Thế trước khi nghe thử,người nghe có biết hệ thống đang ở trạng thái gì ko?*-)
Đánh giá vài %về thông số kỹ thuật thì đơn giản,còn đánh giá vài % về sự cảm nhận âm thanh thì có thể hơi quá nếu em ko muốn nói rằng là bốc phét
Cùng 1 bộ audio khi ăn lô nghe nó khác khi thua bóng đá nghe nó cũng đã khác rồi đấy các cụ ạ :21::21::21::21:
Theo nhà cháu thì nên như thế này, vừa đơn giản, vừa dễ dàng, lại vừa thuyết phục tất cả các bên:
Bản chất vấn đề thớt này tranh luận là các bác thích tụ nói rằng tụ nó phóng điện nhanh, còn ắc quy nó phóng điện chậm. Do phóng chậm nên dẫn tới là khi dòng phụ tải đột ngột tăng cao, ắc quy nó không đáp ứng kịp, dẫn đến làm sụt nguồn, méo tiếng. Do vậy phải thêm tụ bù, để nó phóng nhanh, không bị sụt nguồn.
Do ở đây chỉ liên quan đến vấn đề điện áp, mà lại là 1 chiều (không có tín hiệu lên lên xuống xuống nào cả, và cũng coi như là dòng cung cấp của ắc quy và tụ là OK đối với phụ tải).
Vậy thì cách test như sau, rất đơn giản và cũng chả cần cái xe nào:
Chuẩn bị:
- Lấy 1 cục ắc quy công suất lớn đủ để đáp ứng phụ tải. VD như phụ tải là 1000W thì ắc quy là 150AH. Yêu cầu: ắc quy phải ở trong tình trạng tốt, hàng hiệu, được sạc đầy đủ. Ắc quy lởm hoặc dùng lâu hay sắp hỏng không tính.
- Chuẩn bị phụ tải tương đương hệ thống âm thanh các bác định độ lên xe. VD 1000W bằng cách sử dụng bóng đèn pha ô tô (đấu lấy khoảng hơn chục cái bóng đèn pha đi) hoặc sử dụng điện trở cũng được (chẳng hạn lấy ít may so của bếp điện cắt ra).
- Đấu nối phụ tải vào ắc quy, cách nhau bởi 1 cái công tắc đủ lớn (VD dùng 1 cầu dao điện loại lớn)
- Sử dụng 1 máy đo sóng (tốt nhất), hoặc nếu không có thì dùng đồng hồ đo điện áp có khả năng lưu và hiển thị dữ liệu theo thời gian.
- Chuẩn bị tụ. Khi đến bước test tụ, phải lắp tụ sát nhất vào ắc quy, tức độ dài quãng đường của dây dẫn từ ắc quy đến phụ tải và tụ đến phụ tải phải bằng nhau.
- Toàn bộ dây dẫn phải có tiết diện lớn nhất có thể.
Tiến hành:
1. Chưa lắp tụ. Dùng máy đo sóng gắn vào 2 cực ắc quy. Hình ảnh trên máy đo sóng phải là thẳng tắp (vì điện 1 chiều mà).
2. Vẫn chưa lắp tụ. Đóng cầu dao điện để nối phụ tải và ắc quy. Hình ảnh trên máy đo sóng vẫn phải là thẳng tắp, nếu có sụt điện thì sau khi sụt đường sóng vẫn phải thẳng tắp (không dao động lên/xuống)
3. Ngắt cầu dao. Lắp tụ vào 2 cực ắc quy, trước cầu dao. Đợi tụ nạp đầy. Trong lúc đợi tụ nạp, đo sóng xem khi nạp tụ có bị sụt điện của ắc quy không (vì nếu khi nạp tụ làm sụt điện thì việc lắp tụ trở nên vô nghĩa: có tụ bù thì tụ giúp phóng điện khi tải nặng nhưng ngược lại khi nạp lại gây ảnh hưởng đến hệ thống)
4. Đóng cầu dao. Xem lại hình ảnh ở máy đo sóng.
5. So sánh hình ảnh ở máy đo sóng:
- Nếu ngay sau thời điểm đóng cầu dao, dạng sóng đo được ở bước 2 và 4 không có khác gì nhau > chứng tỏ tụ điện không có tác dụng gì.
- Nếu sóng ở bước 2 bị sụt một chút so với bước 4: bổ sung thêm ắc quy để thử lại bước 2.
- Nếu sóng ở bước 2 bị sụt quá nhiều so với bước 4, hoặc sau khi bổ sung thêm ắc quy mà tình trạng sóng bị sụt không cải thiện -> chứng tỏ tụ có lợi thế so với ắc quy.
Ngoài ra nếu có được 1 cái ắc quy kiểu như ắc quy Xstatic tụi khoai tây quảng cáo để test thì lý tưởng nhất.
Hy vọng các cụ đồng ý cách tét của nhà cháu.
(b)