[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lều báo nổ như hổ giấy . Một khi đã xảy ra xung đột đến mức đấu nhau bằng quân sự thì nó cày nát không - hải quân xong cho bộ binh tràn vào rồi . Chờ đấy mà tìm kẻ thù , một hạm đội nhà nó dội tên lửa vào thì các cụ về với tổ tiên hết .
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Có tiền đặt mua luôn 2 em lớp 11356 Tawar trang bị Club-N thì tốt quá!=P~
Nó có giá khoảng 350 chiệu USD > gấp 2 lần Con Báo biển nhưng đẳng cấp hơn hẳn. Đáng mua 3 con/1tỷ.:P
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu Mỹ chốt chặn ở Biển Đông gặp sự cố

Tuy được coi là tàu tuần duyên hiện đại hàng đầu của Mỹ, nhưng ngay từ khi được triển khai đến Đông Nam Á, USS Freedom đã liên tục gặp phải sự cố mất điện.


Ngay sau khi được Mỹ triển khai tại Singapore, USS Freedom đã tham gia vào nhiều cuộc tập trận cùng các nước trong khu vực. Hồi giữa tháng 6/2013, Hải quân Mỹ và Malaysia đã tiến hành cuộc tập trận chung quy mô lớn Carat 2013 kéo dài 10 ngày.

Cuộc tập trận Carat Malaysia 2013 gồm các hoạt động tập huấn trên bờ, kèm theo 4 ngày tập trận trên biển, huy động hơn 1.200 lính hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Ngoài USS Freedom, Mỹ còn có khu trục hạm USS Curtis Wilbur, tàu đổ bộ USS Tortuga, tàu cứu nạn USNS, trong khi phía Malaysia có hộ tống hạm KD Jebat, trang bị tên lửa có điều khiển, cùng với tàu tuần tra hải dương KD Kelantan.

Hải quân Mỹ nhấn mạnh rằng, đây là lần đầu tiên tàu cận chiến duyên Freedom tham gia các cuộc tập trận Carat, được Hải quân Mỹ tổ chức thường niên với các nước Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Timor Leste. Cuộc tập trận thiết kế nhằm đối phó với các mối quan ngại an ninh hàng hải, phát triển quan hệ, nâng cao khả năng tương tác giữa các lực lượng tham gia.

Ngày 15/7, Mỹ và Singapore đã khởi động cuộc tập trận chung thường niên “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng trên biển” (Carat) trên Biển Đông. Theo kế hoạch, cuộc tập trận này sẽ kéo dài đến hết ngày 26/7.

Bộ Quốc phòng Singapore cho biết, cuộc tập trận CARAT 2013 sẽ chú trọng vào khả năng chiến đấu trong các cuộc chiến tranh thông thường trên biển như phòng không, chống tàu trên mặt nước và tàu ngầm, cũng như triển khai các chiến dịch phối hợp giữa lực lượng không quân và hải quân.

Điểm nổi bật trong cuộc tập trận năm nay là có sự tham gia của tàu USS Freedom, thuộc lớp tàu cận chiến duyên hải LCS hiện đại nhất của Mỹ. Đây là chiếc đầu tiên trong số 4 chiếc tàu cận chiến duyên hải mà Mỹ vừa triển khai tới đồn trú luân phiên tại Singapore trong một vài năm sắp tới.

Tàu có chiều dài 115m, chiều rộng lớn nhất 17,5m, mớn nước 3,9m, lượng giãn nước toàn tải 3.000 tấn. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn của tàu là 50 người, có thể lên đến 98 người tùy theo nhiệm vụ.

Ngoài ra, thân tàu được thiết kế theo dạng module cho phép hoán đổi các nhiệm vụ một cách nhanh chóng (trong vòng 24 tiếng). Vì thế khi cần, nó có thể trang bị thêm các module vũ khí, hệ thống rà phá thủy lôi và hệ thống dò tìm tàu ngầm.

Tàu sử dụng hệ thống động lực kết hợp động cơ tuabin khí và động cơ diesel cùng 4 động cơ phản lực nước. Hệ thống động lực này giúp con tàu 3.000 tấn có thể di chuyển trên biển với tốc độ tối đa lên đến 87km/h trong điều kiện biển động cấp 3. Với hệ thống động lực đó, USS Freedom có tầm hoạt động khoảng 6.500km với tốc độ trung bình 33km/h. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 21 ngày.

Sự cố mới nhất là ngày 20/7, chiếc tàu này đã buộc phải trở về cảng khi xảy ra sự cố mất điện trong lúc đang chạy trên biển.

Kể từ khi khởi hành tới Singapore, tàu Freedom đã gặp phải nhiều trục trặc trong hệ thống làm mát, buộc tàu này phải quay trở về cảng để sửa chữa. Sau đó, Hải quân Mỹ lại phát hiện ra một số lỗi trong mạng lưới máy tính của con tàu này.
http://soha.vn/quan-su/tau-my-chot-chan-o-bien-dong-gap-su-co-20130723092242073.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến tối tân LCS Mỹ gặp “vận xui” ở ĐNA

(Kienthuc.net.vn) - Kể từ khi được điều động tới ĐNA hoạt động, tàu chiến đấu ven biển (LCS) USS Freedom tối tân của Hải quân Mỹ liên tục gặp trục trặc động cơ.



Tờ Defence News dẫn nguồn Hải quân Mỹ cho biết, tàu tác chiến ven biển USS Freedom (LCS-1) đã bị hỏng động cơ tạm thời khi đang hoạt động gần Singapore (ngày 20/7). Tuy nhiên con tàu vẫn không bị mất hoàn toàn nguồn năng lượng.
Thủy thủ đoàn đã xác định được vấn đề hỏng hóc, khởi động lại động cơ và con tàu đã hoạt động trở lại. Nhưng vẫn buộc phải quay về Singapore để sửa chữa và kiểm tra kĩ càng hơn nữa, trước khi tiếp tục hải trình đã định.
“LCS Freedom rời căn cứ hải quân Changi ngày 19/7 để tham gia tập trận CARAT với Singapore, bắt đầu từ 21/7 và tiếp tục cho đến ngày 25/7. Tàu đã bị hỏng động cơ tạm thời vào ngày 20/7. LCS Freedom không bị chết máy hoàn toàn, thủy thủ đoàn đã khắc phục được sự cố và tàu tiếp tục hải trình. Đánh giá ban đầu nguyên nhân là do máy phát điện diesel quá nóng và tự tắt. Thủy thủ đoàn tăng áp cho động cơ gây ra rò rỉ khí. Sĩ quan chỉ huy tàu là Trung tá Timothy Wilke đã quyết định trở về cảng để thực hiện sửa chữa với phụ tùng thay thế có sẵn, để có thể khắc phục hoàn toàn hỏng hóc này”, thông báo của Bộ tư lệnh Hậu cần Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
USS Freedom liên tục gặp lỗi động cơ kể từ khi bắt đầu hoạt động ở Đông Nam Á.


Việc điều động tàu USS Freedom tới Singapore là một phần trong chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, còn nhằm quảng bá, thúc đẩy việc xuất khẩu các tàu chiến đấu ven biển tới các nước trong khu vực. Freedom rời cảng San Diego vào ngày 1/3 và đến căn cứ hải quân Changi của đảo quốc sư tử vào ngày 18/4.
Thời điểm xảy ra lỗi kỹ thuật, nó đang chuẩn bị tham gia cuộc tập trận CARAT với Hải quân Singapore.
Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Trung tá Claydoss cho hay, vào thời điểm đó USS Freedom đang diễn tập trên biển cùng một máy bay trực thăng và tàu hỗ trợ Cesar Chavez.
“Sự cố này là do sự rò rỉ khí từ máy phát điện diesel số 2, một trong 4 máy phát của tàu. Động cơ quá nóng và đã đột ngột ngừng chạy. Sau đó máy phát điện số 3 cũng phát sinh sự cố. Thủy thủ đoàn buộc phải cắt nguồn điện để kiểm tra, và đã phục hồi trở lại động cơ sau vài phút”, Trung tá Claydoss cho biết.
Ông này cũng cho biết thêm, sự cố này cũng đã từng xảy ra, trong khi tàu đang băng qua Thái Bình Dương hồi tháng 3 và cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên không rõ liệu tàu USS Freedom có tiếp tục tham gia tập trận CARAT với Singapore không?
Trước đó, trong tháng 5, tàu USS Freedom cũng gặp lỗi kỹ thuật chỉ sau vài giờ rời cảng Changi (Singapore) ra biển. Nguyên nhân xác định là có chất cặn trong hệ thống dầu bôi trơn của tàu.
USS Freedom nằm trong số 52 tàu chiến đấu ven biển mà Hải quân Mỹ dự định đặt mua, do Lockheed Martin chế tạo.
Chiếc tàu chiến đấu ven biển thứ 2 mang tên USS Independence được thiết kế hoàn toàn khác bởi General Dynamics và Austal USA, cũng đã bị hỏng động cơ một thời gian ngắn khi ở vịnh San Diego, nhưng con tàu đã sớm khắc phục được sự cố và trở về căn cứ.
Như vậy, cả hai mẫu tàu chiến đấu ven biển của Mĩ đều đã gặp sự cố về động cơ. Trong khi cả hai thiết kế tàu đều được trang bị tuốc bin khí và động cơ diesel để sử dụng kết hợp, thì bố trí các động cơ lại rất khác nhau.
Vụ việc này đã làm gia tăng thêm chỉ trích về chương trình LCS hao tiền tốn của. Những người chịu trách nhiệm về nó sẽ phải điều trần trước Quốc hội vào ngày 25/7.
Việc điều tàu USS Freedom tới Đông Nam Á là một phần trong chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.


LCS Freedom dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động tại Tây Thái Bình Dương cho đến khi trở về San Diego vào cuối năm nay.
USS Freedom (LCS-1) thuộc lớp tàu chiến đấu ven biển (Littoral Combat Ship – LCS) cùng tên, được thiết kế để đáp ứng khẩn cấp các nhiệm vụ hoạt động ở vùng nước nông chống lại mối đe dọa “phi đối xứng”, tàu ngầm chạy động cơ diesel và các vụ khủng bố dùng tàu (thuyền) cao tốc.
Tàu có chiều dài 115m, chiều rộng lớn nhất 17,5m, mớn nước 3,9m, lượng giãn nước toàn tải 3.000 tấn. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn của tàu là 50 người, có thể lên đến 98 người tùy theo nhiệm vụ.
Sàn đáp trực thăng phía sau của tàu được thiết kế lớn hơn 1,5 lần so với các sàn đáp tiêu chuẩn trên tàu chiến. Nó cung cấp khả năng hoạt động cho 2 trực thăng đa năng MH-60 Seahawk hoặc trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Pháo hạm 57mm trên tàu USS Freedom khai hỏa.


USS Freedom vũ trang hệ thống vũ khí hạng nhẹ gồm: pháo hạm Mk 110 57mm (cơ số đạn 400 viên) đạt tầm bắn 14km, tốc độ bắn 220 phát/phút; 2 pháo bắn nhanh Mk44 Bushmaster II cỡ 30mm; hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 (21 đạn) có tầm bắn hiệu quả 9km.
Ngoài ra, thân tàu được thiết kế theo dạng module cho phép hoán đổi các nhiệm vụ một cách nhanh chóng (trong vòng 24 tiếng). Vì thế khi cần, nó có thể trang bị thêm các module vũ khí, hệ thống rà phá thủy lôi và hệ thống dò tìm tàu ngầm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Nội soi” sức mạnh chiến hạm FREMM hàng đầu châu Âu

(Kienthuc.net.vn) - FREMM là thế hệ khinh hạm đa năng hiện đại hàng đầu châu Âu với khả năng tàng hình rất cao có thể thực hiện mọi nhiệm vụ cùng lúc.



Sau thành công của thế hệ khinh hạm tàng hình La Fayette được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới, Tập đoàn đóng tàu khổng lồ DCNS của Pháp đã bắt tay cùng Tập đoàn Fincantieri của Italy để phát triển thế hệ khinh hạm mới có thể thực hiện gần như tất cả các nhiệm vụ cùng lúc.
FREMM: tuy 1 mà 2
Thế hệ khinh hạm mới được chỉ định là FREMM, đây là viết tắt của cụm từ French Frégate multi-mission or Italyn Fregata multi-missione( tạm dịch là khinh hạm đa năng của Pháp và Italy).
Theo như yêu cầu thiết kế ban đầu, khinh hạm đa năng FREMM có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ: tuần tra; chống tàu chiến mặt nước; tác chiến phòng không; chiến tranh chống ngầm cũng như thực hiện các cuộc tấn công sâu vào bên trong đất liền.
Theo kế hoạch, liên doanh này sẽ đóng mới khoảng 21 chiếc khinh hạm đa năng FREMM cho Hải quân Pháp và Italy cũng như chế tạo phục vụ xuất khẩu. Chiếc đầu tiên của dự án được khởi đóng vào năm 2007 và đưa vào hoạt động từ năm 2012 trong Hải quân Pháp. Chiếc thứ 2 FREMM và là chiếc đầu tiên dành cho Italy được đưa vào hoạt động tháng 5/2013.
Biến thể FREMM mang tên lớp Aquitaine của Hải quân Pháp.

Biến thể sử dụng cho Hải quân Pháp được chỉ định là lớp Aquitaine, biến thể sử dụng cho Hải quân Italy được gọi là lớp Bergamini. Về cơ bản 2 tàu này có hình dáng thủy động lực học tương tự nhau, tuy nhiên có sự khác biệt lớn về cấu trúc thượng tầng.
Trong khi tàu FREMM của Pháp có cấu trúc thượng tầng khá thấp, thì FREMM của Italy lại có cấu trúc thượng tầng rất cao trên đỉnh đặt một radar tìm kiếm mục tiêu tương tự như tàu khu trục phòng không Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh.
Tuy có sự khác biệt đáng kể về hình dáng bên ngoài, song người ta vẫn thường lấy tàu FREMM của Pháp làm chuẩn cho lớp khinh hạm đa năng này vì đây là chiếc đầu tiên của dự án.
Khinh hạm đa năng FREMM được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, hai bên mạn của tàu được thiết kế khá dốc, phần lớn các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu đều được đưa vào bên trong các mái che để tăng khả năng tàng hình. Đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng khá rộng và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm hạng trung với tàu FREMM của Pháp và 2 chiếc trực thăng với tàu của Italy.
Khinh hạm FREMM Italy mang tên lớp Bergamini.

Tàu FREMM Pháp có chiều dài 142m, rộng 20 mét, mớn nước 5m, lượng giãn nước toàn tải 6.000 tấn, thủy thủ đoàn 145 người. Còn tàu FREMM Italy có chiều dài 144m, rộng 19,7m, mớn nước 5m, lượng giãn nước toàn tải 6.670 tấn, thủy thủ đoàn 200 người.
Khinh hạm đa năng FREMM của Pháp và Italy đều được trang bị hệ thống động lực tuabin khí LM2500+G4 theo giấy phép từ General Electric của Mỹ với tổng công suất 42.912 mã lực. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa từ 27-29 hải lý/giờ tùy theo cấu hình của tàu, phạm vi hoạt động từ 11.000-12.300km.
Hệ thống điện tử hiện đại
Khinh hạm đa năng FREMM của Pháp và Italy đều được trang bị các hệ thống cảm biến tối tân nhất của châu Âu hiện nay cùng hệ thống điện tử hàng hải cực kỳ hiện đại. Tàu FREMM của Pháp sử dụng radar trinh sát mục tiêu mạng pha 3 tọa độ HERAKLES do tập đoàn Thales chế tạo.
Radar này hoạt động ở băng tần S, được thiết kế để tối ưu hóa các nhiệm vụ tại các khu vực ven biển nơi có môi trường lộn xộn. Radar cung cấp giám sát đối không, đối hải, đối đất cũng như cung cấp dẫn đường cho các hệ thống vũ khí.
HERAKLES là một kiểu radar “3 trong 1” giám sát, theo dõi, dẫn đường cho vũ khí tấn công mục tiêu. Theo quan điểm mà nhà thiết kế đưa ra, chỉ cần một radar duy nhất cho tất cả các nhiệm vụ trên tàu nhằm làm giảm tối đa không gian trên cấu trúc thượng tầng. Radar này cung cấp phạm vi giám sát trên không 250km và 80 km đối với các mục tiêu trên mặt biển/đất liền.
Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống radar hàng hải Terma Scanter 2001, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST Thales Artemis, hệ thống điều khiển hỏa lực cho pháo hạm Sagem, hệ thống dữ liệu chiến đấu SETIS cùng hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.
Hệ thống định vị thủy âm gắn ở sườn tàu UMS 4410 CL cùng hệ thống định vị thủy âm kéo theo UMS 4249 CAPTAS4. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm NH-90.
FREMM Italy thiết kế với hệ thống radar đặt ở đỉnh cấu trúc thượng tầng.

Về phần tàu FREMM của Italy được trang bị radar mạng pha 3 tọa độ EMPAR được đặt trên đỉnh của cấu trúc thượng tầng rất cao. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không đạt tới 480km, nó được thiết kế ưu tiên cho nhiệm vụ phòng không và chống tàu mặt nước.
Và còn có radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước RASS (RAN-30X-I), radar hàng hải Selex SPN-730 cùng với 2 radar dẫn đường GEM-Elettronica MM/SPN-753. Hệ thống dữ liệu chiến đấu mở rộng SAAM-ESD, 2 hệ thống điều khiển hỏa lực NA-25 DARDO-F cho pháo hạm 76mm và hệ thống định vị thủy âm WASS SNA-2000-I.
Vũ khí “khủng”
Về vũ khí trên tàu cũng có sự khác biệt đáng kể, tàu FREMM của Pháp được trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm, 3 giá điều khiển vũ khí tự động trang bị pháo 20mm, 2 cụm ống phóng ngư lôi 324mm dùng ngư lôi MU-90 có tầm bắn 12,5-25km và 2 cụm bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu tầm xa MM-40 Exocet Block 3 đạt tầm 180km (8 quả).
FREMM của người Pháp với 32 ống phóng thẳng đứng ngay sau tháp pháo (dấu đỏ) và cụm ống phóng tên lửa chống tàu Exocet (dấu xanh).

Hệ thống vũ khí chủ lực của FREMM Pháp đều thiết kế đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (32 ống) gồm: 16 ống phóng SYLVER A43 VLS sử dụng bắn tên lửa hải đối không tầm trung Aster-15 (1,7-30km) và 16 ống phóng Sylver A70 TCTV để bắn tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP với tầm bắn khoảng 1.000km (chỉ tàu của Pháp được trang bị hệ thống này).
Còn khinh hạm FREMM Italy trang bị 2 pháo hạm đa năng Otobreda 76mm hoặc một pháo hạm Otobreda 127mm, 2 giá điều khiển vũ khí tự động Oto Melara/Oerlikon với pháo 25mm, 8 tên lửa hành trình chống tàu Otomat MK-2/A Block IV với tầm bắn 200km, ngư lôi chống ngầm MU-90.
Pháo hạm 76mm trên tàu FREMM Italy khai hỏa.

Ngoài ra, tương tự tàu Pháp, FREMM Italy cũng trang bị hệ thống phóng thẳng đứng dùng thiết kế SYLVER A50 VLS để phóng tên lửa đối không tầm trung – xa Aster 15 và Aster 30 đạt tầm bắn lần lượt là 30km và 120km.
Tàu FREMM của Italy không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất nhưng bù lại nó có khả năng phòng không cấp hạm đội mạnh hơn tàu của Pháp. Đuôi tàu FREMM của Italy có sàn đáp trực thăng rộng tới 520m2 có thể cung cấp hoạt động cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc hạ thủy siêu hạm Type 052D thứ 3

(Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn Cầu trích dẫn nguồn phương tiện truyền thông địa phương, tàu khu trục tiên tiến nhất Trung Quốc Type 052D thứ 3 đã được hạ thủy.

Trước đó, nước này được cho là đã hạ thủy chiếc Type 052D thứ 1 và thứ 2. Dự kiến, chiếc Type 052D đầu tiên sẽ chính thức đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc trong năm 2014.
Hiện, Trung Quốc nỗ lực xây dựng thêm nhiều tàu khu trục hiện đại để thành lập nhóm tàu sân bay chiến đấu đầu tiên với tàu sân bay Liêu Ninh.
Trung Quốc được cho là đang đóng 4 tàu Type 052D, 2 Type 052C và có kế hoạch đóng tàu khu trục 12.000 tấn Type 055 trước năm 2014 và 6 tàu khu trục Type 052D nữa trước năm 2016. Ngoài ra, 15 chiếc nữa có thể được đóng tiếp trong tương lai.
Về phía Bộ Quốc phòng Mỹ thì nhận định rằng, Trung Quốc có thể sẽ đóng 12 tàu khu trục Type 052D nhằm thay thế cho lớp tàu khu trục Type 051.
Tàu khu trục tên lửa Type 052D được hạ thủy và đang hoàn thành cấu trúc thượng tầng.

Type 052D hay còn được mệnh danh là “tàu chiến Aegis của Trung Quốc” do có hình dáng khá giống với tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke của Mỹ. Đặc biệt là ở phần bố trí các khung ănten của hệ thống radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA).
Con tàu được trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất trong các tàu khu trục của Trung Quốc. Cụ thể, tàu sử dụng pháo hạm 130mm hoàn toàn mới do Viện Cơ khí điện tử Trịnh Châu.
Theo một số nguồn tin, nó phát triển dựa trên pháo hạm 130mm của tàu chiến lớp Sovremenny Project 956 của Nga. Tháp pháo 130mm của Type 052D được tối ưu kiểu dáng cho phép tàng hình, làm bằng vật liệu thép kết hợp sợi thủy tinh với trọng lượng 50 tấn. Pháo có thể đạt tầm bắn 29,5km với tốc độ 40 phát/phút.
Pháo hạm 130mm trên tàu Type 052D.

Đặc biệt, Type 052D được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) hoàn toàn mới được gọi là GJB 5860-2006. Đây là hệ thống phóng thẳng đứng dạng module tương tự như hệ thống Mk41 của Mỹ.
Hệ thống phóng thẳng đứng này được sử dụng để bắn tên lửa phòng không HQ-9B với tầm bắn lên đến 200km, tên lửa hành trình tấn công mặt đất HN-2 với tầm bắn khoảng 1.800km.
Ngoài ra, Type 052D còn được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu với tầm bắn lên đến 500km, hệ thống pháo phòng không cao tốc Type 730, tên lửa tầm thấp FL-3000N và ngư lôi chống ngầm.

Tàu Philippines mua của Mỹ không thể đối phó với Trung Quốc
(ĐVO) - Chiếc tàu chiến lớp Hamilton thứ 2 của Philippines đã cập cảng Guam hôm 27/7 sau chuyến đi kéo dài 10 ngày trên Thái Bình Dương từ Trân Châu Cảng, Hawaii. Nó đã rời Guam hôm 28/7 và dự kiến sẽ cập cảng Philippines vào ngày 2/8.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 960x538.


Tàu BRP Ramon Alcaraz (PF-16) lớp Hamilton đang trên đường trở về Philippines.

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, 88 sĩ quan và thủy thủ đoàn tàu Ramon Alcaraz do Đại úy Ernesto Baldovino chỉ huy, đã được chào đón nhiệt liệt tại Guam.

Việc mua sắm tàu Ramon Alcaraz nằm trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự được thông qua 3 năm trước của Tổng thống Benigno Aquino nhằm gia tăng sức mạnh cho Hải quân Philippines – một trong những lực lượng yếu nhất châu Á - và để đối phó với tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Benito Lim - Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Ateneo de Manila, cho biết con tàu hiện đại này khó có thể phù hợp với hỏa lực tinh vi của Trung Quốc.

Theo ông, vì con tàu này đã ngừng hoạt động nên Mỹ đã gỡ bỏ toàn bộ hệ thống điện tử, vũ khí tinh vi của nó. Khi Philippines mua lại, họ phải trả tiền để khôi phục khả năng của nó. Tuy nhiên, ông cho rằng: "Mỹ biết Trung Quốc có vũ khí hiện đại, có tên lửa có thể tấn công Philippines, nhưng lại bán cho chúng tôi "balisong" (dao nhíp) để đối phó với súng máy của Trung Quốc".

Ông cho rằng Ramon Alcaraz và con tàu cũ của Mỹ mà Philippines đã mua Gregorio del Pilar sẽ không giúp Manila bảo vệ được chính mình. Gregorio del Pilar đã được chuyển giao cho Philippines trong tháng 8/2011 và được xem là "tàu chiến" lớn nhất của nước này.

"Tại sao họ lại bán rác cho chúng tôi? Họ đang lợi dụng chúng tôi để bán những vũ khí lỗi thời không giúp chúng ta trong tranh chấp đảo", ông Lim nói.

Ông Lim cho rằng các hợp đồng mua bán vũ khí trên là “giải pháp vô vọng” và còn có những cách khác để đạt được thỏa thuận tốt hơn so với việc mua những "tàu rác và lỗi thời" để "nói chuyện" với Trung Quốc.

“Giải pháp là đàm phán hòa bình”, ông Lim, người đã đề nghị Philippines khám phá những khả năng đàm phán với Bắc Kinh để cùng khai thác khu vực tranh chấp, nói.

Lim, một nhà tư vấn kinh tế chính trị cho Đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc trong những năm 1970, cho biết ông đã có một số nghi ngờ về việc quân đội đã thúc đẩy việc mua lại tàu tuần tra của Mỹ mặc dù chúng không phù hợp để đối phó với tàu chiến Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong khi đó, phát biểu tại cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản hồi cuối tuần qua, Tổng thống Aquino cho biết ông sẽ theo đuổi lập trường chung chống lại sự bá quyền của Trung Quốc trong khu vực và sẽ làm tất cả để hiện đại hóa quân sự, nhưng sẽ không lấn chiếm ngân sách dành cho giáo dục, y tế và việc làm của người Philippines.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Trung Quốc đưa tàu chiến mới tới Biển Đông

(Kienthuc.net.vn) - Hạm đội Nam Hải (Hải quân Trung Quốc) vừa tiếp nhận tàu hộ vệ tàng hình Type 056 thế hệ mới đầu tiên.



Tân Hoa xã đưa tin, Hạm đội Nam Hải đã tổ chức buổi lễ biên chế phục vụ tàu hộ vệ tàng hình lớp Type 056 mang số hiệu 584 Mai Châu tại căn cứ quân sự Tam Á vào sáng hôm qua.
Đây là chiếc tàu Type 056 đầu tiên trang bị cho Hạm đội Nam Hải, trước đó Hạm đội Đông Hải và Bắc Hải cùng đơn vị hải quân tại Hong Kong đều đã nhận được Type 056. Trong năm nay, có thể Hạm đội Nam Hải còn nhận thêm một tàu Type 056.
Sau khi tàu Mai Châu được biên chế cho Hạm đội Nam Hải chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tuần tra cảnh báo ven bờ, hộ tống, hoạt động trên khu vực Biển Đông.
Tàu hộ vệ tàng hình 584 Mai Châu.

Type 056 tuy có lượng giãn nước không lớn, nhưng mức độ thông tin hóa rất cao, khả năng tàng hình tốt, tính tương thích điện từ mạnh. Đặc biệt là khả năng tấn công các mục tiêu trên biển, khả năng tác chiến như chống ngầm, chống tên lửa và tác chiến điện từ tương đối tốt.
Tàu được trang bị pháo hạm PJ26 cỡ 76mm, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N, 4 tên lửa hành trình chống tàu tầm xa Ưng Kích 83, pháo phòng không 30mm và ngư lôi hạng nhẹ 324mm.
Tàu có chiều dài 89m, rộng gần 9m, mớn nước 4,3m, lượng giãn nước gần 1.500 tấn, được vận hành bởi thủy thủ đoàn 60 người. Tàu có khả năng đạt độ tối đa 25-30 hải lý/giờ, hành trình liên tục hơn 3.000km với tốc độ trung bình18 hải lý/giờ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cụm chiến hạm phòng không cơ động – yếu tố quan trọng bảo vệ biển trời tổ quốc
http://www.quocphonganninh.edu.vn/ta...i-to-quoc.aspx

Quote:
Ngày 11-03-2013, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã nghiên cứu và thảo luận tình hình Biển Đông, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp quyết liệt trong vấn đề biển Đông, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ; chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cần xem xét thành lập các công ty trong lĩnh vực Biển – Đảo để cùng với ngư dân vươn xa bảo vệ biển, làm chỗ dựa cho ngư dân. Cần mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nền quốc phòng vững mạnh, nhất là công nghiệp quốc phòng; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Tăng cường cơ sở vật chất cho quốc phòng-an ninh, nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước bằng cách kết hợp quốc phòng với kinh tế, gắn với dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Trong thập niên vừa qua, quốc phòng – an ninh và chủ quyền biển đảo là luôn là chủ đề nóng bỏng của nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới, quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Hải quân đã có những phát triển vượt bậc cả về mặt số lượng và chất lượng, sự kiện tàu ngầm dự án 636M mang tên Hà Nội đã hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước và đến cuối năm nay sẽ biên chế vào lực lượng vũ trang QĐNDVN đang là tiêu điểm của năm nay.

Vấn đề xung đột vũ trang trên biển không phải là mới, mà đang hiện hữu trong cuộc chạy đua vũ trang diễn ra mạnh mẽ trên vùng nước biển Đông, sẽ khó dự đoán trước được khả năng xảy ra xung đột vũ trang của các hạm đội các nước trên vùng nước dày đặc các chiến hạm này.


Tàu hộ vệ tên lửa Anh Type 23 - frigate HMS Iron Duke phóng tên lửa chống tàu Harpoon​

Xung đột vũ trang trên biển trong giai đoạn hiện nay hoàn toàn mang tính bất ngờ, nhanh chóng và có cường độ rất cao. Mục đích của cuộc chiến tranh cơ bản là chiếm quyền thống trị biển, thực hiện tham vọng có toàn quyền đặt yêu cầu đối với các quốc gia liên quan đến những vùng nước đang tranh chấp chủ quyền cho một điều kiện có lợi. Để đạt được điều này, đối phương sẽ sử dụng một lực lượng quân sự rất lớn, tiến hành một cuộc tấn công tổng lực trên mọi môi trường tác chiến với mục đích nhanh chóng tiêu diệt, phá hủy mọi phương tiện chiến đấu của lực lượng hải quân đối phương trên biển trong một thời gian rất ngắn – phương Tây định nghĩa mô hình này là “compress time war”. Cuộc chiến tranh hiện đại trên biển sẽ mang tính tổng hợp của nhiều kế hoạch tác chiến biến đổi nhanh, diễn ra trong cả 3 môi trường tác chiến chủ yếu là: trên không phận biển, trên mặt nước và dưới mặt nước, với sự tham gia đặc biệt quan trọng của các khí tài trinh sát và điều hành tác chiến từ vũ trụ và nằm dưới sự chỉ huy thống nhất của một sở chỉ huy chiến dịch cấp nhà nước – dù xung đột xảy ra nhanh chóng và có thể bắt đầu từ va chạm hành chính – tàu tuần tra cảnh sát biển với tầu kiểm soát hành chính đối phương. Các lực lượng tham chiến của đối phương sẽ đồng loạt tiến hành các đòn tấn công tổng hợp từ trên không bằng các máy bay tiêm kích mang tên lửa, các chiến hạm nổi đa nhiệm và các tàu ngầm mang ngư lôi – tên lửa. Đòn tấn công có thể diễn ra từ 1 đến 2 đợt công kích, nhằm vào tất cả các mục tiêu chiến thuật của đối phương (các chiến hạm nổi, các tàu ngầm) với mật độ hỏa lực rất cao, một mục tiêu bất kỳ có thể được công kích bởi nhiều phương tiện và nhiều loại vũ khí khác nhau.


Chiến hạm tuần dương tên lửa USS Gettysburg (CG 64) bắn tên lửa chống hạm Harpoon, phía trước là các hầm phóng tên lửa Tomahawk​

Với sự phát triển mạnh mẽ của các trang thiết bị, khí tài trinh sát điện tử và các phương tiện tấn công, chiến trường trở lên trong suốt, mọi phương tiện tác chiến đều được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ, bao gồm cả tàu ngầm và các sân bay chiến thuật, đòn tấn công ồ ạt chủ yếu sẽ là tên lửa hành trình chống hạm và có thể tăng cường thêm tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung mang đầu đạn thông thường. Các loại vũ khí này sẽ tạo thành một hệ thống hỏa lực công kích nhiều hướng, nhiều độ cao khác nhau, từ trên độ cao hàng nghìn mét đến độ cao công kích sát mặt nước biển ( từ 5 – 10 m). Với các tên lửa hiện đại như của Phương Tây như Exocet, Harpoon , Tomahawk, AGM – 88 SLAM đều có tầm bắn từ 120 km hoặc lớn hơn (tên lửa Harpoon 3 phiên bản trên không, trên biển và dưới biển AGM-84, RGM-84, UGM-84 đều có tầm bắn từ 140 đến 220 km, trên máy bay được lắp 2 tên lửa, trên các chiến hạm lớp hộ vệ tên lửa lắp 2 bệ 4 ống phóng đạn, tổng số là 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu), đối phương hoàn toàn có khả năng công kích với số lượng lớn vào những mục tiêu, dù là đang cơ động hoặc neo đậu với độ chính xác cao.


Máy bay Hải quân Hoàng gia Anh Tornado mang 2 tên lửa chống tàu Sea Eagle có tầm bắn 112km​

Để tiến hành một đòn công kích mang tính tổng lực như vậy, đối phương sẽ thành lập cụm không quân hải quân công kích chủ lực CVBG bao gồm 1 kỳ hạm (tàu sân bay, tuần dương hoặc khu trục hạm tên lửa lớp hiện đại; 4- 6 khu trục hạm khác nhau, các tàu hộ vệ tên lửa 8 – 10 frigates; từ 1 – 2 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình và khoảng 20 – 30 máy bay chiến đấu các loại, trong đó có quá nửa số máy bay đều có thể mang được 2 tên lửa chống tàu Exocet, AGM - 84 Harpoon, AGM – 88 SLAM, Sea Eagle hoặc 1 tên lửa lớp BGM – 109 Tomahawk. Như vậy nếu tính bình quân mỗi khu trục hạm tương đương Arleigh Burke có thể phóng loạt đạn đầu tiên, số lượng tên lửa chống hạm sẽ nằm trong khoảng từ 16 – 48 tên lửa liên tiếp từ 8 ống phóng tên lửa hành trình chống tàu, các tàu hộ vệ tên lửa có thể phóng loạt liên tiếp với số lượng 32 – 64 tên lửa, mỗi tàu ngầm nguyên tử có thể phòng từ 2 tên lửa hành trình và mỗi máy bay tiêm kích tên lửa loại F-14 Tomcat có thể phóng 1 tên lửa. Số lượng đầu đạn công kích các mục tiêu trên biển của một cụm tàu CVBG lên đến từ 88 đến 150 đầu đạn các loại) với tầm bắn từ 80 km đến 300 km, tốc độ từ 0,6M – 1,2 M, nếu lấy tầm phóng tên lửa Otomat (Mk1,Mk2,Mk3) hoặc Harpoon (NATO) làm tiêu chuẩn (120 km tên lửa bay thấp) thì, hầu như tất cả các tên lửa được trang bị trên các loại tàu và chiến hạm đều có thể có được tính năng chiến thuật này.


Tên lửa Exocet phòng từ tàu hộ vệ tên lửa của Pháp​

Từ khái toán đã nêu, cho thấy, để phòng ngự trên biển chống lại một cụm CVGB công kích trên mặt biển, nếu chỉ tính riêng tên lửa hành trình là điều vô cùng khó khăn. Các chiến hạm như dự án 11661E, 1241.8 hoặc ngay cả tàu ngầm dự án 636M trong điều kiện theo dõi sát sao của đối phương và các phương tiện chống ngầm hiện đại, khả năng sống còn trong 1 cuộc xung đột vũ trang giới hạn trên biển rất ít, nếu tính 3 phương tiện tấn công quản lý 1 phương tiện phòng thủ. Số lượng đầu đạn công kích mục tiêu sẽ là khoảng 3 – 6 tên lửa các loại hoặc lớn hơn, với hệ thống phòng không có trên một frigate (hệ thống tên lửa tầm gần Osa, hệ thống phòng không hỗn hợp Palma-SU CIWS, 2 Ụ súng AK 630) khả năng phòng ngự gặp rất nhiều khó khăn (do tên lửa có tốc độ đến M, khả năng công kích trong khoảng cách đến 10 km, và súng máy phòng không tầm ngắn hơn nhiều - 4km, tầm thấp nhất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa là 2m so với mặt nước biển.


Tên lửa chống tàu siêu âm ASURA (ANF) của Hải quân Liên bang Đức và Pháp, có vận tốc đến Mach 2​

Năng lực tác chiến và sự sống còn của hải đội, hạm đội phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng phòng không và tác chiến điện tử trên biển. Do thực tế các tên lửa hành trình tầm xa và tầm trung đều có khí tài chống nhiễu rất cao, nên khả năng bảo toàn lực lượng hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng phòng không trên biển của các hạm đội. Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Liên bang Nga, lực lượng phòng không trên biển cũng tương tự như cơ cấu tổ chức và đội hình chiến đấu thực tế trên đất liền, phải được gắn kết chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất các phương tiện và lực lượng phòng không, bao gồm lực lượng trinh sát và cảnh báo sớm, lực lượng phòng không tầm xa, lực lượng phòng không tầm gần và phòng không của thành phần chiến đấu (chiến hạm). Do mức độ trang thiết bị phòng không phụ thuộc nhiều vào lượng giãn nước, mục đích yêu cầu nhiệm vụ của từng chiến hạm và phương thức tiến hành tác chiến trên biển cũng như vùng nước mà chiến hạm tác chiến, các phương tiện phòng không phải tạo ra được một lưới lửa phòng không dày đặc, đặc biệt là phòng không tầm gần nhằm bảo vệ được những chiến hạm có năng lực phòng không nhỏ hơn (xuồng phóng tên lửa, phóng ngư lôi, pháo hạm).

Kinh nghiệm cuộc chiến tranh đường không những năm 1968 – 1972 trên chiến trường miền Bắc cho thấy, lưới lửa phòng không dày đặc nhiều tầng nhiều lớp (tên lửa S-75 Dvina khống chế trên tầng cao, các loại pháo cao xạ các cỡ nòng từ 100 mm đến 12,7 mm kết hợp với lực lượng không quân nhỏ MiG 17, MiG 21 đã đập tan mọi cuộc không kích của Không quân Mỹ, mặc dù mỗi lẫn triển khai chiến dịch không kích Miền Bắc, từ những địa điểm mục tiêu cụ thể, như cầu Hàm Rồng, lượt không kích của máy bay Mỹ có thể lên đến nhiều chục lần, nhưng tổn thất máy bay thực sự rất lớn (hơn 100 máy bay chiến đấu bị bắn rơi trên vùng trời Hàm Rồng, có 4 chiếc bị hạ bởi không quân) chỉ mãi đến năm 1972 mới bị đánh trúng bằng bom laser.


Nguyên soái Liên Xô G.K. Giucov đã nói: “ Sẽ là thảm họa đối với đất nước nào không có khả năng bảo vệ được bầu trời của mình trong chiến tranh…..” và điều đó đã được minh chứng cụ thể bằng các cuộc không kích của Mỹ vào Cosovo, Iraq… Cũng theo các chuyên gia phòng không liên bang Nga, việc phòng không một hải đoàn là biến hải đoàn đó trở thành một lực lượng phòng không hải quân cơ động mạnh, mà nòng cốt là 1 - 2 khu trục hạm hoặc tàu hộ vệ phòng không tên lửa, được trang bị hệ thống phòng không mạnh tầm xa đến 180 km. Khả năng theo dõi nhiều mục tiêu và có tầm xa trinh sát của radar chủ động đến 300 km. Chiến hạm phòng không trên thực tế sẽ là kỳ hạm của liên đoàn, kết nối trao đổi thông tin trực tiếp với hệ thống trinh sát, kiểm soát và cảnh báo sớm của khu vực phòng thủ cấp quốc gia và cấp vùng hải quân đồng thời điều hành tác chiến các hạm tầu trong hải đội. Các lực lượng phòng không tầm trung và tầm gần là các hạm tầu lớp hộ vệ tên lửa, các khinh hạm mang tên lửa phòng không và phòng không của các chiến hạm nằm trong đội hình đơn vị.

Hạm đội sẽ được phòng ngự theo mô hình chiếc ô và lá chắn “umbrella – shield”, trong đó ô được hiểu là lực lượng phòng không tầm xa, có nhiệm vụ chủ yếu tiêu diệt các tên lửa hành trình tầm xa, các cụm máy bay mang tên lửa đối hạm. Các lá chắn phòng không là những lớp phòng không của các nhóm hạm tàu như phòng không tầm trung – 40 km trở lại, phòng không tầm gần từ 15 km trở lại. và lực lượng phòng không chủ động của các hạm tàu. Toàn bộ các phương tiện phòng không nằm trong một hệ thống phòng ngự thống nhất, được chỉ huy đồng bộ bởi kỳ hạm phòng không, các chiến hạm gắn kết với nhau bởi hệ thống trao đổi thông tin dạng mạng Net.

Từ những phân tích trên cho thấy: Phòng ngự chống tấn công đường không của hạm đội là trận địa phòng ngự cơ động theo nhiệm vụ mà hạm đội được giao. Được gọi tắt là Phòng không hạm đội. để thực hiện chiến lược phòng ngự hạm đội. Cần tổ chức Cụm chiến hạm phòng không cơ động.

Phòng không Hạm đội là một thành phần nằm trong hệ thống phòng không quốc gia, gắn kết chặt chẽ với phòng không bờ biển và phòng không hải đảo, trong đó Cụm chiến hạm phòng không cơ động là lực lượng cơ động, trong các tình huống khác nhau sử dụng lực lượng theo các mục đích khác nhau: phòng ngự bờ biển, phòng ngự trên biển và phòng ngự đảo, quần đảo.


Cụm chiến hạm phòng không cơ động là đơn vị biên chế chiến thuật, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến, điều kiện thời bình hay thời chiến để tổ chức biên chế. Hạt nhân của phòng không hạm đội là các tàu khu trục hoặc hộ vệ phòng không hạng nhẹ có lượng giãn nước đên 2000 tấn hoặc khu trục hạm hạng nhẹ được trang bị tên lửa các tầm phòng không (chú trọng tầm xa), hình thành 1 chiếc ô che chắn khu vực phòng không (umbrella phòng không) có bán kính từ 120 km đến 180 km.

Lực lượng phòng không quan trọng tiếp theo là lực lượng phòng không tầm trung, có thể được trang bị những hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, các tên lửa này hình thành các lá chắn tên lửa hành trình, máy bay và máy bay không người lái các độ cao, xuyên qua chiếc ô phòng không tầm xa. Lực lượng này được tổ chức, biên chế theo hướng có khả năng tấn công của đối phương nhiều nhất. Nếu trên biển sẽ là hướng xuất phát đòn tấn công của các CVBG, nếu phòng ngự hải đảo thì đó là hướng đối phương có khả năng tập kết đổ bộ, phía sau là hệ thống phòng không hải đảo. Phòng ngự bờ biển là hướng khu vực địch có thể tập kết lực lượng và là hướng tấn công chính của tên lửa hành trình.

Hệ thống phòng ngự tầm gần, đó là các hệ thống tên lửa có tầm bắn hiệu quả của tất cả các chiến hạm trong đội hình về hướng tấn công chính, có nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ khu vực phòng thủ, tiêu diệt tất cả các mục tiêu lọt qua hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung.

Hệ thống phòng ngự hạm tàu: Là một phần của hệ thống phòng ngự tầm gần, có thể bao gồm tên lửa và súng tự động phòng không tốc độ cao. Phòng thủ mang tính chất thụ động và không được cảnh báo trước.


Trong mọi trường hợp khác nhau, hệ thống phòng ngự tầm xa và tầm trung được duy trì theo đội hình tác chiến quy định, trong phòng ngự tầm gần và cận tàu, để tránh tối đa khả năng trúng đạn, các tàu được phép cơ động trong bán kích tác chiến đến 2 km nhằm mục đích thoát hiểm trong trường hợp tên lửa chống tàu đối phương đến quá gần. Xác suất tiêu diệt mục tiêu không cao đồng thời cũng là tuyến phòng không cuối cùng. Khả năng cơ động nhanh tránh tên lửa thường kết hợp với hỏa lực phòng không của tên lửa tầm gần hoặc súng tự động.

Căn cứ vào thực tiễn hiện tại cho thấy, lực lượng Hải quân trong những năm gần đây đã có những bước tiến mạnh mẽ theo định hướng chính quy – hiện đại. Trên cơ sở những phương tiện tác chiến tương đối hiện đại, đã biên chế bổ xung những phương tiện hiện đại, có khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, làm nòng cốt cho xây dựng lực lượng.

Để đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ vùng nước, vùng trời của Tổ Quốc. Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh chống Mỹ cho thấy, phòng không, đặc biệt là phòng không bờ biển, phòng không biển và và phòng không hải đảo đóng vai trò quyết định trong đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột khu vực và giải quyết những tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình.

Hơn lúc nào hết, biển bờ hải đảo Tổ quốc cần hiển diện một lực lượng phòng không hùng mạnh. Trong điều kiện hiện nay, phương án tiết kiệm và tối ưu nhất là xây dựng các Cụm phòng không hạm đội. Cụm phòng không hạm đội có thể được hiểu như Lực lượng phòng ngự cơ động trên biển,có nhiệm vụ cơ động bảo vệ bất cứ khu vực nào có ẩn chứa nguy cơ xung đột vũ trang.

Như đã nêu trên, Cụm chiến hạm phòng không cơ động cơ động có nòng cốt là hạm tầu đa nhiệm phòng không – kỳ hạm, các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, các tầu tên lửa lớp Molnya, tàu chống ngầm, tàu ngầm và các xuồng phóng lôi tốc độ cao. Vũ khí, khí tác tác chiến cần được biên chế theo định hướng phòng ngự tầm xa, tầm trung, tầm gần và cận gần.

Trong tác chiến bảo vệ bờ biển, Cụm chiến hạm phòng không cơ động có khả năng được trang bị các tên lửa chống tên lửa tầm trung và tầm gần, phối hợp với hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển và tên lửa phòng không tầm xa, có nhiệm vụ ngăn chặn và tiêu diệt các tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu ven biển và trên vùng nước ven bờ. Đồng thời chặn đứng mọi âm mưu đổ bộ bờ biển.

Chiến đấu trên biển, cụm chiến hạm do có tính cơ động cao (các tàu hầu hết có lượng giãn nước dưới 4000 tấn) có hỏa lực phòng không mạnh, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa và bẻ gẫy mọi đòn tấn công bất ngờ bằng bom điều khiển và tên lửa hành trình của đối phương. Trong điều kiện có lợi, tạo điều kiện cho không quân hải quân và tàu ngầm dành thắng lợi trong đòn phản kích mạnh mẽ bằng các tên lửa diệt hạm của cụm phòng ngự hải quân.

Tác chiến bảo vệ hải đảo bao gồm có tác chiến phòng không và chống đổ bộ đường biển, khi tập kích đường không không đạt hiệu quả, khả năng đổ bộ đường biển của đối phương sẽ rất thấp do lực lượng phòng không bảo vệ đảo vẫn rất mạnh. Cụm phòng ngự hải quân sẽ kết hợp với lực lượng phòng không trên đảo bẻ gãy mọi đợt không kích của đối phương từ tầm xa - tầm trung, và phòng không hải đảo sẽ tiêu diệt nốt các phương tiện lọt qua trận địa phòng ngự. Do đó, đối phương hoàn toàn không có khả năng tập trung binh lực để tiến hành đổ bộ do nguy cơ các tàu đổ bộ có thể bị tiêu diệt. Đồng thời các lực lượng phòng ngự hải đảo cũng là lá chắn sau lưng vững vàng cho lực lượng hải quân.

Cụm chiến hạm phòng không cơ động là lực lượng hải quân phòng ngự chiến thuật. Mục đích chủ yếu của cụm phòng ngự hải quân là bảo vệ biển trời Tổ quốc và bẻ gãy mọi ý đồ xung đột vũ trang của đối phương. Do đó có những đặc điểm kỹ chiến thuật khác hoàn toàn với Cụm hải quân công kích chủ lực. Yêu cầu quan trọng nhất của Cụm chiến hạm Phòng không cơ động là nhanh chóng triển khai trận địa phòng ngự trên mọi vùng nước, bờ biển và hải đảo. Ngăn chặn mọi đòn tấn công đường không và đường biển của đối phương và sẵn sàng phản kích gây thiệt hại năng nề cho lực lượng không quân – hải quân đối phương ở giai đoạn đầu tiên, khẩn cấp của xung đột vũ trang.

Hơn thế nữa, Cụm chiến hạm phòng không hải quân thể hiện rõ nét nhất nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước – “ Lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” và cách đánh sở trường của dân tộc.

Để xây dựng được lực lượng, nền công nghiệp quốc phòng nước ta – đặc biệt là công nghiệp đóng tàu đã hội tụ đủ các điều kiện để thực hiện. Với thời gian không xa, chúng ta sẽ gặp những Cụm phòng không hải quân có sức cơ động cao trên biển lớn, với hỏa lực mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất đang rẽ sóng biển Đông. Bảo vệ chủ quyền của quốc gia, dân tộc.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Tàu mới của Phi đặt tên theo tên một sỹ quan Hải quân. Tàu của anh này lập chiến công bắn cháy 3 máy bay Nhật trong WWII. Nếu anh này ở VN ko biết sẽ phải xếp hàng sau bao nhiêu người mới tới lượt.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Có tiền mà mua mấy con FREMM đem lắp tên lửa chống hạm của Nga vào thì ố là la- Tủng Của dạng chân ra.8->
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga “rút ruột” tàu chiến lớn nhất hải quân

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Nga sẽ gỡ bỏ toàn bộ “ruột” bên trong tàu tuần dương tên lửa Đô đốc Nakhimov thuộc Project 1144 – chiến hạm lớn nhất hải quân.



Thực hiện chương trình hiện đại hóa tàu tuần dương tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân Đô đốc Nakhimov, Nga đã quyết định tháo rõ toàn bộ thiết bị trên tàu để thay thế bằng thiết bị mới. Toàn bộ con tàu sẽ chỉ giữ lại vỏ tàu và lò phản ứng hạt nhân.
Thiết bị cũ kỹ của tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov đang ở trong dock nổi của nhà máy Sevmash ở thành phố Severodvinsk sẽ được thanh lý làm hai giai đoạn: giai đoạn một sẽ phải xong trước ngày 20/11, từ thân tàu sẽ tháo dỡ hơn 6.000 các bộ phận; việc xử lý 2.400 chi tiết nữa theo kế hoạch sẽ làm vào năm sau.
Chủ tịch hội đồng quản trị nhà máy gia công lại kim loại Askona Ivan Palchenko cho biết: “Thiết bị của con tàu này chứa 53 tấn hợp kim nhôm, 66 tấn thép hợp kim, 115 tấn hợp kim có đồng và 644 tấn kim loại đen (thép carbon). Những kim loại này sẽ được nấu lại thành thỏi kim loại có mác cụ thể và chuyển cho các nhà máy luyện kim”.
Đô đốc Nakhimov chuẩn bị "lên bàn mổ" tại nhà máy đóng tàu Sevmash.

Bộ Quốc phòng Nga sau khi quyết định giữ lại thân vỏ con tàu và thiết bị hạt nhân của Đô đốc Nakhimov, đã đầu tư cho việc hiện đại hóa tàu tuần dương 50 tỷ Rub. Trong đó 20,1 tỷ sẽ chi cho việc tháo dỡ và nấu lại kim loại của thiết bị và các bộ phận của tàu tuần dương. Theo Palchenko, số tiền này sẽ được trả lại ngân sách với lợi nhuận, bởi vì các nhà máy luyện kim sẽ có thể nhận được giá cao hơn nhiều khi bán các kim loại quý.
Tổng cộng từ Đô đốc Nakhimov sẽ “khai thác” được 878 tấn kim loại và 97,9 tấn các chi tiết phi kim loại của thiết bị, những thứ sẽ bị thải loại. Con tàu tương lai sẽ hiện đại nhất của Hải quân Nga sẽ là “kẻ hiến tặng” cho các nhà sản xuất nhôm, đồng, brông, latông, chúng chiếm 25% tổng lượng kim loại sẽ gia công lại. Số còn lại là thép và gang. Kết quả của cuộc “dọn dẹp quy mô” thì con tàu được đóng từ thời Liên Xô chỉ còn lại thân vỏ và thiết bị động lực hạt nhân.
Chuẩn đô đốc Hải quân Vladimir Zakharov, người phụ trách hướng đảm bảo kỹ thuật của Tổng cục Tổ chức động viên (GOMU) Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Hiện đại hoá tàu tuần dương là phương án tuyệt vời, bởi vì đóng mới thân vỏ của con tàu như vậy rất phức tạp, khó khăn và tốn kém. Thời Liên Xô khi đóng các con tàu đều dùng vật liệu kim loại tốt với dự trữ độ bền được nâng cao”.
Phó chủ tịch Uỷ ban quốc phòng của Duma quốc gia Frants Klintsevich nhất trí với sự lựa chọn như vậy cho con tàu.
“Về tàu tuần dương, thì thân vỏ tàu vẫn như cũ, nó còn có thể phục vụ được lâu nữa. Nhưng thiết bị động lực thì sẽ phải có thay đổi, cần phải hoàn thiện thêm. Khoa học không dậm chân tại chỗ”, ông này nói.
Đô đốc Nakhimov thời vàng son.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, là trong quá trình hiện đại hoá sẽ không tránh khỏi những khó khăn nghiêm trọng. Đô đốc Nakhimov cũng như các trang bị kỹ thuật Liên Xô khác, đã được chế tạo mà không tính đến khả năng trong tương lai sẽ hiện đại hoá nó.
Chuẩn đô đốc Hải quân Vladimir Zakharov giải thích: “Sẽ rất khó chọn lựa các chi tiết cho phù hợp với thân vỏ tàu cũ, bởi vì chúng ta đã không làm, ví dụ, như người Mỹ: Khi đóng tàu, họ đã đưa ngay vào con tàu tiềm năng hiện đại hoá. Họ sẵn sàng 20 năm sau dựa vào các thông số này lắp đặt mọi thứ mới”.
Tàu tuần dương hạng nặng Đô đốc Nakhimov được khởi công ở nhà máy đóng tàu Nikolaev năm 1982, năm 1989 được biên chế cho hải quân. Đây là con tàu thứ ba trong số bốn con tàu thuộc Project 1144 Orlan. Hiện chỉ có tàu Petr Đại đế còn trong biên chế Hải quân Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2018, Đô đốc Nakhimov được hiện đại hoá và vũ trang lại sẽ được biên chế trở cho Hải quân Nga.
Các loại tên lửa của tàu Project 1144 đều được đặt trong bệ phóng thẳng đứng. Trong ảnh là tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov khi còn mang tên cũ là Kalinin (số hiệu 085).

Project 1144 có lượng giãn nước toàn tải tới 26.190 tấn, dài 251m, rộng 28,5m. Với kích thước này, nếu không kể tàu sân bay thì đây là lớp tàu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, đây có lẽ tàu chiến đấu mặt nước duy nhất trên thế giới chạy bằng động lực hạt nhân - thứ năng lượng vốn chỉ trang bị trên tàu sân bay và tàu ngầm.
Thủy thủ đoàn vận hành con tàu khổng lổ này lên tới 727 người (gồm 97 sĩ quan), tầm hoạt động không giới hạn với lò phản ứng hạt nhân.
Về mặt trang bị vũ khí, Project 1144 trang bị kho vũ khí đồ sộ gồm: pháo hạm AK-130; 64 tên lửa đối không tầm xa S-300F; 2 bệ phóng tên lửa tầm thấp Osa-M (40 đạn); 128 đạn tên lửa 9K95 Tor (6 bệ phóng); 20 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh tầm siêu xa P-700 Granit; hệ thống rocket săn ngầm RBU-1200 và RBU-6000; 10 ống ngư lôi 533mm (với cơ số 20 quả ngư lôi và tên lửa chống ngầm Vodopad). Ngoài ra, đuôi tàu có sân đáp và nhà chứa có 3 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá khu trục hạm số 1 thế giới lớp Zumwalt của Mỹ

Thứ sáu 09/08/2013 08:29
ANTĐ - Vừa qua, hải quân Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 212 triệu USD, với công ty Bath Iron thuộc Công ty động lực thông dụng (General Dynamics) để xây dựng kết cấu tầng thượng bằng thép của tàu khu trục thứ 3 lớp Zumwalt.





Cả 3 chiếc tàu đều do công ty Bath Iron phụ trách chế tạo. Hiện nay chiếc đầu tiên và chiếc thứ 2 trong lớp tàu khu trục Zumwalt là DDG-1000 Zumwalt và DDG-1001 Michael Monsoor đã được chế tạo kết cầu tầng thượng và nhà kho máy bay bằng vật liệu composite để giảm trọng lượng tàu, còn thân tàu thì sử dụng loại thép tinh chế thông thường. Phần kết cấu tầng thượng này do Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries (HII) phụ trách chế tạo
Theo kế hoạch ban đầu, chiếc thứ 3 trong lớp tàu khu trục Zumwalt là USS Lyndon B. Johnson, số hiệu DDG-1002 cũng sẽ được đóng bằng vật liệu composite, nhưng khi hải quân Mỹ và Nhà máy Huntington Ingalls Industries thương lượng về vấn đề này, thì họ lại không hài lòng về giá cả do Nhà máy.
Hiện nay, kế hoạch đàm phán về vật liệu composite đang bị đóng băng, còn Nhà máy Huntington Ingalls Industries cũng cự tuyệt không tham gia đấu thầu chế tạo kết cấu tầng thượng bằng thép, nên hải quân Mỹ đã chuyển hướng, giao cho Công ty Bath Iron chế tạo tầng thượng của tàu bằng vật liệu thép tinh chế.
Mô hình đồ họa siêu khu trục hạm lớp Zumwalt



Tuy khác nhau về vật liệu nhưng cơ bản kết cấu tầng thượng, bằng composite trên DDG-1000/1001 và bằng thép trên DDG-1002 cũng không mấy khác biệt. Về thiết kế, chỉ có một vài điều chỉnh rất nhỏ và cơ sở kỹ thuật cũng vẫn tuân thủ theo thiết kế của DDG-1000.
Hiện nay, tiến độ đóng DDG-1000 Zumwalt đã hoàn tất 80%, căn cứ vào tiến độ kế hoạch thì cuối năm nay nó sẽ được hạ thủy, sớm nhất là đầu năm 2014 sẽ được bàn giao cho lực lượng hải quân và đến năm 2016 nó sẽ chính thức đảm nhận nhiệm vụ. Còn DDG-1001 Michael Monsoor cũng đã hoàn tất 64%, theo kế hoạch, nó sẽ được bàn giao cho hải quân vào năm 2016.
Tàu khu trục lớp Zumwalt được thiết kế và chế tạo bởi 4 nhà thầu chính, trong đó công ty Bath Iron phụ trách thiết kế, chế tạo, tích hợp, kiểm tra và bàn giao. Còn Nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries phụ trách chế tạo kết cấu tầng thượng bằng composite của DDG-1000 và DDG-1001, hệ thống phóng ở phần rìa ngoài phần đuôi.
2 nhà thầu còn lại là Công ty Raytheon phụ trách phát triển các hệ thống tác chiến, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính và phần mềm đồng thời đảm nhận tích hợp các hệ thống nhiệm vụ. Còn công ty hệ thống BAE sẽ cung cấp các hệ thống pháo hạm và vũ khí tấn công đối đất tầm xa.


Kết cấu thượng tầng của DDG-1002 USS Lyndon B. Johnson sẽ được chế tạo bằng thép



Tàu khu trục đa năng lớp Zumwalt dùng để tiến công các mục tiêu trên bờ và mặt đất, cũng như để tác chiến phòng không và chi viện hỏa lực từ ngoài biển. Ngoài ra, Zumwalt sẽ còn có thể làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.


Tàu lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m, tốc độ tối đa 30 knot (55,6 km/h), thủy thủ đoàn 148 người. Với kích thước này DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương.
Tàu được thiết kế khả năng tàng hình tối ưu, toàn bộ hệ thống vũ khí, radar, điều khiển hỏa lực,… trên tàu đều sử dụng năng lượng điện. Tàu được lắp đặt hệ thống 20 modul phóng thẳng đứng Mk57 (mỗi modul 4 ống phóng) chứa được 80 quả tên lửa gồm nhiều loại khác nhau như: Tên lửa hành trình đối đất Tomhawk; tên lửa đối không tầm trung; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống ngầm.
Tàu được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm (ở ngay trước tháp chỉ huy) và và 2 súng máy Mk 110, cỡ nòng 57 mm.
Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km và cơ số đạn lên tới 750 viên. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh.​
Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP đạt tầm bắn tới 154km


Trong các bài thử nghiệm, LRLAP đã thực nghiệm khả năng hoạt động ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau và toàn bộ quá trình đều được ghi nhận là thành công. Thậm chí, kết quả của thử nghiệm LRLAP còn thành công vượt xa sự mong đợi của nhà sản xuất. Dự kiến, quá trình bắn thử LRLAP sẽ hoàn tất trong quý 4 năm 2013.
Ngoài ra, khả năng tác chiến của khu trục hạm lớp Zumwalt còn được mở rộng, nhờ mang theo tối đa 2 máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Sikorsky SH-60 Sea Hawk và 3 UAV MQ-8 Fire Scout.
Theo dự kiến ban đầu, hải quân Mỹ đóng 7 khu trục hạm lớp Zumwalt, nhưng do chi phí phát triển tăng quá cao, dự tính giá mỗi chiếc lên tới 3 tỷ USD, nên kế hoạch này đã được rút xuống còn 3 tàu.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Các cụ cho em hỏi ngoài lề : Thằng Singapore có kẻ thù đâu mà nó sắm lắm trang bị vậy , hay lại đem lén cho Trung Quốc học tập công nghệ Mỹ ( giống vụ Đài ).
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Các cụ cho em hỏi ngoài lề : Thằng Singapore có kẻ thù đâu mà nó sắm lắm trang bị vậy , hay lại đem lén cho Trung Quốc học tập công nghệ Mỹ ( giống vụ Đài ).
Gốc gác của quốc đảo Singapores là đất của Malaysia và xa hơn là Indo... Nếu chủ nghĩa dân tộc + hồi giáo cực đoan ở 2 nước này nổi lên thì Sing cũng mệt đấy (đấy là em nghe từ miệng ông bạn người Sing nói với em).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
So sánh 2 loại radar tối tân của NATO:

-Các AN/SPY-1D Phased Array Radar kết hợp những tiến bộ đáng kể trong khả năng phát hiện vũ khí của hệ thống Aegis, đặc biệt là trong phòng thủ của mình trước sự tấn công của đối phương -Các biện pháp điện tử (ECM). Hệ thống Aegis được thiết kế để truy cập tất cả các mối đe dọa hiện tại và dự kiến cho các lực lượng tên lửa chiến đấu của Hải quân., thông thường radar "nhìn thấy" một mục tiêu khi chùm tia radar tấn công mục tiêu đó một lần trong mỗi vòng quay 360 độ của ăng ten.(thông thường Một radar theo dõi riêng biệt và sau đó bắt buộc phải tham gia vào từng mục tiêu). Ngược lại, radar mảng máy tính kiểm soát AN/SPY-1D từng giai đoạn của hệ thống Aegis mang đến cho các chức năng này với nhau trong một hệ thống. Bốn ra-da mảng pha cố định của "SPY" phóng ra chùm năng lượng điện từ mọi hướng đồng thời, liên tục cung cấp khả năng tìm kiếm và theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc. (SPY-1D Mark cô và 99 Fire Control System),. Để cung cấp khả năng chống lại các mục tiêu tên lửa, các tàu được trang bị những Block 1 nâng cấp lên Phalanx Close-In-Hệ thống vũ khí (CIWS). Các Arleigh Burke Class cũng được trang bị hệ thống mới nhất ASUW Combat Systems.

vs

SAMPSON
quốc gia gốc Vương quốc Anh

Số lượng 6 (đặt hàng)
Type Loại hoạt động quét mảng pha điện tử (AESA) radar

Tần số 2-4 GHz ( S band ))

Tầm 400 km
Năng lượng 25kW

Sampson là một ra-đa AESA đa chức năng do BAE Systems chế tạo. Hệ thống Sampson có thể phát hiện tất cả các loại mục tiêu trong khoảng cách 400 km, và có khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc.

Lịch sử
- Sampson có nguồn gốc từ-đa năng điện tử quét (MESAR) Array. MESAR 1 phát triển bắt đầu như là một quan hệ đối tác giữa Plessey và Cơ quan nghiên cứu Đánh giá Quốc phòng . Plessey đã được mua lại bởi Siemens vào năm 1989 để trở thành Alcatel-Plessey, chính nó được mua lại bởi British Aerospace năm 1998.. British Aerospace đã trở thành BAE Systems trong Tháng Mười Một 1999... MESAR 1 cuộc thử nghiệm diễn ra giữa năm 1989 và 1994. MESAR 2 phát triển bắt đầu vào Tháng Tám năm 1995, trong đó Sampson là một phái sinh.đầu tiên được nghiên cứu dành cho dự án tàu khu trục nhỏ (hợp tác với pháp và ý ) sau đổ vỡ anh phát triển riêng trang bị cho type-45 ,The Radar Sampson được thực hiện tại Cowes, Isle of Wight.

Hoạt động
- radar thông thường, bao gồm một máy phát xoay và cảm biến, có giới hạn tầm quét , dễ bị gây nhiễu của đối phương và thực hiện chỉ có một chức năng - với các đơn vị riêng biệt do đó cần thiết cho việc giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu.
- Là một ra-đa mảng pha, Sampson sử dụng phần mềm để định hình và chỉ đạo chùm của nó cho phép một số chức năng được thực hiện cùng một lúc và, thông qua điều khiển dạng sóng thích ứng, hầu như miễn dịch đối với gây nhiễu của đối phương. mảng pha hoạt động có phạm vi lớn hơn và độ chính xác cao hơn so với radar thông thường.
-đối với Sampson Việc sử dụng hai mảng phẳng để cung cấp phạm vi bảovệ chỉ một phần của bầu trời; phạm vi bảo vệ đầy đủ được cung cấp bởi luân phiên của hai mảng, về cơ bản tương tự như cách các hệ thống radar hoạt động thông thường.. Điều này trái ngược vào Mỹ AN/SPY-1 hệ thống (như được sử dụng trên các tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke ) hoặc / Hà Lan Đức / Canada APAR hệ thống (như được sử dụng trên của Hải quân Hoàng gia Hà Lan De Zeven tàu khu trục nhỏ lớp Provinciën , Hải quân Đức của tàu khu trục nhỏ lớp Sachsen , và Hải quân Hoàng gia Đan Mạch Huitfeldt tàu khu trục nhỏ lớp Ivar ), được sử dụng nhiều mảng cố định tại chỗ để cung cấp bảovệ liên tục của toàn bộ bầu trời.. Trong khi điều này có thể có vẻ là một bất lợi, các radar Sampson quay ở 30 vòng trên phút, có nghĩa có khỏang trống giữa hai vòng quét.. Ngoài ra, việc sử dụng một số lượng nhỏ hơn của mảng cho phép hệ thống được nhẹ hơn, cho phép vị trí của mảng ở trên cùng của một cột buồm có ưu thế hơn,tầm quét xa hơn là ở mặt bên của các cấu trúc thượng tầng như trong các tàu của Mỹ. có tác dụng kéo dài khoảng cách đường chân trời, cải thiện hiệu suất phát hiện thấp. Mặc dù chi tiết chính xác về hiệu suất của Sampson trong vấn đề này không dược công khai, các yếu tố như vậy có thể giảm thiểu các nhược điểm của các mảng ít hơn.
.-BAE Systems cũng đã tuyên bố rằng Sampson loại bỏ sự cần thiết của một số hệ thống riêng biệt. ". Họ cho rằng trên tàu khu trục Type 45, các Alenia Marconi Systems / Signaal [bây giờ Thales Nederland ] S 1850M radar 3D tầm xa được thiết kế để làm việc trong quan hệ đối tác với Sampson "thực sự là thừa và không cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của tàu ". . BAE Systems tin rằng lý do khối lượng lớn radar tìm kiếm đã được đưa vào để PAAMS là "nhiều có tính chất lịch sử,( trong Dự án Horizon ba bên Anh ,Pháp ,ý )

- Hải quân Hoàng gia chọn S1850M Long Range Radar để bổ sung Sampson trên 45 tàu khu trục Type.. - cho lợi thế thêm rằng hai hệ thống có thể sử dụng hai tần số radar khác nhau; một trong những là một lựa chọn tốt cho tìm kiếm tầm xa, một sự lựa chọn khác tốt đối với một MFR

Phương thức
• tìm kiếm tầm ngắn và tầm trung
• kiếm hình ảnh bề mặt
• tìm kiếm chân trời tốc độ cao
• tìm kiếm và theo dõi góc cao
• . theo dõi nhiều mục tiêu và nhiều kênh kiểm soát bắn
Xuất khẩu
- Các ra-đa Sampson đa chức năng |(AESA radar) hiện đang được bán trên thị trường Úc (ANZAC-class), Hàn Quốc (KDX-3 class) và Thổ Nhĩ Kỳ ( Tf-2000 class)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
[video=youtube;-dubAnWsX14]http://www.youtube.com/watch?v=-dubAnWsX14[/video]

Thông tin về BAE System - Type 45 - Destroyer

Type 45 Destroyer thuộc biên chế của Hải quân Hoàng gia Anh, được phát triển bởi tập đoàn BAE Systems Surface Ship, dựa trên Type 42 trước đó.

Trong kế hoạch của Bộ quốc phòng Anh, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ có 12 tàu loại này. Tuy nhiên, phía Hải quân Hoàng gia Anh đã hủy bỏ 6 tàu, 5 tàu đã hoàn thành, đưa vào hoạt động 3 tàu, 2 tàu đang được thử nghiệm giai đoạn I, 1 tàu đang được hoàn thành: Daring, Dauntless, Diamond, Dragon, Defender, Duncan.

Thông số cơ bản:
Lượng giãn nước: 7,500 tấn (trang bị đầy đủ khí tài)
Chiều dài: 152.4 mét
Vận tốc: 27 hải lý/giờ
Tầm hoạt động: 7,000 dặm
Chiều rộng tối đa: 21.2 mét
Thủy thủ đoàn: 190 người

Đối không:
• Hệ thống tên lửa Sea Viper
• SAMPSON multi-function air tracking radar. (Tầm hoạt động 400 km)
• Radar giám sát mục tiêu trên không S1850M 3D, có khả năng nhận biết, bám bắt 1000 đối tượng. (Tầm hoạt động 400 km)
• 48 khoang chứa tên lửa SYLVER A-50 VLS, bao gồm
o Tên lửa đối không Aster 15 (Tầm hoạt động 2-30km)
o Tên lửa đối không Aster 30 (Tầm hoạt động 3-120 km)
Súng
• 1 × BAE Systems 4.5 inch Mk 8 mod 1 gun.
• 2 × Oerlikon 30 mm KCB guns on single DS-30B mounts.
• 2 × Miniguns and up to 6× General Purpose Machine Guns.[28]
• 2 × Phalanx 20 mm chống mục tiêu tầm cực (Gần giống hệ thống phòng thủ Parma)
Chống tàu chiến
• 2 × 4 tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon
• Bãi đáp cho trực thăng Lynx HMA 8 có thể mang tên lửa chống chiến hạm Sea Skua
• Pháo 4.5 inch Mark 8 có thể bắn tên lửa đối hạm
Chống ngầm
• MFS 7000 sonar,
• Bãi đáp cho trực thăng Lynx HMA 8 hoặc trực thăng Merlin HM1
Tấn công mục tiêu mặt đất
• Hệ thống tên lửa SYLVER A50 có thể phóng các loại tên lửa của Mỹ như Mk. 41 VLS, BGM-109 Tomahawk.
• Pháo 4.5 inch Mark 8
Với những thành công ở Type 45, tập đoàn BAE Systems tiếp tụp cho ra tàu đa nhiệm công nghệ cao, tàu chiến toàn cầu project GCS - Type 24 (cùng các đối tác phát triển Ấn Độ, Úc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ)

F-15SE của Mỹ 'tấn công' tàu khu trục Hải quân Anh
TPO - Tàu khu trục Type 045 HMS Diamond của Hải quân Anh thử nghiệm các hệ thống vũ khí trang bị bằng việc chống lại 2 chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới hiện nay là F-15 Strike Eagles của Không quân Mỹ.

Tàu khu trục tối tân HMS Diamond của Hải quân Hoàng gia Anh.
HMS Diamond đã bị tấn công giả từ 2 chiến đấu cơ của Mỹ trong suốt cuộc tập trận chống mìn ở vùng Vịnh, trong khi Diamond được kêu gọi để hộ tống một lực lượng gồm 4 tàu quét mìn và 2 tàu mẹ của chúng. Cuộc tấn công từ máy bay F-15 chỉ là một thử nghiệm cho các tàu chiến 1 tỷ Bảng trong khi HMS Diamond hộ tống các tàu quét mìn trong suốt cuộc tập trận ở Trung Đông.
Mặc dù IMCMEX12 (International Mine Countermeasures Exercise) hay còn gọi là Tập trận Chống mìn Quốc tế 2012 qui tụ tới 30 quốc gia khác nhau tham gia để đối phó với mối đe dọa dải mìn khóa tuyến đường biển quan trọng ở vùng Vịnh của Iran. Tuy nhiên, các tàu chiến không chỉ thực hiện nhiệm vụ đối phó với những mối đe dọa từ dưới nước mà còn ở cả trên không.
Tàu khu trục Type 45 được huy động để hộ tống 5 tàu chiến khác, bao gồm tàu HMS Shoreham và đội tàu Cardigan Bay của Hải quân Hoàng gia, và bộ ba tàu quét mình của Mỹ là Devastator, Dextrous và Sentry.
Một trong những tàu chiến có khả năng phòng không mạnh nhất thế giới, tàu HMS Diamond đã sử dụng radar tinh vi của nó để tìm kiếm, theo dõi và cuối cùng nhắm tới mục tiêu là các máy bay chiến đấu F-15, sau đó mô phỏng phóng ra các tên lửa phòng không Sea Viper để đánh chặn các máy bay phản lực trước khi chúng có thể gây nguy hại cho lực lượng các tàu quét mìn.
Ở độ cao lớn, máy bay F-15SE có thể đạt tốc độ lên tới Mach 2,5 (3.000 km/h), và ngay cả ở độ cao thấp, nơi mà không khí dày đặc hơn và tạo ra nhiều sức cản hơn, F-15SE vẫn có thể bay nhanh hơn so với vận tốc âm thanh.

F-15SE tham gia tập trận tấn công tàu khu trục Type 045.
Radar tầm xa Sampson của tàu HMS Diamond và hệ thống chỉ huy hiện đại nhất của nó có thể theo dõi các mục tiêu từ khoảng cách xa tới 250 hải lý (400 km), do đó, cung cấp cho còn tàu thời gian khoảng dưới 10 phút để đối phó với một chiếc F-15 đang bay tới ở tốc độ cao. Trên thực tế, một cuộc tấn công như vậy là khá đơn giản đối để đối phó, bởi hệ thống tên lửa phòng không Sea Viper trên tàu Diamond có thể bắn trúng một mục tiêu có kích cỡ một quả bóng tennis trên bầu trời, ngay cả khi nó di chuyển nhanh gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Vì vậy, F-15SE dù có khả năng cơ động linh hoạt và bay với tốc độ cao nhất có thể thì cũng khó thoát được lưới lửa phòng không của tàu khu trục Type 45.
Như đã chứng minh trong lần bắn thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Scotland, tên lửa Sea Viper của tàu HMS Diamond đã nhắm tới mục tiêu của nó ở tốc độ Mach 4 (gần 5.000 km/h) bằng cách sử dụng một loạt những cánh vây nhỏ để cơ động, thực hiện bay uốn lượn với trọng lực G cực lớn mà con người không thể chịu được.

Strike-Eagle.
Rất may cho 4 phi công của Không quân Mỹ, bởi các tên lửa này vẫn nằm an toàn trong những silo phóng trên phầm mũi boong tàu Diamond. Những quan chức quân sự của Hải quân Hoàng gia Oman tham gia quan sát cuộc tập trận đối đầu 2 ngày giữa tàu khu trục HMS Diamond và máy bay F-15SE đã phải thốt lên kinh ngạc khi được quan sát cảnh tưởng tuyệt vời, các máy bay F-15 thực hiện cuộc tấn công mô phỏng và bắn loại xạ và tàu khu trục Type 45.

F-15E đâu có chuyên anti ship đâu nhĩ !
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu khu trục Aegis Nhật Bản và "Aegis Trung Quốc": ai hơn ai?

Chủ nhật 14/04/2013 06:43
(GDVN) - Báo Kanwa khen đánh giá Aegis của Nhật Bản nhiều hơn, trong khi báo Trung Quốc tự khen mình.

Tàu khu trục Aegis lớp Atago của Nhật Bản. Tờ “Thanh niên trực tuyến” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tàu Aegis của hai nước Trung Quốc có mạnh, yếu khác nhau, nhưng vai trò thực tế của chúng vẫn phải quan sát khi đặt trong hệ thống tác chiến của hai nước.
Những năm gần đây, tình hình Trung Quốc chế tạo tàu khu trục mà họ khoa trương là “Aegis Trung Hoa” được dư luận các nước quan tâm. Hơn nữa, nước láng giềng Nhật Bản từ lâu đã trang bị tàu chiến có tính năng tương tự, có người cho rằng, cuộc chạy đua hải quân ở Đông Á đang nhanh chóng bước vào “thời đại Aegis”.
Xét thấy Trung Quốc và Nhật Bản hiện sở hữu “tàu Aegis” với số lượng nhiều nhất (ngoài Mỹ), gần đây, tờ “Kanwa Defense Review” đã tiến hành so sánh, phân tích về kỹ chiến thuật giữa hai loại tàu chiến này của Trung Quốc và Nhật Bản.
“Aegis Trung Hoa”
Tờ “Kanwa” cho rằng, hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã trang bị 4 tàu “Aegis Trung Hoa” 052C, ngoài ra 2 chiếc khác đang lắp ráp thiết bị, 2 năm nữa sẽ đưa vào hoạt động. Đồng thời, Trung Quốc đẩy nhanh các bước nâng cấp “tàu Aegis”, trên nền tảng tàu 052C, phát triển tàu Type 052D.
Kích thước ngoại hình của tàu mới tăng lên, lượng giãn nước có thể đạt 8.000-9.000 tấn.

Tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" Type 052C Hải Khẩu số hiệu 171 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. “Kanwa” cho rằng, tàu Type 052C/D trang bị tên lửa chống hạm tầm xa dòng YJ-62, được biết tầm phóng của nó đạt 280 km, độ cao hành trình khoảng 30 m, trước khi bắn trúng mục tiêu sẽ hạ thấp xuống 7-10 m, đầu đạn nặng 300 kg, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng là một đối tượng.
Báo “Kanwa” nhấn mạnh thực lực tổng thể của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có ưu thế hơn Hải quân Trung Quốc, nhưng họ cũng thừa nhận, Hải quân Trung Quốc ít nhiều đã có tiến bộ công nghệ trong các trang bị tác chiến mặt nước quan trọng, đã cải thiện rất lớn năng lực tấn công chiến dịch.
Công nghệ lõi của tàu chiến Nhật Bản hoàn thiện hơn
Mặc dù dành nhiều lời khen cho “tàu Aegis” Trung Quốc, nhưng “Kanwa” vẫn cho rằng, tàu khu trục Aegis các lớp Kongo, Atago hiện có của Nhật Bản có khả năng phòng không mạnh hơn tàu khu trục 052C/D của Trung Quốc.

Tàu khu trục Aegis lớp Kongo của Nhật Bản Bài báo giải thích cụ thể là, tàu Type 052C Trung Quốc chỉ trang bị 48 quả tên lửa hạm đối không, trong khi đó 2 loại “tàu Aegis” với số lượng 6 chiếc của Nhật Bản, mỗi chiếc có 90 máy phóng thẳng, số lượng có khoảng cách rõ rệt.
Về tính năng vũ khí, tàu Type 052C Trung Quốc trang bị tên lửa HHQ-9 có tầm phóng tối đa 125 km, còn tàu Nhật sử dụng tên lửa SM-2 do Mỹ chế tạo, có tầm phóng 167 km, tên lửa hạm đối không SM-3 lượng nhỏ mà Nhật nhập khẩu còn có khả năng phòng thủ tên lửa, “có khoảng cách cũng rõ rệt”.
Ngoài ra, nói đến radar mảng pha của tàu Type 052C/D, “Kanwa” cho rằng, loại radar này chỉ tiên tiến về nguyên lý kỹ thuật, vẫn không thể so sánh với radar mảng pha quét điện tử chủ động FCS-3 do Nhật Bản vừa đưa ra; đồng thời, kích hước và trọng lượng của radar Trung Quốc cũng lớn hơn sản phẩm của Nhật Bản, cộng với độ cao kiến trúc tầng trên của tàu Type 052C/D (lắp radar) hạn chế, vị trí lắp đặt radar hơi thấp, sẽ hạn chế khoảng cách và hiệu quả dò tìm đối với các mục tiêu siêu thấp trên không, gây ảnh hưởng bất lợi cho khả năng phòng thủ tên lửa chống hạm lướt biển tấn công.
Trái lại, radar mảng pha SPY-1D của “tàu Aegis” Nhật Bản được Hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi, công nghệ hoàn thiện, khoảng cách dò tìm 500 km và khả năng theo dõi 200 mục tiêu “hoàn toàn đủ dùng đối với tác chiến trên biển-trên không hiện nay”.
Nói một cách tổng hợp, kết luận của tờ “Kanwa” là: tàu Type 052C/D Trung Quốc ngoài có ưu thế về tầm phóng tên lửa chống hạm, các phương diện khác như năng lực phòng không, hệ thống tự động hóa, phối hợp hạm đội và tốc độ đều có khoảng cách với “tàu Aegis” Nhật Bản.

Trung Quốc đang phát triển tàu khu trục Aegis 052D Báo Trung Quốc cho rằng, tuy báo Canada đã tiến hành phân tích và so sánh cụ thể đối với “tàu Aegis” của Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng kết hợp các thông tin công khai khác cho thấy, chỉ đơn thuần so sánh về việc “tàu Aegis” của hai bên đều trang bị radar mảng pha thì chưa chắc đã khoa học.
Theo bài báo, các tàu chủ lực của Trung Quốc và Nhật Bản có những điểm mạnh khác nhau thực ra còn có liên quan tới tư tưởng chỉ đạo và sự “định vị” của lực lượng trên biển hai bên.
Bài báo tự khen mà rằng, về công nghệ cốt lõi của tàu chiến cùng loại – radar mảng pha, trình độ radar mảng pha quét điện tử chủ động của tàu Type 052C/D Trung Quốc “chắc chắn dẫn trước một bậc” so với “tàu Aegis” Nhật Bản!

Mặc dù ưu thế tính năng radar của tàu Type 052C/D hiện còn chưa rõ ràng, nhưng xét thấy radar dòng SPY-1 của tàu chiến Nhật đã phát triển đến giai đoạn tương đối hoàn thiện, không gian nâng cấp tiếp theo không lớn, trong khi đó radar tàu chiến Type 052C/D còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, trong tương lai có triển vọng liên tục đưa ra các phiên bản cải tiến, tính năng sẽ tiếp tục tăng cường.
Về tên lửa hạm đối không, tuy thông số tên lửa SM-3 (do Mỹ chế tạo trang bị cho tàu Nhật) khả quan, nhưng nó chủ yếu dùng để đối phó tên lửa đạn đạo, cơ bản không sử dụng được khi phòng thủ các cuộc tấn công của tên lửa chống hạm thông thường trong chiến tranh trên biển.

Tàu chiến Aegis Nhật Bản Trên phương diện kiểm soát biển, ít có nhà quan sát nghi ngờ ưu thế của “tàu Aegis” Trung Quốc, điều này cho thấy hai loại tàu chiến này có sự “định vị” khác nhau khi sử dụng: Nhiệm vụ của “tàu Aegis” Nhật Bản rõ ràng và đơn nhất, chủ yếu làm hạt nhân cho phòng không biên đội, còn “tàu Aegis” Trung Quốc được vận dụng linh hoạt hơn.
Nhật Bản được lợi từ sự giúp đỡ của Mỹ, trình độ tự động hóa của “tàu Aegis” Nhật vẫn tốt hơn tàu chiến Trung Quốc. Nhưng, tờ “Kanwa” không đề cập tới một điểm là, công nghệ then chốt của tàu chiến Nhật Bản do Mỹ kiểm soát, tức là bất kỳ hoạt động nâng cấp, cải tiến nào của họ đều phải được phía Mỹ đồng ý.
Ngoài ra, Nhật Bản không có đầy đủ các “mắt xích” chi viện khi “tàu Aegis” tác chiến, như khả năng cảnh báo sớm và khả năng tấn công tầm xa. Trong kế hoạch tác chiến của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là một lực lượng mang tính hỗ trợ, nếu họ tách khỏi sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến Mỹ, “tàu Aegis” Nhật Bản với số lượng có hạn hoàn toàn không có vai trò làm thay đổi tình hình chiến sự.
Sự “định vị” của Hải quân Trung Quốc khác với Hải quân Nhật Bản, vì vậy không tồn tại vấn đề về cơ bản trên. Tính độc lập về công nghệ cốt lõi cũng không phải lệ thuộc vào Mỹ như Nhật Bản. Vì vậy, khi tiến hành nâng cấp công nghệ và trang bị, Hải quân Trung Quốc cơ bản có thể hoàn thành dựa vào sức mạnh tự thân.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
F15E chứ không phải SE, lều báo nổ quá. Tập để phòng chống su27/30 bay với vận tốc Mach2 +
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tuần sau, tàu khu trục tên lửa Australia cập cảng Việt Nam

Tàu Hải quân Hoàng gia Australia, HMAS Ballarat sẽ thăm thiện chí Việt Nam từ ngày 22 – 26/ 8. Chuyến thăm nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa Australia và Việt Nam cũng như giữa hải quân hai nước.


Tàu khu trục tên lửa HMAS Ballarat của Hải quân Hoàng gia Australia.
Theo thông tin được Đại sứ quán Australia tại Việt Nam công bố, chiếm hạm HMAS Ballarat sẽ tới TP. Hồ Chí Minh cùng thủy thủ đoàn gồm 28 sỹ quan và 156 thủy thủ. Tại đây, thủy thủ đoàn của tàu HMAS Ballarat sẽ gặp gỡ với Hải quân Nhân dân Việt Nam, tham gia các hoạt động giao lưu nghiệp vụ điều khiển tàu và các hoạt động thiện chí. Thủy thủ đoàn cũng sẽ giao lưu thể thao với học viên trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân và dành thời gian tìm hiểu nền văn hóa giàu truyền thống và gặp gỡ con người Việt Nam.
Đại tá Không Quân Matthew Dudley, Tùy viên Quốc phòng Australia tại Việt Nam phát biểu: “Chuyến thăm này là một cơ hội tuyệt với để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Australia-Việt Nam vốn đã bắt đầu từ năm 1999 và gần đây được bộ trưởng Quốc phòng hai nước tái khẳng định trong cuộc gặp song phương tại Canberra vào tháng 2 năm 2013.
Từ năm 1999, Quân Đội Australia đã hỗ trợ đào tạo cho hơn 1.300 quân nhân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và hiện tại đang hỗ trợ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong việc chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trong tương lai. Trung tá Hải Quân Matthew Doornbos, thuyền trưởng tàu HMAS Ballaratđã nói với tôi rằng thủy thủ đoàn của HMAS Ballarat đang rất mong chờ chuyến thăm đến TP Hồ Chí Minh và đây sẽ là một điểm nhấn trong hải trình của tàu lần này”.
HMAS Ballarat là tàu khu trục lớp ANZAC có tên lửa dẫn đường, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đối không, đối hải, chống ngầm, hải thám, trinh sát và đánh chặn. Tàu nặng 3.600 tấn, dài 118 mét, tàu được trang bị tên lửa đối không đã cải tiến Sea Sparrow, tên lửa đối hải Harpoon Block 2, súng máy 127mm MK45 và sáu ống phóng lôi MK32. Tàu HMAS Ballarat có sân đỗ cho trực thăng Sea Hawk S-70B-2 và có thể đạt tốc độ tối đa 27 hải lý mỗi giờ.


http://soha.vn/quan-su/tuan-sau-tau-khu-truc-ten-lua-australia-cap-cang-viet-nam-20130816150113753.htm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top