[Công nghệ] SVĐHBK chế tạo xe ôtô chạy 252 km chỉ hết 1lít xăng?

Trạng thái
Thớt đang đóng

caovan

Xe tải
Biển số
OF-47700
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
234
Động cơ
462,030 Mã lực
Cụ giải thích thêm xem tại sao khi nhiệt độ thành xy lanh cao thì hiệu suất của động cơ đốt trong lại cao? Cụ đừng bảo vì nó là "Động cơ nhiệt" nhé. Vì em sẽ lại hỏi là tại sao động cơ nhiệt, thành xy lanh có nhiệt độ càng cao thì hiệu suất càng cao, :)).
Cụ định chuyển sang làm động cơ phỏng :-| khổ lắm cụ ơi, cụ hỏi câu này em trả lời là nhiên liệu khi đưa vào trong buồng cháy hòa trộn với không khí và đốt cháy, khi nhiên liệu cháy sẽ làm nhiệt độ hỗn hợp trong xy lanh tăng lên giãn nở dẫn đến tăng áp suất trong xy lanh, đẩy piston chuyển động, do đó áp suất tăng cao hay thấp là phụ thuộc vào nhiệt độ khí cháy đúng k0 ạ, thế nếu thành xy lanh nhiệt độ thấp thì nhiệt của khí cháy sẽ vừa tạo giãn nở khí vừa truyền nhiệt cho thành xy lanh dẫn đến hiệu quả sinh công của khí cháy sẽ giảm. Do đó nhiệt độ thành xy lanh càng cao thì nhiệt mất cho thành xy lanh sẽ càng giảm và như thế áp suất sẽ tăng cao hơn. Thế được chưa hả cụ :-bd

"Chỉ biết, sau khi làm như vậy, nó đạt môc 252 Km với 1 lít xăng. Em muốn hỏi thêm là, các cụ tính cái này như thế nào? Chạy trên đoạn đường 1Km rồi ngoại suy hay đổ cho đủ 1 lít rồi mang ra đường 5 chạy xuống Hải phòng, rồi chạy về? Kết quả trên được tính trong bao lần chạy thử? Có lặp lại không?"
Thời gian k0 có nhiều để tính toán đâu cụ ơi (chỉ có 2 tháng thôi ạ), vừa điều chỉnh vừa chạy thử là nhanh nhất >:D<

Em còn thắc mắc chỗ này nữa. Cơ mà, cái này chỉ bác nào là ngừoi trong cuộc thì mới trả lời được. Không biết, có phải bác trantrungice là thày hướng dẫn của mấy cháu SV này không?
Em k0 phải là thầy của các cậu SV ấy ạ. Em mất dạy rồi ạ. Em vẫn đang là sinh viên ạ
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Cụ định chuyển sang làm động cơ phỏng :-| khổ lắm cụ ơi, cụ hỏi câu này em trả lời là nhiên liệu khi đưa vào trong buồng cháy hòa trộn với không khí và đốt cháy, khi nhiên liệu cháy sẽ làm nhiệt độ hỗn hợp trong xy lanh tăng lên giãn nở dẫn đến tăng áp suất trong xy lanh, đẩy piston chuyển động, do đó áp suất tăng cao hay thấp là phụ thuộc vào nhiệt độ khí cháy đúng k0 ạ, thế nếu thành xy lanh nhiệt độ thấp thì nhiệt của khí cháy sẽ vừa tạo giãn nở khí vừa truyền nhiệt cho thành xy lanh dẫn đến hiệu quả sinh công của khí cháy sẽ giảm. Do đó nhiệt độ thành xy lanh càng cao thì nhiệt mất cho thành xy lanh sẽ càng giảm và như thế áp suất sẽ tăng cao hơn. Thế được chưa hả cụ :-bd
Em tưởng chỉ giai đoạn đầu khi thành xilanh nguội mới cần chứ đến khi nó chạy nóng đến mức bão hòa rồi thì nguyên lý này đâu còn tác dụng nữa ?
 

caovan

Xe tải
Biển số
OF-47700
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
234
Động cơ
462,030 Mã lực
Em tưởng chỉ giai đoạn đầu khi thành xilanh nguội mới cần chứ đến khi nó chạy nóng đến mức bão hòa rồi thì nguyên lý này đâu còn tác dụng nữa ?
Nhiệt độ khí cháy hơn 1000 độ, cụ bảo nhiệt độ thành xy lanh bao nhiêu độ để k0 mất nhiệt được ạ
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Cụ định chuyển sang làm động cơ phỏng :-| khổ lắm cụ ơi, cụ hỏi câu này em trả lời là nhiên liệu khi đưa vào trong buồng cháy hòa trộn với không khí và đốt cháy, khi nhiên liệu cháy sẽ làm nhiệt độ hỗn hợp trong xy lanh tăng lên giãn nở dẫn đến tăng áp suất trong xy lanh, đẩy piston chuyển động, do đó áp suất tăng cao hay thấp là phụ thuộc vào nhiệt độ khí cháy đúng k0 ạ, thế nếu thành xy lanh nhiệt độ thấp thì nhiệt của khí cháy sẽ vừa tạo giãn nở khí vừa truyền nhiệt cho thành xy lanh dẫn đến hiệu quả sinh công của khí cháy sẽ giảm. Do đó nhiệt độ thành xy lanh càng cao thì nhiệt mất cho thành xy lanh sẽ càng giảm và như thế áp suất sẽ tăng cao hơn. Thế được chưa hả cụ :-bd

"Chỉ biết, sau khi làm như vậy, nó đạt môc 252 Km với 1 lít xăng. Em muốn hỏi thêm là, các cụ tính cái này như thế nào? Chạy trên đoạn đường 1Km rồi ngoại suy hay đổ cho đủ 1 lít rồi mang ra đường 5 chạy xuống Hải phòng, rồi chạy về? Kết quả trên được tính trong bao lần chạy thử? Có lặp lại không?"
Thời gian k0 có nhiều để tính toán đâu cụ ơi (chỉ có 2 tháng thôi ạ), vừa điều chỉnh vừa chạy thử là nhanh nhất >:D<


Em k0 phải là thầy của các cậu SV ấy ạ. Em mất dạy rồi ạ. Em vẫn đang là sinh viên ạ
Ở cái bôi đậm thứ nhất: Em thấy vẫn chưa rõ cơ chế. Em không có ý nói là sai, chỉ là chưa rõ cơ chế thôi.
Bôi đậm số 2: Nếu mà như bác nói thì rõ ràng kết quả 252KM/ lít chưa hẳn đã chính xác. Có khi tần 300 Km hoặc hơn thì sao? Cũng có thể không đạt được như vậy. Tóm lại, kết quả đấy chưa đủ độ tin cậy, :)). Công bố cho nó ấn tượng thôi.

Thực ra, em hỏi cho nó cẩn thận, chứ thực sự thì khó có điều kiện để kiểm nghiệm được. Quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến con số này. Hầu như là không đủ điều kiện để giữ các yếu tố này giống hệt nhau khi thử nghiệm.

Tuy nhiên, tiêu chí cuộc thi là chạy được quãng đường dài nhất, trong ngày thi, chứ không phải là "xe" này ăn bao nhiêu xăng. Thế nên, đưa ra con số đấy chủ yếu để gây sốc, "cho vui" là chính thôi. Trong một cuộc thi tầm cỡ "Sinh viên nghiên cứu khoa học" thì cũng chả sao, vô thưởng, vô phạt thôi. Cái hại là sẽ làm các em sinh viên nó hiểu không đầy đủ, không tạo được thói quen cẩn trọng, khoa học khi công bố kết quả. Em không biết các ngành kỹ thuật thì thế nào, chứ mấy cái ngành khoa học "nhảm nhí" (j/k) thì cái này bị đánh lỗi rất nặng. Nhiều khi nghiên cứu của sinh viên, kết quả ra thế nào không quan trọng bằng cách mà các em đi đến được kết quả đấy, :)).
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
8,713
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Ở trong kia hai lúa còn chế tạo cả máy bay trực thăng thì cái ô tô này ăn thua gì :D VN hay có những giải thưởng mang tầm quốc tế về những phát minh cải tiến tối ưu hàng tư bản đấy :D

Nhân đọc cái thớt này em cũng đang nghiên cứu làm sao tận dụng hết nhiệt năng của máy để chuyển hóa thành điện năng, và ánh sáng (quang năng) của đèn pha ô tô chuyển hóa thành điện năng, tích điện lại để cho xe chạy động cơ điện dùng khi hết xăng đấy :))
 

caovan

Xe tải
Biển số
OF-47700
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
234
Động cơ
462,030 Mã lực
Cụ giải thích thêm xem tại sao khi nhiệt độ thành xy lanh cao thì hiệu suất của động cơ đốt trong lại cao? Cụ đừng bảo vì nó là "Động cơ nhiệt" nhé. Vì em sẽ lại hỏi là tại sao động cơ nhiệt, thành xy lanh có nhiệt độ càng cao thì hiệu suất càng cao, :)).
Em còn thắc mắc chỗ này nữa. Cơ mà, cái này chỉ bác nào là ngừoi trong cuộc thì mới trả lời được. Không biết, có phải bác trantrungice là thày hướng dẫn của mấy cháu SV này không?
Ở cái bôi đậm thứ nhất: Em thấy vẫn chưa rõ cơ chế. Em không có ý nói là sai, chỉ là chưa rõ cơ chế thôi.
Bôi đậm số 2: Nếu mà như bác nói thì rõ ràng kết quả 252KM/ lít chưa hẳn đã chính xác. Có khi tần 300 Km hoặc hơn thì sao? Cũng có thể không đạt được như vậy. Tóm lại, kết quả đấy chưa đủ độ tin cậy, :)). Công bố cho nó ấn tượng thôi.

Thực ra, em hỏi cho nó cẩn thận, chứ thực sự thì khó có điều kiện để kiểm nghiệm được. Quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến con số này. Hầu như là không đủ điều kiện để giữ các yếu tố này giống hệt nhau khi thử nghiệm.

Tuy nhiên, tiêu chí cuộc thi là chạy được quãng đường dài nhất, trong ngày thi, chứ không phải là "xe" này ăn bao nhiêu xăng. Thế nên, đưa ra con số đấy chủ yếu để gây sốc, "cho vui" là chính thôi. Trong một cuộc thi tầm cỡ "Sinh viên nghiên cứu khoa học" thì cũng chả sao, vô thưởng, vô phạt thôi. Cái hại là sẽ làm các em sinh viên nó hiểu không đầy đủ, không tạo được thói quen cẩn trọng, khoa học khi công bố kết quả. Em không biết các ngành kỹ thuật thì thế nào, chứ mấy cái ngành khoa học "nhảm nhí" (j/k) thì cái này bị đánh lỗi rất nặng. Nhiều khi nghiên cứu của sinh viên, kết quả ra thế nào không quan trọng bằng cách mà các em đi đến được kết quả đấy, :)).
Cụ hỏi em nhiều quá, mà chẳng cho em chén rượu nào, làm sao em còn sức trả lời được nữa chứ =P~
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,540
Động cơ
566,291 Mã lực
Cháu không có ý ném đá, nhưng có vẻ như cụ chủ thớt cũng chưa rõ tại sao động cơ đấy lại chạy được quãng đường dài như thế.
Theo cháu chẳng qua là tối ưu được quá trình truyền động và điều khiển chứ không phải tại cái việc bọc giấy bạc cho động cơ.
Động cơ xe máy bản làm mát bằng gió, nếu cái xe kia chạy tốc độ chậm thì lượng gió do tốc độ của xe chạy tạo ra bản thân nó đã không đủ để làm mát cho động cơ, vậy nên việc bọc giấy nhôm đã là thừa.
Tốc độ xe + tốc độ động cơ chậm thì máy càng nóng, bọc thêm vào không cho gió làm mát thì khi tắt máy động cơ khỏi bị nguội đi thì đúng hơn.
Còn ứng dụng của việc này thì chẳng qua chỉ là trò chơi cho các cháu sinh viên phấn đấu mày mò, cộng với quảng cáo cho các hãng tài trợ chứ bản chất chẳng nước non gì cho ứng dụng cả.
 

caovan

Xe tải
Biển số
OF-47700
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
234
Động cơ
462,030 Mã lực
Cháu không có ý ném đá, nhưng có vẻ như cụ chủ thớt cũng chưa rõ tại sao động cơ đấy lại chạy được quãng đường dài như thế.
Theo cháu chẳng qua là tối ưu được quá trình truyền động và điều khiển chứ không phải tại cái việc bọc giấy bạc cho động cơ
.
Động cơ xe máy bản làm mát bằng gió, nếu cái xe kia chạy tốc độ chậm thì lượng gió do tốc độ của xe chạy tạo ra bản thân nó đã không đủ để làm mát cho động cơ, vậy nên việc bọc giấy nhôm đã là thừa.
Tốc độ xe + tốc độ động cơ chậm thì máy càng nóng, bọc thêm vào không cho gió làm mát thì khi tắt máy động cơ khỏi bị nguội đi thì đúng hơn.
Còn ứng dụng của việc này thì chẳng qua chỉ là trò chơi cho các cháu sinh viên phấn đấu mày mò, cộng với quảng cáo cho các hãng tài trợ chứ bản chất chẳng nước non gì cho ứng dụng cả.
Cụ có biết mỗi cải tiến mới (của các hãng chế tạo) trong một cái động cơ ô tô nó tăng hiệu suất lên được bao nhiêu phần trăm k0, rất nhỏ cụ ạ, chỉ là 2-3% là nhiều lắm rồi. Cũng như thế, việc bọc động cơ để tăng hiệu suất nhiệt lên cũng rất nhỏ cụ ạ, nhưng kết quả là như thế đấy ạ, còn cụ bảo kết quả như thế là do cái này hay cái kia thì em k0 trả lời ạ, đấy là kết quả chung của cả cái xe và người chạy chứ k0 của riêng phần nào hết ạ
Còn trò chơi hay k0 thì đấy là do cụ đánh giá, chứ em thấy như thế là hiệu quả với 1 sinh viên ngành động cơ ra trường đấy ạ >:D<
 

Vietkid

Xe điện
Biển số
OF-115
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
2,314
Động cơ
603,500 Mã lực
@Trantrungice: Túm lại, em hiểu là bọc giấy bạc để tối ưu hóa nhiệt độ động cơ, tương ứng với chế độ vận hành như trong cuộc thi, phải không ạ? Thực sự, việc bọc giấy có giúp giảm tiêu hao nhiên liệu hay là do thiết kế khác thì chịu. Chỉ biết, sau khi làm như vậy, nó đạt môc 252 Km với 1 lít xăng. Em muốn hỏi thêm là, các cụ tính cái này như thế nào? Chạy trên đoạn đường 1Km rồi ngoại suy hay đổ cho đủ 1 lít rồi mang ra đường 5 chạy xuống Hải phòng, rồi chạy về? Kết quả trên được tính trong bao lần chạy thử? Có lặp lại không?

Dù gì, VTV1 giật cái tít chế tạo ô tô, nghe to tát quá, dễ làm các cháu ngộ nhận, không đúng khuôn khổ của một chương trình Sinh viên nghiên cứu khoa học.
Em giải thích theo những gì em biết cho cụ Ram nhá.
Cái món này thật ra là của anh Honda, anh ấy có cuộc thi trong tập đoàn, lần này vời cả mấy trường nữa. Nội dung nó là làm sao sử dụng 1 lít xăng mà xe đi với quãng đường dài nhất, xe thì có 2 loại, 1 loại là độ từ xe máy, 1 loại là nó cho cái engine, lắp lên xe 3,4 bánh thì tùy.
Cái này fun phết, mà không dễ như các cụ ngồi đây chém gió đâu, cũng phải chế xe, chế lại động cơ để làm sao xe nhẹ nhất, tiêu thụ năng lượng ít nhất để đi xa nhất, thậm chí lúc tắt lúc bật động cơ, đại loại thế.
Cái này for fun và kích thích khả năng sáng tạo cũng như vận dụng kiến thức vào thực tế, năm nay có khi lại thi tiếp, lúc ấy em ới giáo sư Ram đến tham quan nhá.
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,260
Động cơ
434,173 Mã lực
Theo em các cụ không nên tìm hiểu sâu quá chuyện này bởi mấy lý do:
1. Cuộc thi vô thưởng vô phạt, chả có ý nghĩa gì về học thuật hay ứng dụng cả.
2. Đơn giản, đây chỉ là trò chơi cho các cháu.
3. Kết quả 252km/lít cũng chả biết đúng sai thế nào, chắc ngoại suy nội suy gì thôi chứ cho 1 lít xăng bắt chạy 252 km thì chắc chắn không được.
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,260
Động cơ
434,173 Mã lực
Còn trò chơi hay k0 thì đấy là do cụ đánh giá, chứ em thấy như thế là hiệu quả với 1 sinh viên ngành động cơ ra trường đấy ạ >:D<
Em kết câu này của cụ, nhưng có cái dở là học động cơ xong toàn đi làm cái gì ấy ạ, có ông nào làm về động cơ đâu mà bổ ích ạ. Cụ đừng ném đá em. Em thấy các cụ sinh viên quan trọng nhất là nên trau dồi ngoại ngữ, chuyên môn thì vừa vừa thôi cũng được, cụ cứ tin em đi.
 

Xehoi_Options

Xe điện
Biển số
OF-45
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,237
Động cơ
625,124 Mã lực
Nơi ở
nhà chứ còn ở đâu
Website
www.otofun.net
Em kết câu này của cụ, nhưng có cái dở là học động cơ xong toàn đi làm cái gì ấy ạ, có ông nào làm về động cơ đâu mà bổ ích ạ. Cụ đừng ném đá em. Em thấy các cụ sinh viên quan trọng nhất là nên trau dồi ngoại ngữ, chuyên môn thì vừa vừa thôi cũng được, cụ cứ tin em đi.
Thế mới đau cụ trantrungice chứ! cụ ý học về động cơ, ra trường cũng làm về nghề đó, bây giờ lại đi học động cơ, thôi cụ đừng học nhiều nữa, để thời gian còn về chém gió cùng các cụ OF. :))
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,804 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
em sì pam vào đây tất cả 2 phát rồi, còn phát này là nói nghiêm túc: Em thấy các bạn sinh viên (theo nghe lại ở thớt này) phát biểu mơ hồ và kiến thức không chắc chắn khi sử dụng những cụm từ "động cơ nhiệt" ... "năng lượng giảm do bị chuyển hóa thành nhiệt năng" .... nghe theo hướng này có vẻ các cháu cho là công năng của động cơ nó nằm ở yếu tố "nhiệt" ... càng nóng thì càng khỏe, càng nguội các yếu

Thực ra dù không học khối A nhưng em cũng hiểu công năng của động cơ không nằm ở "nhiệt" mà nẳm ở tỉ số dãn nở khi nổ (trong một khoảng thời gian giới hạn), tỉ số này càng lớn thì tốc độ đẩy piton càng nhanh, công sinh ra trong một kỳ nổ lớn hơn . . . nhiệt không hẳn là yếu tố, nếu lúc nạp cũng nóng thì ít "hạt hòa khí" được nạp vào, khi nổ thì nó lại dãn ra ở thể tích nhỏ hơn .... (đó là lý do máy Diesel Turbo tìm cách làm nguội khí nạp bằng InterCooler) ..

Trên đây là lý luận, còn thực tiễn thì nhiệt độ làm việc tối ưu của thành xi lanh thấp hơn cái "nhiệt độ nổ 1,000 độ" như bác Trần Trung nói nhiều lắm, ở xe Korea hay Japan là khoảng trên 70 đến 80 độ, xe Mec có vẻ cao nhất mới có trên 80 độ (nhiệt độ ở bên ngoài vách xi lanh - nước làm mát), với nhiệt độ này thì sau 10 phút nổ máy là đạt được, và khi đã đạt được rồi thì chỉ sợ nó nóng hơn chứ chả bao giờ lo nó nguội hơn cả . Trừ khi như các bác giả định là tắt máy xe cho nó lăn, gần dừng lại nổ đi tiếp ... nhưng như này cũng vô lý, để xe nó mất đà thì khi chạy trở lại sẽ mất năng lượng để thắng quán tính để đẩy xe chạy tiếp .... cũng đâu vào đó cả

Quay lại về nhiệt độ nổ, về nguyên tắc thì khi càng nóng các vật chất càng dãn nhiều, càng tạo áp suất lớn để sinh công mạnh hơn, OK . Nhưng em cho là phải có giới hạn của nó. 1 lít hòa khí khi nổ thì sẽ dãn tới cho là 1 m3 chẳng hạn, nhưng cũng có điểm tới của nó chứ không phải nó cứ dãn mãi mãi. Ngoài ra chỉ đén khi piton đi hết hành trình, xúp pap xả mở ra là cái "sự dãn" này hết tác dụng. Do đó yếu tố bí quyết để tăng hơn nữa của công suất máy hay dễ hiểu hơn là "tốc độ đẩy ra" của piton nằm ở sự "cháy đồng thời" chứ không phải ở sự "nóng bao nhiêu" .... đây là lý do của việc cải tiến từ 2 xúp páp lên 4 xúp pap ở mỗi xi lanh, là đóng mở biến thiên, Mivec, VVTi ....

Kính
 
Chỉnh sửa cuối:

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,804 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Trước khi nói thêm vệ sự chaý trong động cơ, em nói lại về "gần với nhiệt độ nổ 1,000 độ"

Đó là điều không tưởng bởi nếu động cơ đạt cho là 700 hay 800 độ thì có rất nhiều thứ không còn tồn tại, đầu tiền là cái phớt đuôi xúp páp hay còn gọi là phớt gít, piton bằng hợp kim nhôm hình như cũng chỉ nóng chảy ở vài trăm độ :D

Quay lại sự cháy, xét từ oto mà ra khi mà nhiệt độ nước làm mát duy trì ở khoảng 80 độ C thì thành xi lanh có nóng lắm cũng chỉ trên 100 độ C (k tính khoảng khắc nổ), hòa khí trong xi lanh là thể khí, sự dẫn nhiệt rất kém do đó trong một khoảng khắc của một kỳ nổ thì nhiệt độ truyền từ vách xi lanh vào đến giữa khối hòa khí, nơi mà bu gi đánh lửa, không được bao nhiêu, hòa khí cũng chỉ nóng chưa thể đến 100 độ (hoặc nóng hơn nhưng là do tự bản thân nó bị nén thành ra tự nó nóng chứ không phải nhờ truyền nhiệt từ thành xi lanh). Từ đấy cho thấy rằng "nóng bao nhiêu" không phải là chìa khóa thành công của công suất động cơ

"cháy đồng thời" là điểm ngắm đến của các công nghệ phun xăng đa điểm, van biến thiên, van kép . . . .các công nghệ này nhằm mụch đích để đốt cháy "càng nhiều càng tốt" cùng một lúc các hạt hòa khi trong kỳ nổ ngắn ngủi của động cơ. Em muốn nói là ĐỒNG THỜI chứ không phải NÓNG, điều này dễ nhìn thấy khi xe ô tô dù to đến đâu, dù bao nhiêu mã lực thì nước làm mát cũng phải dưới 100 độ, tức là yếu tố NHIỆT ĐỘ đã được "khóa lại" rồi, do đó có thể kết luận NHIỆT ĐỘ không phải là sự thể hiện của hiệu suất động cơ

Hix, em ngoại đạo mà dám nói điều này quả có mạo phạm các cụ :(
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Topic này tự nhiên lại hay kinh nhể. Em thấy cụ trantrungice nói ko phải là vô lý khi cần thành xylanh đừng lạnh. Tuy nhiên, để tăng hiệu suất cho động cơ, làm cách nào lợi hơn thì cần phải xem xét thêm. Cũng có một vài ý định nói, nhưng chưa chắc lắm nên ko dám mạo muội, chờ xem các cụ phản biện thế nào đã, :))
 

caovan

Xe tải
Biển số
OF-47700
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
234
Động cơ
462,030 Mã lực
em sì pam vào đây tất cả 2 phát rồi, còn phát này là nói nghiêm túc: Em thấy các bạn sinh viên (theo nghe lại ở thớt này) phát biểu mơ hồ và kiến thức không chắc chắn khi sử dụng những cụm từ "động cơ nhiệt" ... "năng lượng giảm do bị chuyển hóa thành nhiệt năng" .... nghe theo hướng này có vẻ các cháu cho là công năng của động cơ nó nằm ở yếu tố "nhiệt" ... càng nóng thì càng khỏe, càng nguội các yếu

Thực ra dù không học khối A nhưng em cũng hiểu công năng của động cơ không nằm ở "nhiệt" mà nẳm ở tỉ số dãn nở khi nổ, tỉ số này càng lớn thì tốc độ đẩy piton càng nhanh, công sinh ra trong một kỳ nổ lớn hơn . . . nhiệt không hẳn là yếu tố, nếu lúc nạp cũng nóng thì ít "hạt hòa khí" được nạp vào, khi nổ thì nó lại dãn ra ở thể tích nhỏ hơn .... (đó là lý do máy Diesel Turbo tìm cách làm nguội khí nạp bằng InterCooler) ..

Trên đây là lý luận, còn thực tiễn thì nhiệt độ làm việc tối ưu của thành xi lanh thấp hơn cái "nhiệt độ nổ 1,000 độ" như bác Trần Trung nói nhiều lắm, ở xe Korea hay Japan là khoảng trên 70 đến 80 độ, xe Mec có vẻ cao nhất mới có trên 80 độ (nhiệt độ ở bên ngoài vách xi lanh - nước làm mát), với nhiệt độ này thì sau 10 phút nổ máy là đạt được, và khi đã đạt được rồi thì chỉ sợ nó nóng hơnchứ chả bao giờ lo nó nguội hơn cả . Trừ khi như các bác giả định là tắt máy xe cho nó lăn, gần dừng lại nổ đi tiếp ... nhưng như này cũng vô lý, để xe nó mất đà thì khi chạy trở lại sẽ mất năng lượng để thắng quán tính để đẩy xe chạy tiếp .... cũng đâu vào đó cả

Quay lại về nhiệt độ nổ, về nguyên tắc thì khi càng nóng các vật chất càng dãn nhiều, càng tạo áp suất lớn để sinh công mạnh hơn, OK . Nhưng em cho là phải có giới hạn của nó. 1 lít hòa khí khi nổ thì sẽ dãn tới cho là 1 m3 chẳng hạn, nhưng cũng có điểm tới của nó chứ không phải nó cứ dãn mãi mãi. Ngoài ra chỉ đén khi piton đi hết hành trình, xúp pap xả mở ra là cái "sự dãn" này hết tác dụng. Do đó yếu tố bí quyết để tăng hơn nữa của công suất máy hay dễ hiểu hơn là "tốc độ đẩy ra" của piton nằm ở sự "cháy đồng thời" chứ không phải ở sự "nóng bao nhiêu" .... đây là lý do của việc cải tiến từ 2 xúp páp lên 4 xúp pap ở mỗi xi lanh, là đóng mở biến thiên, Mivec, VVTi ....

Kính
Em nói thật với các cụ là em đang uống bia với mấy cái cánh ngan, nhưng đọc bài cụ VIETVOIZ thì em lại phải viết, có gì các cụ thứ lỗi.:P
Em sẽ nói lần lượt theo những thứ em đánh dấu đỏ
- Cụ bảo thế nào là mơ hồ và không chắc chắn ạ, đấy là chân lý đấy cụ ạ
- Em hỏi thật cụ, cụ đã hiểu về động cơ ô tô mà xưởng của cụ thường sửa thế nào ạ? cụ có hiểu rõ ý của các em SV nói không ạ, cụ có biết nếu 1 kg xăng đốt cháy kiệt hoàn toàn sẽ sinh ra bao nhiêu nhiệt lượng không ạ, và cái này có thay đổi không ạ, cụ trả lời cho em câu này.
- Cái gì làm cho "tỷ số giãn nở khi nổ càng lớn" cái này chính là do nhiệt cụ ạ (bó tay với cụ :P). Cụ đừng tính với em là ma sát là này là nọ.
- Cụ có hiểu tại sao động cơ diesel người ta lại cần tăng áp không, và tại sao người ta lại làm mát. Em trả lời luôn cho cụ: tăng áp cho động cơ mà không phun thêm nhiên liệu để đốt thì vứt, chả có cái gì để tăng thêm công suất cả. Người ta tăng áp để có thể phun thêm nhiên liệu, giúp cùng 1 dung tích xy lanh nhưng cho phép tăng được công suất của động cơ. Còn không làm mát thì khối lượng khí nạp thực k0 được nhiều, chắc cụ cũng hiểu.
- Cụ viết thế vẫn thiếu, còn AUDI, Volfagel... cụ thử đạp thốc ga lên hết cỡ rồi nhả ra xem nó có nguội đi k0?
- Cụ có biết động cơ đốt trong hiệu suất lớn nhất ở vùng nào không ạ? cụ lên mạng tìm hiểu GDI như thế nào, nó làm cái gì, thì cụ sẽ hiểu tại sao lại cứ tắt máy rồi lại nổ lại, sao k0 cứ thế mà chạy
- Hai cái đỏ cuối cùng chả dính dáng gì đến nhau cả, nổ đồng thời là cái gì ạ???? hình như cụ đang muốn nói đến vấn đề cháy trễ đúng không ạ, chắc cụ thích động cơ HCCI, cái đống 2 xupap và VVTi là cụ định bảo cái gì ạ, cái đống đó chỉ định nghĩa là giảm sức cản quá trình hút qua xupáp và tăng lượng khí nạp cho động cơ giúp đốt cháy thêm nhiên liệu, còn chẳng liên quan gì đến sự nóng bao nhiêu cả.
Đây là vấn đề khoa học, em rất mong mọi người cùng trao đổi :-bd
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Em thì ít được học nhưng chỉ biết là các cụ "bọc máy" lại để nhiệt độ cao lên tức là phá máy! ví dụ như cái xe ôtô của các cụ cứ đổ hết bu nó nước làm mát máy đi í...chạy một tẹo là động cơ bó cứng vì nhiệt độ cao sẽ làm độ giãn nở không đều giữa các vật liệu Nhôm (Piston) và Gang (xi lanh) gây cho piston bị bó cứng lấy thành xi lanh... chỉ có nước bổ máy thôi ạ! :P Em không được chiêm ngưỡng xem các cháu nó làm như nào, nhưng nghe các cụ bàn tán thấy sai nhiều quá! :)
 

tuyenvpt

Xe tăng
Biển số
OF-261
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
1,267
Động cơ
593,254 Mã lực
Tuổi
52
Sáng nay, em đã được xem trực tiếp và nghe một cháu sinh viên giải thích òi. Em xin tóm tắt lại giải thích của cháu nó:

1. Dùng giấy bạc bọc động cơ lại, để đạt hiệu suất cao hơn.
2. Nhiệt độ cao, làm dầu bôi trơn loãng ra, giảm ma sát giữa các bánh răng.
3. Bên trong động cơ, không có cải tiến gì.

Nghe cháu sinh viên này giải thích + phần comment của bác trantrungice bên trên, em có mấy thắc mắc dư lày:

1. Nếu bọc động cơ bằng giấy bạc (Thực chất là các lá nhôm mỏng) (Ko biết các cháu nó dùng loại gì nữa?) thì chả có tác dụng giữ nhiệt cho động cơ vì nhôm có tính dẫn nhiệt rất cao.

2. Việc dầu bơi trơn "loãng" để giảm ma sát, em thật chẳng biết comment thế nào, chỉ băn khoăn, sao ngay từ đầu nó không làm luôn cái loại dầu loãng loãng ấy nhể.

Việc xe chạy 252Km chỉ với 1 lít xăng, em ko có comment nào. Nếu được đo đạc nghiêm túc thì kết quả này rất ấn tượng. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt đựoc cái đấy, e rằng, giải thích bằng việc bọc giấy bạc vào động cơ là chưa đầy đủ. Thôi, em nói thẳng nhé, giải thích thế ngô nghê quá. Giấy bạc, giữ nhiệt làm sao được, :)).

Việc các cháu sinh viên nghiên cứu nên đựoc nhìn một cách độ lượng và phải khuyến khích. Tuy nhiên, nên nhìn nhận một cách hợp lý. Nghe VTV1 nói là chế tạo 4B, em hoảng quá, :D. Ngoài việc dán giấy bạc, em chả thấy có cái cải tiến giề.
Nước mình nghèo nó khổ thế đấy các cụ ạ, đến đề tài cũng hết ko nghĩ ra nổi nên các cháu nó mới phát minh cải tiến cái này. Để động cơ hoạt động tốt thì yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ phải ổn định tại 1 điểm và nếu giải thích theo cách của em ý thì cái động cơ này sẽ nóng rất nhanh và nóng quá luôn :D
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
@trantrungice: Cụ cứ bình tĩnh, tranh luận là nó phải bình tĩnh, có luận cứ, luận điểm, nó mới nhanh sáng tỏ chân lý. Riêng đoạn nói về cậu sinh viên thì em thấy bác Vietvoiz nói đúng đấy ạ. Cách nói của cậu sinh viên đó, làm cho ai có tý kiến thức, cũng thấy có vấn đề. Ngay cả cách nói của cụ là tỷ số giãn nở là do ... nhiệt, em cũng thấy không ổn. Nó không sai, nhưng chưa phải là bản chất của vấn đề. Em xin mạn phép hỏi cụ: Nhiệt là cái gì thế ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

caovan

Xe tải
Biển số
OF-47700
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
234
Động cơ
462,030 Mã lực
Em thì ít được học nhưng chỉ biết là các cụ "bọc máy" lại để nhiệt độ cao lên tức là phá máy! ví dụ như cái xe ôtô của các cụ cứ đổ hết bu nó nước làm mát máy đi í...chạy một tẹo là động cơ bó cứng vì nhiệt độ cao sẽ làm độ giãn nở không đều giữa các vật liệu Nhôm (Piston) và Gang (xi lanh) gây cho piston bị bó cứng lấy thành xi lanh... chỉ có nước bổ máy thôi ạ! :P Em không được chiêm ngưỡng xem các cháu nó làm như nào, nhưng nghe các cụ bàn tán thấy sai nhiều quá! :)
Em hiểu ý cụ.
Em xin mở rộng thêm về tầm hoạt động của động cơ ạ. Cùng một cái động cơ, chúng ta có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau, lắp lên xe con, xe tải, xe buýt, canô, máy phát điện, tàu thủy v.v. với mỗi loại đối tượng, ta cần tìm hiểu xem, đối tượng đó thường xuyên làm việc vùng nào hiệu quả nhất, và ta điều chỉnh động cơ từ hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn sao cho tại vùng đó động cơ làm việc tối ưu nhất nghĩa là tốn ít nhiên liệu nhất. Và do đó với động cơ xe máy nó không có quạt, áp dụng cho xe của bọn em nên bọn em k0 bỏ cánh quạt đi được đành phải dùng biện pháp bọc nó lại cho nó đỡ mất nhiệt. Nếu xe đó mà mang ra đua như xe công thức 1 thì nó sẽ khác kinh khủng ạ.
tiện đây em hỏi có tí đố vui ạ
- Em đố các cụ giữa xe tải và xe buýt, hệ thống làm mát nó khác nhau cái gì?
- Giữa xe ô tô và tàu thủy khác nhau cái gì?
(yêu cầu SV ĐCĐT k0 trả lời)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top