[Công nghệ] SVĐHBK chế tạo xe ôtô chạy 252 km chỉ hết 1lít xăng?

Trạng thái
Thớt đang đóng

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,804 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
GDI chẳng liên quan gì đến đây cả. Bọn Đức nó làm GDI ở máy bay Daimler Benz từ đầu những năm 40 rồi. Vn đục cái động cơ còn chẳng lên hồn nữa là ứng dụng GDI[/COLOR].
chủ đề này bọn em tranh luận xong rồi cụ guide ạ, hiên nay đang thảo luận chủ đề mới của Phe Râm là tại sao cái Áp Suất nó lại đủn cái Piton đi xuống
 

autobahn-hanoi

Xe tăng
Biển số
OF-62019
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
1,980
Động cơ
476,781 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3 đường
Cụ nói đúng, Việt Nam mình muốn làm ra nhiều thứ hay ho như ở nước họ thì phải bắt đầu từ những thứ như thế này. Cái xe có thể chẳng làm được cái gì , nhưng ít ra là cũng tạo ra niềm ham mê sáng tạo và kích thích các sinh viên khác. Và biết đâu nhiều ý tưởng hay lại bắt nguồn từ chiếc xe 3 bánh đó.
tất nhiên cần đánh giá cao những nghiên cứu như thế này, em thi thoảng cũng theo dõi và điều phối một số chương trình eco hay environment gì đó, và hiệu quả của các chương trình này không hẳn nhằm mục đích công nghệ mà chỉ là khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu khoa học ứng dụng. Việc báo chí và các trang web cũng như nhà trường, và sinh viên bị cuốn vào chương trình và làm PR không công cho Honda chỉ là vì trình độ thương mại của chúng ta kém, đất nước mình còn nghèo..., nên đôi lúc chỉ vì những niềm vui nhỏ,l kiểu như đánh phỏm suýt móm mà "cuối đời gặp Lan".

Các kụ mợ hiểu chứ....
 

caovan

Xe tải
Biển số
OF-47700
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
234
Động cơ
462,030 Mã lực
- Em hỏi thật cụ, cụ đã hiểu về động cơ ô tô mà xưởng của cụ thường sửa thế nào ạ? cụ có hiểu rõ ý của các em SV nói không ạ, cụ có biết nếu 1 kg xăng đốt cháy kiệt hoàn toàn sẽ sinh ra bao nhiêu nhiệt lượng không ạ, và cái này có thay đổi không ạ, cụ trả lời cho em câu này.

Theo cháu thì cái xe cùng chạy xăng thì chẳng cần biết xem 1 cân xăng tỉ nhiệt là bao nhiêu làm gì. Bảo sao học sinh bọc giấy bạc vào động cơ đã là thành tích thực nghiệm ác lắm của ĐHBK rồi.
- Cụ có biết động cơ đốt trong hiệu suất lớn nhất ở vùng nào không ạ? cụ lên mạng tìm hiểu GDI như thế nào, nó làm cái gì, thì cụ sẽ hiểu tại sao lại cứ tắt máy rồi lại nổ lại, sao k0 cứ thế mà chạy

GDI chẳng liên quan gì đến đây cả. Bọn Đức nó làm GDI ở máy bay Daimler Benz từ đầu những năm 40 rồi. Vn đục cái động cơ còn chẳng lên hồn nữa là ứng dụng GDI
.
Có liên quan cụ ạ. EM k0 muốn nói làm ra GDI em chỉ nói về việc tắt bật máy thế thôi ạ. Bởi vì nếu chạy mà bướm ga mở nhỏ sẽ tốn xăng, giống như người bị tắc mũi, tốn công để hít thở, còn nếu chạy bướm ga mở lớn thì cản đường khí nạp sẽ nhỏ nên tổn thất sẽ giảm. Do đó trong trường hợp này thì khi xe đạt được tốc độ thì tắt máy để động cơ k0 phải làm việc vùng tải thấp. Còn khi nổ máy trở lại sẽ làm việc vùng tải cao.
Còn GDI thì giải quyết được vấn đề ở tải nhỏ. Do đó em bảo cụ voiz đọc cái đó để biết nhược điểm của động cơ xăng là gì.
Đấy là vấn đề em muốn nói
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

saphia1115

Xe buýt
Biển số
OF-49849
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
938
Động cơ
466,060 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Nhà hàng xóm
chủ đề này bọn em tranh luận xong rồi cụ guide ạ, hiên nay đang thảo luận chủ đề mới của Phe Râm là tại sao cái Áp Suất nó lại đủn cái Piton đi xuống
Ơ cái kụ Liệt vòi này, thế lúc kụ ấn xuống thì áp suất có tăng không? Suy ra Áp suất đủn cái pít tông còn gì! À mà cái nọ đủn cái kia, cái kia húc cái nọ chứ nhể!
 

chuotlang

Xe lừa
Biển số
OF-399
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
39,578
Động cơ
969,907 Mã lực
Nơi ở
Tứ Hải Nhất Gia
Đề tài này các bác cũng tốn giấy mực phết nhỉ ...
Thôi cứ cho là các cháu giờ nó giỏi đi đã sao ... mấy năm trước còn có vụ Hai Lúa chế tạo máy bay nữa là ...
Em 1 tay cổ vũ cho đội chủ nhà VN hehe
 

fightstinger

Xe điện
Biển số
OF-21537
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
2,485
Động cơ
509,749 Mã lực
các cụ cho nhà cháu hỏi: đội ĐHGT đứng thứ mấy trong cuộc thi này?
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,260
Động cơ
434,173 Mã lực
Bác mà tống cái công thức này vào thì lại chết nữa, vì nó chỉ áp dụng được cho quá trình đẳng nhiệt (Không có thất thoát nhiệt ra bên ngoài), :)). Quá trình nổ của động cơ có đẳng nhiệt đâu. (trừ khi xét trong một khoảng thời gian đủ ngắn, để có thể coi sự truyền nhiệt qua xylanh là không đáng kể)

Thực ra, nói là do "nhiệt" cũng đúng. Bản chất nhiệt là "động năng" của các phân tử. Chuyển động càng máu thì nhiệt độ càng cao. Cái pít tông nó lao xuống được là do nó nhận "nhiệt", cũng là động năng của các phân tử, truyền sang cho nó đấy, :)).
Vâng, nó không đúng hoàn toàn nhưng nó là cơ sở cho mọi thứ liên quan đến những cái các cụ đang tranh luận, em nghĩ là chỉ nên hiểu nôm na thôi, hiểu sâu không được đâu ạ, vì thực sự là chả cụ nào ở đây đủ kiến thức tổng hợp để giải thích cặn kẽ cái đúng sai của 252km/1l, còn thực tế thì chắc các cụ thấy nó sai lè ra rồi ạ.
Nói đến nhiệt thì em lại phải nói rằng nhiệt không phải là tác nhân chính, nhiệt chỉ là sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Bản chất vất đề là áp suất đẩy piton, muốn có áp suất thì cần có cái gì đó sinh ra áp suất và cái sinh ra áp suất ở đây là nổ.
Nổ là quá trình giãn nở đột ngột, mà nổ thì cũng chỉ là sản phẩm phát sinh trong quá trình oxy hóa với tốc độ cao (cháy) của hidrocacbon (nhiên liệu). Cái vụ oxy hóa này lại liên quan đến quá trình hóa lý (entropi rồi entanpi này nọ, rồi lượng oxy cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa, rồi xúc tác.....), tóm lại là khó lắm.
Còn em kết luận là vụ này chả có gì hay cả, chỉ Honda có lợi, mấy cụ sinh viên cũng chả học hỏi được gì từ cái vụ này, chỉ mất thời gian.
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,260
Động cơ
434,173 Mã lực
Em xin trả lời cụ Feram là khi nổ nó đẩy tất cả, vấn đề là cái gì lỏng lẻo hơn thì cái đó di chuyển thôi ạ, trong động cơ thì theo chiều đẩy khi nổ có mỗi cái piton là lỏng lẻo còn xupap thì lại ngược với hướng nổ nên muốn ấn nó xuống phải dùng cam.
Bọn em bị 1 lần nổ mà piton không di chuyển nên 1 lúc sau nó vỡ tan tành cái nắp quy lát đấy bác ạ.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Em xin trả lời cụ Feram là khi nổ nó đẩy tất cả, vấn đề là cái gì lỏng lẻo hơn thì cái đó di chuyển thôi ạ, trong động cơ thì theo chiều đẩy khi nổ có mỗi cái piton là lỏng lẻo còn xupap thì lại ngược với hướng nổ nên muốn ấn nó xuống phải dùng cam.
Bọn em bị 1 lần nổ mà piton không di chuyển nên 1 lúc sau nó vỡ tan tành cái nắp quy lát đấy bác ạ.
Như em đã nói bên trên, đừng bảo em là tại sao áp suất lại đẩy piston xuống. Vì trả lời như vậy, em lại hỏi là tại sao áp suất lại đẩy piston xuống được?

Còn mấy cái bác nói ở trên thì không cần phải nhắc lại làm gì.
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,260
Động cơ
434,173 Mã lực
Như em đã nói bên trên, đừng bảo em là tại sao áp suất lại đẩy piston xuống. Vì trả lời như vậy, em lại hỏi là tại sao áp suất lại đẩy piston xuống được?

Còn mấy cái bác nói ở trên thì không cần phải nhắc lại làm gì.
Hị hị, bác Feram hỏi thế thì dài dòng lắm ạ. Như em đã trình bày, nổ là quá trình giãn nở thể tích đột ngột, nếu hiểu nôm na theo cái P, V và T thì sẽ thấy là chắc chắn sinh áp suất. Áp suất đẩy được thì cái này nó liên quan đến kỹ thuật thủy khí nhưng cũng nôm na thì tại mọi điểm trong chất lỏng đều có 1 ứng suất nên bề mặt nào tiếp xúc với chất lỏng sẽ chịu tác dụng lực bằng US nhân với diện tích bề mặt tiếp xúc nên sinh ra lực đẩy.

Thế thôi để bác hỏi tiếp, hê hê.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Hị hị, bác Feram hỏi thế thì dài dòng lắm ạ. Như em đã trình bày, nổ là quá trình giãn nở thể tích đột ngột, nếu hiểu nôm na theo cái P, V và T thì sẽ thấy là chắc chắn sinh áp suất. Áp suất đẩy được thì cái này nó liên quan đến kỹ thuật thủy khí nhưng cũng nôm na thì tại mọi điểm trong chất lỏng đều có 1 ứng suất nên bề mặt nào tiếp xúc với chất lỏng sẽ chịu tác dụng lực bằng US nhân với diện tích bề mặt tiếp xúc nên sinh ra lực đẩy.

Thế thôi để bác hỏi tiếp, hê hê.
Bác trả lời không sai, nhưng chưa nói đúng bản chất của hiện tượng. Giải thích như thế này không làm sáng tỏ tại sao nâng nhiệt độ thành xylanh lên, sẽ làm tăng hiệu suất của động cơ.
 

trandiecan1

Xe máy
Biển số
OF-66430
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
88
Động cơ
434,980 Mã lực
Nơi ở
tp HCM
Bác trả lời không sai, nhưng chưa nói đúng bản chất của hiện tượng. Giải thích như thế này không làm sáng tỏ tại sao nâng nhiệt độ thành xylanh lên, sẽ làm tăng hiệu suất của động cơ.
Em cảm thấy dạo này em spam hơi nhiều, cho nên em xin được phép có 1 chút đóng góp ý kiến chuyên môn cho Mod khỏi đế ý đến em nhé.
Theo em thì : sau khi bugi đánh lửa, ngọn lửa sẽ từ vùng bugi lan truyền đến các vùng xung quanh. Sự lan truyền này có liên quan đến nhiệt độ và áp suất. Nghĩa là vùng cháy rồi có nhiệt độ cao, sinh ra áp suất lớn, làm tăng thể tích sẽ ép vùng chưa cháy xung quanh. Vùng chưa cháy lúc này sẽ bị tăng áp suất do bị ép, đồng thời cũng bị truyền nhiệt độ từ vùng cháy rồi, dẫn đến thỏa điều kiện để hòa khí bốc cháy ( đk là nhiệt độ và áp suất phải đồng thời cao hơn 1 mức nào đó để bắt đầu sự cháy ). Cứ thể ngọn lửa lại lan truyền cho đến thành xy lanh và mặt trên piston. Ở những vùng cuối này, ngọn lửa rất dễ bị dập tắt nếu như nhiệt độ thành xy lanh hoặc mặt trên piston thấp hơn 1 nhiệt độ nào đó, nguyên nhân là nhiệt độ để gây ra sự cháy đã bị hấp thu vào bề mặt thành xy lanh hoặc mặt trên piston.
Thành thử ra, người ta luôn muốn duy trì nhiệt độ của những vùng đặc biệt đó ở mức nhất định, để cho sự cháy diễn ra được ổn định. Và có thể người ta muốn tăng nhiệt độ thành xy lanh lên cũng vì mục đích đó.
Lại nói về ngọn lửa, sau khi tất cả hòa khí đã được bốc cháy, ở nhiệt độ và áp suất cao, nó sẽ sinh ra lực đẩy piston xuống dưới (phần này khỏi phải giải thích nhiều vì áp suất cao thì đẩy ra, cái này ai cũng biết). Nếu áp suất khí cháy đủ cao, nó sẽ đẩy piston xuống mạnh. Nếu áp suất không đủ cao (nguyên là do sự dập tắt của ngọn lửa, đã nói ở trên), nó sẽ đẩy piston xuống yếu, điều này đồng nghĩa với việc giảm hiệu suất của động cơ. Cho nên, người ta sẽ làm mọi cách để hạn chế việc dập tắt của ngọn lửa, mục đích là để làm tăng hiệu suất của động cơ.
Nhưng cũng xin chú ý rằng sự dập tắt ngọn lửa chủ yếu xảy ra trong quá trình khởi động khi máy nguội, hoặc ở vùng xứ lạnh. Chứ trong quá trình động cơ sau khi đã được hâm nóng xong rồi, người ta còn tìm cách giải nhiệt cho nó nữa đấy. Nguyên nhân là lúc này, nhiệt độ xy lanh bị nung nóng liên tục do hoạt động của khí cháy, và cũng 1 phần là sự ma sát của các chi tiết chuyển động. Lúc này người ta chẳng còn lo đến sự dập tắt khí cháy, mà cái người ta lo là sự quá nhiệt. Nó sẽ ảnh hưởng đến độ bền vật liệu, và cái quan trọng là sự kích nổ (gõ máy). Người ta sợ nhất là kích nổ đấy. Cho nên, không hẳn là người ta muốn tăng nhiệt độ xy lanh lên để tăng hiệu suất động cơ đâu, mà thực chất là tăng nhiệt độ xy lanh khi máy nguội thôi, để cho máy dễ khởi động, hoạt động ổn định.
Xong, em đánh máy mỏi tay rồi. Các bác cứ chém thoải mái
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyennguyen_92

Xe đạp
Biển số
OF-81829
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
11
Động cơ
414,090 Mã lực
ặc với các bác mất.chỉ vì một phóng viên hỏi một sinh viên(có thể nhát, có thể ngu ngơ, có thể chưa bình tĩnh, có thể đang mơ màng hay là không thể có đủ thời gian để giải thích cho các bác cặn kẽ được) mà các bác tranh cãi gay cấn phết.
em thì em cho là anh trả lời kia muốn nói dễ hiểu nhất nhưng không đủ thời gian nên không thể diễn tả hết được.
am làm tạm cá so sánh này các bác thấy thế nào nhá.tại hồi đọc được về cái này em đã nghĩ thử tí rồi.tất cả của em làm là ví dụ, các bác đừng chém e nhá.:D

Cách chạy thường--------------Cách chạy khi thi
Ga lên 30km/h (10s)------------Ga lên 30km/h (10s)
Giữ ga (10s)---------------------Nhả ga cho chạy theo đà đến tầm 10km/h (10s)
Giữ ga (7s)-----------------------Tăng ga lên 30km/h(7s)

vậy là trong 1 chu kì như em ngu tính kia, các bác tiết kiệm được 10s chạy đà(37%), quá trình tăng ga trong 7s lúc sau chắc chắn đỡ tốn hơn phải giữ ga cho 10s(em đi 2b thì thấy giữ ga chạy 30km/h với lúc đang tăng tốc để đến 30km/ vẫn phải để mức tay ga bằng nhau, không hơn không kém, hơn nữa em còn có số hỗ trợ).=> đỡ tốn khoản 40% xăng.
đấy là bài tính ngu học của em, cộng thêm là các anh đi thi thì tắt luôn máy xe trong 10s đà=>đỡ tốn thêm tí(e cho tầm 2 %)
cái xe đem đi thi chả có j cả, trọng lượng nhẹ tầm 1/3+ khí động học hơn+bánh bé+3 bánh đỡ phải giữ thăng bằng=>đỡ được 80%
cải tiến kĩ thuật:vì em được biết xe chạy tốt nhất là máy ở tầm 80-90 độ c nên các anh ấy bọc máy lại là đúng thôi.
còn cái nữa, hồi trước có vụ cái anh gì gì cải tiến xe ga cũ để chạy đỡ tốn xăng(20%), là anh ấy dùng hơi nóng từ bệ thống xả quay vòng lại để 'hâm' nóng xăng đi vào=> mật đọ phân tử xăng đi vào tăng lên=> lượng xăng tiêu thụ giảm đi(vì các xe ga hầu hết là đều không cháy được hoàn toàn xăng trong xy lanh)=> các anh ở bk cũng có làm như thế là hợp lý thôi ạ=> giảm được tầm 20% nữa(em tính tạm thế).(em thấy các bác trên này chém vụ này nhiều phết)
tổng kết theo những j em biết thì đã là tầm 140-150% rồi.
đường không có xe gì, không đèn đỏ, không phanh không vượt vv và vv thừa sức lên được tầm 200% các bác ạ
đã thế, nhất là ở nhật, cá sv họ dùng máy có 50cm3 thôi ạ, nên càng chạy được nhiều vì họ không cần nhanh.
vậy em nghĩ là 320km/l là không quá lắm đâu ạ. với lại, cái này là để khuyến khích mọi người chạy xe tiết kiệm nhiêu liệu ví dụ như cách chạy trên chẳng hạn, em mà lúc nào chạy đà được là chạy, mình dù ít cũng góp phần tí ti bảo vệ môi trường chứ ạ.
p/s nhưng mà mệt với kiểu này lắm ạ, em nghịch chạy trên đường vắng với kiểu kia, 3km đi mất 20 phút đấy ạ.
mem mới với lại không phải chuyên gia nên viết lung tung, mong các bác bỏ quá a :D
 
Chỉnh sửa cuối:

congtruong86

Xe đạp
Biển số
OF-31400
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
10
Động cơ
480,000 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai - Hà Nội
hôm trước đọc báo thấy VolksWagen sắp ra xe chạy 100km hết 1 lít. nhưng với cái động cơ bé xíu có cõ gần lít thì phải, và chassic nhẹ nhất có thể. đã thấy choáng.
nghe bác nói vậy càng choáng hơn.:) em nghĩ bọc giấy bạc tránh tản nhiệt thì chắc xe chạy dc 5km là cùng. hjhj. mấy bác đó lấy ra chạy lăng xăng vài km rồi tính tiêu hao sau đó nhân lên 100km đó mà. kiểu thử nghiệm đó thì nhiều cái khủng bố lắm.^^
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,260
Động cơ
434,173 Mã lực
Bác trả lời không sai, nhưng chưa nói đúng bản chất của hiện tượng. Giải thích như thế này không làm sáng tỏ tại sao nâng nhiệt độ thành xylanh lên, sẽ làm tăng hiệu suất của động cơ.
À, cụ lại nhìn vào P, V và T nhé, nếu T không thay đổi, thể tích giãn nở sẽ tỷ lệ thuận với áp suất sinh ra và ngược lại, tuy nhiên thực tế thì nhiệt sẽ truyền từ buồng đốt qua vách xy lanh ra môi trường nên áp suất sẽ phụ thuộc vào thể tích giãn nở không phải đường tuyến tính mà là đường lằng nhằng gì đó. Đến 1 lúc nào đó nhiệt độ vách xylanh bằng với nhiệt độ buồng đốt thì sẽ không còn sự truyền nhiệt nữa, khi đó áp suất sẽ tỷ lệ thuận với thể tích giãn nở.
Nôm na là nếu nhiệt độ vách xylanh càng cao, sự truyền nhiệt càng ít, lúc đó áp suất sẽ "càng gần với tỷ lệ thuận" của thể tích giãn nở. Theo lý thuyết, nếu bỏ qua ma sát, nếu vật liệu chế tạo vẫn làm viẹc tốt ở nhiệt độ của buồng đốt, nhiên liệu cháy hoàn toàn và xylanh piton khong có khe hở thì hiệu suất là 100%. Đại khái thế ạ.
 

raotro

Xe container
Biển số
OF-52461
Ngày cấp bằng
9/12/09
Số km
5,480
Động cơ
505,731 Mã lực
Nơi ở
Hà "nhì"
Cháu chả biết gì nhưng bọc lại để giữ nhiệt thì cháu xin ạ 3 ạ!!!!!!!!
 

anthang1010

Xe máy
Biển số
OF-16094
Ngày cấp bằng
8/5/08
Số km
64
Động cơ
511,750 Mã lực
Nơi ở
Ga Tầu-Bến Xe
mục đích ban đầu là đi càng nhiều càng tốt,cho nên các bạn sinh viên mới chơi cái kiểu là nổ máy rồi lại tắt,như thế thì ko sợ bị quá nhiệt mà chỉ sợ nhiệt thành silanh thấp hơn nhiệt khí thể thôi.cho nên mới bọc kín lại để làm giảm tác dụng của cánh tản nhiệt.còn với động cơ ngoài thực tế thì làm thế đúng là phá máy,vì nó hoạt động liên tục,khắc nghiệt hơn rất nhiều chế độ hoạt động của động cơ mà các bạn sinh viên sử dụng để thi thố...
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,540
Động cơ
566,291 Mã lực
Cụ nào tổng kết hộ cháu với, là làm sao 1 lít chạy được 252 km, chứ tính phương trình trạng thái với lại đẳng nhiệt đẳng tích đẳng áp gì đấy nó hàn lâm quá.
Động cơ không độ, không gì cả thì bản thân nó chạy được như thế, tức là do truyền động và điều khiển, chứ cóc phải tại động cơ, phỏng ạ?
 

anthang1010

Xe máy
Biển số
OF-16094
Ngày cấp bằng
8/5/08
Số km
64
Động cơ
511,750 Mã lực
Nơi ở
Ga Tầu-Bến Xe
đúng là ko liên quan đến động cơ,chỉ có một số giải pháp kĩ thuật để đưa động cơ hoạt động ở chế độ tối ưu cộng thêm...tiểu xảo trong khi điều khiển nữa thôi :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top