Các bác có thể lật qua lật lại sự việc được không?
Còm này tui chỉ nói phải chăng góc nhìn của mình thôi.
Đọc báo thấy nói dân trong làng không cho mang ô tô đi. Lý do còn có là: sư P phải làm rõ tiền ở đâu mua ô tô. Nào là dịp tết công đức đã hơn 200t. Mấy năm sư P ở chùa tiền công đức đi đâu…vv và vv….
Tui thấy nên tách các sự việc ra khỏi nhau để xử lý cho rõ rằng cái lý và cái lẽ trong vụ này.
Thứ nhất: Dân làng yêu cầu xem xét tiền công đức mấy năm qua là ý kiến nghe được. Nhưng tại sao bây giờ mới yêu cầu mà không thành lập một ban giám sát ngay từ khi có sư trụ trì? Cái này thể hiện sự dĩ hòa vi quí của chính quyền và dân làng. Không kiên quyết và không dứt khoát. Thể hiện sự ngu dân. Đến bây giò lại đòi lão sư kia báo cáo “tiền đâu để mua ô tô” thì thật vô duyên quá lắm. Tiền đâu sư mua ô tô không cần phải báo cáo bố con thằng nào. Nhưng lão sư mà thâm lạm sổ sách tham ô, lợi dụng …có bằng chứng thì xử theo “ Tham nhũng”. Cái ô tô kia khi thành tội rồi thì nếu Sư không hoàn trả tiền tham nhũng thì phát mãi trả nợ (xiết nợ) chứ không lý gì giữ ô tô người ta khơi khơi như thế. Việc Huyện xác nhận ủy quyền có lý của Huyện. Lý rằng: Sư không muốn trở lại nơi mà người dân đã đối xử với sư như vậy.
Thứ Hai: Sự cúng dường và cái sự công đức tưởng 1 mà thành ra nhiều lý do chứ không chỉ là lý do thiện tâm. Ví như một thí chủ phụ nữ giàu có, nhìn sự thầy đẹp giai thích và cúng dường để mong sư có cuộc sống sinh hoạt tốt hơn. Như vậy thì, khoản cúng dường này nếu ở một chùa khác không thế có (vì không phải sư đẹp trụ trì). Như vậy, việc minh bạch và sòng phẳng trong sổ sách chi tiêu và lý do Hoằng Pháp ở đây càng phải rõ ràng. Nên chăng: người trong cuộc là những người thấu hiểu và hãy làm theo sự minh bạch và lương tâm con người trước cửa Phật. Như đã nói trên thì ko thể bảo cúng dường với công đức là 1 và tổng số kia hoàn toàn phải là của nhà chùa. Đành rằng: nếu ko có nền là chùa thì sư đẹp ko có điều kiện ăn dày nhờ thí chủ mê sư. Cái này nhạy cảm và tế nhị nhưng phổ biến. Cháu tui làm sư, nó bảo: có bà buôn bán ngoài chợ Đầm (NT) mua ai pôn đưa cho nó xài ít ngày rồi xin về xài để có...hơi sư cho hên. Tất nhiên lại cúng sư ai pon khác...
Thứ Ba: Người dân nơi đây có toàn quyền (tập thể) yêu cầu có sư hay không cần có sư mà tự quản được chùa. Tất nhiên, một ông Sư sẽ là một trạm thu phát của Phật (có người nói sứ giả) cho nên, chùa có sư thì dân an nơi ấy tâm an hơn. Nhưng cái cần thiết là sự kết hợp giữa Đạo và đời cùng với đoàn thể thì những điều về tâm linh của dân chúng mới toàn bích hơn. Tui thấy bà con ở đây cần điều chỉnh từ nhận thức đến cách hành xử. Ai đời để ông sư làm đủ trò như thế mới ra tay can thiệp thì đúng là…là…
Thứ Tư: nên thế nào? Còn chùa thì còn công đức và còn cúng dường. Bà con hãy thấy rõ rằng: cơm gạo vẫn còn đó nếu biết chăm sóc và giữ gìn cùng trông coi. Hãy coi sự cố vừa rồi như một ván bài bị thua. Học phí cũng chả đắt. Hãy cho người ta kéo cái xe ô tô đi với điều kiện phục dựng lại hiện trạng trước khi có xe ô tô. Có nghĩa là họ phải bỏ luôn nhà để xe, trả lại mặt bằng cho ngôi chùa. Dọn dẹp cái phòng ngủ với nhà tắm có hình chị em đi… Sau đó, dân làng cử đại diện trông nom và nhóm đại diện này cũng thay mặt họ quyết định có nhận sư về và hợp tác cùng sư hay không? Hãy tạo ra một qui tắc ứng xử của Chùa và tôn trọng ứng xử ấy sau khi tranh thủ ý kiến chính quyền…
Thứ 5: còn Sư Phượng. Mọi người hãy coi lão như chết rồi. Có thể coi như là cái nick Mông meo gì đó trên OF làm quả tớm bác Sid cách đây mấy tháng.
Xong cuôi lại về…