[Funland] Sung sướng quá, một thế hệ tài năng của nước ta sắp ra đời.

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,794
Động cơ
8,577 Mã lực
Ý cụ là Bài 8 phỏng ?
Bài này dễ mà, với các cháu thuộc bài lý thuyết. Vì nó quy về các dạng bất đẳng thức cơ bản, dễ ợt....
Ví dụ :
Câu a) : lời giải như sau:
vovan 01.jpg


Tương tự cho các câu khác.....nói chung bài này cơ bản, trình độ TB khá và thuộc bài lý thuyết là làm được thôi, chưa cần tư duy gì vượt trội đâu. :))
Bài này lớp 6 ta, trình độ TB khá, đưa cho 100 hs lớp 8 Mỹ, thì liệu có bao chú giải được nhỉ?

Em mạnh dạn đoán 2 chú.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,272 Mã lực
Bài này lớp 6 ta, trình độ TB khá, đưa cho 100 hs lớp 8 Mỹ, thì liệu có bao chú giải được nhỉ?

Em mạnh dạn đoán 2 chú.
Thì Toán ở VN học nặng mà cụ.

Tuy nhiên, đúng là học nặng thế cũng chả để làm gì thật. :))
 
Biển số
OF-617265
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
42
Động cơ
117,022 Mã lực
Em nhớ dạng đề này có phương pháp giải chung. Nhưng em quên pp ntn rồi 😥😥
Mà thời em thì đây là đề thi học sinh giỏi
Phương pháp phân rã các phân số thành các phân số có thể bù trừ cho nhau, kết quả thường là phân số đầu - hoặc + phân số cuối cùng.
 
Biển số
OF-818387
Ngày cấp bằng
30/8/22
Số km
67
Động cơ
1,441 Mã lực
Thực ra những bài trên không khó nhưng đặt vào trình độ lớp 6 thì rõ ràng là quá yêu cầu. Như em 8x đời cuối học chuyên Toán từ lớp 1 đến lớp 12 ở trường điểm ở thủ đô thì cũng không nhớ lớp 6 mình phải giải bài thế này, bét ra phải từ lớp 7

Còn bác nào nói chương trình Toán VN khó, chắc chưa biết toán của Tàu với Hàn Quốc. Thi toán Quốc tế thành tích của VN thua xa 2 thằng này nhé các bác đừng tưởng người mình giỏi... Bọn nó phát triển thế mà học sinh bọn nó vẫn phải làm toán còn nặng hơn của mình, nên bác nào cứ bảo học toán khó có ích gì, thì cứ nhìn vào thằng Tàu và Hàn Quốc thì biết.

Các bác hỏi sao bọn Âu Mỹ dưới đại học Toán nó không nó khó như của mình? Xin thưa là Toán dạy đại trà thì bài tập không khó thật , chủ yếu gắn liền với thực tế hơn kiểu VN, nhưng kiến thức thì vẫn có đủ đạo hàm tích phân nhá các bác, chả kém gì VN đâu. Còn Toán là cái môn, nói thật hoàn toàn dựa vào năng khiếu thiên bẩm. Cặm cụi làm 100 bài toán khó cũng chả bằng 1 thằng có năng khiếu, em nói thật. Em học chuyên Toán 12 năm lạ gì, bao giờ cũng có những đứa quái thú mà mình thấy nó suốt ngày chơi game mà vẫn hơn mình, ức vãi.
Cháu tôi đi du học Phần lan thì thấy rằng,Các em nào ko học thì rất nhàn,Còn bọn muốn vào trường Danh tiếng hay kiểu chuyên giống mình cũng học vất vả đến 11h 12h đêm,Nó ở chung với 1 gia đình Phần lan vì có mối quan hệ lâu năm thấy các con nhỏ của gia đình ấy cũng học SML luôn.Ông bố gia đình này là TGD 1 cty khá lớn.
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
608
Động cơ
25,226 Mã lực
Em quên trả lời cụ phần thi vào chuyên.

Hai năm nữa, các trường chuyên sẽ tuyển sinh lứa học KHTN này. Vì ko có môn Lý Hoá Sinh nên ko thể gọi là bài thi tên riêng. Em nghĩ điều chỉnh dễ thôi, vẫn là bài thi KHTN, có phần chung 3 điểm chẳng hạn, ai thi vào chuyên gì thì thi riêng phần nâng cao cho chuyên đó, đặt tên gì cũng được.

Chính ra bây giờ ta đang tuyển hs chuyên bằng bài thi rất khó, xong vào cấp 3 lại chả thể hiện đc cái chuyên đó vì chỉ vài hs đội tuyển là theo chứ đa số học chương trình chung của Bộ GD như trường ngoài. Trường chuyên như kiểu là nơi tập trung hs giỏi học cùng nhau mà thôi. Em dạy chuyên hàng ngày nên em thấy thế. VD lớp chuyên tin may ra có mấy chú chuyên tin thực sự, còn lại có khi dốt tin hơn mấy chú Toán, Lý tự tìm hiểu.
Em lại khá thích kiểu chuyên của tụi CNN, mô hình y như cụ nói, chỉ là bọn giỏi tụ lại học cùng nhau. Vì thời trước em học chuyên tỉnh, em thấu hiểu sự không cần thiết của việc cày cuốc quá đáng môn chuyên và bỏ qua hầu như các môn còn lại. Nhiều chuyên đề của môn chuyên, có vẻ các thầy/cô lấy chương trình ĐH để dạy. Ví dụ, cấp 2 tầm lớp 9 em đã được tiếp cận các chuyên đề Lý luận văn học. Các trường chuyên khác của HN em không rõ độ cày cuốc môn chuyên ra sao, nhưng chương trình nặng như thế đúng là chỉ nên dành cho các cháu thực sự có tố chất. Không thì lợi bất cập hại nếu cha mẹ cứ cố cho con vô.
Vì cụ có chuyên môn, em hỏi thêm, em vẫn đang cho con theo chương trình Science ở Mobi nhưng nó mới ở Grade 3 - quá thấp. Vậy với chương trình KHTN trên lớp, nó mất gốc từ lớp 6, hết hè đã lên lớp 8, có trang online nào để ôn lại giống mấy trang Mĩ không ạ, cụ gợi ý giúp để em tận dụng hè củng cố lại cho nó.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,749
Động cơ
27,432 Mã lực
Haizz, vấn đề năm cũ đào lên, lại có cụ vào than vãn chương trình mới. Em thấy có khi các cụ chưa tìm hiểu nên mới thế. Em viết lại những ý mà em đã viết trong thread này:

1. Tại sao không bê chương trình của bọn tiên tiến như Mỹ, Anh, Sing...vào dạy, nhất là KHTN, dịch ra mà dùng.

- Thực tế là môn Khoa học tự nhiên đang như vậy đấy. Ta đang gom các môn lại cho giống môn Science của chúng nó. Ta gọi Lý Hóa Sinh là quen miệng chứ chtr mới chia ra thế này
View attachment 7881072

2. Nhìn sách KHTN thực ra là 3 phần ghép lại chứ tích hợp gì?

- Em không rõ khái niệm tích hợp của các cụ là gì. KHTN là một đối tượng thống nhất xung quanh ta, thể hiện những đặc tính mà ta tự đặt tên là Vật lí, Hóa học, Sinh học, chứ KHTN nó cần biết gì về cái đó. Thực tế, như trên đã nói, nó là các phần giao nhau, ta vẫn quen chia ra Lý Hóa Sinh thôi chứ có phần chả biết gọi là gì, VD phần Chất và biến đổi chất ta hay gọi là Hóa nhưng nó có cả phần Lý, Sinh trong đó. Hay Vật sống thì có Sing và Hóa...

3. Sách tây có chia thế không?


View attachment 7881064

View attachment 7881065
4. Thế tại sao ko để riêng rẽ ra mà gộp vào, khác gì đâu?

Ta chia ra như thế cho dễ học, cũng giống như Toán thì có Đại số, Hình học; học về con người thì có chương là Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn,... Học về Mắt thì có thể áp dụng các tính chất quang học trong vật lí, học hệ cơ mắt, truyền tín hiệu trong neurosicene... Kiểu chia thế có cái hay nhưng nếu để nó là 1 môn thì sa đà vào chi tiết, tính toán, đánh đố học sinh bằng các bài toán: lý toán, hóa toán, sinh toán, quá sức tiếp thu của hs.

Việc gộp nhưng vẫn chia thì cái chia đó không đi vào quá chi tiết, không bị đem những kiến thức ở trên nhồi xuống giống như 1 môn riêng rẽ.

5. Nhưng gộp vào thế thì khó học hơn, thế hệ bố mẹ học riêng rẽ cũng thấy tốt mà?

Thực ra các cụ chỉ nhìn sách cấp 2 mà không nhìn sách môn Khoa học cấp 1. Ở chương trình cũ, môn Khoa học cũng có đủ các phần. Học sinh cũng đã học 1 môn Khoa học từ cấp 1 rồi, các cụ chỉ nhìn môn Toán Văn mà ko để ý đó thôi. HS lên cấp 2 học môn Khoa học tự nhiên thì cũng là tiếp nối của môn Khoa học 5 mà thôi.


View attachment 7881045


Em lấy VD 1 câu hỏi của tây lông môn Science:

Cho ảnh tế bào máu
a. Vẽ hình phóng đại của tế bào A ==> môn VẼ ???
b. Đo đường kính tế bào trong ảnh, trong hình vẽ, tính tỉ số phóng đại==> TOÁN, LÝ???
c. Khác và giống nhau giữa tế bào A và B ==> SINH???
d. Tại sao phải đeo găng tay khi lấy mẫu máu từ bệnh nhân ==> AN TOÀN LAB???

View attachment 7881083 View attachment 7881084
View attachment 7881089 View attachment 7881091



Theo các cụ thì câu hỏi trên, các cụ có làm được không?
Em nghĩ cụ đúng. Hiện nay, chtr mới đang xây dựng để khắc phục những lỗi này.

Trước mắt thì đang gặp khó ở khâu GV cũ, XH đang nhìn vào tiêu cực...Em thì hiện đang cho con đọc các thứ bằng TA rồi phản biện những thứ trong đó, từ đó tập nói, tập viết cho đúng.

Tại sao ko đọc, nói, viết TV là tiếng mẹ đẻ. Dĩ nhiên là được nhưng nhân tiện nguồn thông tin TA rộng rãi, nhiều sắc màu hơn nên em chọn ngôn ngữ đó cho con. Em ko áp đặt cách đó sẽ đúng cho con người khác.
Tôi thì nghĩ là, đằng nào cũng Thử nghiệm, cũng Cải cách, tại sao không copy của tụi teilon, như bác viết ở trên.

Còn hôm nay, tôi đọc được bài này:
Học bạ toàn 10 vẫn không được thi lớp 6 Trường Ams: Sở GD-ĐT Hà Nội nói gì? (docbao.vn)
Trích: "Theo phương án tuyển sinh lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam công bố hồi tháng 4 vừa qua, để đủ điều kiện dự thi vào trường, học sinh phải đạt từ 167 điểm, đồng nghĩa với việc chỉ được có tối đa 3 điểm 9 trong suốt 5 năm tiểu học, còn lại tất cả phải đạt điểm 10. ".
Tức là, có 17 môn học, các cháu đạt 14 điểm 10 và 3 điểm 9; có khi có luôn 17 phát 10 điểm không chừng.

Và như thế mới đủ tiêu chuẩn xem xét và dự thi.
Thế thì chúng ta sắp có thêm 200 cháu Ngô Bảo Châu nữa rồi,

Tất nhiên, tôi tin là, trong số cả ngàn điểm 10 ở trên, thì điểm 10 xin hoặc mua, nhiều lắm.
Gấu nhà tôi cũng suốt ngày phải chấm "Học sinh hoàn thành tốt"; còn sự khác nhau giữa "Học sinh hoàn thành tốt" và "Học sinh hoàn thành xuất sắc" là gì, thì có lẽ cu Ngọng cũng không rành.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,443
Động cơ
623,024 Mã lực
Không so học với Tây được. Tây nó ở vạch đích rồi nên cách học nó phải khác. 1 nhóm nhỏ nó học rất kinh khủng, nặng hơn ta nhiều trong khi đa số còn lại học đơn giản để làm “cu li” (cu li của nó hơn chán vạn ta). Ta phải học nhiều để cố mà đuổi theo tụi nó, giờ lại muốn học chơi như nó thì còn tụt hậu dài.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,794
Động cơ
8,577 Mã lực
Tôi thì nghĩ là, đằng nào cũng Thử nghiệm, cũng Cải cách, tại sao không copy của tụi teilon, như bác viết ở trên.
.
Vâng cụ.
Em hay chat chit với 1 cụ chủ biên sách KHTN. Cụ ấy cũng đau khổ lắm. Nếu đc tự do thì đã bê béng UK, Mỹ vào rồi, đây viết phải theo hướng kế thừa, phát triển kiểu lai lai. Xong đưa lên hội đồng thì mấy tay ủy viên hoạnh hoẹ sao viết thế này, đưa cả sách tây ra đối chứng, họ cũng bảo ko đc, các cây đa cây đề xưa viết tốt rồi, chỗ này chỗ kia phải sửa cho giống cũ. Thế nên sgk mới như xôi đỗ. Biết em hay lên fb nói móc nên vừa ra bản thảo là cụ ấy đã gửi em đọc, bảo mấy chỗ này chỗ kia mà mày định chửi thì bảo tao giải thích cho, nhiều khi đ' phải ý tao viết mà bị ép phải thế. Thậm chí trong Hội đồng có GV cấp 2 còn chưa vào lab bao giờ, sách tiếng Anh thì mù tịt, chê cách viết tiếp cận thực hành như đúng rồi, phán như thánh, bắt lỗi tủn mủn. Họp xong, bên viết sách lại mang về chỉnh lại cho đúng ý Hội đồng, ko thì treo đấy. À mà có khi cũng do đội khác cài người vào ngáng chân, làm đội này chậm. Em nghe mới biết món này béo bở, choảng nhau cũng kinh. May em ko tham gia khâu nào chứ ko cũng nhục, nếu nhận thì cũng chửi nhau ở Hội đồng xong giả dép bố về thôi.

Em nghe tâm sự thì cũng thông cảm. Cụ chủ biên bảo đời bọn tớ chỉ viết đc thế thôi, đợi thế hệ sau viết lại cho tốt hơn, mong XH thông cảm chứ nhiều thế lực chi phối lắm, từ số 0 viết cố cũng chỉ đc trên trung bình, sau phấn đấu lên 8, 9 như tây chứ một phát đc luôn như tụi nó là khó.

À mà có bọn Vin đó, mua hẳn sách Cam về dịch, dạy cho hệ CLC, chả cần qua Hội đồng nào sất, nhìn sách cũng khác hẳn.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,376
Động cơ
396,747 Mã lực
Bài này lớp 6 ta, trình độ TB khá, đưa cho 100 hs lớp 8 Mỹ, thì liệu có bao chú giải được nhỉ?

Em mạnh dạn đoán 2 chú.
Mỹ thì mình không biết. Nhưng ở Nga, Uc. Czech..thì các cháu sẽ lắc đầu.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,794
Động cơ
8,577 Mã lực
Không so học với Tây được. Tây nó ở vạch đích rồi nên cách học nó phải khác. 1 nhóm nhỏ nó học rất kinh khủng, nặng hơn ta nhiều trong khi đa số còn lại học đơn giản để làm “cu li” (cu li của nó hơn chán vạn ta). Ta phải học nhiều để cố mà đuổi theo tụi nó, giờ lại muốn học chơi như nó thì còn tụt hậu dài.
Có lẽ các cụ hiểu sai những người phản đối học khó. Có phải ko học khó là ko học gì đâu. Còn bao thứ cần học và những cái đó cũng giúp hs định hình kĩ năng cho việc học nặng sau này.

Chạy 1000 m mà cứ căng sức chạy thật nhanh trong mấy trăm mét đầu rồi nằm thở đoạn sau thì sao bằng chạy phân phối sức một cách khoa học rồi bứt tốc.

Tây cũng có đứa học khó nhưng phần lớn học đều đều, kĩ năng cơ bản tốt, biết phản biện, chăm đọc để khi lên ĐH bứt tốc. Ta đến cấp 3 là cháy hết năng lượng rồi, lên ĐH vật vờ như zombie. Hồi còn dạy ĐH, em gặp nhiều chú cổ đeo HCV nhưng dặt dẹo. Bọn đó ko xuất hiện trên báo sau thành công ở cấp 3 nữa, rất phí.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,443
Động cơ
623,024 Mã lực
Có lẽ các cụ hiểu sai những người phản đối học khó. Có phải ko học khó là ko học gì đâu. Còn bao thứ cần học và những cái đó cũng giúp hs định hình kĩ năng cho việc học nặng sau này.

Chạy 1000 m mà cứ căng sức chạy thật nhanh trong mấy trăm mét đầu rồi nằm thở đoạn sau thì sao bằng chạy phân phối sức một cách khoa học rồi bứt tốc.

Tây cũng có đứa học khó nhưng phần lớn học đều đều, kĩ năng cơ bản tốt, biết phản biện, chăm đọc để khi lên ĐH bứt tốc. Ta đến cấp 3 là cháy hết năng lượng rồi, lên ĐH vật vờ như zombie. Hồi còn dạy ĐH, em gặp nhiều chú cổ đeo HCV nhưng dặt dẹo. Bọn đó ko xuất hiện trên báo sau thành công ở cấp 3 nữa, rất phí.
Bịn học đều đều bên Tây thì sau này cũng chỉ làm việc làng nhàng thôi, không có trong giới tinh hoa đất nước đâu. Phúc lợi XH họ rất tốt, ko cần phấn đấu nhiều, học thế đủ rồi.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,749
Động cơ
27,432 Mã lực
Vâng cụ.
Em hay chat chit với 1 cụ chủ biên sách KHTN. Cụ ấy cũng đau khổ lắm. Nếu đc tự do thì đã bê béng UK, Mỹ vào rồi, đây viết phải theo hướng kế thừa, phát triển kiểu lai lai. Xong đưa lên hội đồng thì mấy tay ủy viên hoạnh hoẹ sao viết thế này, đưa cả sách tây ra đối chứng, họ cũng bảo ko đc, các cây đa cây đề xưa viết tốt rồi, chỗ này chỗ kia phải sửa cho giống cũ. Thế nên sgk mới như xôi đỗ. Biết em hay lên fb nói móc nên vừa ra bản thảo là cụ ấy đã gửi em đọc, bảo mấy chỗ này chỗ kia mà mày định chửi thì bảo tao giải thích cho, nhiều khi đ' phải ý tao viết mà bị ép phải thế. Thậm chí trong Hội đồng có GV cấp 2 còn chưa vào lab bao giờ, sách tiếng Anh thì mù tịt, chê cách viết tiếp cận thực hành như đúng rồi, phán như thánh, bắt lỗi tủn mủn. Họp xong, bên viết sách lại mang về chỉnh lại cho đúng ý Hội đồng, ko thì treo đấy. À mà có khi cũng do đội khác cài người vào ngáng chân, làm đội này chậm. Em nghe mới biết món này béo bở, choảng nhau cũng kinh. May em ko tham gia khâu nào chứ ko cũng nhục, nếu nhận thì cũng chửi nhau ở Hội đồng xong giả dép bố về thôi.

Em nghe tâm sự thì cũng thông cảm. Cụ chủ biên bảo đời bọn tớ chỉ viết đc thế thôi, đợi thế hệ sau viết lại cho tốt hơn, mong XH thông cảm chứ nhiều thế lực chi phối lắm, từ số 0 viết cố cũng chỉ đc trên trung bình, sau phấn đấu lên 8, 9 như tây chứ một phát đc luôn như tụi nó là khó.

À mà có bọn Vin đó, mua hẳn sách Cam về dịch, dạy cho hệ CLC, chả cần qua Hội đồng nào sất, nhìn sách cũng khác hẳn.
Đây là Khoa học tự nhiên mà bác, nào có phải Lịch sử hay Văn học để thể hiện Ta thắng Địch thua gì đâu cơ chứ??
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,794
Động cơ
8,577 Mã lực
Bịn học đều đều bên Tây thì sau này cũng chỉ làm việc làng nhàng thôi, không có trong giới tinh hoa đất nước đâu. Phúc lợi XH họ rất tốt, ko cần phấn đấu nhiều, học thế đủ rồi.
Theo cụ thì mấy chục năm qua, giới tinh hoa của ta có phải nhờ học chuyên với các bài toán học búa kia ko?

Bọn nó học "làng nhàng" toán phổ thông thôi chứ các thứ khác biết nhiều hơn ta và lên ĐH thì nó ăn đứt ta, kể cả toán, mà ở tầm đó mới ăn thua chứ ăn giải gì ở các cấp dưới. Những câu toán hóc búa là ta cũng thuổng từ tây đem xuống cho hs ta làm chứ đâu.

Nó học cũng nhiều, số giờ bay chả kém ta chứ ko phải làng nhàng. Cho nên cái khái niệm làng nhàng, đều đều, học khó của nhiều cụ là vênh nhau nên còn tranh luận dài dài.
 

thichdonhat

Xe buýt
Biển số
OF-361501
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
841
Động cơ
120,042 Mã lực
Ý cụ là Bài 8 phỏng ?
Bài này dễ mà, với các cháu thuộc bài lý thuyết. Vì nó quy về các dạng bất đẳng thức cơ bản, dễ ợt....
Ví dụ :
Câu a) : lời giải như sau:
vovan 01.jpg


Tương tự cho các câu khác.....nói chung bài này cơ bản, trình độ TB khá và thuộc bài lý thuyết là làm được thôi, chưa cần tư duy gì vượt trội đâu. :))
Cụ này chắc tầm chuyên gia viết sách nâng cao để bán nên mới tư vấn kiểu này
 

thichdonhat

Xe buýt
Biển số
OF-361501
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
841
Động cơ
120,042 Mã lực
Toán cho hsg ở ta đa phần là kiểu phải giải mẹo (theo kiểu mẹo trạng quỳnh) nên sản sinh ra các nhân tài lươn lẹo, khôn vặt là tất yếu
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
608
Động cơ
25,226 Mã lực
Vâng cụ.
Em hay chat chit với 1 cụ chủ biên sách KHTN. Cụ ấy cũng đau khổ lắm. Nếu đc tự do thì đã bê béng UK, Mỹ vào rồi, đây viết phải theo hướng kế thừa, phát triển kiểu lai lai. Xong đưa lên hội đồng thì mấy tay ủy viên hoạnh hoẹ sao viết thế này, đưa cả sách tây ra đối chứng, họ cũng bảo ko đc, các cây đa cây đề xưa viết tốt rồi, chỗ này chỗ kia phải sửa cho giống cũ. Thế nên sgk mới như xôi đỗ. Biết em hay lên fb nói móc nên vừa ra bản thảo là cụ ấy đã gửi em đọc, bảo mấy chỗ này chỗ kia mà mày định chửi thì bảo tao giải thích cho, nhiều khi đ' phải ý tao viết mà bị ép phải thế. Thậm chí trong Hội đồng có GV cấp 2 còn chưa vào lab bao giờ, sách tiếng Anh thì mù tịt, chê cách viết tiếp cận thực hành như đúng rồi, phán như thánh, bắt lỗi tủn mủn. Họp xong, bên viết sách lại mang về chỉnh lại cho đúng ý Hội đồng, ko thì treo đấy. À mà có khi cũng do đội khác cài người vào ngáng chân, làm đội này chậm. Em nghe mới biết món này béo bở, choảng nhau cũng kinh. May em ko tham gia khâu nào chứ ko cũng nhục, nếu nhận thì cũng chửi nhau ở Hội đồng xong giả dép bố về thôi.

Em nghe tâm sự thì cũng thông cảm. Cụ chủ biên bảo đời bọn tớ chỉ viết đc thế thôi, đợi thế hệ sau viết lại cho tốt hơn, mong XH thông cảm chứ nhiều thế lực chi phối lắm, từ số 0 viết cố cũng chỉ đc trên trung bình, sau phấn đấu lên 8, 9 như tây chứ một phát đc luôn như tụi nó là khó.

À mà có bọn Vin đó, mua hẳn sách Cam về dịch, dạy cho hệ CLC, chả cần qua Hội đồng nào sất, nhìn sách cũng khác hẳn.
Quá buồn. Em cũng nghĩ giáo dục của mình bị trói buộc bởi cơ chế, bởi cách thức quản lý, bởi con người. Lợi ích nhóm nhằng nhịt, sự bảo thủ ngự trị... Social study của Ixl nó hỏi lịch sử, chính trị khá hay, nhưng là sử Mỹ, chính trị Mỹ. Lớp 3, 4 đã học về lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào, chính phủ làm gì, nghị viện làm gì... Cứ thế kiến thức xoáy hình trôn ốc đến hết phổ thông. Ngay cả phần mềm học đọc Epic của nó cũng có hệ thống sách về chính trị, lịch sử, địa lý...cực hấp dẫn. Đôi khi em cũng tự hỏi, sao mình không học phiên bản ấy, thay bằng học về VN mình. Như nội tình cụ kể thì sẽ hiểu, không dễ gì ở cơ chế này, kể cả người tâm huyết cũng khó mà xoay sở được.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,794
Động cơ
8,577 Mã lực
Đây là Khoa học tự nhiên mà bác, nào có phải Lịch sử hay Văn học để thể hiện Ta thắng Địch thua gì đâu cơ chứ??
Thế mà choảng nhau kinh lắm. VD như khái niệm 1 kilogram đổi từ 2019 rồi nhưng chuyên viên vẫn ko cập nhật, vẫn cứ bắt bê như cũ là 1 khối hợp kim Platinum-Iridium đặt ở Paris... Copy cái định nghĩa mới bằng TA thì họ bảo cái đó sai, lòi ra là đếch biết đọc TA. Hay có người dựng bài thực nghiệm cho bên sách, chụp ảnh thao tác nhưng người đó thuận tay trái nên các bức ảnh thành ra làm các thứ bằng tay trái là nhiều. Đám ngồi Hội đồng chất vấn nhân loại cầm nắm phần lớn bằng tay phải, các ông chụp toàn cầm bằng tay trái, hs làm theo nhưng ko thuận tay, lõ rơi vỡ gây nguy hiểm thì sao. Ở thì quay lại ảnh cũng đơn giản nhưng kiểu sao cái lọ ko đặt phía trước mà đặt ở phía này thế thì cụ bảo có điên không. Em nghe lại thôi mà cũng tăng xông rồi.

Em bên ĐHQG, có mấy năm làm dự án cho Bộ GD, làm thủ tục với mấy tay chuyên viên phụ trách các môn KHTN thì thấy họ dốt lắm, điều khiển ngược lại để ra oai. Em gọi cho sếp bên Bộ bảo quân anh bảo tôi thế này thế nọ, tôi mà chữa rồi làm theo thì bên anh chịu trách nhiệm nhé, mà ko đủ thời gian làm đâu, mời ông khác đê. Ông ấy mới gọi bọn kia lên chửi, kiểu chúng mày có để người ta làm ko, đã mời họ với tư cách chuyên gia rồi thì chúng mày hướng dẫn cái mẹ gì, họ bảo gì thì cứ làm nấy.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Có lẽ các cụ hiểu sai những người phản đối học khó. Có phải ko học khó là ko học gì đâu. Còn bao thứ cần học và những cái đó cũng giúp hs định hình kĩ năng cho việc học nặng sau này.

Chạy 1000 m mà cứ căng sức chạy thật nhanh trong mấy trăm mét đầu rồi nằm thở đoạn sau thì sao bằng chạy phân phối sức một cách khoa học rồi bứt tốc.

Tây cũng có đứa học khó nhưng phần lớn học đều đều, kĩ năng cơ bản tốt, biết phản biện, chăm đọc để khi lên ĐH bứt tốc. Ta đến cấp 3 là cháy hết năng lượng rồi, lên ĐH vật vờ như zombie. Hồi còn dạy ĐH, em gặp nhiều chú cổ đeo HCV nhưng dặt dẹo. Bọn đó ko xuất hiện trên báo sau thành công ở cấp 3 nữa, rất phí.
Phải chăng mấy chú "zombie" đó hết động lực? Chương trình đào tạo đại học của ta không tạo cho người học động lực?
 

vndem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834771
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
100
Động cơ
1,560 Mã lực
Tuổi
38
vihali cám ơn cụ. Đọc phần phân tích của cụ em hiểu rõ hơn. Thực tế em có cho con em làm thêm Science trên Mobimax và biết môn này của họ có đủ lý, hóa, sinh. Ví dụ cụ đưa ra rất hay. Em không phải dân tự nhiên nên nhìn vấn đề không rõ được như cụ. Tuy nhiên có cái rất lạ, là con em nó làm Mobimax rất vui vẻ, cả Social study trên Ixl, nhưng nó học 2 môn kia trên lớp rất vật vã, học xong không hiểu gì. Em có thể hỗ trợ Sử, Địa và cá nhân em đánh giá nội dung phần Sử không ổn ở cách tiếp cận. Có thể vì vậy em đánh giá sang cả môn KHTN hơi mang tính chủ quan. Em băn khoăn thêm 1 vấn đề nữa, đến cấp 3, với tụi 2010 này, đề thi Sở và các trường chuyên sẽ thế nào khi mà mỗi trường học 1 bộ sách.
Sử không ổn ở cách tiếp cận, vì nó nói dối vòng quanh
Ví dụ như: quân giặc ra rả suốt ngày những luận điệu cũ rích, còn ta thì kiên trì trước sau như một
Kiểu như vậy, cứ trí trá ngôn từ với nhau nhưng bỏ qua sự thật cốt lõi
 

Entropy

Xe tăng
Biển số
OF-747676
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
1,875
Động cơ
2,488,523 Mã lực
Thế mà choảng nhau kinh lắm. VD như khái niệm 1 kilogram đổi từ 2019 rồi nhưng chuyên viên vẫn ko cập nhật, vẫn cứ bắt bê như cũ là 1 khối hợp kim Platinum-Iridium đặt ở Paris... Copy cái định nghĩa mới bằng TA thì họ bảo cái đó sai, lòi ra là đếch biết đọc TA. Hay có người dựng bài thực nghiệm cho bên sách, chụp ảnh thao tác nhưng người đó thuận tay trái nên các bức ảnh thành ra làm các thứ bằng tay trái là nhiều. Đám ngồi Hội đồng chất vấn nhân loại cầm nắm phần lớn bằng tay phải, các ông chụp toàn cầm bằng tay trái, hs làm theo nhưng ko thuận tay, lõ rơi vỡ gây nguy hiểm thì sao. Ở thì quay lại ảnh cũng đơn giản nhưng kiểu sao cái lọ ko đặt phía trước mà đặt ở phía này thế thì cụ bảo có điên không. Em nghe lại thôi mà cũng tăng xông rồi.

Em bên ĐHQG, có mấy năm làm dự án cho Bộ GD, làm thủ tục với mấy tay chuyên viên phụ trách các môn KHTN thì thấy họ dốt lắm, điều khiển ngược lại để ra oai. Em gọi cho sếp bên Bộ bảo quân anh bảo tôi thế này thế nọ, tôi mà chữa rồi làm theo thì bên anh chịu trách nhiệm nhé, mà ko đủ thời gian làm đâu, mời ông khác đê. Ông ấy mới gọi bọn kia lên chửi, kiểu chúng mày có để người ta làm ko, đã mời họ với tư cách chuyên gia rồi thì chúng mày hướng dẫn cái mẹ gì, họ bảo gì thì cứ làm nấy.
Cái món SGK mới nhiều sạn kinh cụ ạ. Sách cũ ngày xưa thấy còn có liên quan với nhau chứ sách mới va nhau đôm đốp, thằng cu em bảo lý 10 vào cái học véc tơ trong khi ông toán cuối kì mới dạy véc tơ và sách 11 lý đưa hết đạo hàm lượng giác vào đầu kỳ và đến cuối kỳ toán mới dạy đạo hàm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top