[Funland] Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ và đánh tháng B-52 - Cái nhìn từ­ hai phía

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Ngay từ sáng 27, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đến phố Khâm Thiên ân cần thăm hỏi, động viên nhân dân và các lực lượng vũ trang hãy biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu, quyết bắn rơi nhiều máy bay địch hơn nữa để trả thù cho đồng bào bị giết hại và chiến sĩ đã hy sinh.

Cũng sáng ngày 27 tháng 12, trong giao ban, Bộ tư lệnh Quân chủng đã nhận định: Địch đánh trở lại chủ yếu vẫn là Hà Nội, mặc dù chúng có thay đổi thủ đoạn nhưng ta đoán đúng ý đồ, chuẩn bị tốt mọi mặt, kể cả đạn tên lửa nên cả Hà Nội, Hải Phòng đều đánh thắng lớn, giòn giã, không bị bất ngờ. Để chuẩn bị cho không quân đánh máy bay cường kích ban ngày và đánh B.52 vào ban đêm, Bộ tư lệnh Quân chủng chỉ thị cho không quân phải chuẩn bị thật tốt mọi mặt, đêm nay quyết tâm đánh rơi B.52. Sư đoàn 361 tăng thêm lực lượng pháo, súng máy phòng không để bảo vệ cho 13 tiểu đoàn tên lửa.

Sáng ngày 27, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm ba đợt đánh phá dữ dội vào các trận địa tên lửa ở VL, TS, FT, DT và một số mục tiêu thuộc nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8-3, ga và kho Văn Điển, Cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì. Pháo phòng không đã phát huy hỏa lực đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bảo vệ tiểu đoàn tên lửa 86 ở trận địa TS đánh trả nhiều đợt, bắn rơi 1 máy bay F.4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 máy bay F.4 (một chiếc rơi ở Hiệp Hòa, một chiếc rơi ở Xuân Mai).

Ngày 27 tháng 12, sau khi đi thăm phố Khâm Thiên bị bom B.52 tàn phá, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến sở chỉ huy Quân chủng động viên, cổ vũ, biểu dương cán bộ, chiến sĩ toàn quân chủng đã giành thắng lợi rất lớn đêm 26 tháng 12. Đại tướng thay mặt Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương biểu dương bộ đội phòng không đã lập công xuất sắc, góp phần đánh bại âm mưu của địch dùng B.52 gây sức ép với ta tại Hội nghị Pa-ri. Đồng chí nói: “Các đồng chí hãy đánh mạnh hơn nữa, bắn rơi nhiều B.52 để trả thù cho đồng bào ở Khâm Thiên và các nơi khác”. Sau đó, đồng chí thăm hỏi, nói chuyện và trao đổi với cán bộ chỉ huy không quân để tìm biện pháp bắn rơi bằng được B.52.

Kết quả trong đêm 26 và ngày 27 tháng 12, lực lượng phòng không ba thứ quân và không quân đã hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, giành thắng lợi lớn, bắn rơi 18 chiếc máy bay các loại, có 8 chiếc B.52; trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 10 chiếc, có 7 chiếc B.52; lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ bắn rơi 8 chiếc, trong đó pháo 100 Quân khu Việt Bắc được công nhận bắn rơi 1 chiếc B.52.

Đây là một tổn thất nặng nề mà sau này các hãng thông tấn phương Tây đã bình luận: “Chưa bao giờ lực lượng không quân Mỹ vấp phải một lực lượng phòng không có hiệu lực đến như thế tại một thành phố như thành phố Hà Nội”.

Đội hình ra quân đêm 27 tháng 12 của bộ đội tên lửa chỉ còn 12 tiểu đoàn. Tiểu đoàn 89 vẫn chưa sửa chữa khí tài xong.

Bị thất bại nặng nề trong trận đêm 26, các đêm sau địch giảm số lần xuất kích của B.52.

Đêm 27 tháng 12, địch dùng 36 lần chiếc B.52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh các khu vực Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Văn Điển, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; 18 lần chiếc B.52 vào đánh Đồng Mỏ. Xen kẽ giữa các đợt hoạt động của B.52, địch sử dụng 17 lần chiếc F.111 liên tục thay nhau vào đánh phá, gây căng thẳng cho bộ đội phòng không và nhân dân. Tại Hải Phòng, máy bay hải quân cũng thay nhau vào đánh phá khu vực cảng, Sở Dầu, nhà máy xi măng, sân bay Kiến An, cầu Quay.

Thực hiện quyết tâm của Bộ tư lệnh Quân chủng, phải tạo điều kiện cho không quân bắn rơi bằng được máy bay B.52, 22 giờ 20 phút đêm 27 tháng 12, Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân cho Phạm Tuân lái máy bay MIG.21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái. Được sở chỉ huy trung tâm của binh chủng, sở chỉ huy trung đoàn ở Mộc Châu (Sơn La) và ra-đa dẫn đường theo dõi, Phạm Tuân liên tục nhận được thông báo dẫn dắt về cự ly và hướng. Đến Sơn La, Phạm Tuân phát hiện được máy bay B.52 địch và xin công kích. Sở chỉ huy ra lệnh: “Bắn 2 tên lửa, thoát ly nhanh”. Lúc này, địch chưa phát hiện được MIG của ta bám đuôi. Chiến sĩ lái nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ, bám được B.52, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một quầng lửa trùm lên chiếc B.52 thứ hai. Phạm Tuân về hạ cánh an toàn tại sân bay Yên Bái. Đây là chiếc B.52 đầu tiên bị bộ đội không quân Việt Nam bắn rơi.

Ngay trong đêm 27, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc bắn rơi máy bay chiến lược B.52 địch.





Các cụ Vodka đi nào
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hì hì .. mấy cái quyển lịch sử này .. mang nặng tính chính trị, giống như báo tường ngày xưa bọn em làm ở lớp hồi học phổ thông ấy. Thông tin từ một phía tham chiến thường rất ít khi trung thực mang nặng tính chủ quan của người đưa tin vì mục đích nào đó. Việc dành chiến công cho đơn vị này, đơn vị kia .. cũng dễ hiểu thôi. Thông tin từ bên thứ 3 mới có thể khách quan hơn.
Sao mấy quyển lịch sử ntn không thấy đề cập nhiều đến chiến công của các chiến sĩ PK quân khu Moscau & Bacu được cử đến VN từ những ngày đầu thành lập hai trung đoàn SAM đầu tiên là 236 & 238 nhỉ. E nghĩ không hề có chuyện mình quên công ơn của các anh chiến sĩ, sĩ quan LX đã trực tiếp tham chiến nhưng vì lí do tế nhị nào đó nên ít được đề cập.
Việc đạn pháo bắn lên bằng quán tính thì ở độ cao 9-10km có sai số cực lớn nên người ta mới dùng tên lửa để thực hiện tác chiến phòng không ở tầm này.
Trên các tài liệu về AA .. không thấy cái nào đề cập về việc dùng AAA chống máy bay ở độ cao 10km này cả. Càng hỏi cụ gúc càng không thấy nói đến B52 bị AAA shot down ...
E nghĩ có mấy khả năng B52 bị PKK bắn hạ do:
1. Nó hạ độ cao vào đúng tầm của PKK để tăng độ chính xác của loạt bom: ít có thể xẩy ra vì Mẽo nó lắm bom, xác xuất chúng đích với nó không phải là vấn đề lớn nhất
2. Bị SAM bắn bị thương bắt buộc phải giảm độ cao: cái này dễ xẩy ra nhiều nhất.
3. Chú B52 ấy số cực nhọ bị đạn lạc: khó có thể xẩy ra vì xắc xuất rất thấp & đạn đã cuối tầm nên động năng rất kém, mảnh văng ra khó có thể hạ thằng to xác như B52 được
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Đây, trả lời bác:
Cao xạ KS-19 100mm có thể bắn tới độ cao tối đa 12-13km (ngắm bắn bằng radar).
Như vậy cao xạ từ 57mm đổ lên đều có thể bắn trúng/bắn rơi B-52 trên lí thuyết.
S-60 57mm: 19.684 ft.
KS-12 85mm: 25.500 ft.
KS-19 100mm: 44.900 ft.
(http://www.47df.com/taktisches/fahrzeuge.htm)

Lực lượng dân quân tự vệ phòng không trong chiến dịch (364 đội với 1428 khẩu súng pháo)
- Số đội: 346
- Số khẩu: 1428. Trong đó trung đại liên 769 khẩu; 12,7mm 284 khẩu; 14,5 263 khẩu; 37mm 61 khẩu; 100mm 32 khẩu; cỡ khác 19 khẩu.

Lực lượng phòng không chủ lực trong chiến dịch
- Số sư đoàn: 3 (361, 363, 375).
- Tên lửa: số e=6, số d=23
- Cao xạ: số e=16, số d độc lập=22
- Không quân: số e=4, số d độc lập=1
- Radar: số e=4, số d độc lập=1.

Một vài số liệu tham khảo khác:
- Đơn vị phát hiện B-52 đầu tiên: Đại đội radar 16 trung đoàn 291 - 19h10 ngày 18 tháng 12.
- Đơn vị đầu tiên đánh B-52: Tiểu đoàn 78 trung đoàn 257 - 19h44 ngày 18 tháng 12.
- Đơn vị bắn rơi B-52 đầu tiên: d59 e261 - 20h13 ngày 18 tháng 12.
- Trung đoàn 261 bắn rơi nhiều B-52 nhất: 12 chiếc.
- Trung đoàn 257 bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: 8 chiếc.
- Tiểu đoàn 57 (e 261) bắn rơi nhiều B-52 nhất: 4 chiếc.
- Tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất: d77 (e257); d93 (e261): 3 B-52.
- Tiểu đoàn 79 (e257) bắn rơi chiếc B-52 cuối cùng: 23h16 ngày 29 tháng 12
- Tiểu đoàn 72 (e285) bắn trận cuối cùng trong chiến dịch: 23h29 ngày 29 tháng 12

P/S: Mà bác Mèo đa nghi quá, đúng là ngày xưa bị nhồi sọ (Triumf và nhiều bác khác ở trên này cũng bị) nên bây giờ nhiều lúc thấy cái gì cũng có vẻ tuyên truyền, thông tin một chiều bác nhỉ. Nói một cách khách quan thì Mỹ không công nhận trường hợp B-52 nào bị bắn rơi do cao xạ (bị thương thì có). Vả lại không biết nhà ta lấy tiêu chí gì để đánh giá là đã bắn trúng/bắn rơi nhỉ? Có khi máy bay địch tăng tốc đốt ***, xì khói đen, các bố nhà ta lại vơ vào là bắn trúng. Tất nhiên toàn bộ nhưng thông tin trên đây đều chỉ mang tính tham khảo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
E biết độ cao lý thuyết của PKK là trên 10km ... nhưng thực tế thì chưa thấy bao h bắn trúng cả.
Xác định mục tiêu & khóa bắn = rada sẽ tăng độ chính xác khi ngắm bắn nhưng nó không cải thiện được độ tản mát của đạn pháo quán tính không có điều khiển. Tốc độ bắn của pháo đại cao là rất thấp với tốc độ bay cao của B52 thì sau loạt đạn đầu (thường xuyên là .. trượt) thì nó đã qua khỏi khu vực hỏa lực của đại đội rồi nên khó có thể bắn nó được. Việc đan xen nhiều đại đội PKK ở cùng một vị trí đón lõng đường bay cũng rất khó vì cần rất nhiều đơn vị, dễ lộ trận địa ...
Khả năng bắn hạn B52 em nghĩ rất cao là nó đã bị SAM bắn bị thương bắt buộc phải hạ độ cao, số nhọ rơi đúng vào tầm hỏa lực của pháo đại cao >> toi mạng.
E chỉ xét trên khía cạnh kỹ thuật thôi còn thông tin thì .. hì hì ... từ hai chiều mới có cơ sở xác thực hơn. Bên nào tham chiến chả phóng đại thành tích của mình, lờ tịt hoặc giảm thiểu các tổn thất ..
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
có 1 điều em biết là pháo phòng không Flak88 lại 1 lần nữa đc sử dụng để bắn máy bay Mỹ
tuy nhiên thông tin về khẩu này rất ít
điều em biết duy nhất là đạn của khẩu này có giá thành khá cao
bác triumf có thể cho em thêm chút thông tin về vụ này đc không ạ
ông cụ nhà em khẳng định là có ( em cho xem 1 vài khẩu pháo phòng không thfi lần nào cụ cũng chỉ đúng khẩu Flak88)
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Một số thông tin về pháo cao xạ 88mm:

Ngày 14 tháng 4 năm 1961, Bộ Tổng Tham mưu ra Chỉ thị số 256/TM quy định tổ chức lực lượng và quân số năm 1961 cho Bộ tư lệnh Phòng không. Các trung đoàn cao xạ 210, 250, 280, chuyển tiểu cao từ pháo 37mm sang pháo 57mm; trung cao giữ nguyên trang bị pháo 90mm và 88mm.

..


Ngày 21 tháng 9 năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh ra Nghị định số 34/NĐA, thành lập Đại đoàn pháo cao xạ hỗn hợp mang phiên hiệu 367, trực thuộc Bộ chỉ huy Pháo binh. Đại đoàn được biên chế các cơ quan tham mưu, chính trị, cung cấp và ba trung đoàn 681, 685, 689, mỗi trung đoàn có hai tiểu đoàn trung cao 88mm và từ một đến hai tiểu đoàn pháo tiểu cao 40mm. Theo quyết định của Bộ Tổng tham mưu, để giữ bí mật lực lượng, các trung đoàn 681, 685, 689 được gọi là các tiểu đoàn 12, 13, 14.

Đồng chí Hoàng Kiện Được cử làm đại đoàn trưởng. Đồng chí Đoàn Phụng Được cử làm chính uỷ đại đoàn. Đồng chí Lê Văn Try làm phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng.

Trung đoàn 681 được biên chế hai tiểu đoàn 81, 82 trang bị pháo 88mm và hai tiểu đoàn 41, 42 trang bị pháo 40mm. Đồng chí Nguyễn Quang Tuyến làm trung đoàn trưởng. Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu làm chính uỷ.

Trung đoàn 685 được biên chế hai tiểu đoàn 83, 84 trang bị pháo 88mm và tiểu đoàn 43 trang bị pháo 40mm. Đồng chí Đào Sơn Tây làm trung đoàn trưởng. Đồng chí Nguyễn Duy Tường làm chính uỷ.

Trung đoàn 689 Được biên chế hai tiểu đoàn 85, 86 trang bị pháo 88mm và tiểu đoàn 44 trang bị pháo 40mm. Đồng chí Nguyễn Cận làm trung đoàn trưởng. Đồng chí Trần Văn Giang làm chính uỷ.

.........

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ, đêm ngày 16 tháng 12 năm 1955, Đại đoàn 367 tạm biệt Vai Cầy, hành quân về triển khai lực lượng bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Trải qua cuộc trường kỳ kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp, lần đầu tiên Được thấy Thủ đô Hà Nội, bộ đội pháo cao xạ thêm phấn khởi tự hào, xác định rõ trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ mới.

Căn cứ vào nhiệm vụ trên giao, Bộ tư lệnh đại đoàn đã tổ chức bố trí đội hình chiến đấu:

- Trung đoàn 681 gồm 2 tiểu đoàn 81, 82 trang bị pháo cao xạ 88mm và 2 tiểu đoàn 41, 42 trang bị pháo cao xạ 40mm triển khai các trận địa ở tả ngạn sông Hồng, để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu phía đông Hà Nội như Cầu Đuống, cầu Long Biên, sân bay và nhà máy xe lửa Gia Lâm. . .

- Trung đoàn 685 gồm 3 tiểu đoàn 83, 84, 86 trang bị pháo cao xạ 88mm và tiểu đoàn 43 trang bị pháo cao xạ 40mm bố trí thành 3 cụm ở đông nam và tây nam Hà Nội làm nhiệm vụ bảo vệ khu Trung ương và các mục tiêu trọng yếu khác như cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ. . .

- Trung đoàn 689 gồm tiểu đoàn 85 trang bị pháo cao xạ 88mm và tiểu đoàn 44 trang bị pháo cao xạ 40mm triển khai bố trí bảo vệ thành phố cảng Hải Phòng.

- Sở chỉ huy đại đoàn ở ngôi nhà số 108 phố Nam Đồng gần Gò Đống Đa, Hà Nội (nay là số nhà 185 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội).

.........

Ngày 21 tháng 9 năm 1954, đại đoàn pháo phòng không 367 trực thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh 351 được hành lập, gồm 3 trung đoàn 681, 685, 689 (Đến năm 1958, trung đoàn 681 đổi tên thành trung đoàn 220, trung đoàn 685 đổi tên thành trung đoàn 250, trung đoàn 689 đổi thành trung đoàn 240) trang bị hỗn hợp pháo trung cao (88mm) và tiểu cao (40mm). Sau khi hoàn thành nội dung huấn luyện chuyển binh chủng ở Thái Nguyên, đại đoàn nhận nhiệm vụ về bảo vệ hai yếu địa lớn trên miền Bắc là thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng.


Để từ từ rồi Triumf sẽ cập nhật tiếp.
 
Chỉnh sửa cuối:

sigma

Xe buýt
Biển số
OF-293
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
669
Động cơ
587,120 Mã lực
Tuổi
52
Bác chủ thớt công phu quá. Các bài viết rất hay. Thanks
 

bizviet

Xe điện
Biển số
OF-1530
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,855
Động cơ
611,394 Mã lực
Các bác ơi sao lại nghi ngờ thế, nên nhớ là ta có lưới lửa phòng không, chứ không phải bắn theo kiểu các cụ dùng súng hơi bắn chim đâu.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cảm ơn bác triumf vậy là ông cụ nhà em nói đúng vì có 1 số ng không tin là đến năm 72 mà vẫn sử dụng khẩu pháo quốc xã ấy để bắn tốt
theo cụ nhà em thì sau này ta bắn hết cơ số đạn mà LX cho thì mấy khẩu này cũng đc đưa vào 1 số bảo tàng và gang thép thái nguyên .
*đạn từ 45 đến năm 72 vẫn bắn tốt lạ thật
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cơ khí chính xác của hội Đức gấu thật nhể ..
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
tất nhiên nhưng ai ham mê khí tài quân sự thì vẫn thực sự nể cái sự nhanh gọn của em pháo 88 này
tuy nhiên có 1 điều là hìh như bảo tàng phòng không không quân ở trường chinh hình như là không có em này
bảo tàng quân sự thì không nốt
 

Bin0512

Xe buýt
Biển số
OF-41863
Ngày cấp bằng
29/7/09
Số km
764
Động cơ
473,915 Mã lực
Lần đầu tiên em vào box này. Càng đọc càng thấy hay! ( cảm nhận của cá nhân em). Rất cám ơn bác triumf về các bài viết của bác vì nó rất bổ ích và cần thiết cho công việc của em!
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
6,285
Động cơ
634,243 Mã lực
Nơi ở
3801
Chuyện đăc công ta đánh B52 ở Thái mãi sau này báo mới đưa nhưng sao hồi đấy không thấy các báo quốc tế như Time hay AP, AFP đưa nhỉ. Chuyện như thế không thể giấu được báo chí quốc tế.
Với lại có đoạn kể bị địch phát hiện, một chiến sỹ tung lựu đạn nhưng không nổ, tuy vậy địch cũng hoảng sợ bỏ chạy. Đoạn này không biết nói sao, sân bay là mục tiêu cực kỳ quan trọng, không lẽ lính canh sân bay lại amateur đến vậy.
 

xe365vn

Xe container
Biển số
OF-23687
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
9,407
Động cơ
583,977 Mã lực
Nơi ở
xe365vn
bó tay cụ cho tí ảnh đi. đọc mỏi hết cả mắt, có ảnh thư giãn mắt 1 tí chứ. thank cụ nhé cho ae OF hiểu thêm chiến thắng này
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Em thấy vụ 2 chiến sĩ nhà ta phá được đến 8 B52 ở UTP nghe cứ điêu điêu tế nào. 8 cái này mà đậu thì phải trải dài trên 1 khoảng cách đến hàng km, 2 bố nhà mình có lắp động cơ vào chân thì cũng khó mà chạy xa như thế để ném thủ pháo mà lại chưa bị thịt.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em thấy vụ 2 chiến sĩ nhà ta phá được đến 8 B52 ở UTP nghe cứ điêu điêu tế nào. 8 cái này mà đậu thì phải trải dài trên 1 khoảng cách đến hàng km, 2 bố nhà mình có lắp động cơ vào chân thì cũng khó mà chạy xa như thế để ném thủ pháo mà lại chưa bị thịt.
B52 (chiều dài 48,07m, chiều cao 12,39m, sải cánh 56,42m) chắc chỉ to như con B747 thôi. Đậu gần nhau thì cũng chạy kịp.
Nhưng mà nó cao bằng tòa nhà 2 tầng thì 2 đồng chí nhà mình chỉ kịp xì lốp của nó là cùng. Có trèo được lên để áp thủ pháo vào thân như thời đánh Cát bi đâu mà phá với hủy nhẩy.

Hay là đêm hôm, choảng nhầm vào mấy chiếc dân dụng lại tưởng là B52?
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
B52 (chiều dài 48,07m, chiều cao 12,39m, sải cánh 56,42m) chắc chỉ to như con B747 thôi. Đậu gần nhau thì cũng chạy kịp.
Nhưng mà nó cao bằng tòa nhà 2 tầng thì 2 đồng chí nhà mình chỉ kịp xì lốp của nó là cùng. Có trèo được lên để áp thủ pháo vào thân như thời đánh Cát bi đâu mà phá với hủy nhẩy.

Hay là đêm hôm, choảng nhầm vào mấy chiếc dân dụng lại tưởng là B52?
em thì nghĩ nếu không tiếp cạn được nó thì thôi chứ đã tiếp cận được B-52 chắc chắn là đập được bằng thủ pháo (bộc phá) vì:
B-52 không cao (xem hình)


B-52 đậu tại san bay cũng không xa nhau
B-52 tại sân bay năm 1957 Hình như là ở U-ta-pao

đối với máy bay ăn một quả 1-2kg C4 chắc không thể phục hồi được vì có thể đứt làm đôi kể cả đánh vào bánh xe!!! (nếu có chỉ có gỡ phụ túng bán lại thôi)
Và đối với đặc công khi đi đánh mục tiêu chắc chắn các cụ ấy sẽ nghiên cứu xem đánh đâu, đánh chỗ nào trên mô hình chán rồi chứ chẳng lẽ lại thầy bói xem voi đến nơi mới mó à??
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
em thì nghĩ nếu không tiếp cạn được nó thì thôi chứ đã tiếp cận được B-52 chắc chắn là đập được bằng thủ pháo (bộc phá) vì:
B-52 không cao (xem hình)

B-52 đậu tại san bay cũng không xa nhau

B-52 tại sân bay năm 1957 Hình như là ở U-ta-pao
đối với máy bay ăn một quả 1-2kg C4 chắc không thể phục hồi được vì có thể đứt làm đôi kể cả đánh vào bánh xe!!! (nếu có chỉ có gỡ phụ túng bán lại thôi)

Và đối với đặc công khi đi đánh mục tiêu chắc chắn các cụ ấy sẽ nghiên cứu xem đánh đâu, đánh chỗ nào trên mô hình chán rồi chứ chẳng lẽ lại thầy bói xem voi đến nơi mới mó à??
Hị hị ! Cụ mắc mưu em rồi. Em nói thế để có người phản biện cho... khách quan.
Chiều cao 12,39m là nó đo tới tận đỉnh cánh đuôi và chỉ cần 5 lạng C4 là đủ rồi cụ ợ (1kg phí quá).
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
B52 (chiều dài 48,07m, chiều cao 12,39m, sải cánh 56,42m) chắc chỉ to như con B747 thôi. Đậu gần nhau thì cũng chạy kịp.
Nhưng mà nó cao bằng tòa nhà 2 tầng thì 2 đồng chí nhà mình chỉ kịp xì lốp của nó là cùng. Có trèo được lên để áp thủ pháo vào thân như thời đánh Cát bi đâu mà phá với hủy nhẩy.

Hay là đêm hôm, choảng nhầm vào mấy chiếc dân dụng lại tưởng là B52?
1 cái sải cánh 56,4m thì 8 cái là 450m, 2 chiếc đỗ cách nhau ít cũng phải 50m, như vậy nếu bắt đầu đứng ở cái đầu tiên, chạy đến cái cuối cùng thì tối thiểu là 800m. Chạy đến từng cái 1 vừa bắn nhau với lính canh, vừa kích nổ tung thủ pháo!!! Em cho là bốc phét. Nếu Mẽo nhận thì mới tin.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top