Tóm lại là các kụ có đưa ra 1 ý kiến thống nhất không? Nếu lắp thêm 1 sub + 1 âm li 5.1 thi có phải thêm tụ hay ác quy không? Em chuẩn bị lắp bộ mới nên mong các kụ tư vấn! Sợ nhất đi trời tối nghe nhạc + đèn nháy!:redface:
Cám ơn bác dã mở topic ,qua đây tôi mở mang rất nhiều kiến thức !Cám ơn bác 37H đã chỉ ra chỗ sai, nhờ bác giải thích giúp em phần 1 tức là trở kháng.
Tiếp theo nữa về sơ đồ đấu bổ xung như bác nói là OK chuẩn và đương nhiên có những bảng tính toán phần dây đấu cho cả hệ thống dựa trên tổng công suất chứ ko chỉ riêng gì cho tụ. Cái này em muốn viết đơn giản nhất chứ không phải viết thành sách dạy về kỹ thuật.
Bác nói em không am hiểu sâu là hoàn toàn đúng vì em không làm nghề này, em chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tế và đọc thêm sách vậy nên bác cứ chỉ bảo giúp em (l)(l)(l)(l):6::6::6:
Còn về cái title sự thật hay là ko thật chỉ là cách mà em muốn mọi người tiêu dùng nhận biết ra cái tụ điện trong hệ thống của xe chứ chẳng phải cắt nghĩa giải thích cho cái title đâu
Bác ra hiệu bán loa mua lấy con loa giống quả bom rồi nối vào xe thế là ok trống đập ko phải nghĩ(ruỳnh ruỳnh)Mà nếu muốn màng loa khong rung thì tháo cái dây đấu vào phía sau ra. Không có dây đấu vào thì làm sao nó rung nổi nữa! Chắc là khi ráp vào, thợ họ để mặt trước loa không đủ rộng, khi nó rung bị chạm thôi. Bác ra nói họ làm lại cho. Màng không rung thì loa sao phát ra tiếng được.
bác chơi em này thì còn nói làm gì nưã.Tụ này sử dụng công nghệ số hay còn gọi là digitalcap nên có mức điện dung rất cao, có thể lên tói 10-15F là chuyện bình thường .:'(:'(
Em thì chơi con Capkiller Kinetik cho nó nó máu (theo quảng cáo thì bằng 100 con tụ 1F)... Hehe
Nhớ hồi SN 2 năm Khôi béo chơi một con acu làm buffer hơi bị gấu, tụ khóc thét ... hehe
Nếu nguồn từ Acquy ra thì là nguồn DC cực phẳng rồi thì đâu có cần lọc gì nữa. Chức năng lọc của Tụ chỉ cần thiết khi sử dụng các dạng biến đổi từ AC-DC để giảm tối đa gợn sóng từ chu kì hình SIn điện AC. còn từ DC acquy ra thì quá phẳng chả cần lọc làm gìEm đúng bác ạ, nhưng mà dùng thừa thì cũng chẳng sao đâu, và nên dùng thừa. Còn về vụ lọc nguồn thì xin thưa là không vì hệ thống âm thanh ô tô khác với hệ thống âm thanh ở nhà.
Theo em thì các Tụ có muốn bù kiểu nào thì cái Bình ácquyy của các Bác cũng phải đủ lớn (AH) để khi các Bác mở Dancing...rầm..rầm em tụ nó nhồi lên nhồi xuống thì cái Bình vẫn nuôi được...còn không thì TỤ to mở music lớn..tới hồi đẩy xe để nổ thì chit...Như trên em đã thắc mắc đới, nếu mà chỉ nạp trong 5 giây và phóng với công suất đó trong 15 giây thì dòng nạp cho tụ phải cực lớn, mà lớn thế mà ác quy trụ được thì cũng chả cần tụ.
Em nghĩ rằng các bác tét dùng OSC để đo độ dao động nguồn khi có tiếng bass mạnh khi không có tụ và khi có tụ là ra vấn đề, có thể chỉnh tần số đo là tiếng huỵch huỵch của tiếng bass.
Mà khi lắp tụ vào, khi nạp và xả tụ có hiện tượng dao động nguồn trong chế độ quá độ không nhỉ? lâu quá rồi em cũng không nhớ nữa. Nếu xuất hiện dao động quá độ thì làm nguồn méo thêm, chưa chắc đã là hay, có chăng là bù được công suất như mục đích của thớt (cái này còn đang tranh luận tại National Assembly).
Hết ạ.
Sự thật về tụ điện sử dụng cho hệ thống âm thanh ô tô
Tụ điện (Power Capacitor) là 1 thiết bị bổ xung, hỗ trợ thêm cho hệ thống điện của xe. Tụ đóng vai trò như 1 thiết bị lưu điện đệm. Nó bổ xung thêm khi mà hệ thống điện âm thanh của xe đòi hỏi nguồn điện cao khi bổ xung tiếng bass mạnh. Bởi vì khi hệ thống âm thanh chơi nhạc mạnh nên nguồn điện cần phải bổ xung ngay 1 lượng lớn mà hệ thống phát nguồn điện chưa kịp ngay thì tụ điện đóng 1 vai trò quan trọng lúc này, bổ trợ ngay cho toàn bộ hệ thống âm thanh. Tụ giải phóng nguồn điện bổ xung nhanh hơn nguồn điện của hệ thống vì trở kháng của tụ rất thấp. Tụ điện có 2 cọc âm và dương, cọc âm nối xuống phần mát của xe, và cọc dương nối vào nguốn chính của ampli. Tốt nhất là đặt tụ nối với ampli gần nhất có thể.
Bạn có cần Tụ điện hay không?
Câu trả lời cho việc bạn có cần tụ điện hay không là: Nếu hệ thống của bạn ngốn ít điện và không có loa subwoofer thì câu trả lời là không cần. Nếu hệ thống của bạn gồm nhiều ampli và loa subwoofer thì câu trả lời là có. Thực tế là nó tuỳ thuộc vào hệ thống của bạn và loại nhạc bạn nghe. Bạn sẽ cần tới tụ điện khi mà đèn pha của bạn tối đi lúc mà bạn bật hệ thống âm thanh lên. Rất dễ dàng nhận ngay ra điều này, khi bật to nhạc bạn sẽ thấy hệ thống đèn hơi nhấp nháy theo tiếng bass. Trước khi lắp đặt tụ điện bắt buộc bạn phải tháo hệ thống điện của bạn ra trước. Đặc biệt lưu ý khi kết nối ắc quy và máy phát, nối dây mát và ắc quy, nối mát vào vỏ. Nếu đã có tụ điện mà đèn pha vẫn bị nhấp nháy khi bật nhạc thì bạn nên sử dụng tụ lớn hơn, nó sẽ cung cấp đủ lượng điện áp cần thiết cho ampli của bạn mà không làm cho điện áp hệ thống bị sụt giảm bất ngờ.
Tụ bao nhiêu là đủ?
Từ khi ra đời, tụ điện sử dụng 1 chuẩn chung để đo là Farad, cứ 1 Farad cho 1000W. Lam 1 phép toán hết sức đơn giản là chia tổng công suất thực (RMS) hệ thống ampli của bạn cho 1000 sẽ ra số Farad của tụ mà bạn cần. Tụ điện thường là 0.5Fa, 1.0Fa, 1.5Fa và 2.0Fa (đối với loại Tụ hình trụ), nếu cần tụ với Farad lớn bạn có thể nối song song các tụ đơn lẻ với nhau để ra được số Farad mong muốn. Hiện nay trên thị trường có cả loại tụ hình chữ nhật giống như ampli để dễ thiết kế và bố trí lắp đặt. Giá của tụ điện thường dao động từ khoảng 1 triệu đến 10 triệu ứng với tuỳ lượng Farad và các hãng khác nhau.
Tất cả các loại tụ đều giống nhau?
Các tụ các hãng khác nhau có sẽ không giống nhau nhưng đều cùng 1 chức năng. 1 vài hãng sản xuất tụ với chất lượng tốt sẽ đảm bảo đúng giá trị Farad thực, 1 vài hãng có thể tích hợp đồng hồ Volt kế số (digital voltage meters), điều khiển bật tắt từ xa. Phải đảm bảo chắc chắn rằng tụ điện của bạn có thể chịu được mức điện thế ít nhất là 20 Volts, nó đảm bảo cho tụ điện không bị nguy hiểm trong các trường hợp mà nguồn điện hệ thống xe bị trục trặc. Ngoài ra các tụ điện còn được thiết kế với hình thức khác nhau mà bạn có thể lựa chọn phù hợp với hệ thống âm thanh lắp đặt trên xe.
Tụ ngang
Tu trụ
NỐI NGUỒN CHO TỤ ĐIỆN
ĐẤU SONG SONG 2 TỤ ĐIỆN