Ông vô va giới thiệu cho tôi 1 thằng sư tử tế đúng nghĩa xem! Tôi thì khẳng định ko bao h có cmnr! Sư chỉ là đám ăn bám thôy ...
Tui xin phép sửa câu còm của bạn chữ "Thằng" thành chữ "ông" nhé; sau đó cho tui nói vài dòng:
Việc các bác ném đá tui không liên quan và nghĩ là có thể có một số bác chưa tìm hiểu kỹ về Các dòng Phật học – mỗi dòng Phật học có các Tăng (sư) tu hành theo tiêu chí khác nhau. Cái chính là: Ở môi trường nào cũng có người thế nọ và người thế kia.
Thấy bác nói như vậy, tui cũng xin mạn phép thay mặt cho bác Vova kể cho bác vài nhân vật gọi là sư. Có người đã chết thì bác google xem sự nghiệp của họ. Có người còn đang sống thì bác vừa google vừa có thể có dịp diện kiến trực tiếp. Tôi dẫn ra muốn nói rằng: Sư cũng có nhiều người cực kỳ hữu ích và đáng kính trọng muôn phần. Đồng thời muốn nói là: bác tìm hiểu thêm chút nữa:
[FONT="]1- [/FONT]
Hòa thượng Hộ Tông – đó là một trong những người Việt đem dòng phật học Nguyên Thủy (Nam Tông) về Việt Nam. (đã mất) (Tui nói là Nam Tông vào người Việt chứ Nam tông cho người kh Me thì phía Nam có từ lâu hơn)
[FONT="]2- [/FONT]
Hòa Thượng Hộ Nhẫn- người hàng ngày khất thực gieo duyên trên các nẻo đường. Sư đã chết trên đường khất thực và cái chết của sư được chính sư báo trước.
[FONT="]3- [/FONT]
Sư Giới Đức – hiệu là Minh Đức Triều Tâm Ảnh- Tiến sĩ văn chương. Tác giả của nhiều truyện ngắn khá hay trên Tuần báo Văn Nghệ và là nhà thơ. Ông là một trong những người khai sinh ra thư pháp Việt và là người viết thư pháp rất giỏi. Cái có ích cho đời nhất là ông tạo dựng cho Huế một ngôi “rừng chùa” nổi tiếng tên là Huyền Không Sơn Thượng (Hương Hồ -Thừa Thiên Huế). Nơi đây ban đầu chỉ là đồi theo kiểu giao đất, giao rừng. Nhưng theo năm tháng, ông và các sư, đệ tử xây dựng, cải tạo, tạo lập…thành một ngôi chùa rừng nổi tiếng hiện có rất nhiều khách du lịch đến với nơi đâu hoàn toàn miễn phí. Tại đây còn có cả nhựng lớp Thiền. Các bạn có thể google để biết thêm. Cái tui muốn nói là: cái lợi ích ông sư này đem lại cho đời là đáng kể.
[FONT="]4- [/FONT]
Su Pháp Tông: Hiệu trưởng trường Cao đẳng Phật Học Nam Tông Huế, đồng thời là sư chủ trì chùa Huyền Không (Trung sơn). Ông là thạc sĩ tốt nghiệp Đại Học sư Phạm Huế. Là chủ của một số đề tài cải cách giáo dục và áp dụng giáo dục hiệu quả của các nước vào trường Huyền Không. Ông và các sư đệ từng phải đi khất thực để có thêm kinh phí cho các học sinh nghèo của bà con phật tử và vùng sâu, xa… theo học thêm ngoại ngữ tại Chùa mà không phải đóng góp học phí. Ông thành lập Trung tâm ngoại ngữ Huyền Không với hội đồng giáo viên vì quí tài quí sự trân trọng của ông mà đa số tham gia dạy các em. Có thầy giáo, cô giáo còn được ông gửi nhờ phật tử nước ngoài cưu mang để có điều kiện tham khảo cách dạy, cách học của các nước tiên tiến như Nhật, Hàn, Thái…để về áp dụng cho cách học và cách dạy ở Trung tâm. Hiện trung tâm của ông có 600 học sinh học hoàn toàn miễn phí. Các khóa tu mùa hè, tu gieo duyên…được mở tại đây.
Tiếp xúc với con người này, các bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa lắm.
[FONT="]5- [/FONT]
Sư Tuệ Tâm: chắc nhiều bạn hay cha mẹ đã từng ghé đến trị bệnh ở Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (google nhé) sẽ thấy ông này. Ông nguyên tu ở chùa Huyền Không trên đèo Hải Vân và nhận thấy mình có khả năng phân biệt các vị thuốc Nam, thuốc lá nên đã nguyện Hoằng Pháp theo cách này. Vốn liếng ban đầu khi ông xuống núi chữa bệnh cho bà con miễn phí là mấy trăm thùng lúa. Sau cụt vốn vì không thu hồi do miễn phí. Một số người mến tài đã hiến kế quản lý cho ông là: những người khỏi bệnh nếu có cây thuốc, tìm thấy lá thuốc thì mang tới và làm công quả. Cho đến nay, trung tâm của ông vẫn khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nghèo (có sổ nghèo là miễn phí hết). Trung tâm của ông hiện có một vườn thuốc Nam giá trị rất lớn
Những người khá giả thì thu theo bảng giá. Nhiều người được ông chữa khỏi đã nhớ ơn và kỳ diệu nhứt là: từ thành quả này mà sự cúng dường của thí chủ và phật tử trong ngoài nước khả quan đến độ trong 1- 2 năm tới, ở Huế sẽ có thêm một bệnh viện Y học dân tộc mang tên Liên Hoa (hay Pháp Luân gì đó) trị giá khoảng 7 triệu đô la. Số tiền kia hoàn toàn không dính một đồng nào đến kinh phí của ngành y tế hoặc tiền thuế dân.
Nói như vậy để thấy rằng: Nhờ có tay nghề, sự tận tụy và tận tâm của ông sư này và các đệ tử, thuộc cấp ...mà dân tình có thêm 1 cái bệnh viện như vậy. Đó là một sự không phải ai cũng làm ích lợi lớn như thế.
Còn nhiều gương nữa nhưng thiết nghĩ tui chỉ nếu vài trường hợp minh chứng cho sự “có ích” của ông sư.
Tất nhiên, thời mạt pháp này thì hàng ngũ sư nhiều vị rất luôm nhuôm. Nhưng nếu đánh đồng tất cả họ là xấu thì thật là không phải.
Có thể nếu rảnh, tui sẽ nói thêm về các dòng Phật học và các tăng, ni…