[Funland] Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ và đánh tháng B-52 - Cái nhìn từ­ hai phía

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
1 cái sải cánh 56,4m thì 8 cái là 450m, 2 chiếc đỗ cách nhau ít cũng phải 50m, như vậy nếu bắt đầu đứng ở cái đầu tiên, chạy đến cái cuối cùng thì tối thiểu là 800m. Chạy đến từng cái 1 vừa bắn nhau với lính canh, vừa kích nổ tung thủ pháo!!! Em cho là bốc phét. Nếu Mẽo nhận thì mới tin.
* Thứ nhất: Trừ những lúc khoe hàng, bình thường thì chẳng ai xếp máy bay thành một hàng ngang cả. Sân bay mỗi chiều cũng chỉ mấy km thôi, đỗ kiểu đấy lấy đâu ra đất.
* Thứ hai: mỗi chú oánh 4 con chứ kg phải 2 chú cùng đánh từng cái một.
* Thứ ba: đặc công khi xung trận coi như là đã chết. Vì vậy các anh hơi bị liều. Khi bị lộ, không bao giờ chạy ra mà phải chạy vào (cứ xông vào mục tiêu, đặc biệt là kho đạn và kho xăng, tâm lý của mấy ông lính gác là sợ bắn trượt vào mấy chỗ đó thì tèo sớm). Như trong vụ này, một chú chạy về phía kho xăng và đã thoát được.
* Cuối cùng: em nghĩ là Mẽo sẽ kg bao giờ bàn đến chuyện này, nhưng phe ta thường cũng nổ ghê lắm. Chẳng biết tin ai.
Em chỉ cần 2 chú ấy bẻ gấy càng 1 con B52 cũng là chiến tích có một kg hai rồi. 8 con thì e hơi quá.
 

GTS

Xe tăng
Biển số
OF-8235
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
1,152
Động cơ
549,220 Mã lực
Tất nhiên là em thích kiểu 2 chú diệt 8 cái B52, nhưng tin chắc rằng nếu diệt được như vậy sẽ không có kiểu tung thủ pháo như trong chuyện mô tả lại. Khả năng cao nhất là dùng C4 gắn ngòi hẹn giờ.
Khẩu Flak88 nếu chơi C of H thì mê lắm, nạp đạn nhanh, quay pháo nhanh, bắn chính xác, nói chung là quá tuyệt vời nếu đặt trong bối cảnh trình độ sản xuất vũ khí thời WW2.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Hà Nội sơ tán dân để đánh Mỹ tháng 12-1972

Nguyễn Kim Phong
(Tạp chí Lịch sử Quân sự 12/1987)

Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta (8-1964-1972), những người cầm đầu Nhà trắng và Lầu Năm góc luôn luôn coi Hà Nội, thủ đô nước VNDCCH, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước là một mục tiêu quan trọng nhằm gây sức ép “tối đa” với ta trong những bước phiêu lưu quân sự của chúng. Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, HN có số dân là 1.021.000 người trên diện tích 586km2, bao gồm 4 khu phố nội thành (nay là 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) và 4 huyện ngoại thành (Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh). Trong đó, chỉ với hơn 37km2, nội thành HN có tới gần 65 vạn người, bình quân 17.000 người/km2. Khu phố Hoàn Kiếm là nơi có mật độ dân số rất cao, hơn 4 vạn người/km2. Nơi đây có nhiều cơ quan, xì nghiệp liền nhau, nhiều rạp hát, rạp chiếu bòng, mậu dịch lớn, chơ to, có khu vực HN cũ, đường sá chật hẹp, nhà cửa xây dựng từ lâu rất nguy hiểm đối với chiến tranh phá hoại của địch. Không những đông, thành phần cấu tạo số dân nội thành cũng rất đa dạng, phức tạp, khó khăn cho công tác vận động sơ tán. Trong số 65 vạn dân ở nội thành, có 106.000 cán bộ, công nhân, viên chức ở các cơ quan, xí nghiệp Trung ương, hơn 42.000 học sinh, sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp của các Bộ mà diện vận động sơ tán thuộc về công tác của Ban sơ tán trung ương. Ngoài 50.000 cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan, xí nghiệp địa phương còn 46.000 xã viên các hợp tác xã thủ công, xây dựng…, hơn 10.000 tiểu thương các ngành, gần 9.000 lao động linh tinh khác mà đời sống của họ gắn liền với sinh hoạt của thành phố, hơn 200.000 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Ngoài ra, còn phải kể đến thường xuyên có hơn 20.000 người vãng lai thành phố hàng ngày.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của địch, Hà Nội đã vận động được nhiều người sơ tán ra ngoại thành và đi các tỉnh khác. Kết hợp với việc điều chuyển các cơ sở kinh tế ra ngoài thành phố và thực hiện nhiều biện pháp tích cực, số dân ở nội thành hà Nội đã giảm nhiều. Song, sau khi địch ngừng ném bom chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tình hình HN tương đối yên tĩnh, và do gặp nhiều khó khăn trong khi sơ tán, nhiều người lớn và trẻ em lại trở về, làm cho dân số thực sự ở nội thành lại tăng lên. Bước vào cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, để chủ động đối phó với địch, ngày 4-5-1972, Thành ủy chủ trương khi địch bắt đầu đánh lại vào thành phố nhưng không liên tục thì vẫn phải đảm bảo sản xuất bình thường, sẵn sàng chiến đấu nhưng phải sơ tán hết người già, trẻ em, những người không có nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất ra khỏi thành phố, khoảng 30 vạn (số còn lại khoảng 30-35 vạn). Những người còn ở lại làm nhiệm vụ phải có đủ hầm, hố, sinh hoạt quân sự hóa. Từng cơ quan, xí nghiệp, khối phố… sẵn sàng sơ tán cấp tốc khi có tình hình khẩn trương.

Khi địch đánh vào thành phố tương đối liên tục thì phải sơ tấn khoangr 10-15 vạn người nữa (số còn lại khoảng 20-25 vạn). Và khi địch đánh liên tục, ác liệt vào HN thì phải cấp tốc sơ tán nhân dân, tạm ngừng sản xuất trong nội thành, sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất và chiến đấu thắng lợi với kẻ thù. Trường hopự này chỉ có những lực lượng có nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ trực tiếp cho chiến đấu mới được ở lại nội thành, bao gồm bộ phận nhẹ các cơ quan Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố, các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ thành phố (bộ đội chủ lực của Bộ và Hà Nội, các lực lượng dân quân tự vệ, công an nhân dân), các lực lượng cấp cứu phòng không, khắc phục hậu quả, thông tin liên lạc, những cơ sở sản xuất đảm bảo cho chiến đấu như điện, nước… Tất cả các bộ phận khác phải cấp tốc sơ tán, trong thời gian ngắn nhất phải rút ra ngoài.
 
Chỉnh sửa cuối:

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Việc vận động, tổ chức sơ tán cho hàng chục vạn người dân ra khỏi thành phố là một vấn đề rất lớn, nó ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm đời sống của mọi người. Vì vậy, trong công tác vận động sơ tán, Hà Nội luôn luôn xác định phải đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng, đi sâu phát động quần chúng, nêu cao vai trò gương mẫu của đảng viên, đoàn viên, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước để có tác dụng thúc đẩy quần chúng tự giác chấp hành. Trong công tác vận động tổ chức sơ tán, các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ vận động sơ tán ở cơ sở có vai trò quan trọng.

Một đối tượng thường xuyên được chú trọng vận động là 200.000 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Đây là đối tượng đông đảo, vận động sơ tán tốt không chỉ bảo đảm an toàn cho các cháu, giúp bố mẹ ở lại yên tâm sản xuất, chiến đấu mà còn là bảo vệ tương lai của đất nước, của Thủ đô. Thành phố chủ trương vận động gia đình đưa các cháu về quê, cho đi theo cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã sơ tán. Thành phố còn tổ chức hơn 400 trại sơ tán cho các cháu dưới 6 tuổi, hàng trăm trường trại sơ tán cho các cháu lớn hơn. Nhiều trại được tổ chức với phương thức “học trường làng, ở nhà dân, ăn tập thể”; trợ cấp 3 đồng, 5 đồng, 7 đồng một tháng cho mỗi cháu tùy theo hoàn cảnh gia đình. Công tác sơ tán nhân dân cũng gắn liền với việc điều chuyển các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã ra khỏi thành phố. Mỗi đơn vị sơ tán không chỉ đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức, xã viên mà còn đảm bảo cho cả những người ăn theo của họ như con cái, bố mẹ già… Việc điều chuyển này cũng góp phần đáng kể vào việc giảm bớt mật độ dân số của thành phố.

Đối với tiểu thương, để đảm bảo đời sống cho họ, thành phố chủ trương vận động họ chuyển ngành nghề, tìm công ăn việc làm cho họ trong các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn giản hơn như tổ chức cho họ làm gia công cho Nhà nước: đan len, may quần áo, bóc lạc… làm ở ngoại thành.

Căn cứ vào chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ về công tác sơ tán nhân dân, phân tán các khu côn gnhiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng ra các tỉnh, Hà Nội đã liên hệ với các tỉnh bạn để tổ chức cho nhân dân sơ tán, cho các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học… phân tán đến. Đảm bảo việc cung cấp bình thường các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống đồng bào sơ tán như lương thực, thực phẩm, chất đốt,… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh bạn, nhất là Hà Tây, Hà Bắc, Hưng Yên, Nam Hà, Vĩnh Phú là nơi có đông đồng bào Hà Nội và các cơ sở kinh tế, văn hóa của Hà Nội so tán đến, đã hết lòng đùm bọc, giúp đỡ với tinh thần thần “nhường cơm, sẻ áo”, chia sẻ những khó khăn của đồng bào, cán bộ Thủ đô.

Các ngành của thành phố cũng có những kế hoạch cụ thể phục vụ công tác sơ tán nhân dân. Sở giao thông vận tải có kế hoạch vận chuyển sơ tán lúc bình thường cũng như khí có tình huống khẩn trương. Trong tình huống thứ ba, để đảm bảo trong thời gian ngắn nhất vận chuyển thoát ra ngoài số lượng lớn nhất, Sở đã có kế hoạch cụ thể căn cứ vào việc điều tra số người trong diện sơ tán cấp tốc từng khu vực, số đầu phương tiện của các công ty vận tải kể cả đường bộ, đường thủy, hiệp đồng với đại diện hành chính từng nơi, bố trí khu vực tập kết dân, hướng đi, phân công cụ thể cán bộ phụ trách… Sở thương nghiệp, Sở lương thực tăng cường mạng lưới thương nghiệp ở ngoại thành, liên kết với các sở hữu quan của các tỉnh bạn để phục vụ đồng bào sơ tán. Sở ý tế đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh và tăng cường lực lượng cán bộ y tế ở ngoại thành, đảm bảo phục vụ tốt công tác sơ tán theo hướng tổ chức nhỏ, phân tán, gần nơi tập trung đồng bào.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Đến này 24-5-1972, khi tình hình bắt đầu căng thẳng, thành phố đã tăng cường vận động đồng bào sơ tán. Đợt này vận động được 214.164 trẻ em, 125.894 người lớn, các cơ quan, xí nghiệp trung ương cũng đưa đi được 60.631 người ra các huyện ngoại thành và các tỉnh bản xung quanh. Các huyện Thanh Trì, Từ Liêm là những huyện không bị cách trở bởi sông Hồng như Gia Lâm, Đông Anh, giao thông tiện lợi với nội thành nên được chọn làm khu vực dự trữ cho việc sơ tán cấp tốc những lực lượng cần sơ tán trong tình huống thứ ba, bao gồm nhiều cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố.

Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1972, tình hình cuộc đấu tranh giữa ta và địch đã hết sức gay gắt. Ngày 27-11-1972, Bộ Tổng tham mưu đã nhận định: “Có nhiều khả năng địch sẽ đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng B-52 đánh ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng”. Từ 18 giờ ngày 4-12-1972, Thành phố tổ chức ngay việc sơ tán người già, trẻ em và những người không thật cần thiết cho sản xuất, chiến đấu ra khỏi nội thành và cả những trọng điểm ngoại thành như Gia Lâm, Yên Viên, Văn Điển, Châu Quỳ cũng phải sơ tán đến các tỉnh lân cận. Mọi công việc sản xuất và chuẩn bị chiến đấu vẫn được bảo đảm, đồng thời sẵn sàng tiến hành sơ tán cấp tốc khi tình hình diễn ra gay gắt.

Đêm 18-12-1972, địch bắt đầu dùng máy bay B-52 đánh phá ác liệt vào thành phố, mở đầu 12 ngày đêm gây tội ác hủy diệt của chúng đối với Hà Nội. Lệnh sơ tán cấp tốc và triệt để được nhân dân nghiêm túc chấp hành. Sở giao thông vận tải, các đơn vị có phương tiện và ngành vận tải trung ương đã bố trí 182 xe ca, 54 xe tải liên tục vận chuyển, sơ tán nhân dân không thu vé. Trong suốt 12 ngày đêm, lực lượng vận tải của Hà Nội có sự hỗ trợ của ngành vận tải trung ương và các tỉnh bạn đã vận chuyển 295.885 người. Cùng với các phương tiện vận chuyển khác: xe đạp, xích lô, xe máy, đi bộ, 547.895 người đã sơ tán nhanh gọn, có trật tự trong tổng số 65 vạn dân ở nội thành. Đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người do địch có thể gây ra. Thiệt hại nặng nhất ở Hà Nội thời gian này là khu vực Khâm Thiên. Đây là khu dân cư đông đúc, có 5 vạn dân nhưng nhờ sơ tán tốt, thiệt hại về người chỉ xấp xỉ 1%. Các khu vực An Dương, Mai Hương, Tương Mai, thiệt hại về người chưa đến 0,5% số dân. Ở ngoại thành, thiệt hại về người không đáng kể.

Cùng với chiến thắng bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 máy bay B-52, 2 máy bay F-111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái, thành tích sơ tán hơn nửa triệu dân trong thời gian ngắn, nhanh gọn trật tự, đảm bảo an toàn, làm giảm đến mức thấp thiệt hại về người do địch gây ra cũng là một thắng lợi rất đáng tự hào. Dùng 444 lần chiếc máy bay B-52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay cường kích đánh phá ác liệt Hà Nội, phá hoại nặng nề tiềm lực kinh tế, quốc phòng ở Thủ đô, đế quốc Mỹ tưởng có thể uy hiếp tinh thần nhân dân Hà Nội, nhưng chúng đã bị thất bại thảm hại. Đế quốc Mỹ buộc phải tới bàn Hội nghị Paris ký hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam./.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Vài nét về giặc lái Mỹ bị bắt ở Bắc Việt Nam

Nguyễn Li
(Tạp chí Lịch sử Quân sự 12-1987)


Người tù binh Mỹ đầu itên ở Bắc Việt Nam là trung úy hải quân Everett Alvarez. Máy bay chiến đấu của Everett Alvarez là một trong 2 chiếc bị bắn rơi ngày 5-8/1964, sau khi ném bom cảng Hải Phòng, theo lệnh của Tổng thống Mỹ Johnson, sau vụ Vịnh Bắc Bộ. Cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ trên miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Những vụ ném bom miền Bắc leo thang nhanh chóng, bình quân khoảng 70 lần chiếc/ngày. Số máy bay bị bắn rơi ngày càng nhiều. Phi công Mỹ tiếp tục vào nhà tù ở Bắc Việt Nam. Cuối năm 1965, đã có 61 tù binh Mỹ “may mắn” được vào nhà tù Bắc Việt Nam. Trong năm 1966, đã tăng lên 223 lần chiếc bay đi ném bom miền Bắc Việt Nam trong một ngày. Máy bay Mỹ bị bắn rơi ngày càng nhiều hơn, trung bình cứ 10 ngày có 8 chiếc. Trong năm 1966, lại có thêm 86 phi công Mỹ được đưa về “khách sạn vỡ tim”, một bộ phận của nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

Vào cuối năm 1967, những cuộc oanh tạc trên miền Bắc đã tăng lên 300 lần chiếc/ngày và hầu như ngày nào cũng có máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, Hải Phògn và những nơi khác. Vào cuối năm 1968, lúc Tổgn thống Mỹ Johnson ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam (31-10-1968), đã có tất cả 927 phi công Mỹ chết, 356 bị bắt làm tù binh và 917 người Mỹ mất ích trong lúc hành sự. Những phi công Mỹ nhảy dù, phần lớn bị thương, bị gãy tay, gãy chân… Nếu không chết, họ đều được miền Bắc cứu chữa. Có người lẩn trốn được, không bị bắt ngay lúc nhảy dù xuống đất. Nhưng rồi lại bị bắt sau vài tuần chui lủi. Ví dụ như đại tá George E. ''Bud'' Day, 40 tuổi, là phi công lái chiếc F-100, bị bắn rói ngày 26-8-1967, tay phải bị gãy 3 chỗ, đầu gối bị trẹo xương, nhưng ông ta đã cố gắng để vượt qua khu phi quân sự, lội qua những cánh đồng lúa, băng qua rừng rậm và sau 12 ngày thì bị bắt.

317 người Mỹ bị cầm tù năm 1970 được đưa đến Hỏa Lò, là lúc họ đang ở tuổi thanh xuân của cuộc đời, trung bình là tuổi 32. Trong số này có 85% đã bay trên 15 phi vụ vào miền Bắc. Trung tá Richard Paul Keirn bị bắn rơi ngày 24 tháng 7 năm 1965, là phi hành của không lực thứ 7, bị bắt ở Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Paul Keirn là phi công lái máy bay B-17, bị bắn rơi trong nhiệm vụ đầu tiên ở nước Đức, bị cầm tù 9 tháng. Khi sang Việt Nam, Paul Keirn lái máy bay F-105 và bị bắn rơi ở ngày thứ 3 khi đến Đông Nam Á.

Trung tá Robison Risner của không lực Hoa Kỳ, bị bắt ngày 16 tháng 9 năm 1965, khi lái chiếc F-105 trên miền Bắc Việt Nam. Risner là một ngôi sao trong chiến tranh Triều Tiên với 109 phi vụ chiến đấu, được Mỹ công nhận là đã hạ 8 MiG. Nhưng đến Việt Nam trong vòng 6 tháng với 5 chuyến bay thì bị bắn rơi. Risner đã cố bay ra biển và được máy bay SA-16 cứu thoát, được báo chí Mỹ in ảnh ca ngợi. Thế nhưng, báo chí Mỹ, sau đó lại không đưa tin Risner tiếp tục bay ra ra miền Bắc và lại bị bắn rơi. Và lần này thì Risner được nhà tù Bắc Việt cứu sống. Risner là tù binh nhiều tuổi nhất và sống 7 năm rưỡi trong nhà tù Bắc Việt Nam.


Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam, lần thứ 2 và trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, trong “khách sạn Hilton - Hà Nội”, đã có thêm nhiều tù binh Mỹ. Và thế là đã có đủ mặt những phi công máy bay chiến thuật và phi công B-52, đeo huy hiệu SAC (Bộ chỉ huy không quân chiến lược). Đầu năm 1973, sau hiện định Paris về Việt Nam, tất cả tù binh Mỹ này ra khỏi “khách sạn Hilton - Hà Nội” để trở về Mỹ. Ngày 12/2/1973, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, 116 quân nhân Mỹ được Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trao trả cho phía Mỹ trong đợt đầu tiên. Ngày 14/3/1973, lại 106 quân nhân Mỹ được trao trả. Mười nagỳ sau, 14/3/1973, 107 quân nhân và 1 nhân viên dân sự Mỹ lên đường về nước. Đợt cuối cùng trao trả diễn ra ngày19/3/1973. Người cuối cùng từ giã sân bay Gia Lâm là thiếu tá hải quân Alfred Agnew, 33 tuổi, quê ở bang Ilinoi. Agnew lái chiếc máy bay RA5C đi trinh sát tìm kiếm những tên lái B-52 có thể còn sống sót ở vùng rừng núi phía Tây Bắc Hà Nội. Nhưng máy bay của Agnew bị bắn cháy và bị bắt ở Hà Tây sáng ngày 30 tháng 12 năm 1972. Chiếc máy bay sơn trắng C141 của Mỹ cuối cùng mang số hiệu 50.238 cất cánh khỏi sân bay Gia Lâm vào 15h20 ngày 19/3/1973, trả về cho Nixon “những người khách không mời mà đến” của “khách sạn Hilton - Hà Nội”.

Tổng cộng có 511 người Mỹ, trong đó có 503 quân nhân và 18 dân sự được trở về nước. Đó là những bằng chứng biết nói về thất bại sâu cay của con chủ bài không quân Mỹ trên đất Việt Nam./.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12-1972
Trích lược từ cuốn Hồi ký “Bảo vệ bầu trời” của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên chính ủy Quân chủng Phòng không.

Cuộc chiến tranh leo thang của địch đã lên đến nấc cao nhất trong năm 1967 và đã bị thất bại thảm hại. Trong lúc đó, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam vẫn đang diễn ra quyết liệt. Quân chủng vẫn tiếp tục gửi những đơn vị phờng không vào chiến trường và được lệnh thành lập thêm những trung đoàn tên lửa mới. Trên bầu trời Hà Nội, tiếng bom đạn, tiếng gầm rít của những bầy phản lực bắt đầu giảm dần. Kẻ địch đã xuống thang.

Một buổi chiều, sau bữa cơm, chúng tôi kéo nhau sang phòng anh Đặng Tính để nghe đài đưa tin chiến thắng. Kể từ hôm quân ta đánh vào Sài Gòn, tập trung nghe đài là một niềm vui của chúng tôi.

- Sắp tới, bọn địch sẽ đánh Hà Nội như thế nào? - Cuối bản tin, anh Đặng Tính bống nêu câu hỏi.
- Có thể sẽ là B-52. Bước đường cùng rồi. Thằng Mỹ sẽ không bao giờ chịu thua khi chưa tung hết con bài cuối cùng ra - anh Lê Văn Tri nói.

Thế là buổi chiều hôm đó, mùa xuân rồi nhưng vẫn còn se lạnh, quanh đĩa sắn nướng mà đồng chí công vụ bưng vào “chiêu đãi” các thủ trưởng, B-52 trở thành chủ đề chính trong cuộc trao đổi ngoài giờ của chúng tôi. Chúng tôi nhắc đến kinh nghiệm Triều Tiên. Trước lúc đến Bàn Môn Điếm, Mỹ đã huy động máy bay đến thả bom hủy diệt Bình Nhưỡng. Chúng tôi nhắc tới lời dặn của đồng chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng hôm đến thăm quan chủng hồi đầu năm; Tiếp tục theo dõi giúp đỡ 238 đánh B-52 và chú ý đúc rút kinh nghiệm cho thật tốt. Vẫn đang là vấn đề mà trên và dưới đang phải tìm đáp số.
- Phải có một phương án đánh B-52 bảo vệ Hà Nội ngay từ bây giờ. - Cuối cùng, đồng chí Lê Văn Tri nói như kết luận cuộc trao đổi ý kiến.

Sau này, khi chúng ta đã giành được thắng lợi vang dội, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của địch trên bầu trời Hà Nội những này cuối tháng 12 năm 1972, tôi lại nghĩ đến buổi chiều bên đĩa sắn nướng hôm ấy.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Tôi vẫn nhớ rõ căn phòng của đòng chí Đặng Tính, hay nói đúng hơn là căn lán dã chiến được làm bằng những tấm cót ép, lợp vải bạt. Chính từ căn lán như thế và quây quần xung quanh đĩa sắn nướng, chúng tôi đã bắt đầu phác thảo kế hoặc đánh trả một cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội. Một bản kế hoạch dùng cho 5 năm sau. Tất nhiên, so với bản kế hoạch trực tiếp chuẩn bị cho chiến dịch 12 ngày đêm sau này thì bản kế hoạch tháng 2 năm 1968 còn đơn giản lắm. Rất cảm ơn các đồng chí bảo mật phòng không còn giữ được nó cho đến bây giờ, và theo tôi, nên đăng ký nó thành một hiện vật bảo tàng. Bản kế hoạch được viết bằng chữ đỏ, nét đạm, chưa được đánh máy, đề ngày 27/2/1968. Mở đầu, bản kế hoạch viết:

“Trước thất bại ngày càng nặng nề của địch trên cả 2 miền, với bản chất ngoan cố, với quan điểm ỷ lại vào vũ khí - kỹ thuật, địch sẽ không từ một thủ đoạn dã man tàn bạo nào để uy hiếp đánh phá ta, hòng cứu vãn thế thua của chúng. Địch sẽ có một bước leo thang mới, tiếp tục đánh mạnh vào Hà Nội, Hải Phòng. Trong bước đường cùng, địch sẽ dùng B-52 tranh thủ mọi điều kiện, tạo thế bất ngờ về chiến lược, về chiến thuật...”

“... Ta đã bắn rơi B-52 của địch. Với lực lượng hiện có của ta, với khả năg của các binh chủng, ta hoàn toàn có đầy đủ điều kiện thực tế để tiêu diệt B-52 của địch, đánh rơi chúng tại chỗ, đánh bại bước leo thang liều lĩnh bằng B-52 của chúng”.

Trong phần “Quyết tâm tiêu diệt B-52 của quân chủng”, bản kế hoạch nhấn mạnh phải làm tốt các khâu: Hiệp đồng chặt chẽ, phát hut hết khả năng chiến đấu của các binh chủng, chủ yếu là tên lửa, không quân, pháo trung cao, kiên quyết bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, bảo vệ mục tiêu do quân chủng phụ trách, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng”.

Thú vị nhất là khi đọc đến những dự kiến đường bay của B-52 vào đánh Hà Nội, Hải Phòng, các “tác giả” của bản kế hoạch hồi đó đã chứng tỏ một trí tuệ tập thể sáng suốt, một năng khiếu tham mưu đặc biệt: Dự kiến có 5 đường bay cơ bản địch đánh vào Hà Nội:

a) Từ Tây-Bắc xuống
b) Từ Tây-Nam vào
c) Từ Nam lên
d) Từ Đông-Nam tới
e) Từ Đông-Bắc đến

Thực tế, trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972, 70% số máy bay B-52 đã đột nhập từ hướng Tây-Bắc xuống. Còn đối với Hải Phòng thì độ chính xác gần như 100%. Ngay từ hồi ấy đã nhận định địch sẽ theo:

a) Từ Đồng-Bắc xuống theo cửa Nam Triệu
b) Từ Đông-Nam lên theo cửa sông Văn Úc
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Nếu như trong nghệ thuật tác chiến phòng ngự, việc phán đoán chính xác hướng tiến công, nhất là hướng tiến công chủ yếu của đối phương, đã là thành công 1 nửa, thì trong chiến dịch phòng không cũng có ý nghĩa tương tự. Việc xác định đúng đường bat và hướng bay của địch phải được xem như vấn đề cốt lõi của nghệ thuật chiến dịch phòng không, nhất là đối với những yếu địa quan trọng. Bởi vì từ đây mới có biện pháp sử dụng lực lượng hợp lý, mới dàn thế trận hiểm hóc để đánh địch và thắng địch.

Nhân đây, cũng xin kể lại điều tâm đắc nữa. Đó là việc sử dụng lực lượng ở Hải Phòng, có một trùng khớp đến kỳ lạ giữa dự kiến và thực tế. Trong kế hoạch hồi đó nêu ra 2 phương án:
1. Đủ 8 tiểu đoàn
2. Chỉ có từ 5 đến 6 tiểu đoàn

Thật là thần tình! Năm năm sau, trong chiến dịch 12 ngày đêm, lực lượng tên lửa Hải Phòng diễn ra đúng như thế. Lúc đầu có đủ 8 tiểu đoàn của 2 trung đoàn 238 và 285. Chiến dịch bắt đầu được 2 ngày thì quân chủng điều 2 tiểu đoàn 71, 72 của trung đoàn 285 lên Hà Nội. Như vậy, Hải Phòng chỉ còn lại đúng 6 tiểu đoàn. Nhưng tiểu đoàn 84 phải làm định kỳ, nên cuối cùng, Hải Phòng chỉ có 5 tiểu đoàn.

Tôi muốn nói kỹ vấn đề này để bạn đọc thấy rằng, chúng ta đã chuẩn bị cho trận “Điện Biên Phủ trên không” từ rất lâu như thế đó. Tôi cũng muốn nói thêm rằng bản kế hoạch đánh B-52 ngày 27-2-1968 có được chính là dựa trên cơ sở bản báo cáo kinh nghiệm đánh B-52 dày 38 trang của đoàn công tác B do đích thân đồng chí Hoàng Văn Khánh làm trưởng đoàn từ Vĩnh Linh mang về. Như chúng ta đã biết, để có những kinh nghiệm mà báo cáo đã đúc kết được, biết bao nhiêu đồng chí đã hy sinh. Chỉ tính riêng trong thời gian đoàn công tác B có mặt ở Vĩnh Linh, đã có đến 2 lần địch đánh vào sở chỉ huy và cơ quan trung đoàn bộ, 6 đồng chí đã hy sinh.

Sau khi bản kế hoạch đánh B-52 đầu tiên của quân chủng ra đời, tôi thấy đồng chí Lê Văn Tri và đồng chí Lương Hữu Sắt, tư lệnh bộ đội radar, cứ như hình với bóng. Hễ có dịp là 2 con người cùng quê Quảng Bình đó lại tìm đến nhau, không phải để nói chuyện đồng hương, mà chỉ tập trung vào một chủ đề: “Bắt B-52” như thế nào?Tư lệnh bộ đội radar Lương Hữu Sắt dành sự quan tâm đặc biệt tới kíp trắc thủ và toàn thể đại đội 12 đang đóng quân ở Tân Truyền, Quảng Bình. Đại đội 12 là đơn vị có mặt ở tuyến lửa suốt từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại cho đến lúc này. Trong những trận đánh đầu tiên của địch ngày 7, 8 và 11 tháng 2 năm 1965, đại đội 12 đã lập công xuất sắc, không những phát hiện được địch từ xa, thông báo kịp thời cho các đơn vị hỏa lực mà còn trực tiếp bắn rơi 4 máy bay địch. Thực hiện chỉ thị của đồng chí tư lệnh quân chủng, đồng chí tư lệnh binh chủng tiếp tục giao cho đại đội 12 nhiệm vụ mới nặng nề: phát hiện B-52 đầu tiên cho toàn binh chủng đúc rút kinh nghiệm để phổ biến cho các đơn vị khác. Để thực hiện nhiệm vụ này, bộ tư lệnh radar đã có một chủ trương tích cực và cụ thể, tập trung một số đài trưởng và trắc thủ giỏi ở các đại đội 18, 19, 25, 30, 35, 39, 40,... vào đại đội 12 để thực tập trực tiếp “bắt B-52” và rút kinh nghiệm về bắt “B-52”. Đoàn do đồng chí trưởng ban trinh sát bộ đội radar phụ trách.
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
hehe, em phát hiện ra công cụ Trần Đại Nghĩa trong vụ bắn B-52 rồi!còn chính xác thế nào thì do Internet nhé*-:) Sai đúng các cụ đừng mắng em!
1- Uy lực của B52: ngoài 108 quả bom loại 500 pound (227 kg), trong đó 24 quả treo ở giá ngoài và 84 quả trong khoang bom. Nếu mang loại bom 750 pound thì có thể mang 66 quả (treo ngoài 24 quả, trong khoang 42 quả).Về khả năng điện tử B-52 được trang bị 10-15 máy gây nhiễu điện tử do một sĩ quan điện tử điều khiển. B-52 có trò là: gây nhiễu thụ động, tức là rải các băng kim loại mỏng phản xạ sóng điện từ, tạo ra các chấm trắng trên màn radar che kín mục tiêu thực và gây nhiễu chủ động, chuyên phát sóng có tần số trùng với tần số radar đối phương, khi đó màn radar sẽ trắng xoá, không nhìn thấy mục tiêu. Ngoài ra trong đội hình máy bay còn có máy bay trinh sát điện tử chuyên phát sóng gây nhiễu radar đối phương như loại EB66, cho nên đối thủ ban đầu của B-52 theo người Mỹ chỉ là MiG-21 mà MiG đã có các máy bay chiến thuật áp chế nên ngừoi Mỹ cho rằng B-52 bay vào không phận Bắc Việt chỉ là một cuộc dạo chơi!!!
2-Nhận dạng và cách đánh: Ta đã đón đầu B-52 từ lâu bằng cách cho các đơn vị phòng không vào Trường sơn- Quảng Bình nghiên cứu B-52 ngay khi nó ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào(16/4/1972) và cuối cùng đã ra đc cẩm nang đánh B-52 cụ thể:
- Phương án "P" nếu B52 đi ngang thì các đám nhiễu tín hiệu mịn trôi dần theo tốc độ di chuyển của B52. Dù đám nhiễu không hiển thị rõ nét về kích thước nhưng có thể phóng một loạt quả đạn theo giãn cách nhất định thì vẫn tiêu diệt được B52..
-Phương án "T”: nếu B52 đi thẳng vào đài phát thì cường độ nhiễu sẽ tăng lên, mục tiêu hiện khá rõ và có thể bắn theo , chỉ cần 1-2 quả đạn là diệt được B52.
(phương án P và T cụ thể như thế nào bây giờ vẫn là bí mật đấy nhé!)
3- chống tên lửa Sơ-rai (Shrike) của địch. Mỗi khi rada SAM ta phát sóng, Sơ-rai lập tức phát hiện, tiêu diệt ngay. Chúng ta bị thiệt hại và cuối cùng đã tìm ra cách tránh Sơ-rai, đó là dùng loại ra-đa của pháo cao xạ dẫn đường cho tên lửa, khiến tên lửa của chúng bị “mù”.
4 - Công cụ Trần đại Nghĩa: từ lâu dân gian đồn cụ nối tên lủa nhưng không phải mà do chiến sĩ kỹ thuật Việt Nam phát hiện ra rằng loại radar K-860 cũ hoạt động trên 2 băng sóng thì có một băng sóng không bị Mỹ gây nhiễu, nhưng băng sóng này không ổn định. Nên một hội nghị do cụ Trần Đại Nghĩa chủ trì đã tìm ra giải pháp là đặt lại chế độ làm việc cho đèn điện tử CKM-99 và radar hoạt động rất ổn định. Nhờ đó, nhiều đơn vị tên lửa đã “nhìn rõ” B52 ẩn nấp trong màn nhiễu để tiêu diệt.
5- Công của Liên xô:ngoài việc cung cấp trang thiết bị phòng không hiện đại và đào tạo CB-CS phòng không của ta tình báo (hải quân) Liên Xô đã cảnh báo sớm cho Việt Nam hướng bay của các máy bay B52, ngay khi chúng cất cánh từ đảo Guam trên Thái bình dương. Chính vì vậy các đơn vị phòng không Việt Nam đã không bị bất ngờ sẵn sàng có phương án tiêu diệt Siêu pháo đài bay này!

nguồn: em tổng hợp trên tnternet
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
* Thứ nhất: Trừ những lúc khoe hàng, bình thường thì chẳng ai xếp máy bay thành một hàng ngang cả. Sân bay mỗi chiều cũng chỉ mấy km thôi, đỗ kiểu đấy lấy đâu ra đất.
* Thứ hai: mỗi chú oánh 4 con chứ kg phải 2 chú cùng đánh từng cái một.
* Thứ ba: đặc công khi xung trận coi như là đã chết. Vì vậy các anh hơi bị liều. Khi bị lộ, không bao giờ chạy ra mà phải chạy vào (cứ xông vào mục tiêu, đặc biệt là kho đạn và kho xăng, tâm lý của mấy ông lính gác là sợ bắn trượt vào mấy chỗ đó thì tèo sớm). Như trong vụ này, một chú chạy về phía kho xăng và đã thoát được.
* Cuối cùng: em nghĩ là Mẽo sẽ kg bao giờ bàn đến chuyện này, nhưng phe ta thường cũng nổ ghê lắm. Chẳng biết tin ai.
Em chỉ cần 2 chú ấy bẻ gấy càng 1 con B52 cũng là chiến tích có một kg hai rồi. 8 con thì e hơi quá.
Không xếp máy bay hàng ngang thì xếp hàng dọc hả cụ? Hay là cả ngang cả dọc? 8 máy bay 1 hàng thì cũng bình thường chứ có sao đâu! Cụ không thấy đến Vịt nhà mình còn đỗ Su22 dài dằng dặc đến hơn 2 chục chiếc ở Phan Rang đấy à!

Em đọc bài mô tả chiến công thì không hiểu được mỗi chú oánh mấy con, nhưng mà 1 chú oánh 4 con thì đúng như bác nói, hơi bị quá, đào đâu ra!

Mẽo không bao giờ bàn đến chuyện này à? Tại sao thế? Trân Châu Cảng còn đáng thổ hẹn hơn sao lại bàn? Tổng số lính chết trận còn đau đớn hơn sao vẫn báo? Có vẻ bác hơi bị ảnh hưởng của kiểu Việt Nam lên thống thông tin đại chúng Mỹ. Nếu có thật nó làm om lên ngay chứ đâu có bị "định hướng" thông tin như nhà mình. Nó làm gì có ban tuyên giáo!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Mẽo không bao giờ bàn đến chuyện này à? Tại sao thế? Trân Châu Cảng còn đáng thổ hẹn hơn sao lại bàn? Tổng số lính chết trận còn đau đớn hơn sao vẫn báo? Có vẻ bác hơi bị ảnh hưởng của kiểu Việt Nam lên thống thông tin đại chúng Mỹ. Nếu có thật nó làm om lên ngay chứ đâu có bị "định hướng" thông tin như nhà mình. Nó làm gì có ban tuyên giáo!
Cụ so việc VN đánh sang Thái với Nhật đánh trực tiếp đánh Chân châu cảng là hơi bị khập khiễng.

Mỹ nó kg có ban tuyên giáo nhưng nó có hệ thống và cách tuyên truyền Việt Nam còn phải lậy bằng cụ. Sự kiện vịnh Bắc bộ để lấy cớ oánh Bắc Việt và sự kiện "vũ khí hủy diệt hàng loạt" ở I-rắc là những bài học mang tính kinh điển của tuyên truyền kiểu Mỹ. Tuy nhiên, có những thứ Mỹ lại làm ngược lại và chỉ bị phanh từ báo chí, nội bộ ra mà thôi.
Tuyên giáo là để phô ra, thời đó dù là rất cần nổ để lấy tinh thần nhưng ngay Việt ta cũng kg bao giờ dám nói là đã cho đặc công sang Thailand để oánh B52. Bây giờ mình cũng chỉ nói là sang nước X, nước Y để tự hiểu mà thôi.
Trong chiến tranh Trung quốc, việc đặc công đánh sân bay Côn Minh và cảng Phòng Thành cũng chưa có một thông tin chính thống nào dám đăng tải, tuyên truyền.

Tóm lại, đã là chiến tranh, đã là tuyên truyền thì khó có thể nói bên nào "Trung thực" trong lời ăn tiếng nói. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên nói chơi vài câu chứ kg nên bàn sâu về mấy vấn đề nhậy cảm đó trong OF và trong box vũ khí này.
Em chấm hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

stradi

Xe hơi
Biển số
OF-60907
Ngày cấp bằng
4/4/10
Số km
122
Động cơ
442,560 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Về việc không quân bắn hạ B52 thì về chiến công của bác Thiều làm em suy nghĩ nhiều nhất.
Ngày trước, em có 1 cuốn về đề tài này, trong đó nói rằng bác Thiều sau khi bắn hết tên lửa mà vẫn không hạ được nó, liền làm kamikaze, hi sinh cùng nó luôn. Nhưng em thấy có một số ý kiến nói là bác Thiều cần thận quá, vào gần rồi mới bắn nên khi nó cháy, không kịp thoát nên cũng bị theo.
Bác Trai ùm, bác có ý kiến gì về việc này không?
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
chuyện ấy thì nói thật số ng biết cũng ít cơ mà đàng nào cũng thế cũng biết chả để làm gì nữa
thôi thì ta chả bới lên làm gì cho mệt
nhưng hãy cứ biết rằng bác ấy hi sinh đổi thân mình lấy 1 em b52 thế là đc
@ cụ maz cụ gấu : các cụ cãi nhau chiện ấy làm gì
chiện đặt thuốc nổ hay ném quả thủ pháo vào cái dộng cơ jet phá đc mấy em thì có gì mà phải cãi nhau
ngay cả cái chuyện bao nhiêu B52 rơi cũng là cái anh mỹ giấu như mèo giấu mứt bao năm nay thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

SonrackTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-6764
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
12,180
Động cơ
659,394 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu và...
...Nó làm gì có ban tuyên giáo!
Có đấy bác ạ,phía bên này có gì thì bên kia có cái đấy,bên này có sĩ quan chính trị thì bên kia có sĩ quan tâm lý chiến - cái này có lẽ bác chưa biết!
Về sự tuyên truyền thì hai bên không khác gì nhau đâu.
Tháng 5 1975 em lúc ấy mới học lớp 5 theo xe giao liên vào Sài Gòn,đi chợ Bến thành.Các bà bán hàng ra sờ tay chân để xem Việt cộng con như thế nào,lần đầu tiên họ thấy một thằng Hà nội con và theo tuyên truyền thì 7 ông Việt Cộng đu cành đu đủ không gãy...:P:P:P:P
 

Bình Mía

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-14827
Ngày cấp bằng
16/4/08
Số km
1,269
Động cơ
525,847 Mã lực
Nơi ở
BVC - Buồn vui chia sẻ
Có đấy bác ạ,phía bên này có gì thì bên kia có cái đấy,bên này có sĩ quan chính trị thì bên kia có sĩ quan tâm lý chiến - cái này có lẽ bác chưa biết!
Về sự tuyên truyền thì hai bên không khác gì nhau đâu.
Tháng 5 1975 em lúc ấy mới học lớp 5 theo xe giao liên vào Sài Gòn,đi chợ Bến thành.Các bà bán hàng ra sờ tay chân để xem Việt cộng con như thế nào,lần đầu tiên họ thấy một thằng Hà nội con và theo tuyên truyền thì 7 ông Việt Cộng đu cành đu đủ không gãy...:P:P:P:P
Anh Rách nói kỹ hơn xem nào, ngoài sờ chân, tay ra các bà ấy còn sờ cái gì nữa ko? :D
 

SonrackTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-6764
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
12,180
Động cơ
659,394 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu và...
Anh Rách nói kỹ hơn xem nào, ngoài sờ chân, tay ra các bà ấy còn sờ cái gì nữa ko? :D
Sự tuyên truyền ghê gớm ở chỗ họ bấu tay,bẹo má em để xem thịt mình thế nào,em nói thật đấy,mấy ông VC trên rừng về thì họ đã biết nhưng một VC con Hà nội(Ngày ấy gọi thế) thì họ gặp lần đầu.Sau đó các má kết luận :"VC con cũng có da có thịt và đẹp ra phết!" ơn giời tuy hồi đó đời sống khó khăn nhưng em cũng trắng trẻo,không đến nỗi tệ lắm.
Nói thêm là 20/5 Em theo xe giao liên của QĐ2 vào đến SG mất sáu ngày,năm đêm mà đấy là xe được ưu tiên trên đường đấy ạ!
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Theo chỉ thị của đồng chí tư lệnh binh chủng, đoàn trắc thủ đi “bắt B-52” được ưu tiên trang bị 1 chiếc Gaz-63 mới nguyên và 1 đồng chí lái xe giỏi, có kinh nghiệm. Trước khi lên đường, đồng chí trưởng đoàn được gọi lên gặp đồng chí tư lệnh quân chủng:

- Thế nào, các cậu chuẩn bị đầy đủ cả rồi chứ?
- Báo cáo, đầy đủ!
- Nếu dọc đường xe bị địch đánh hỏng thì cậu giải quyết thế nào?
- Báo cao, nếu bị đánh hỏng ở địa phận Nghệ An, chủng tôi sẽ lấy xe của 290 đi tiếp. Nếu bị đánh hỏng ở địa phận Hà Tĩnh, Quảng Bình thì chúng tôi tiếp tục đi bộ.
- Các cậu có quyết tâm thế là tốt.
Đồng chí tư lệnh quân chủng bắt ta đồng chí trưởng ban trinh sát thông minh và hoạt bát, nói tiếp:
- Chúc các cậu hoàn thành thắng lợi chuyến đi. Bắt cho được B-52 và mang kinh nghiệm trở về. Bộ tư lệnh quân chủng chờ tin các cậu.

Cuối tháng 3 năm 1968, đoàn công tác “bắt B-52” lên đường. Vượt qua chặng đường địch đánh phá ác liệt ở khu Bốn, đoàn đến đại đội 12 an toàn. Tại đây, suốt 3 tháng trời, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí trưởng ban chinh sát binh chủng, đại đội 12 và đoàn công tác “bắt B-52” đã hoàn thành 1 công trình có giá trị. Đồng chí Đỗ Công Hoa, trắc thủ của đại đội 12, người đầu tiên của bộ đội radar “bắt” được B-52, đã trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình. Tất cả các trắc thủ của các đơn vị bạn đều lần lượt lên máy “nhận dạng” B-52. Các quy trình thao tác được lặp đi, lặp lại nhiều lần và lựa chọn lấy 1 quy trình tối ưu. Đặc biệt, các dạng nhiễu của B-52 qua các giai đoạn từ xa đến gần, từ nặng đến nhẹ, đều được chụp ảnh lại, phóng to ra, đóng thành 1 tập album với nhan đề: “B-52 trên màn hiện sóng”.

Tháng 7-1968, đồng chí Lương Hữu Sắt vào Quảng Bình kiểm tra tình hình. Sau khi nghe báo cáo của đoàn công tác “bắt B-52”, thấy không những đã đạt mà có những mặt còn vượt yêu cầu đề ra, đồng chí lệnh cho đoàn rút về Hà Nội.

Sau đó ít lâu, hội nghị tập huấn “bắt B-52” trong nhiễu, cùng với các chuyên đề khác đã được mở ở đại đội 37. Bản báo cáo của đoàn công tác “bắt B-52” được hội nghị đánh giá cao.
Từ những hạt giống đó, một phong trào học tập, rèn luyện bắt B-52 trong nhiễu sôi nổi khắp các đơn vị của bộ đội radar. Nhờ vậy, trong các năm 1969,1970, 1971, các đơn vị radar ở tuyến trong đã lần lượt bắt được B-52 phục vụ cho các đơn vị ở cửa khẩu các tuyến hành lang đánh rơi B-52.

Từng ngày, từng ngày, qua thực tế chiến đấu trên chiến trường, kinh nghiệm được bồi đắp thêm. Thế hệ chiến sĩ radar lớp trước trao kinh nghiệm lại cho lớp sau. Tài liệu “bắt B-52 trong nhiễu” của đoàn công tác “bắt B-52” được bổ sung thêm những trang mới, với nhiều kinh nghiệm mới. Điều đó cũng là dễ hiểu, vì kẻ địch những năm 1969-1971 không còn là kẻ địch của năm 1968. Trình độ của chiến sĩ ta cũng dần dần được nâng lên. Cánh sóng của bộ đội radar ngày càng vươn xa, vượt cả Trường Sơn, vươn sang tận sông Mekong.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Bước sang năm 1972, các chiến sĩ radar lại đứng trước một thử thách mới. Ngoài việc phải đối phó với cường độ nhiễu ngày càng nặng hơn của địch, đặc biệt là của B-52, việc phân biệt B-52 thật và B-52 giả trở nên 1 vấn đề thời sự nóng hổi và hết sức cấp bách. Ngày 16-4-1972, địch chỉ dùng 3 tốp, 9 chiếc B-52 đánh hải Phòng mà ta đã bắn hết 1 lượng đạn không nhỏ, nhưng phần lớn bắn vào B-52 giả. Cũng ngày 16-4-1972, địch dùng 44 lần chiếc đánh Hà Nội, không có chiếc B-52 nào, nhưng tên lửa và không quân của ta cũng đã “đánh” rất “tích cực” vào những tốp B-52 giả.. Tôi xuống gặp đồng chí Bùi Đình Cường, đồng chí Hoàng Văn Ngữ, tư lệnh và chính ủy bộ đội radar. Vừa trông thấy 2 đồng chí, tôi không kìm được, nói ngay:

- “Mắt thần” của các đồng chí dạo này không thiêng rồi! B-52 thật thì không biết. B-52 giả thì đường bay trên tiêu đồ lại cứ y như thật.
Vóc dáng to lớn của đồng chí Bùi Đình Cường cựa quạy trên chiếc ghế, cặp mắt thường ngày vốn đỏ ngầu, nay càng thêm đỏ, giọng nói Nghệ Tĩnh của đồng chí nghe như dao chém đá:
- Cái thằng Nixon bây giờ nó xảo quyệt quá, anh ạ. Tôi đã vào tận máy với anh em rồi: Nhiễu trắng hết cả màn, không nhìn thấy gì hết. Trên thì cứ giục. Thế là khi thấy bọn B-52 giả hiện lên là lính ta chộp ngay, thông báo luôn...
Đúng là ở đây không có vấn đề trách nhiệm, mà là kẻ địch rất xảo quyệt.

Sau đó chúng tôi được báo cáo, bộ dội radar đã mở hội nghị “đầu bờ”, “xây dựng quy trình bắt B-52 trong nhiễu” tại đại đội 18. Tất cả các đại đội trong toàn binh chủng từ biên giới đến hải đảo, từ miền Đông Bắc đến giới tuyến, đều cử đại biểu đến dự đông đủ. các đồng chí tư lệnh Bùi Đình Cường, phó chính ủy Nguyễn Đăng Tuất, tham mưu trưởng Nguyên Tâm Trinh đã trực tiếp chủ trì hội nghị. Suốt 3 ngày làm việc sô nổi, khẩn trương, với khẩu hiệu hừng hực khí thế cách mạng tiến công “vạch nhiễu tìm kẻ thù”, hội nghị đã thu được kết qủa tốt đẹp. Một lần nữa, các đơn vị ở tuyến trong lại đóng góp những kinh nghiệm quý báu. Các đơn vị ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lần đầu tiên tiếp xúc với B-52 cũng đưa ra những ý kiến mới mẻ, với những dẫn chứng cụ thể, nóng hổi. Trận địa radar ở khắp miền đất nước, sóng điện từ bản chất giốgn nhau, nhưng ở mỗi địa bàn nó lại được thể hiện bằng những màu, những vẻ khác nhau. Các công tắc, núm, nút trên mặt máy cái nào cũng như cái nào, nhưng qua bàn tay của từng người chiến sĩ trắc thủ, những hình sóng hiện về cũng cho những kết quả khác nhau. Người chỉ huy giỏi là người biết chắt lọc từ tất cả những cái riêng đó, nắm lấy cái chung nhất, biến thành bài học, thành quy trình cho tất cả mọi người. Kết quả của hội nghị chuyên đề được mở tại đại đội 18 là 1 tài liệu về quy trình bắt B-52 trong nhiễu của bộ đội radar ra đời, kế thừa và nâng cao lên những kinh nghiệm đã có trước đó.

Chất lượng phát hiện B-52 ngày một tăng lên, nổi bật nhất là trung đoàn 291, gồm các đại đội đóng trên địa bàn Thanh hóa, Nghệ An. Đi đôi với việc rèn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật bắt B-52 của bộ đội radar, quân chủng cũng dành nhiều công phu nghiên cứu bố trí lại đội hình chiến thuật của các đơn vị.Sau đó chúng tôi được báo cáo, bộ dội radar đã mở hội nghị “đầu bờ”, “xây dựng quy trình bắt B-52 trong nhiễu” tại đại đội 18. Tất cả các đại đội trong toàn binh chủng từ biên giới đến hải đảo, từ miền Đông Bắc đến giới tuyến, đều cử đại biểu đến dự đông đủ. các đồng chí tư lệnh Bùi Đình Cường, phó chính ủy Nguyễn Đăng Tuất, tham mưu trưởng Nguyên Tâm Trinh đã trực tiếp chủ trì hội nghị. Suốt 3 ngày làm việc sô nổi, khẩn trương, với khẩu hiệu hừng hực khí thế cách mạng tiến công “vạch nhiễu tìm kẻ thù”, hội nghị đã thu được kết qủa tốt đẹp. Một lần nữa, các đơn vị ở tuyến trong lại đóng góp những kinh nghiệm quý báu. Các đơn vị ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lần đầu tiên tiếp xúc với B-52 cũng đưa ra những ý kiến mới mẻ, với những dẫn chứng cụ thể, nóng hổi. Trận địa radar ở khắp miền đất nước, sóng điện từ bản chất giốgn nhau, nhưng ở mỗi địa bàn nó lại được thể hiện bằng những màu, những vẻ khác nhau. Các công tắc, núm, nút trên mặt máy cái nào cũng như cái nào, nhưng qua bàn tay của từng người chiến sĩ trắc thủ, những hình sóng hiện về cũng cho những kết quả khác nhau. Người chỉ huy giỏi là người biết chắt lọc từ tất cả những cái riêng đó, nắm lấy cái chung nhất, biến thành bài học, thành quy trình cho tất cả mọi người. Kết quả của hội nghị chuyên đề được mở tại đại đội 18 là 1 tài liệu về quy trình bắt B-52 trong nhiễu của bộ đội radar ra đời, kế thừa và nâng cao lên những kinh nghiệm đã có trước đó.

Chất lượng phát hiện B-52 ngày một tăng lên, nổi bật nhất là trung đoàn 291, gồm các đại đội đóng trên địa bàn Thanh hóa, Nghệ An. Đi đôi với việc rèn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật bắt B-52 của bộ đội radar, quân chủng cũng dành nhiều công phu nghiên cứu bố trí lại đội hình chiến thuật của các đơn vị.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Có đấy bác ạ,phía bên này có gì thì bên kia có cái đấy,bên này có sĩ quan chính trị thì bên kia có sĩ quan tâm lý chiến - cái này có lẽ bác chưa biết!
Về sự tuyên truyền thì hai bên không khác gì nhau đâu.
Tháng 5 1975 em lúc ấy mới học lớp 5 theo xe giao liên vào Sài Gòn,đi chợ Bến thành.Các bà bán hàng ra sờ tay chân để xem Việt cộng con như thế nào,lần đầu tiên họ thấy một thằng Hà nội con và theo tuyên truyền thì 7 ông Việt Cộng đu cành đu đủ không gãy...:P:P:P:P
Làm sao mà em không biết. Thời đánh Mỹ họ nhà em có 1 ông bác làm trung tá quân giải phóng tham gia chiến dịch HCM đánh liên tục từ Pleiku về Sài Gòn, lại có 1 ông bác khác là anh họ của ông kia làm đại tá tâm lý chiến VNCH. Sau đó ông đại tá bị bắt đưa đi cải tạo 4 năm, ông trung tá cũng chả biết chỗ nào (hoặc giả là biết mà không giám nói). Cảnh đời nó éo le đau xót thế đấy kụ ạ.

Còn thì bác hiểu nhầm ý em về ban tuyên giáo. Đương nhiên là BQP Mỹ thì thông tin ra ngoài có kiểm soát, nhưng báo chí thì không, chắc chắn là không. Ở Mỹ không có chuyện định hướng báo chí và các phương tiện thông tin công cộng khác như ta. Kiểu như bác Gấu nói sự kiện Vịnh Bắc bộ hay vũ khí hủy diệt Iraq thì bản chất nó khác hẳn. Đó là do CP Mỹ dựng ra và bộ máy tuyên truyền của nhà nước đã đánh lừa cả giới báo chí chứ không phải như mình là báo chí bị bắt đưa tin 1 chiều theo ý của CP. Khác nhau cơ bản là ở chỗ đó. Vì vậy đừng bao giờ so sánh 1 sự việc ở mình với 1 sự việc ở Mỹ, bản chất khác nhau rất nhiều dù bên ngoài có vẻ giống nhau. Chính vì vậy nên không thấy báo chí Mỹ nhắc tí gì đến việc VC đánh UTP thì em không tin. Em không cho rằng 1 sự việc to tát như thế mà quân đội Mỹ lại giữ được bí mật đến tận gần 40 năm, trước 1 hệ thống thông tin đại chúng khổng khồ và khôn khéo như hệ thống báo chí Mỹ. Thêm nữa, hình như theo luật Mỹ thì tài liệu cũng chỉ 30 năm là giải mật, vậy mà đến tận bây giờ còn chả thấy báo chí nói gì thì chắc... đúng là không có gì thật :).

Còn việc mình đánh Côn Minh hay Phòng Thành thì chịu thật, vì báo chí Tàu còn tởm hơn báo ta.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top