Say sắn nó còn do cơ địa từng người. Nhà em từ xưa đến giờ vẫn trồng sắn, 1 loại sắn cao sản để nhập cho nhà máy hoặc cho trâu bò ăn (loại này nó ko bở, và ăn dễ say hơn, chắc hàm lượng acid cyanhydric nó cao hơn) còn 1 loại cho người ăn. M.ng bảo cây xoan hay gì đó gây say thì em cũng chưa đọc kĩ, nhưng nhà em trồng trên 1 đồi đất trống, chỉ mình sắn, ko có cây gì trên đó cả nên chắc chắn ko phải do gì. Sắn nhổ về, luộc lên, rất nhiều người ăn chung thì có ng say người không. Nhà em nếu chỉ ăn sắn người ăn đó chưa ai say bao giờ, còn có chị họ em, mỗi lần chị ấy ăn sắn sẽ ăn rất ít vì chị ấy rất dễ say.
Ăn sắn với đường sẽ hạn chế say sắn vì sao?
Vì đường sẽ phản ứng với acid anhydric tạo thành phức hợp không có độc ạ.
Sắn nhà em, cứ năm này trồng rồi năm sau lại lấy luôn cây giống năm trước, bao năm vẫn vậy, nên vẫn 1 loại sắn đó, vẫn trồng trên vùng đất đó và vẫn ngon như ngày nào.
Em có thể ăn sắn thay cơm mà ko say, ăn sắn lúc đói, chỉ ăn sắn và nhịn luôn bữa cơm ko say. Nhưng e nghĩ m.ng ko nên thế, do em ăn sắn quen từ nhỏ, nên có thể em cũng khó bị say sắn hơn ạ.
Nếu m.ng ăn sắn mà thấy đắng thì nên ăn ít ít thôi ạ, vì sắn đó dễ say hơn ạ