[Funland] Sự việc thương tâm và bài học kinh nghiệm

search

Xe điện
Biển số
OF-437
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
2,908
Động cơ
595,316 Mã lực
Khi sự việc xảy ra người ta sẽ làm việc theo luật để phân định đúng sai.
Việc xập xí xập ngầu giữa các điều khoản của luật là hành động chạy tội cho phía đường sắt, đưa phần thiệt hại cho phía nạn nhân.
Cụ rất chuẩn, e cảm thấy thớt này rất nhiều seeder của bên đường sắt định vào đánh bùn sang ao
 

hokavan

Xe đạp
Biển số
OF-77907
Ngày cấp bằng
15/11/10
Số km
19
Động cơ
419,030 Mã lực
Sự việc đau lòng đã xảy ra rồi. Cầu mong linh hồn cháu nhỏ được siêu thoát. Cầu mong đôi vợ chồng vượt qua được hiểm nghèo và nỗi đau vô cùng này. Việc phân định đúng sai về pháp luật, thậm chí sửa đổi pháp luật, sửa đổi quy trình là một biện pháp để ngăn ngừa tái diễn sự việc đau lòng như thế này. Điều đáng buồn phải chấp nhận là nhiều khi, pháp luật chỉ gián tiếp điều chỉnh hành vi của con người, trong khi đó thông lệ, thói quen lại điều chỉnh trực tiếp. Trong một tích tắc mà tất cả đều hành xử theo thông lệ, mặc dù xác suất gặp phải vô cùng bé, tai nạn đau lòng đã xảy ra. Tôi không thạo về pháp luật GTVT nhưng xin anh chị nào làm ở lĩnh vực GTVT, đường sắt mà có "quyền" hãy nghĩ đến việc sửa đổi quy định, quy trình vận hành đường sắt để hạn chế những tai nạn như vậy. Tôi hiểu rằng đường sắt được ưu tiên cao nhất khi tham gia giao thông. Nhưng cùng với quyền ưu tiên cao nhất đó, ĐS cũng phải có quy trình vận hành chặt chẽ nhất, chính xác nhất, đảm bảo rằng các phương tiện khác biết về sự hiện diện của ĐS và đảm bảo an toàn. Tôi xin đóng góp ý tưởng này cho các ứng dụng dẫn đường như Google Maps, Apple Maps, Here Map... hãy đưa thêm chức năng cảnh báo lái xe về nguy hiểm khi sắp đi qua giao cắt với đường sắt. Tôi nghĩ sẽ rất hữu ích cho lái xe, đặc biệt là khi không phải đường quen, lái xe trong đêm tối, hữu ích cho các bác tài grab. Rất mong anh chị nào hiểu biết trong lĩnh vực CNTT cùng đóng góp, truyền tải đến cho những hãng phát triển phần mềm. Chúc các anh chị em một ngày hạnh phúc.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,896
Động cơ
1,256,297 Mã lực

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,636
Động cơ
970,547 Mã lực
Chắc bà gác tàu quên rồi@@

E băng qua đường sắt mà khuất tầm nhìn bao giờ cũng tắt nhạc, hạ kính. Điều e sợ đúng kiểu trong clip đó ợ. Chả dại giao tính mạng vì lỗi bất cẩn của người khác :(
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
4,123
Động cơ
443,748 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ rất chuẩn, e cảm thấy thớt này rất nhiều seeder của bên đường sắt định vào đánh bùn sang ao
Sít gì, nhận thức có thế thôi, đọc luật còn không hiểu, tuyền chém theo cảm tính, đọc thì đạo mạo cẩn thận nhưng có lý luận gì đâu;
Cháu thấy giữa nói và làm khác nhau nhiều lắm, đến lúc hổ vồ phía sau nó đủn cho bẹp gí rồi lại tuyên bố các anh cứ theo pl mà xử;
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,832
Động cơ
1,294,258 Mã lực
Đường ngang được chia theo nhiều cấp, mỗi cấp có 1 quy trình xử lý khác nhau.
Em hay ngồi uống nước chè ở gốc đa đầu đường Phan Đình Giót, Hà Nội thì thấy hệ thống báo động ở đường ngang này được tự động hoá rất nhiều, không có chuyện gọi điện báo như ngày xưa.
Trước khi tàu đến 90 giây, chuông và đèn được tự động bật. Khi đó 2 chị gác chắn bình tĩnh đi ra vị trí kéo chắn, mở tín hiệu thông đường và giơ cờ xanh.
Theo video thì đèn ở đây chỉ được bật trước khi tàu qua 2 giây, chuông thì không biết, gác chắn chưa được đóng mà ông Hỷ, giám đốc đường sắt khu vực Quảng Bình nói nguyên văn: "Có 1 phần lỗi nhân viên gác chắn đóng chắn hơi muộn" là không thể chấp nhận được.
 

xeruabo2

Xe điện
Biển số
OF-103910
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
2,603
Động cơ
836,954 Mã lực
Nơi ở
Quê hương bà Thi
Khi chuông báo và đèn đỏ nháy phải vài chục giây nhân viên mới hạ barie .Trong khoảng thời gian này vẫn thường xuyên có tình trạng đi cố ,thậm chí còn nhấc cả barie ra để đi cố mà tàu vẫn chưa đến. Trong trường hợp này tàu đến rồi mà chưa hạ gác chắn rõ ràng là lỗi của nhân viên.
 

victory911

Xe tải
Biển số
OF-142026
Ngày cấp bằng
15/5/12
Số km
299
Động cơ
325,852 Mã lực
Em cứ có thói quen cứ đi qua ngã tư hay đường sắt là giảm tốc độ rất chậm để quan sát 2 bên trước khi vào nút giao bất kể lúc nào, thậm chí còn bóp còi nữa. Ớn nhất đi đúng luật mà vẫn bị nguy hiểm.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,896
Động cơ
1,256,297 Mã lực
Thế thì nên đá cho sưng mông cậu nào duyệt cái luật "theo luật cụ nào đó trích thì cần phải được hiểu là "đồng thời cả 3 tín hiệu thì mới phải dừng"", bác ạ.

Chỉ cần có nửa cái trong số 3 tín hiệu, đã phải dừng rồi.
Đúng là nếu thiên về cẩn trọng thì như vậy: dừng thì chỉ cần 1/3, cho đi thì phải cần cả 3/3
 

vutuanlong

Xe điện
Biển số
OF-385138
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
2,029
Động cơ
260,761 Mã lực
Nơi ở
Chọn quận huyện
Có cụ nào phân tích kỹ thuật hệ thống thông tin xe lửa?

Trc em chỉ nghe sơ qua hệ thống cảnh báo bằng đo rung chấn đường ray để biết có tầu sắp qua+ các tín hiệu khác: camerra, điện thoại, lịch tầu chạy....
Em có thể chỉ cho cụ tường tận nguyên lý hoạt động của một chắn đường ngang bởi em là người trong ngành, ở đây gọi là đường ngang nhân công (có dùng sức người trực tiếp để thực hiện việc báo hiệu).
Tuy nhiên, như những còm trước của em, phải phân tích rất kỹ số liệu trước khi kết luận. Bởi nó liên quan đến vận mệnh của cả 1 con người, và cả của 1 tổ chức nữa.
Hầu hết các cụ ở đây chỉ phát biểu, nhận xét, phỏng đoán theo cảm tính, trong tay không hề có bất cứ số liệu cụ thể nào về tình huống trên. Đối với các công ty chịu trách nhiệm quản lý đường sắt thì sự vụ ntn mà lỗi thuộc về đường sắt thì cực kỳ ít, hầu hết là lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Một điều nữa để các cụ lưu ý trước khi còm, quy trình vận hành của 1 Đường ngang là cực kỳ chặt chẽ, có tính liên khóa rất cao (đối với các đường ngang cảnh báo tự động, ko có người gác, lên tới 99,999%). Trong trường hợp này thì là đường ngang có gác, phụ thuộc trực tiếp (việc hạ cần chắn) của con người. Tuy nhiên, tín hiệu tự động (chuông, đèn) vẫn hoạt động bình thường.

Đây là Đường ngang hợp pháp, để được hoạt động thì đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và chắc chắn là có người chịu trách nhiệm về hậu quả đã xẩy ra. Thay vì phỏng đoán, lên án...các cụ hãy chờ tin tức.
 

Hfun

Xe tải
Biển số
OF-34956
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
217
Động cơ
476,915 Mã lực
Ngành đường sắt Vnam lạc hậu quá xa so với pt xã hội hiện nay cũng như văn hoá giao thông coi thường luật lệ như đa số tài xế ở ta... Chừng nào Nhà nước còn ôm khư khư, vẫn mấy bố công chức đầu óc hủ lậu quản lý vận hành đường sắt kiểu này thì còn tai nạn thương tâm.
 

pandahn

Xe điện
Biển số
OF-120179
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
3,246
Động cơ
412,024 Mã lực
Nạn nhân cũng là người dân của huyện Bình Sơn, k phải người nơi khác đến. Vậy thì đi qua cung đường tàu này chắc cũng quen thuộc rồi.
 

vutuanlong

Xe điện
Biển số
OF-385138
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
2,029
Động cơ
260,761 Mã lực
Nơi ở
Chọn quận huyện
Cụ học không đến nơi đến chốn cụ ạ.
Mục 4 điều 25 luật GTĐB, khi đi qua điểm giao cắt đồng mức với đường tàu không có chuông tín hiệu, không có rào chắn thì mới phải dừng xe quan sát cụ nhé.
Trường hợp này là mục 2, điều 25, khi có rào chắn thì cụ phải dừng lại khi có đồng thời những tín hiệu sau:
- chuông reo
- đèn sáng
- rào chắn đang đóng hoặc đã đóng.
Ở đây rào chắn chưa có gì nên lỗi 100% thuộc về bên đường sắt.
Cụ chỉ cho em chữ "đồng thời" hoặc dẫn giải để hiểu được là phải "đồng thời"???
Theo em hiểu thì chỉ cần 1 trong các yếu tố trên là phải DỪNG LẠI rồi cụ ạ.
Ai làm kỹ thuật mới hiểu all thì mới an toàn, not all not an toàn!
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Em có thể chỉ cho cụ tường tận nguyên lý hoạt động của một chắn đường ngang bởi em là người trong ngành, ở đây gọi là đường ngang nhân công (có dùng sức người trực tiếp để thực hiện việc báo hiệu).
Tuy nhiên, như những còm trước của em, phải phân tích rất kỹ số liệu trước khi kết luận. Bởi nó liên quan đến vận mệnh của cả 1 con người, và cả của 1 tổ chức nữa.
Hầu hết các cụ ở đây chỉ phát biểu, nhận xét, phỏng đoán theo cảm tính, trong tay không hề có bất cứ số liệu cụ thể nào về tình huống trên. Đối với các công ty chịu trách nhiệm quản lý đường sắt thì sự vụ ntn mà lỗi thuộc về đường sắt thì cực kỳ ít, hầu hết là lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Một điều nữa để các cụ lưu ý trước khi còm, quy trình vận hành của 1 Đường ngang là cực kỳ chặt chẽ, có tính liên khóa rất cao (đối với các đường ngang cảnh báo tự động, ko có người gác, lên tới 99,999%). Trong trường hợp này thì là đường ngang có gác, phụ thuộc trực tiếp (việc hạ cần chắn) của con người. Tuy nhiên, tín hiệu tự động (chuông, đèn) vẫn hoạt động bình thường.

Đây là Đường ngang hợp pháp, để được hoạt động thì đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và chắc chắn là có người chịu trách nhiệm về hậu quả đã xẩy ra. Thay vì phỏng đoán, lên án...các cụ hãy chờ tin tức.
Tốt quá, dân ngoài ngành như tôi không rõ về những Quy trình của đường ngang.
Tôi hiểu đơn giản thế này:
a. Tín hiệu đèn: Vận hành tự động, ở mọi địa điểm. Có người gác và không có.
Tàu sắp đến, nó sẽ Đỏ, trước tàu độ bao lâu thì nhờ bác.
b. Thanh gác chắn: Hạ tự động cùng đèn, ở chỗ không có người gác. Khoản này ở ta chắc không có, mặc dù tôi không biết rõ.
Ở chỗ có người gác, nó hạ bằng tay.
c. Cái đèn đỏ treo ngang đường sắt như giá treo cổ (được chị công nhân quay lại trong clip #1): Không rõ ý nghĩa, nhờ bác giải thích.
Đại loại vậy phải không bác?

Thank you.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
7,626
Động cơ
542,723 Mã lực
Em có thể chỉ cho cụ tường tận nguyên lý hoạt động của một chắn đường ngang bởi em là người trong ngành, ở đây gọi là đường ngang nhân công (có dùng sức người trực tiếp để thực hiện việc báo hiệu).
Tuy nhiên, như những còm trước của em, phải phân tích rất kỹ số liệu trước khi kết luận. Bởi nó liên quan đến vận mệnh của cả 1 con người, và cả của 1 tổ chức nữa.
Hầu hết các cụ ở đây chỉ phát biểu, nhận xét, phỏng đoán theo cảm tính, trong tay không hề có bất cứ số liệu cụ thể nào về tình huống trên. Đối với các công ty chịu trách nhiệm quản lý đường sắt thì sự vụ ntn mà lỗi thuộc về đường sắt thì cực kỳ ít, hầu hết là lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Một điều nữa để các cụ lưu ý trước khi còm, quy trình vận hành của 1 Đường ngang là cực kỳ chặt chẽ, có tính liên khóa rất cao (đối với các đường ngang cảnh báo tự động, ko có người gác, lên tới 99,999%). Trong trường hợp này thì là đường ngang có gác, phụ thuộc trực tiếp (việc hạ cần chắn) của con người. Tuy nhiên, tín hiệu tự động (chuông, đèn) vẫn hoạt động bình thường.

Đây là Đường ngang hợp pháp, để được hoạt động thì đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và chắc chắn là có người chịu trách nhiệm về hậu quả đã xẩy ra. Thay vì phỏng đoán, lên án...các cụ hãy chờ tin tức.
Cụ bẩu trong ngành nên em đọc từng chữ 1 chậm hơn các còm khác, cờ mờ thấy giống mấy lãnh đạo giả nhời vãi, cứ mông lung như 1 trò đùa, mà đây còn có cờ nhíp đấy ợ, chứ ko có cờ nhíp các lành đạo mí người trong ngành còn đưa đội nông dân hội em đến tận đâu thông qua còm lắt léo.

"Tuy nhiên, như những còm trước của em, phải phân tích rất kỹ số liệu trước khi kết luận. Bởi nó liên quan đến vận mệnh của cả 1 con người, và cả của 1 tổ chức nữa."
Có cụ gì trong ngành trên báo đã kết luận luôn là tại người lái xe rồi ợ. :D

Cụ chỉ cần giải thích hộ hoạt động "bình thường" ở trong trường hợp này là sao trong cái 99,999999...%? người trông barie có vai trò gì và nhận tín hiệu có tầu như thế nào..
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,966
Động cơ
635,018 Mã lực
Em có thể chỉ cho cụ tường tận nguyên lý hoạt động của một chắn đường ngang bởi em là người trong ngành, ở đây gọi là đường ngang nhân công (có dùng sức người trực tiếp để thực hiện việc báo hiệu).
Tuy nhiên, như những còm trước của em, phải phân tích rất kỹ số liệu trước khi kết luận. Bởi nó liên quan đến vận mệnh của cả 1 con người, và cả của 1 tổ chức nữa.
Hầu hết các cụ ở đây chỉ phát biểu, nhận xét, phỏng đoán theo cảm tính, trong tay không hề có bất cứ số liệu cụ thể nào về tình huống trên. Đối với các công ty chịu trách nhiệm quản lý đường sắt thì sự vụ ntn mà lỗi thuộc về đường sắt thì cực kỳ ít, hầu hết là lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Một điều nữa để các cụ lưu ý trước khi còm, quy trình vận hành của 1 Đường ngang là cực kỳ chặt chẽ, có tính liên khóa rất cao (đối với các đường ngang cảnh báo tự động, ko có người gác, lên tới 99,999%). Trong trường hợp này thì là đường ngang có gác, phụ thuộc trực tiếp (việc hạ cần chắn) của con người. Tuy nhiên, tín hiệu tự động (chuông, đèn) vẫn hoạt động bình thường.

Đây là Đường ngang hợp pháp, để được hoạt động thì đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và chắc chắn là có người chịu trách nhiệm về hậu quả đã xẩy ra. Thay vì phỏng đoán, lên án...các cụ hãy chờ tin tức.
Nếu cụ là người trong nghành xin phép cho em hỏi vài câu:
1. Tàu chạy đến gần đường chắn thì chuông, đèn đỏ báo tự động nhấp nháy hay cần có người bật thủ công? Cụ thể là tại vị trí tai nạn thì tự động hay thủ công? Tại sao còn có mấy giây nữa thì tàu đến mới đỏ đèn?
2. Lái tàu nếu quan sát thấy gác chắn chưa mở thì sẽ thao tác thế nào? Đến gần gác chắn vẫn chưa mở sẽ thao tác thế nào? Nếu gác chắn không mở thì cứ phi qua luôn hay dừng lại? (gác chắn của tàu, không phải của đường bộ)
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Điều 22, mục b của Thông tư 25/2018/TT-BGTVT thì:

b) Các thiết bị phải luôn ở trạng thái sử dụng tốt, phải điều khiển được bằng tay nếu thiết bị tự động bị hư hỏng đột xuất.


Vì vậy không có chuyện: "Tổ hợp đèn, gác chắn, còi cảnh báo nghĩa là 3 biện pháp đồng thời để nếu hỏng hoặc thiếu sót này thì còn biện pháp khác cảnh báo" như cụ nói đâu ạ. 1 trong 3 cái hỏng là đường sắt sai.

Theo thông tư trên thì đường sắt sai 100%, cả lái tàu, người gác chắn lẫn điều độ (Đèn phải bật trước từ 60 đến 90 giấy trước khi tài đi qua. ở đây là đènvà chuông tự động, chắn thủ công).
Em k bàn về đúng sai kiểu pháp luật cụ ạ.
Em tham gia giao thông thì luôn nhớ câu tính mạng con người là trên hết. Nếu mình quên điều đó dù đúng luật thì lỗi và thiệt hại vẫn do mình gánh chịu.
Ví dụ minh chứng nhất là qua ngã tư có đèn đỏ. Nếu cứ nhăm nhăm đúng luật thì rất dễ tai nạn vì lúc nào cũng có thành phần đi cố khi đèn xanh chuyển sang đỏ hoặc đỏ chuyển sang xanh thì có thành phần nhoi nhoi đi sớm.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,427
Động cơ
64,715 Mã lực
Trong clip thì đèn đỏ chỉ bật khi xe ô tô đã vượt ngang đèn, tầm đó thì lái ô tô không nhìn thấy đèn.
Vâng, em xem lại clip trên trang vietnamnet thì đúng là bắt đầu đèn đỏ lúc đó oto đã đi ngang đèn rồi. Clip trên vnexpress thì chỉ bắt đầu từ đoạn có đèn đỏ. Đọc bài này thì có vẻ như các bác cũng đang muốn làm giảm nhẹ tội cho chị gác tầu. I.e. ý là đã có còi và đèn báo hiệu, chỉ quên kéo barrier. (https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/vu-tau-hat-vang-o-to-1-nguoi-chet-o-quang-ngai-nhan-vien-quen-keo-gac-chan-718006.html)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top