[Funland] Sự việc thương tâm và bài học kinh nghiệm

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
3,246
Động cơ
412,024 Mã lực
Cụ cứ đúng luật đi, rồi trả giá bằng tính mạng của người thân??. Ai sẽ đền cho cụ? Đền được không?
Tôi ủng hộ đúng luật, nhưng trước khi đúng luật thì phải là an toàn.
Đang chỉ phân tích Luật mà cụ lại lái sang vấn đề khác là không chuẩn rồi. Dựa vào Luật sẽ ra được quyết định bên Đường sắt có lỗi hay không và lỗi đến đâu.
Nhiều cụ cứ dựa vào cái lý luận “không tin tưởng được được bố con thằng nào”. Vậy sinh ra cái barie để làm cảnh và trả lương cho nv Đường sắt làm gì.
Còn sự an toàn của bản thân thì mỗi cụ tự biết làm sao cho tốt. Chả ai chịu trách nhiệm cho hành vi của mình được cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,845
Động cơ
1,294,773 Mã lực
Tôi cho là, không nên đặt toàn bộ niềm tin vào cái barie và gác dan.
Như trường hợp này thì thấy rõ.

So sánh:
So với bển, ta không nêu rõ việc các sự việc trên "đồng thời" xảy ra thì mới dừng.
Thực tế, chỉ cần 1 cái xảy ra, bác đã phải dừng rồi - nếu không thì cái còn lại vô nghĩa.

Tụi ở bển nó ghi luôn: nếu có a hoặc b hoặc c, thì cần làm gì.
Việc đầu tiên luôn là: Phải đi như khi gặp đường ưu tiên ==> ta cần ngó nghiêng để chắc chắn mình không cản mũi ông Ưu tiên nào cả.
Kinh nghiệm cho bản thân thì ta tự rút kinh nghiệm cụ ạ.
Nhưng em thấy báo chí đang dắt mũi dư luận, đầu tiên là giật tít xe vượt rào chắn khi đã có tín hiệu.
Sau khi có video nhân viên cuống cuồng thì ông lãnh đạo bên đường sắt lên báo phát biểu là nhân viên gác chắn có 1 phần lỗi khi hạ chắn hơi chậm 1 tý.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,845
Động cơ
1,294,773 Mã lực
Hiểu như cụ thì nhiều gia đình oan gia và tang thương mất thôi... Theo luật, thì chỉ cần gặp một trong các trường hợp đèn, rào, chuông là phải dừng. Còn hiều theo của cụ là phải đủ cả 3 trường hợp đèn, rào, chuông thì mới phải dừng???
Mục 2 - Điều 25
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
Hiểu như cụ thì tại sao người ta phải tách ra mục 2 và mục 3 làm gì?
Mục 2 và mục 3 có thể ghép lại thành 1 mục: "Khi thấy chuông reo, đèn sáng thì dừng lại."
 

Oteconde

Xe tăng
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
1,013
Động cơ
9,959 Mã lực
Tuổi
39
Hiểu như cụ thì tại sao người ta phải tách ra mục 2 và mục 3 làm gì?
Mục 2 và mục 3 có thể ghép lại thành 1 mục: "Khi thấy chuông reo, đèn sáng thì dừng lại."
tùy cụ thôi, theo luật là luật. Không có chữ VÀ, thì cụ đừng nhét chữ Và vào luật. cứ gặp 3 trường hợp đèn, rào, chuông là cụ phải dừng.
Có khi cả 3 đèn, rào, chuông lên 1 lượt, có khi chỉ 1 cái thì luật vẫn được thực hiện.
Câu cuối của mục 2 Luật đã chốt rất rõ ràng: khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
Hiểu ngược lại, khi còn 1 trong 3 thì chưa được đi qua.
Thật ra, luật của ta còn nhiều lắt léo, chỉ là các cụ nên đặt cái AN TOÀN là trên hết, vì đôi khi chờ theo luật cũng không ổn lắm.
Tất nhiên, sống và làm việc theo luật nó thể hiện sự văn minh đẳng cấp cao của con người.
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,795
Động cơ
463,354 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
nhiều cụ cứ như nói như đúng rồi. barie, đèn báo không tin thì tin ai? tin vào cái gì? một số đường cắt còn có tầm quan sát rộng, nhiều chỗ làm gì có tầm quan sát, ngó đầu ra đã vèo tới nơi, chưa nói đến ngồi trên ô tô.
vụ tai nạn chắc chắn do phía đường sắt. Do hệ thống báo hay do chị gác bỏ vị trí đi thì chờ cqđt. Vì tàu gần tới nơi chị đấy mới lao ra quay biển chắn tàu, barie không hạ. đèn báo tín hiệu kia nó báo trước 5-10p.
nhà em ở quê gần sát ngay đường tàu, đường giao cắt. Trước không có barie bằng cơm thì còn để ý khi qua, từ ngày có chắn thì đi qua ít khi để ý. Trước có vụ tai nạn lúc 22.15 vì ông gác đến 22h là hết ca trực ông ý được về nghỉ rồi. Xe qua cứ nghĩ có tàu thì có chắn nên cứ qua thôi. Xe đấy là ở nơi khác đến.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,845
Động cơ
1,294,773 Mã lực
Câu cuối của mục 2 Luật đã chốt rất rõ ràng: khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
Theo những cụ nói thì cụ cũng đang hiểu dấu phẩy ở đây là chữ "và" cụ nhé. Tức là đủ 3 điều kiện này mới được đi.

Không hiểu sao đoạn đầu cụ diễn giải là "hoặc", đoạn sau cụ diễn giải là "và".


Khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng (hoặc), có tiếng chuông báo hiệu (hoặc), rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình khi đèn tín hiệu đã tắt (hoặc), rào chắn mở hết (hoặc), tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng (), có tiếng chuông báo hiệu (), rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình khi đèn tín hiệu đã tắt (), rào chắn mở hết (), tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Nhưng cụ lại diễn giải như sau:

Khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng (hoặc), có tiếng chuông báo hiệu (hoặc), rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình khi đèn tín hiệu đã tắt (), rào chắn mở hết (), tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Diễn giải luật kiểu này thì chỉ chết dân đen thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,422
Động cơ
530,379 Mã lực
Vụ này người gác barie có đi bóc lịch không hồi sau sẽ ... không đăng gì nữa?
Giả sử xe dừng kịp thời không xảy ra tai nạn thì người gác chắc chẳng xi nhê gì, lần sau lại thế đến khi...
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
tùy cụ thôi, theo luật là luật. Không có chữ VÀ, thì cụ đừng nhét chữ Và vào luật. cứ gặp 3 trường hợp đèn, rào, chuông là cụ phải dừng.
Có khi cả 3 đèn, rào, chuông lên 1 lượt, có khi chỉ 1 cái thì luật vẫn được thực hiện.
Câu cuối của mục 2 Luật đã chốt rất rõ ràng: khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
Hiểu ngược lại, khi còn 1 trong 3 thì chưa được đi qua.
Thật ra, luật của ta còn nhiều lắt léo, chỉ là các cụ nên đặt cái AN TOÀN là trên hết, vì đôi khi chờ theo luật cũng không ổn lắm.
Tất nhiên, sống và làm việc theo luật nó thể hiện sự văn minh đẳng cấp cao của con người.
Tôi không hiểu cái chữ VÀ không có trên kia là vô tình hay hữu ý. Nó nên có chữ HOẶC ở đó.
Dù sao, trường hợp này đáng được đưa lên rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, để các ông bố sau này, ngó nghiêng cho nó kỹ khi đi qua đường tàu.
 

Semi-auto

Xe buýt
Biển số
OF-160319
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
680
Động cơ
353,413 Mã lực
Với cái đoạn trích này thì không rõ cái đèn nháy từ bao giờ, nhưng thấy rõ nhân viên gác chắn chỉ kịp xoay cái chắn đường tàu và không kịp hạ barrie.
Chưa nói đến người lái xe ô tô, chắc chắn có phần trách nhiệm của nhân viên này.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,924
Động cơ
1,254,564 Mã lực
Lỗi đầu tiên là của nhân viên gác chắn, chắc chắn vì lý do nào đấy đã lơ đểnh quên nhiệm vụ, không đóng gác chắn, còn chưa xoay cái biển chắn đs, tàu gần đến mới xoay, chậm tí thì tàu đâm cái biển.
Nguyên tắc đi điểm giao cắt với đường sắt thì phải dừng xe lại v=0 quan sát rồi mới đi tiếp (biển stop), ở đây đèn báo đã nhấp nháy mà lx ko dừng lại quan sát thì cũng có lỗi, tuy nhiên thực tế thì nhìn thấy rào ko đóng, biển vẫn chắn ngang đường tàu thì em tin đa số sẽ đều chủ quan nghĩ tàu còn ở rất xa. Lỗi lớn nhất vẫn là nhân viên gác chắn.
Điều 25 luật giao thông đường bộ
Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
Theo điểm 2 điều 25 thì xe oto không sai: các điều kiện có dấu phẩy phải cùng xảy ra.

PS: em không hiểu đường sắt với đường bộ "giao nhau cùng mức" là gì.
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
14,334
Động cơ
1,536,915 Mã lực
Em chỉ không đồng ý cụ nào bảo lái xe đi đến chân cột đèn mới có đèn đỏ, đèn đỏ lên khi xe còn cách cột phải vài m (xem trên ảnh em cắt thì chắc hơn thân xe).
Tuy nhiên không hiểu sao đèn lên muộn và gác tàu ra muộn thế.
1615175251376.png
 

Voi coi HN

Xe tăng
Biển số
OF-513498
Ngày cấp bằng
1/6/17
Số km
1,663
Động cơ
201,690 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Theo điểm 2 điều 25 thì xe oto không sai: các điều kiện có dấu phẩy phải cùng xảy ra.

PS: em không hiểu đường sắt với đường bộ "giao nhau cùng mức" là gì.
Đại khái là giao nhau trên cùng một mặt phẳng để phân biệt với loại giao nhau khác mức ( cầu vượt hoặc hầm chui).
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Tổ hợp đèn, gác chắn, còi cảnh báo nghĩa là 3 biện pháp đồng thời để nếu hỏng hoặc thiếu sót này thì còn biện pháp khác cảnh báo. Nhân viên gác chắn nến quên hạ thì có liên đới trách nhiệm.
Còn trách nhiệm chính vẫn là lái xe, khi nào qua đường sắt cũng phải chú ý quan sát.
Nguyên tắc là an toàn cho mình, an toàn cho người khác và an toàn cho túi tiền của bản thân.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,924
Động cơ
1,254,564 Mã lực
Hiểu như cụ thì nhiều gia đình oan gia và tang thương mất thôi... Theo luật, thì chỉ cần gặp một trong các trường hợp đèn, rào, chuông là phải dừng. Còn hiều theo của cụ là phải đủ cả 3 trường hợp đèn, rào, chuông thì mới phải dừng???
Mục 2 - Điều 25
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
@pandahn
Cụ đọc hiểu kiểu gì thế. Mục 2 nói nếu có (cả) 3 cái đèn-rào-chuông thì khi có đủ 3 cái: đèn nháy, chuông kêu, rào chuyển động hoặc đã đóng thì mới phải dừng.
Chuyện xảy ra không muốn nhưng luật thì phải hiểu cho đúng.
 

Argo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-759677
Ngày cấp bằng
10/2/21
Số km
424
Động cơ
49,909 Mã lực
Em là thấy ô tô sai. Đèn đã nháy báo có tàu thì phải dừng lại chứ.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,924
Động cơ
1,254,564 Mã lực
Đại khái là giao nhau trên cùng một mặt phẳng để phân biệt với loại giao nhau khác mức ( cầu vượt hoặc hầm chui).
ooh, thế trước đây em hiểu sai. Thanks cụ.

hị hị, em hiểu sai thế này: giao nhau đồng mức là 2 đường giao to như nhau (để phân biệt với đường hẻm hoặc đường to với đường nhỏ).
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Em có xem lại video.. đèn đỏ nhấp nháy , barie không hạ, thanh chắn đường sắt không xoay .. lỗi nhân viên đường sắt thì quá rõ.. còn vị trí lái xe khi tiến tới gần đường sắt thì hoàn toàn có thể nhìn thấy đèn đỏ nhấp nháy ..
Nhưng giống như chỗ đường sắt giao Xã Đàn- Đại Cồ Việt, đèn đỏ nhấp nháy mà barie chưa kéo ra thì xe cộ vẫn đi qua lại trong khi nhân viên đi kéo barie.. em nghĩ đèn đỏ thường nháy từ trước khi tàu đến khá lâu
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,511
Động cơ
215,751 Mã lực
có cam quay dc cảnh nhân viên mới bẻ ghi cho tàu chạy, nhưng chưa kịp hạ barie xuống....mà nhìn đoạn này khuất tầm nhìn quá
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,924
Động cơ
1,254,564 Mã lực
Tổ hợp đèn, gác chắn, còi cảnh báo nghĩa là 3 biện pháp đồng thời để nếu hỏng hoặc thiếu sót này thì còn biện pháp khác cảnh báo. Nhân viên gác chắn nến quên hạ thì có liên đới trách nhiệm.
Còn trách nhiệm chính vẫn là lái xe, khi nào qua đường sắt cũng phải chú ý quan sát.
Nguyên tắc là an toàn cho mình, an toàn cho người khác và an toàn cho túi tiền của bản thân.
cụ sai ah. Ví dụ nói về chuyện của ngành đs thì có thể nói như thế. Còn theo luật cụ nào đó trích thì cần phải được hiểu là "đồng thời cả 3 tín hiệu thì mới phải dừng"
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top