫn không bị đồng hóa, người Trung Hoa ngày nay tìm mọi lý lẽ để biện minh nhưng chính họ cũng không thấy thuyết phục lắm. Chẳng hạn:

-Việt Nam ở xa Trung Nguyên, núi sông cách trở không tiện đồng hóa. Phản bác lại: Tại sao Vân Nam cũng xa, núi sông cách trở hơn nhiều mà chỉ trong mấy trăm năm đã bị đồng hóa hoàn toàn.

-Việt Nam ở phương Nam, nóng ẩm, người Hán không ở được. Thế tại sao Hải Nam cũng như vậy mà lại ở được, đồng hóa xong rồi.

-Tại vì số lượng người Hán di dân xuống Việt Nam ít.

Thực ra, không có bằng chứng nào là ít hơn Hải Nam, Vân Nam cả.

Chỉ riêng số quan lại cai trị và số quân chiếm đóng trong hơn một ngàn năm, cũng không ít hơn số dân bản địa. Chỉ có thể hiểu người Hán ở đây đã bị Việt hóa.

Cũng có ý kiến cực đoan bênh vực, nói rằng thực ra đã Hán hóa dân Việt rồi nhưng từ sau năm 1945, Việt Nam đã thanh lọc lại hết!
Vân Nam làm sao mà xa cách và núi sông cách trở hơn VN được cụ. Giao châu lúc ấy là xa nhất về cực nam của Trung Hoa rôi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đúng thế. Thí dụ từ 社會, người Anh biết Hán ngữ đọc shưa huây, người Anh không biết Hán ngữ khi nghe âm đọc ấy sẽ chẳng hiểu gì; còn người Việt biết Hán ngữ đọc “xã hội”, người Việt không biết Hán ngữ nghe đọc sẽ hiểu ngay nghĩa của từ; âm “xã hội” thuận tai, dễ đọc dễ nhớ hơn âm shưa huây. Rõ ràng cách đọc Hán-Việt thật tiện lợi cho người Việt. Trong bài sau, chúng tôi sẽ nói thêm về vấn đề này.

Ngày nay mỗi chữ Hán trong tất cả các từ điển Hán-Việt đều phải ghi kèm từ Hán-Việt tương ứng. Hán-Việt Tự điển của Thiều Chửu có kèm Bảng tra chữ theo âm Hán-Việt, dùng tra chữ Hán rất tiện và nhanh hơn tra theo bộ thủ. Người có sáng kiến làm Bảng này là bà Nguyễn Thị Quy (1915-1992), em ruột Thiều Chửu, khi bà lần đầu xuất bản Tự điển nói trên tại Sài Gòn năm 1966.[10]

Như vậy, bằng cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt, tổ tiên ta đã thành công trong việc mượn chữ Hán để dùng làm chữ viết chính thức của dân tộc mình và gọi nó là chữ Nho. Sự vay mượn này chẳng những không làm cho tiếng Việt bị biến mất mà còn làm cho nó phong phú hơn rất nhiều, trở thành một ngôn ngữ cực kỳ linh hoạt, có thể tiếp nhận và Việt hóa hầu như toàn bộ từ ngữ mới xuất hiện trong tiến trình phát triển của loài người toàn cầu.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Âm Hán Việt là xuất phát từ âm nhà Đường, cái này cụ Nguyễn Tài Cẩn đã nói rồi, mỗi tội sách cụ hơi hiếm nên chỉ nghe kể ý chính là thế.
Chính đây cũng là lý do không đồng hoá được vì cứ chữ nào vào tay ông Vờ là lại đọc kiểu riêng, gán nghĩa riêng cho Tàu cũng thua .
Thí dụ: khuất tất chỉ là gập đầu gối, sang mình lại là chuyện có ý giấu giếm, phức tạp.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Về sử, Tàu nó còn nghiêm túc và làm trịnh trọng hoá cái môn đó lên.
Mình thì văn sử bất phân, chỗ nào khó quá ta...làm văn. Thí dụ tìm mãi không ra cụ tổ thì bắt cụ bà...đẻ trứng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chữ Nho khác chữ Hán ở phần ngữ âm: nó là chữ Hán được đọc bằng âm tiếng Việt chứ không đọc bằng âm tiếng Hán như chữ người Hán dùng. Nói cách khác, chữ Nho là chữ Hán đã được Việt Nam hóa phần ngữ âm; còn về tự dạng và nghĩa chữ thì cơ bản như chữ Hán của người Hán. Vì thế có người gọi chữ Nho là chữ Hán-Việt.

Rõ ràng nó là chữ của người Việt Nam, đã Việt Nam hóa phần ngữ âm, không thể coi là chữ của người Hán. Chữ Nho là chữ viết chính thức của dân tộc ta trong hơn 2.000 năm, kể từ thời điểm muộn nhất là bắt đầu thời Bắc thuộc cho tới khi được thay thế bằng chữ Quốc ngữ cực kỳ ưu việt, được chính các nhà Nho tiên tiến tán thưởng và đi tiên phong ủng hộ sự phổ cập Quốc ngữ.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Và nói không bị Hán hóa cũng không đúng ạ. Khi mà tất cả dòng họ lâu đời và có tiếng ở VN, mấy đời vua chúa , nhiều dòng họ quý tộc , đều có gốc Trung Hoa ví dụ nhà Trần, nhà Lý, nhà Trịnh , Nguyễn (thông gia với họ Hoàng gốc TQ)
văn hóa , ngôn ngữ bị ảnh hưởng nếu ko nói là sao chép gần như 100%

chẳng qua do tiếng Việt được latin hóa cách đây hơn 100 năm nên giờ mới nghĩ là không Hán hóa
Chứ thử không được latin hóa mà vẫn giữ kiểu chữ tượng hình, chữ Nho, thì giờ tiếng Việt có khác gì Cantonese so với Mandarin?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt đã đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng bút đàm giữa quan lại cấp thấp người Việt với quan lại cấp cao người Hán, khiến cho bọn thống trị người Hán vẫn thực thi được quyền lực cai trị dân bản xứ.

Hơn nữa, cách đó làm cho việc phổ cập chữ Hán trong người Việt trở nên dễ dàng, tức đáp ứng yêu cầu dạy chữ Hán của các vương triều người Hán. Vì vậy chúng không còn lý do cưỡng chế dân ta phải học nghe/nói tiếng Trung Quốc.

Cách đọc chữ Hán như trên đã có tác dụng không ngờ là làm cho người Hán dù có cai trị Việt Nam bao lâu thì cũng không thể tiêu diệt nổi tiếng Việt và Hán hóa được dân tộc ta.

Có thể là khi bắt đầu sáng tạo cách đọc ấy, tổ tiên ta chưa nghĩ tới điều đó, nhưng rốt cuộc sáng tạo xuất sắc này đã giúp dân tộc ta tránh được nguy cơ bị người Hán đồng hóa. Đây là một thành công vĩ đại!

Đáng tiếc là hiện không thấy có thư tịch nào ghi chép ai nghĩ ra và thời điểm nào xuất hiện cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt. Có thể cho rằng sáng kiến đó ra đời khi chữ Hán bắt đầu vào nước ta, tức muộn nhất là khoảng thế kỷ 2 – 1 tr.CN.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Thôi xin cụ chủ thớt! "Ôm nhau chết đói ,khen nhau anh hùng" cụ xem lại gia phả họ nhà cụ từ vùng nào di cư xuống, phong tục tết nhất, ngày rằm tháng giêng , ngày rằm tháng bảy, rằm tháng tám, bánh trôi bánh chay, tang ma , cưới hỏi từ đâu mà ra .........???????????????????
cụ chuẩn ạ. nói là không bị Hán hóa chỉ là một kiểu AQ thôi ... nếu cách đây 100 năm thì gần như mọi thứ đều rập theo Trung hoa
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Âm Hán Việt là xuất phát từ âm nhà Đường, cái này cụ Nguyễn Tài Cẩn đã nói rồi, mỗi tội sách cụ hơi hiếm nên chỉ nghe kể ý chính là thế.
Chính đây cũng là lý do không đồng hoá được vì cứ chữ nào vào tay ông Vờ là lại đọc kiểu riêng, gán nghĩa riêng cho Tàu cũng thua .
Thí dụ: khuất tất chỉ là gập đầu gối, sang mình lại là chuyện có ý giấu giếm, phức tạp.
Có ý kiến cho rằng cách đọc Hán-Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào khoảng hai thế kỷ 8, 9.

Nếu hiểu ý kiến này theo nghĩa đến đời Đường mới xuất hiện cách đọc Hán-Việt thì e rằng khó có thể giải đáp câu hỏi: vậy thì trong thời gian khoảng ngót 1000 năm trước đó người Việt đọc chữ Hán bằng cách nào?

Đến đời Đường, người Hán đã thống trị Việt Nam được hơn 9 thế kỷ, quá thừa thời gian để họ hoàn toàn đồng hóa người Việt bằng văn hóa, ngôn ngữ, khi ấy tiếng Việt đã bị biến mất, sao còn có thể xuất hiện cách đọc Hán-Việt?

Phải chăng nên hiểu ý kiến trên theo nghĩa: đến thời Đường, cách đọc Hán-Việt được hoàn thiện nhờ học tập Đường âm dạy ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ 8 – 9.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt đã đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng bút đàm giữa quan lại cấp thấp người Việt với quan lại cấp cao người Hán, khiến cho bọn thống trị người Hán vẫn thực thi được quyền lực cai trị dân bản xứ.

Hơn nữa, cách đó làm cho việc phổ cập chữ Hán trong người Việt trở nên dễ dàng, tức đáp ứng yêu cầu dạy chữ Hán của các vương triều người Hán. Vì vậy chúng không còn lý do cưỡng chế dân ta phải học nghe/nói tiếng Trung Quốc.

Cách đọc chữ Hán như trên đã có tác dụng không ngờ là làm cho người Hán dù có cai trị Việt Nam bao lâu thì cũng không thể tiêu diệt nổi tiếng Việt và Hán hóa được dân tộc ta.

Có thể là khi bắt đầu sáng tạo cách đọc ấy, tổ tiên ta chưa nghĩ tới điều đó, nhưng rốt cuộc sáng tạo xuất sắc này đã giúp dân tộc ta tránh được nguy cơ bị người Hán đồng hóa. Đây là một thành công vĩ đại!

Đáng tiếc là hiện không thấy có thư tịch nào ghi chép ai nghĩ ra và thời điểm nào xuất hiện cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt. Có thể cho rằng sáng kiến đó ra đời khi chữ Hán bắt đầu vào nước ta, tức muộn nhất là khoảng thế kỷ 2 – 1 tr.CN.
Dù có đọc chữ Hán bằng âm từ Hán- Việt , thì vẫn phải dùng âm từ Hán Việt còn gì. Nghĩa là vẫn phải mượn âm từ Hán rồi biến thành Việt
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Có thể kết luận: dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.

Có những người Hán đã nhận ra bản lĩnh trí tuệ ấy của người Việt.

Năm 987, nhà Tống cử Lý Giác李覺 đi sứ sang Hoa Lư, Việt Nam, được hai vị Quốc sư Khuông Việt và Pháp Thuận đón tiếp, đàm phán các vấn đề quốc gia đại sự và họa thơ.

Khi về nước, Lý Giác tặng vua Lê Đại Hành một bài thơ, trong có câu: “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu 天外有天應遠照”, nghĩa là: “Ngoài trời này còn có trời khác, nên nhìn thấy”. Nói cách khác, thế giới này đâu phải chỉ có một mặt trời Trung Hoa mà còn có mặt trời Việt Nam!

Câu thơ cho thấy Lý Giác đã bước đầu nhận ra bản lĩnh trí tuệ của người Việt. Đúng thế, tổ tiên ta thật vô cùng tài giỏi, nếu không thì còn đâu giang sơn tươi đẹp này!
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,220
Động cơ
552,355 Mã lực
Một thớt hay, em cũng muốn tìm kiếm câu trả lời trong topic này.
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Cám ơn cụ Lầm đã đưa bài này lên nhưng cá nhân có một vài ý kiến sau:

Bài này của cụ TGN cũng khá là công phu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu thư tịch cổ TQ chứ chưa kết hợp với những công cụ khoa học hiện đại như kết quả phân tích ADN, các nghiên cứu về nhân chủng học, các kết quả khảo cổ học mới, ngôn ngữ phong tục tập quán, thư tịch + truyền thuyết của các dân tộc khác ... nên còn nhiều điểm chưa thuyết phục!
Chẳng hạn nội dung " Bởi vì xưa có đến hàng trăm tộc Việt nên sử sách gọi chung là Bách Việt..." thực tế trong tất cả các sách kể từ Lã thị Xuân Thu cũng chỉ đếm ra 34 nước có tên Việt mà thôi, giá cụ TGN mà list ra thì sẽ không viết như thế!
Hay là lịch sử vùng Tây Nam TQ ở Vân Nam, Trùng Khánh ngày nay vì không có sách sử cổ nên cũng chỉ là suy đoán, thiếu tin cậy. Ngay sử TG cũng xác nhận sau khi quân Nguyên đánh chiếm Vân Nam xong thì sau đó vùng này mới gia nhập TQ.
Có lẽ bài này có hiệu ứng về mặt tâm lý thì nhiều hơn là sử học!



Em thích chữ "Chói lòa" của cụ!=D>=D>=D>
Đó là kết luận của lịch sử ngàn năm chứ không phải vài đời ông cha!
Nguyên nhân sâu xa có lẽ đến tận nay sử sách của TQ không dám viết ra>:D<
Cái vụ ADN của cụ cũng hay nhưng chả ai bỏ tiền ra để làm vụ đó. Thằng Tàu nó bỏ ra để chứng minh nó không phải là người Hán mà là lai tạp giữa Mông Cổ, Hán, Việt.... thì mất mẹ nó cái uy danh Hán tộc ah? Thằng Việt mình bỏ tiền ra để chứng minh là mình có đến quá nửa ADN là giống bọn Tàu để làm gì nhỉ? Cháu thấy về mặt cảm quan thì người Việt Nam mình giống người Quảng Đông, Quảng Tây, giống các nước Đông Nam Á phết mà thực sự khác bọn Tàu Bắc Kinh - bọn đó thực sự nhìn giống người Mông Cổ hơn. Cháu hết! :))
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Em thì học ngắn, chỉ căn cứ vào những gì mình biết thôi. Vì em thấy các danh nhân phục quốc đều là dân Thanh Nghệ.

Nói về d cs, thực chất nhóm ấy là nhóm của người Nghệ, như T Phú, N Văn Cừ, N T M Khai,....từ trc đó các nhà cm như P Bội Châu, P Chu Trinh. Ko hề có dân Bắc nào mà nổi danh, mặc dù đó văn minh nhất.

Em tin rằng VN chỉ có 2 nhóm người, nhóm cư dân Thanh hóa da trắng hơn, mũi cao, dáng thanh và nhóm cư dân Nghệ an mặt vuông, xương to.

Dân Bắc họ ko có nét riêng gì cả, hn, haiduong, haiphong,....nó na ná nhau. Vì sao co như vậy.

Đơn giản Tq cai trị phía B, đồng hóa đc cư dân ở đây, nhưng do địa lý, chỉ bắt vùng Thanh Nghệ cống nạp. Thế là con nhà hào truong vẫn còn. Như P Hưng, Mai T Loan mới tiến ra đánh Tàu.

Nhưng thua vì dân đồng bằng s lam, s mã ít, nguoc với dân đb T Giang, H Giang ở Tàu hay s Nill hay S Ấn pt sớm hơn. Cho đến năm 900, dân xứ Thanh do D Đ Nghệ kéo ra, nhờ Tq loạn, thế là đánh bại Tàu. Thậm chí dễ dàng như N Q, Lê Hoàn....đập xong mà vẫn tiến vào châu Như Hống như Lê Hoàn.
Em nghe nói phong thủy vùng Thanh Hóa là nhất đó cụ. Nhiều huyệt to phát đế vương khí phát đến tận Trung Hoa cũng nhìn thấy. Sông sâu núi cao. 500 năm sẽ phát ra một bậc đế vương hoặc nguyên thủ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top