Những điểm yếu nghiêm trọng trong việc vạch kế hoạch và thực hiện bộc lộ trong những cuộc oanh tạc ngày thứ nhất đã trở nên rõ rệt một cách bi thảm trong những ngày sau. Các chiến thuật áp dụng trong chiến dịch ném bom mang tên Cung sáng miền Nam không thích hợp với khu vực HN, nơi có hỏa lực phòng không mạnh. 5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng, đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm. Hệ thống phòng không của HN không phải là yếu – đó là điều đã thấy rõ từ các cuộc oanh tạc trong chiến dịch Linerbacker lần trước, nhưng hiển nhiên điều đó đã được quan tâm quá ít. Do không có thêm các hành lang sợi nhiễu cho mỗi đợt, các máy bay ném bom B-52 đã không tận dụng được sức gió xuôi thổi mạnh. 3 đợt mỗi đêm gây khó khăn cho việc rải sợi nhiễu hay trấn áp tên lửa đất đối không đồng thời giúp cho hệ thống phòng không đối phương có thời gian hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt tiến công mới. Gió thổi mạnh giúp cho các máy bay ném bom bay nhanh tới mục tiêu, nhưng cũng thổi bạt sợi nhiễu, khiến cho các máy bay B-52 phải dựa vào thiết bị gây nhiễu của chính mình để tránh bị radar phát hiện. Hơn nữa, khi ra khỏi mục tiêu, các máy bay B-52 phải ngoặt trở lại bay ngược chiều gió mạnh 100 dặm/h nên tốc độ rút lui chậm lại quá nhiều và hướng gây nhiễu chị chệch, khiến cho radar của các trận địa tên lửa đất đối không lân cận có thể lọt qua những chỗ yếu trong màn nhiễu. Hơn nữa, đội hình máy bay ném bom dài và việc quy định một điểm ngoặt độc nhất cho máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho đối phương nhằm trúng điểm ngoặt sau khi những tốp đầu bay qua.
Cuộc chào đón dữ dội của tên lửa đất đối không
Trong ngày thứ 2, chiến thuật chỉ được thay đổi chút ít ở 3 máy bay bị bắn rơi trong 121 phi xuất được coi là mức có thể chấp nhận được. Các máy bay B-52 lại đánh phá Đông Anh, Yên Viên, Đài phát thanh HN, và cả điểm chuyển tải Bắc Giang cùng nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên ở phía Bắc HN. Các đợt đánh phá lại được tiến hành cách nhau 4-5 giờ. Không máy bay nào bị bắn rơi, mặc dầu dối phương đã bắn tới ngót 200 quả tên lửa đất đối không.
Các đợt oanh tạc ngày 19-12 đã gây cảm giác tin tưởng 1 cách giả tạo, và chiến thuật đánh phá trong ngày thứ 3 không có gì thay đổi nhiều. Những chiếc đi đầu của đợt tiến công thứ nhất ngày 20-12, hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng, nhưng nhiều tên lửa đất đối không đã phóng vào những chiếc đi sau. Tên lửa đã bắn trúng 2 chiếc B-52G khi chúng đang bay ngoặt ra khỏi mục tiêu và cả 2 đã rơi ở Hà Nội. 1 chiếc B-52D bị trúng đạn trước khi trút bom và cố bay được về Thái Lan thì rơi. Đợt oanh tạc cuối cùng bắt đầu vào khoảng nửa đêm về sáng. Các máy bay B-52 oanh tạc Hà Nội cũng được tiếp đón bằng tên lửa một cách dữ dội như dợt đầu. Một chiếc B-52D bị thương nặng bởi tên lửa, rơi ở Lào. 2 chiếc B-52G khác cũng bị tên lửa bắn rơi. Trên 220 quả tên lửa đã được phóng trong đêm 20-12, và 6 chiếc B-52 bị hạ trong vòng 9 giờ. Cho đến nay, người ta đã thấy rõ 2 nhân tố có ý nghĩa khác nhau gây nên tổn thất: 5 chiếc bị bắn rơi khi ngoặt ra khỏi mục tiêu, và 5 chiếc B-52G chưa được cải tiến để mang thêm các thiết bị gây nhiễu mạnh hơn.
Tuy nhiên, trừ số tổn thấy ngày 20-12, các cuộc oanh tạc trong 3 ngày đầu được coi là thành công. Hầu hết các mục tiêu quan trọng đều bị tàn phá nặng. Trên 300 phi xuất đã được thực hiện, với 9 máy bay bị hạ; mức tổn thất chưa đến 3%, tuy nhiên mức tổn thất như trong ngày thứ 3 có thể làm cho chiến dịch ném bom phải mau chóng chấm dứt.
Cuộc chào đón dữ dội của tên lửa đất đối không
Trong ngày thứ 2, chiến thuật chỉ được thay đổi chút ít ở 3 máy bay bị bắn rơi trong 121 phi xuất được coi là mức có thể chấp nhận được. Các máy bay B-52 lại đánh phá Đông Anh, Yên Viên, Đài phát thanh HN, và cả điểm chuyển tải Bắc Giang cùng nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên ở phía Bắc HN. Các đợt đánh phá lại được tiến hành cách nhau 4-5 giờ. Không máy bay nào bị bắn rơi, mặc dầu dối phương đã bắn tới ngót 200 quả tên lửa đất đối không.
Các đợt oanh tạc ngày 19-12 đã gây cảm giác tin tưởng 1 cách giả tạo, và chiến thuật đánh phá trong ngày thứ 3 không có gì thay đổi nhiều. Những chiếc đi đầu của đợt tiến công thứ nhất ngày 20-12, hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng, nhưng nhiều tên lửa đất đối không đã phóng vào những chiếc đi sau. Tên lửa đã bắn trúng 2 chiếc B-52G khi chúng đang bay ngoặt ra khỏi mục tiêu và cả 2 đã rơi ở Hà Nội. 1 chiếc B-52D bị trúng đạn trước khi trút bom và cố bay được về Thái Lan thì rơi. Đợt oanh tạc cuối cùng bắt đầu vào khoảng nửa đêm về sáng. Các máy bay B-52 oanh tạc Hà Nội cũng được tiếp đón bằng tên lửa một cách dữ dội như dợt đầu. Một chiếc B-52D bị thương nặng bởi tên lửa, rơi ở Lào. 2 chiếc B-52G khác cũng bị tên lửa bắn rơi. Trên 220 quả tên lửa đã được phóng trong đêm 20-12, và 6 chiếc B-52 bị hạ trong vòng 9 giờ. Cho đến nay, người ta đã thấy rõ 2 nhân tố có ý nghĩa khác nhau gây nên tổn thất: 5 chiếc bị bắn rơi khi ngoặt ra khỏi mục tiêu, và 5 chiếc B-52G chưa được cải tiến để mang thêm các thiết bị gây nhiễu mạnh hơn.
Tuy nhiên, trừ số tổn thấy ngày 20-12, các cuộc oanh tạc trong 3 ngày đầu được coi là thành công. Hầu hết các mục tiêu quan trọng đều bị tàn phá nặng. Trên 300 phi xuất đã được thực hiện, với 9 máy bay bị hạ; mức tổn thất chưa đến 3%, tuy nhiên mức tổn thất như trong ngày thứ 3 có thể làm cho chiến dịch ném bom phải mau chóng chấm dứt.