Trước khi nói thêm vệ sự chaý trong động cơ, em nói lại về "gần với nhiệt độ nổ 1,000 độ"
Đó là điều không tưởng bởi nếu động cơ đạt cho là 700 hay 800 độ thì có rất nhiều thứ không còn tồn tại, đầu tiền là cái phớt đuôi xúp páp hay còn gọi là phớt gít, piton bằng hợp kim nhôm hình như cũng chỉ nóng chảy ở vài trăm độ
Quay lại sự cháy, xét từ oto mà ra khi mà nhiệt độ nước làm mát duy trì ở khoảng 80 độ C thì thành xi lanh có nóng lắm cũng chỉ trên 100 độ C (k tính khoảng khắc nổ), hòa khí trong xi lanh là thể khí, sự dẫn nhiệt rất kém do đó trong một khoảng khắc của một kỳ nổ thì nhiệt độ truyền từ vách xi lanh vào đến giữa khối hòa khí, nơi mà bu gi đánh lửa, không được bao nhiêu, hòa khí cũng chỉ nóng chưa thể đến 100 độ (hoặc nóng hơn nhưng là do tự bản thân nó bị nén thành ra
tự nó nóng chứ không phải nhờ truyền nhiệt từ thành xi lanh).
Từ đấy cho thấy rằng "nóng bao nhiêu" không phải là chìa khóa thành công của công suất động cơ
"cháy đồng thời" là điểm ngắm đến của các công nghệ phun xăng đa điểm, van biến thiên, van kép . . . .các công nghệ này nhằm mụch đích để đốt cháy "càng nhiều càng tốt"
cùng một lúc các hạt hòa khi trong kỳ nổ ngắn ngủi của động cơ. Em muốn nói là ĐỒNG THỜI chứ không phải NÓNG, điều này dễ nhìn thấy khi xe ô tô dù to đến đâu, dù bao nhiêu mã lực thì nước làm mát cũng phải dưới 100 độ, tức là yếu tố NHIỆT ĐỘ đã được "khóa lại" rồi, do đó có thể kết luận NHIỆT ĐỘ không phải là sự thể hiện của hiệu suất động cơ
Hix, em ngoại đạo mà dám nói điều này quả có mạo phạm các cụ