Vài nét về giặc lái Mỹ bị bắt ở Bắc Việt Nam
Nguyễn Li
(Tạp chí Lịch sử Quân sự 12-1987)
Người tù binh Mỹ đầu itên ở Bắc Việt Nam là trung úy hải quân Everett Alvarez. Máy bay chiến đấu của Everett Alvarez là một trong 2 chiếc bị bắn rơi ngày 5-8/1964, sau khi ném bom cảng Hải Phòng, theo lệnh của Tổng thống Mỹ Johnson, sau vụ Vịnh Bắc Bộ. Cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ trên miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Những vụ ném bom miền Bắc leo thang nhanh chóng, bình quân khoảng 70 lần chiếc/ngày. Số máy bay bị bắn rơi ngày càng nhiều. Phi công Mỹ tiếp tục vào nhà tù ở Bắc Việt Nam. Cuối năm 1965, đã có 61 tù binh Mỹ “may mắn” được vào nhà tù Bắc Việt Nam. Trong năm 1966, đã tăng lên 223 lần chiếc bay đi ném bom miền Bắc Việt Nam trong một ngày. Máy bay Mỹ bị bắn rơi ngày càng nhiều hơn, trung bình cứ 10 ngày có 8 chiếc. Trong năm 1966, lại có thêm 86 phi công Mỹ được đưa về “khách sạn vỡ tim”, một bộ phận của nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
Vào cuối năm 1967, những cuộc oanh tạc trên miền Bắc đã tăng lên 300 lần chiếc/ngày và hầu như ngày nào cũng có máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, Hải Phògn và những nơi khác. Vào cuối năm 1968, lúc Tổgn thống Mỹ Johnson ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam (31-10-1968), đã có tất cả 927 phi công Mỹ chết, 356 bị bắt làm tù binh và 917 người Mỹ mất ích trong lúc hành sự. Những phi công Mỹ nhảy dù, phần lớn bị thương, bị gãy tay, gãy chân… Nếu không chết, họ đều được miền Bắc cứu chữa. Có người lẩn trốn được, không bị bắt ngay lúc nhảy dù xuống đất. Nhưng rồi lại bị bắt sau vài tuần chui lủi. Ví dụ như đại tá George E. ''Bud'' Day, 40 tuổi, là phi công lái chiếc F-100, bị bắn rói ngày 26-8-1967, tay phải bị gãy 3 chỗ, đầu gối bị trẹo xương, nhưng ông ta đã cố gắng để vượt qua khu phi quân sự, lội qua những cánh đồng lúa, băng qua rừng rậm và sau 12 ngày thì bị bắt.
317 người Mỹ bị cầm tù năm 1970 được đưa đến Hỏa Lò, là lúc họ đang ở tuổi thanh xuân của cuộc đời, trung bình là tuổi 32. Trong số này có 85% đã bay trên 15 phi vụ vào miền Bắc. Trung tá Richard Paul Keirn bị bắn rơi ngày 24 tháng 7 năm 1965, là phi hành của không lực thứ 7, bị bắt ở Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Paul Keirn là phi công lái máy bay B-17, bị bắn rơi trong nhiệm vụ đầu tiên ở nước Đức, bị cầm tù 9 tháng. Khi sang Việt Nam, Paul Keirn lái máy bay F-105 và bị bắn rơi ở ngày thứ 3 khi đến Đông Nam Á.
Trung tá Robison Risner của không lực Hoa Kỳ, bị bắt ngày 16 tháng 9 năm 1965, khi lái chiếc F-105 trên miền Bắc Việt Nam. Risner là một ngôi sao trong chiến tranh Triều Tiên với 109 phi vụ chiến đấu, được Mỹ công nhận là đã hạ 8 MiG. Nhưng đến Việt Nam trong vòng 6 tháng với 5 chuyến bay thì bị bắn rơi. Risner đã cố bay ra biển và được máy bay SA-16 cứu thoát, được báo chí Mỹ in ảnh ca ngợi. Thế nhưng, báo chí Mỹ, sau đó lại không đưa tin Risner tiếp tục bay ra ra miền Bắc và lại bị bắn rơi. Và lần này thì Risner được nhà tù Bắc Việt cứu sống. Risner là tù binh nhiều tuổi nhất và sống 7 năm rưỡi trong nhà tù Bắc Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam, lần thứ 2 và trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, trong “khách sạn Hilton - Hà Nội”, đã có thêm nhiều tù binh Mỹ. Và thế là đã có đủ mặt những phi công máy bay chiến thuật và phi công B-52, đeo huy hiệu SAC (Bộ chỉ huy không quân chiến lược). Đầu năm 1973, sau hiện định Paris về Việt Nam, tất cả tù binh Mỹ này ra khỏi “khách sạn Hilton - Hà Nội” để trở về Mỹ. Ngày 12/2/1973, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, 116 quân nhân Mỹ được Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trao trả cho phía Mỹ trong đợt đầu tiên. Ngày 14/3/1973, lại 106 quân nhân Mỹ được trao trả. Mười nagỳ sau, 14/3/1973, 107 quân nhân và 1 nhân viên dân sự Mỹ lên đường về nước. Đợt cuối cùng trao trả diễn ra ngày19/3/1973. Người cuối cùng từ giã sân bay Gia Lâm là thiếu tá hải quân Alfred Agnew, 33 tuổi, quê ở bang Ilinoi. Agnew lái chiếc máy bay RA5C đi trinh sát tìm kiếm những tên lái B-52 có thể còn sống sót ở vùng rừng núi phía Tây Bắc Hà Nội. Nhưng máy bay của Agnew bị bắn cháy và bị bắt ở Hà Tây sáng ngày 30 tháng 12 năm 1972. Chiếc máy bay sơn trắng C141 của Mỹ cuối cùng mang số hiệu 50.238 cất cánh khỏi sân bay Gia Lâm vào 15h20 ngày 19/3/1973, trả về cho Nixon “những người khách không mời mà đến” của “khách sạn Hilton - Hà Nội”.
Tổng cộng có 511 người Mỹ, trong đó có 503 quân nhân và 18 dân sự được trở về nước. Đó là những bằng chứng biết nói về thất bại sâu cay của con chủ bài không quân Mỹ trên đất Việt Nam./.