[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga hoàn thiện khinh hạm diệt tàu ngầm Đức
Quote:
http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/...m-duc-2353839/


Quote:
Hải quân Nga đang hoàn thiện một chiến hạm săn ngầm có khả năng phát hiện các loại tàu ngầm phi hạt nhân độ ồn thấp. Chiếc đầu tiên sẽ được đưa vào trang bị từ năm 2017.

Việc soạn thảo các yêu cầu cụ thể đối với chiến hạm mới này đã được khởi động. Tính năng nổi trội nhất sẽ là khả năng phát hiện các tàu ngầm phi hạt nhân có độ ồn thấp như loại Type 212/214 của Đức.

Chiến hạm mới này sẽ được chế tạo trên cơ sở khung vỏ chiếc Tuman thuộc dự án 11540 Yastreb đóng từ những năm 1990 nhưng chưa hoàn thiện. Bộ khung vỏ này hiện nằm tại nhà máy đóng tàu Yantar ven biển Bantich. Với lượng choán nước trên 4.000 tấn, chiến hạm săn ngầm mới của Nga được xếp vào lớp khinh hạm.


Yaroslav Mydry - "anh em" cùng Dự án 11540 như Tuman hiện có trong biên chế Hạm đội Bantich

Tuy nhiên, việc rót kinh phí cho dự án đóng chiến hạm săn ngầm mới này trong năm 2013 hiện vẫn chưa được hoạch định. Đây cũng là lý do chính khiến các yêu cầu cụ thể chưa được soạn thảo hoàn chỉnh. Các chuyên gia cho rằng chiến hạm mới sẽ được trang bị các tổ hợp thủy âm học hiện đại nhất của Nga. Viện nghiên cứu thử nghiệm trung ương mang tên Krylov và Viện nghiên cứu thử nghiệm trung ương số một của Hải quân sẽ chịu trách nhiệm thiết kế lại vỏ chiếc Tuman. Các đơn vị này sẽ phải trình tài liệu thiết kế trong quý IV năm nay.

Sau khi được hoàn thành, chiến hạm săn ngầm mới sẽ được trang bị cho Hạm đội Bantich. Đây là khu vực biển nông nên các nước trong khu vực thường sử dụng các loại tàu ngầm phi hạt nhân, chủ yếu do Đức sản xuất. Các loại tàu ngầm này của Đức, ngoài động cơ điện-diesel, còn được trang bị động cơ yếm khí. Đây là loại động cơ giúp tàu ngầm Đức gần như có độ ồn bằng không. Chiến hạm mới của Nga sẽ có nhiệm vụ chính là phát hiện và bám theo những chiếc tàu ngầm này của Đức.


Tàu ngầm Type 212 của Đức có độ ồn cực thấp

Chiến hạm Tuman được khởi công đóng từ năm 1993 và đến nay mới hoàn thành được 47%. Khi được cấp lại kinh phí để tiếp tục dự án, Nga sẽ phải mất từ một năm rưỡi tới 2 năm để hoàn thành nốt phần việc còn lại.

Tuman thuộc Dự án 11540, có lượng choán nước 4.400 tấn. Tàu dài 129,8m, rộng 15,6m. Theo thiết kế, Tuman được trang bị 2 ống phóng tên lửa diệt hạm X-35, 4 tổ hợp tên lửa phòng không Kinzal và 2 tổ hợp pháo-tên lửa Kortik. Ngoài ra, Tuman còn có 2 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm (3 ống phóng mỗi máy), 2 tổ hợp tên lửa săn ngầm Vodopad-NK, tổ hợp chống ngầm RBU-6000 và 1 trực thăng Ka-27.

Cho tới nay, Nga mới hoàn thành 2 chiếc thuộc Dự án 11540 là chiếc Neustrashimy và Yaroslav Mudry. Cả hai chiếc này hiện đều còn trong biên chế Hạm đội Bantich.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến Anh bắn cá voi vì tưởng là... tàu ngầm
Quote:
Tàu chiến Anh HMS Brilliant đã nã thẳng ngư lôi vào cá voi trong cuộc chiến Falklands do nhầm lẫn chúng với tàu ngầm địch.

Tiết lộ bất ngờ trên đã được giữ kín trong số các nhân chứng có mặt trên tàu hộ tống HMS Brilliant chống tàu ngầm vào những ngày cực kỳ căng thẳng trong cuộc xung đột với Argentina vào năm 1982.

Tàu hộ tống HMS Brilliant của Hải quân Hoàng gia Anh - Ảnh: Royal Navy
Lúc đó, radar trên tàu không thể phân biệt giữa tàu ngầm tấn công “Bầy Sói” của Argentina với cá voi hiền hòa nơi biển cả.
Trong một sự cố, hai cá voi đã thiệt mạng trước ngư lôi của tàu HMS Brilliant, còn con thứ 3 bị trúng đạn của một trong các trực thăng trên tàu.
Kỹ sư Ginge Offord đã viết lại các sự cố này cách đây 5 năm, và mới đây được đăng trên trang www.hmsbrilliant.com.
HMS Brilliant đã được triển khai đến nam Đại Tây Dương để bảo vệ một trong 2 tàu sân bay của Anh trước tàu ngầm và tên lửa tấn công của Argentina trong chiến tranh Falklands.​

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...-tau-ngam.aspx
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mượn cớ thiếu tiền, Mỹ quay lưng với chiến hạm tàng hình

(Vũ khí)- Bộ Quốc phòng Mỹ vừa quyết định cắt giảm số lượng đặt hàng đối với tàu chiến ven bờ LCS từ 52 chiếc xuống còn 24 chiếc.



Đây là biện pháp nhằm giảm đáng kể chi tiêu trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm trong thập kỷ tới.

Nếu quyết định này được thông qua, hợp đồng cuối cùng mua sắm tàu chiến LCS sẽ được ký kết trong tài khóa 2015. Tài khóa này bắt đầu từ ngày 1/10/2014. Quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra bởi việc thảo luận số lượng tàu mua sắm đang được tiến hành trong khuôn khổ chuẩn bị dự luật ngân sách tài khóa 2015 dự kiến trình Quốc hội Mỹ xem xét vào tháng 2/2014.
Chiến hạm tàng hình LCS phiên bản một thân Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ không tán thành dự kiến cắt giảm này vì cho rằng, không thể cắt giảm số lượng mua sắm tàu LCS, nhưng nếu điều đó là không tránh khỏi thì đơn đặt hàng không được giảm xuống dưới con số 32 tàu. Trong trường hợp này, hợp đồng cuối cùng sẽ được ký vào năm 2017.

Năm 2010, Hải quân Mỹ đã mở đấu thầu mua tàu chiến ven bờ kiểu mới với sự tham gia của các công ty Lockheed Martin và Austal USA.

Sau khi kết thúc thầu, quân đội Mỹ đã không thể chọn hãng thắng thầu nên đã quyết định đặt hàng cả hai hãng.

Đến nay, Hải quân Mỹ đã nhận được 4 tàu chiến mới. Hải quân Mỹ cũng đặt hàng thêm với Lockheed Martin và Austal USA mỗi công ty 10 tàu nữa.
Chiếc LCS phiên bản 2 thân mang tên USS Independence LCS là loại tàu tuần duyên mới, được Hải quân Mỹ thiết kế hoạt động ở những vùng biển nông ven bờ và có khả năng tàng hình.

LCS có 2 biến thể khác nhau, gồm biến thể một thân do Lockheed Martin chế tạo và biến thể ba thân do Austal USA chế tạo.

Tàu chiến LCS của Austal USA đóng có thiết kế dạng ba thân, dài 127,4 m, lượng giãn nước 2.780 tấn, tốc độ tối đa 44 hải lý/h, tầm hoạt động 4.400 hải lý. Còn LCS của Lockheed Martin là tàu một thân bằng thép, có chiều dài 115 m và lượng giãn nước 3.000 tấn, tốc độ tối đa 47 hải lý/h và tầm hoạt động là 3.600 hải lý.

Cả hai loại tàu của dự án LCS đều được trang bị pháo 57 mm, súng máy 12,7 mm, pháo 30 mm và các loại tên lửa. Cả hai phiên bản LCS đều có thể mang theo trực thăng trên boong.
Chiếc USS Freedom được Mỹ triển khai ở Đông Nam Á Mỹ hiện đang triển khai một chiếc LCS (USS Freedom – LCS-1) ở Singapore. USS Freedom có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore từ tháng 4/2013 và dự kiến sẽ hiện diện tại đây trong 10 tháng.
Tuy nhiên, kể từ khi được triển khai tới Đông Nam Á, chiếc USS Freedom của Mỹ đã 2 lần trục trặc động cơ. Một lần vào tháng 5 và một lần vào ngày 20/7 khi tham gia tập trận CARAT chung với Singapore.

Nhiều ý kiến tại Mỹ cho rằng LCS là một dự án đắt đỏ và không hiệu quả. Nó bị chỉ trích vì khả năng tấn công kém, dễ bị tấn công mạng, vỏ tàu dễ bị rạn nứt và ăn mòn, chi phí sản xuất cao…Chi phí sản xuất tàu LCS đã tăng gấp đôi từ năm 2005 và giá hiện nay của một tàu LCS là 440 triệu USD.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đài Loan đóng chiến hạm áp chế toàn bộ hạm đội Trung Quốc?

Thứ tư 04/09/2013 18:17
ANTĐ - Trang mạng Strategypage của Mỹ ngày 02/09 đã có bài viết cho biết, gần đây, vùng lãnh thổ Đài Loan đã công khai nguyên mẫu tàu tên lửa cao tốc 2 thân mà họ đang nghiên cứu, phát triển. Đây là tàu chiến đấu rất hiện đại với hỏa lực cực mạnh.





Theo Strategypage, tàu tên lửa cao tốc 2 thân này có lượng giãn nước dưới 1.000 tấn, chiều dài 60,4m, sử dụng công nghệ tàu xuyên sóng 2 thân (WPC - Wave Piercing Catamaran), 2 thân của nó được mô phỏng theo công nghệ tiết diện tiếp nước nhỏ SWATH (Small Water Plane Area Twin Hull) được Mỹ sử dụng trong thiết kế các tàu tuần tiễu ven bờ (LCS), thủy thủ đoàn của tàu là 45 người. Lượng dầu, nước, thực phẩm mang theo đủ cho tàu có thể tuần tra trên biển trong vòng 7 ngày.
Tàu được trang bị rất nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm: 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 và 8 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-3, hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx MK-15 và hệ thống pháo bắn nhanh BJ-62 cỡ nòng 76mm, 4 khẩu súng máy 12,7mm, 2 bên mạn ở phía đuôi tàu, mỗi bên lắp đặt 3 ống phóng tên lửa gây nhiễu SRBOC. Tàu không có hệ thống tên lửa phòng không nhưng có thể được trang bị các hệ thống phòng không cá nhân.
Loại tàu này không có khả năng mang theo trực thăng hạm vì không thiết kế nhà chứa máy bay nhưng phía đuôi tàu vẫn có 1 sàn đỗ cho trực thăng cất, hạ cánh. Tàu sử dụng động cơ diezen và hệ thống động lực phản thủy lực, chính nhờ thiết kế 2 thân và hệ thống động lực phản thủy lực, mà tàu có vận tốc tối đa lên tới 38 hải lý/h (tương đương 70km/h), vận tốc bình thường là 30 hải lý/h (55 km/h), với khả năng hành trình liên tục 2.000 hải lý (tương đương 3.704km).


Mô hình tàu tên lửa 2 thân mới của Đài Loan


Hệ thống tên lửa của tàu đều do Đài Loan (Trung Quốc) tự nghiên cứu, phát triển, đặc biệt là tên lửa Hùng Phong-3. Nó là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa hải quân Đài Loan và Viện khoa học và công nghệ Trung Sơn, cái nôi của rất nhiều vũ khí công nghệ cao Đài Loan. Tên lửa hành trình Hùng Phong-3 có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước, với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km.

Nó có chiều dài 7m, đường kính 0,5m, trọng lượng phóng 1.500kg; sử dụng động cơ xung áp thể tích nhỏ (ALVRJ - Advanced Low Volume Ramjet). Phiên bản sử dụng cho tàu mặt nước là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, vừa ra mắt tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11-8-2012. Đây là loại tên lửa có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội so với tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ, với tầm bắn hơn 130km ở vận tốc siêu âm Mach 2, nhưng mức độ phá hủy lớn hơn rất nhiều.
Hùng Phong-3 sử dụng phương thức dẫn đường kết hợp GPS và quán tính, đầu đạn của nó nặng khoảng 400kg, có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm, hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Vì vậy, nó được Đài Loan mệnh danh là “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh”.

Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11-8-2012


Khi bay đến gần chiến hạm địch, Hùng Phong-3 sử dụng rất nhiều thiết bị cảm biến gắn trên tên lửa, để xác định hướng, tính toán vận tốc mục tiêu, khóa rồi mới tấn công mục tiêu ở điểm chạm giữa thân tàu, sát mép nước, đảm bảo không có mục tiêu nào chạy thoát và lượng nổ phát huy uy lực lớn nhất.
So với Hùng Phong-3, tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 sử dụng hệ thống dẫn đường lạc hậu hơn, tốc độ cận âm, nhưng tầm bắn nhỉnh hơn là 160km. Tuy vậy, trọng lượng đạn và đầu nổ của nó chỉ bằng một nửa so với Hùng Phong-3.
Tàu tên lửa cao tốc 2 thân mới này được Đài Loan triển khai nghiên cứu, chế tạo để thay thế cho một số loại tàu cao tốc tên lửa lớp Quang Hoa-6 và tàu tuần tiễu tên lửa lớp Quang Hoa-3 (lớp Cẩm Giang) đã già cũ. 3 năm trước, chiếc tàu tuần tiễu đầu tiên thuộc lớp Quang Hoa-6 đã ngừng sử dụng. Loại tàu này có kích thước nhỏ, tính năng lạc hậu, trang bị vũ khí nghèo nàn.

Cận cảnh giàn phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong-2


Nó chiều dài 34,2m, rộng 7m, lượng giãn nước 170 tấn, thủy thủ đoàn 19 người, được trang bị 4 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong-2, 1 bệ pháo phòng không tầm gần 20mm, 2 khẩu súng máy 7,62mm và 2 hệ thống phóng tên lửa nhử mồi.
Quang Hoa-6 có vận tốc tối đa 55km/h, với tốc độ tuần hành 22 km/h nó cũng chỉ có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong vòng 2 ngày. Hiện nay, toàn bộ 20 chiếc tàu tên lửa cao tốc lớp này đã bị hải quân Đài Loan cho nghỉ hưu.
Loại tàu tên lửa cao tốc 2 thân mới này được các chuyên gia quân sự đánh giá là vượt trội tàu tên lửa cao tốc lớp 022 của Trung Quốc. Lượng giãn nước của nó kém hơn tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc (trên 1.000 tấn), nhưng tính năng và hỏa lực vượt trội loại tàu này. Với khả năng tàng hình tối ưu, tốc độ cao, tác chiến linh hoạt và hỏa lực mạnh, nó sẽ trở thành mối đe dọa thường trực đối với các chiến hạm của Trung Quốc, kể cả các tàu hộ vệ và khu trục hạng nặng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá 3 chiến hạm Trung Quốc hiện diện trên biển Đỏ

Thứ bảy 07/09/2013 06:37
ANTĐ - Hiện nay, Trung Quốc đang triển khai Biên đội tàu hộ hàng số 15, bao gồm: Tàu vận tải đổ bộ số hiệu 999 Tỉnh Cương Sơn Type 071, tàu hộ vệ tên lửa 572 Hoành Thủy Type 054A và tàu vận tải tổng hợp 889 Thái Hồ lớp Phúc Trì, đến khu vực biển Đỏ và vịnh Aden – Somalia đảm nhận nhiệm vụ hộ tống hành trình, chống cướp biển.

Bắt đầu từ khi triển khai biên đội đầu tiên thực hiện nhiệm vụ quốc tế là hộ tống hàng hải vào tháng 12/2008 đến nay, tổng cộng hải quân Trung Quốc đã hoàn thành 613 lượt nhiệm vụ hộ tống hành trình cho 5.257 tàu vận tải Trung Quốc và nước ngoài. Biên đội tàu Hộ hàng (hộ tống hàng hải) số 15 bắt đầu nhổ neo rời Trung Quốc vào ngày 8-8 vừa qua, để thay thế nhiệm vụ cho Biên đội số 14.
1. Tàu vận tải tàu đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn
Tỉnh Cương Sơn là tàu đổ bộ Type 071 có lượng giãn nước lớn nhất trong biên chế hải quân Trung Quốc, do nhà máy đóng tàu Phố Đông-Thượng Hải đóng và hạ thủy ngày 8/11/2010. Đây là chiếc thứ 2 thuộc Type 071, chiếc đầu tiên mang số hiệu 998 Côn Luân Sơn được hạ thủy tháng 12/2006.
Nó thuộc dạng tàu vận tải đổ bộ binh lính và các phương tiện tác chiến như: Tàu đổ bộ đệm khí, tàu xung phong, xe chiến đấu các loại và binh lính lên bờ. Tàu đổ bộ Type 071 có thể hợp thành với tàu khu trục thành một biên đội tác chiến đổ bộ lập thể.
Các tham số cơ bản:
- Chiều dài: 210m, rộng: 28m, mớn nước 7m, lượng giãn nước 20.000 tấn. Tàu được lắp đặt 4 động cơ Diezen với hệ thống động lực 2 trục đẩy.
- Vũ khí: Phía đầu tàu gắn 1 bệ pháo hạm 76mm kiểu mới, 2 bên thân là 2 bệ pháo phòng không tầm gần. Ngoài ra tàu còn lắp đặt thiết bị phóng nhiễu kim loại tầm gần để đánh lừa tên lửa địch.
Tàu vận tải đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc


- Lượng chuyên chở:
Tàu đổ bộ Type 071 có thể chuyên chở hơn 800 lính hải quân đánh bộ, sàn chuyên chở thiết giáp có thể mang theo 24-32 chiếc xe đột kích lưỡng thê tốc độ cao loại ZBD-05 hoặc xe thiết giáp lưỡng thê loại 63A. Boong máy bay có thể đồng thời cất, hạ cánh 2 chiếc trực thăng hạng trung Z-8, nhà kho máy bay có thể chứa được 3-4 chiếc. Hầm chứa tàu đổ bộ có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn.
2. Tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A số hiệu 572 Hoành Thủy
Tàu hộ vệ tên lửa 572 Type 054A (NATO gọi là lớp Giang Khải 2) được đặt theo tên thành phố Hoành Thủy thuộc tỉnh Hải Nam. Nó được hạ thủy vào ngày 21/5/2011, biên chế cho lực lượng hải quân ngày 9/7/2012. Hiện nay, hải quân Trung Quốc hiện có 15 tàu lớp này, ngoài ra còn 4 tàu đang đóng hoặc đang thử nghiệm ở nhà máy, chưa bàn giao cho hải quân. Tàu hộ vệ Hoành Thủy trực thuộc hạm đội Nam Hải
Các tham số cơ bản:
- Kích thước: chiều dài 134m, rộng 16m, lượng giãn nước không tải 3600 tấn, đầy tải 4053 tấn.
- Vận tốc: Tốc độ tối đa 27 hải lý/h, vận tốc tuần tra 18 hải lý/h với phạm vi hành trình 8600 hải lý.
- Thủy thủ đoàn: 165 người
- Tàu có thể mang theo 1 trực thăng Nga Ka-28 hoặc 1 trực thăng quốc nội Z-9.

Tàu hộ vệ tên lửa 572 Hoành Thuỷ, Type 054A


Hệ thống vũ khí:
- 8 đơn nguyên phóng thẳng đứng (mỗi đơn nguyên 4 ống phóng) dùng chung cho tên lửa chống ngầm và tên lửa phòng không Hải Hồng Kỳ 16 (HHQ-16).
- 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm Ưng Kích-83 (YJ-83).
- 1 pháo hạm AK-176 do Nga sản xuất, 1 pháo hạm quốc nội PJ-76 loại 76mm.
- 2 hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần 7 nòng H/PJ12 và AK-630 loại 30mm.
- 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm, phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Y-7 .
- 2 cụm 6 ống phóng rocket chống ngầm nước sâu Type 87.
- 2 bệ phóng loại 18 nòng rocket gây nhiễu Type 726-4.

3. Tàu vận tải tổng hợp 889 Thái Hồ lớp Phúc Trì
Phúc Trì là lớp tàu vận tải tổng hợp lớn nhất, thế hệ mới nhất của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc có 3 tàu thuộc lớp này là, tàu 886 Thiên Đảo Hồ, 887 Vi Sơn Hồ và 889 Thái Hồ. Cũng trên cơ sở thiết kế của lớp tàu này, Trung Quốc còn chế tạo chiếc tàu bệnh viện cỡ lớn số hiệu 866 Đại Sơn Đảo (thường gọi là tàu bệnh viện “Hòa Bình”).
Tàu vận tải tổng hợp 889 Thái Hồ, lớp Phúc Trì


Tàu vận tải tổng hợp 889 Thái Hồ là chiếc thứ 3 trong lớp tàu này. Nó được hạ thủy tháng 3/2012 và biên chế chính thức cho hải quân ngày 18/6/2013. Hiện Thái Hồ trực thuộc biên chế một chi đội tàu chi viện tác chiến thuộc hạm đội Bắc Hải.
Các tham số cơ bản
- Kích thước: Dài 171,4m, rộng 24,6m, mớn nước 9m, lượng giãn nước 23.000 tấn.
- Tốc độ: Tối đa 19 hải lý/h, tốc độ tuần hành 14 hải lý (phạm vi hoạt động 10.000 hải lý).
Thủy thủ đoàn: 30 người.
Vũ khí:
- 4 khẩu pháo 2 nòng bắn nhanh 37mm, Type 76F. Tàu có thể mang theo 2 trực thăng quốc nội Z-8 hoặc Z-9.
Lượng chuyên chở:
- Trên tàu có 2 trạm dự trữ vật tư dạng lỏng và 1 kho chứa vật tư thể rắn. Lượng dầu mang theo 10.500 tấn, nước ngọt 250 tấn, đạn dược 680 tấn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Pakistan nhận chiếc F-22P cuối cùng

(Vũ khí)- Pakistan vừa đưa vào trang bị cho Hải quân chiến hạm cuối cùng trong số 4 chiếc khinh hạm lớp F-22P mua của Trung Quốc.

Chiếc khinh hạm này được đóng hoàn toàn tại nhà máy đóng tàu Karachi của Pakistan và có tên là PNS Aslat. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã có mặt tại buổi lễ trọng thể diễn ra ngày 3/9 vừa qua.
Chiếc PNS Astat lớp F-22P của Pakistan Chiếc tàu vừa được đưa vào trang bị cho Hải quân Pakistan nằm trong số 4 chiếc khinh hạm F-22P mà nước này mua của Trung Quốc theo một hợp đồng ký năm 2005. Tổng giá trị hợp đồng là 700 triệu USD (có nguồn cho là 750 triệu USD). Ba chiếc đầu tiên được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong Zhonghua ở Thượng Hải của Trung Quốc và sau đó mang về Pakistan trang bị.

Chiếc F-22P đầu tiên được bàn giao cho Hải quân Pakistan vào tháng 7/2009. Chiếc thứ hai được bàn giao vào tháng 1/2010 và chiếc thứ ba vào tháng 9/2010. Chiếc cuối cùng đóng tại Pakistan theo công nghệ được chuyển giao của Trung Quốc.
Chiếc khinh hạm F-22P thứ ba mang tên PNS Shamsheer của Pakistan F-22P là phiên bản xuất khẩu của Type-053H3 Jiangwei-2 của Trung Quốc. Khinh hạm F-22P có lượng choán nước 3.100 tấn với chiều dài 123,2m và rộng 13,8m.
Tàu có thể đạt tốc độ tới 29 hải lý/giờ và tầm hoạt động 4.000 hải lý. Mỗi tàu được trang bị một pháo 76,2 mm, 2 pháo 30 mm, ngư lôi cùng các tên lửa phòng không và đối hạm.
Một chiếc F-22P có thể mang theo một trực thăng săn ngầm Z-9EC.

Pakistan và Trung Quốc hiện đang tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự. Hai bên hiện đang đàm phán về việc Trung Quốc bán cho Pakistan 6 tàu ngầm phi hạt nhân.
Nếu thành công, đây sẽ là hợp đồng vũ khí lớn nhất giữa hai nước với giá trị được đánh giá từ 2,5-4 tỷ USD.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
BAE Systems plc - công ty đa quốc gia chuyên cung cấp các giải pháp phòng thủ, an ninh và không gian có trụ sở chính tại London, VQ Anh đã vừa giới thiệu một hệ thống radar giám sát tầm vừa có thể phát hiện đồng thời 900 vật thể nhỏ hơn một con chim trong môi trường nhiễu tương đương với 10.000 tín hiệu điện thoại di động ở cự ly từ 200 m đến 200 km.

Được phát triển dành riêng cho các tàu chiến Type 23 thuộc lớp Duke của hải quân Hoàng gia Anh, radar có tên Artisan Type 997 3D được xem là hệ thống radar phức tạp nhất từng được BAE Systems phát triển. Hệ thống Artisan đầu tiên được tích hợp trên tàu HMS Iron Duke (F234) như một phần của kế hoạch tái trang bị định kỳ 5 năm của tàu trước khi đưa trở lại biên chế vào năm tới. Công ty cho biết ưu điểm của Artisan không chỉ nằm ở năng lực dò tìm mà còn là trọng lượng nhẹ của nó với chỉ 700 kg và thời gian thiết lập chỉ mất 3 tuần.


Tàu chiến HMS Iron Duke (F234) của hải quân Hoàng gia Anh.

Radar từ lâu đã trở thành một thành phần không thể thiếu của quân đội và trong quá khứ, đã có thời kỳ sương mù là kẻ thù lớn nhất đối với mọi con tàu cũng như máy bay. Cách duy nhất để phát hiện tàu địch từ xa là lắng nghe và nếu mất cảnh giác, một hạm đội tàu chiến có thể bị dọn sạch ngay trong đêm. Đây cũng là thời kỳ bóng đêm có thể thay đổi hoàn toàn cục diện trận chiến. Một ví dụ rất điển hình là trận hải chiến Jutland lớn nhất thời chiến tranh thế giới thứ I khi Hạm đội Grand thuộc hải quân Hoàng gia Anh giao chiến với Hạm đội Biển khơi của đế chế Đức. Nếu có radar thì hạm đội Đức đã không thể thoát khỏi cuộc truy sát của quân Anh và cuộc chiến có thể đã kết thúc sớm hơn.

Radar sau cùng đã loại bỏ những trở ngại nói trên mặc dù phải mất một thời gian dài để nghiên cứu và phát triển. Những thử nghiệm phát hiện vật thể với sóng radio đầu tiên được thực hiện vào năm 1904 bởi nhà phát minh người Đức Christian Hülsmeyer. Ông đã chứng minh khả năng phát hiện một con tàu trong điều kiện sương mù dày đặc nhưng không thể xác định khoảng cách so với máy phát. Ông được cấp bằng sáng chế cho phát minh này vào tháng 4 năm 1904 và sáng chế sau đó đã được Hülsmeyer cải tiến với khả năng ước lượng khoảng cách đến con tàu. Năm 1917, nhà phát minh Nikola Tesla đã đưa ra ý tưởng về những thiết bị giống radar, theo đó: "bằng việc sử dụng sóng điện từ, chúng ta có thể tạo ra một hiệu ứng điện trong mọi khu vực riêng biệt trên địa cầu và chúng ta có thể xác định vị trí lân cận hoặc hướng chuyển động, tốc độ chuyển động của vật thể chẳng hạn như tàu thuyền ngoài biển, v.v…"

Trong suốt những năm 1920 đến 1930, Mỹ, Đức, Pháp, Xô Viết và đặc biệt là Anh đã tập trung nghiên cứu về radar và công nghệ này được xem là một bí mật quân sự. Tuy nhiên, mặc dù đã bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu nhưng những hệ thống radar tốt nhất lúc bấy giờ chỉ có thể cung cấp thông tin về phương hướng của những vật thể lớn xuất hiện trong một khoảng cách gần. Những thông số về khoảng cách và độ cao so với mặt biển vẫn chưa thể tính toán được.

Trước khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, tất cả những nguồn lực đều được tập trung cho các hệ thống radar mặc dù một chiếc radar với khả năng xác định phương hướng, khoảng cách và độ cao so với mặt nước đã được xem là tiên tiến nhất lúc bấy giờ. Robert Watson Watt - một nhà cố vấn khoa học trong lĩnh vực truyền thông đã được mời đến Ban chiến tranh của Anh (BWC) để đánh giá về một chùm tia chết (death ray - trên lý thuyết là một chùm hạt hay một loại vũ khí điện từ). Những đóng góp của ông cộng với những phát triển của Anh về công nghệ vô tuyến đã mang lại một ưu thế dẫn đầu công nghệ cho người Anh và sau này họ đã chia sẻ với Mỹ cũng như các nước trong khối Cộng hòa.

Trận không chiến tại Anh diễn ra năm 1940 đã cho thấy tầm quan trọng chiến lược của radar. Mặc dù chỉ có cự ly hoạt động trong 10 dặm (16 km) nhưng hệ thống đã có độ phân giải đủ lớn để có thể phát hiện một máy bay ném bom hay tiêm kích đang đến gần. Quan trọng hơn, hệ thống đã được sử dụng để chỉ dẫn cho các máy bay tiêm kích của Anh chống lại không quân Đức ngay từ mặt đất trong khi máy bay Đức phải "đi săn" mục tiêu trên không.


Bước đột phá thật sự chỉ xuất khi một hệ thống radar nhận dạng hiện đại được tạo ra nhờ phát minh của sóng cực ngắn (vi ba) sử dụng trong nhà hay chính xác là từ thiết bị tạo ra sóng vi ba - magnetron. Magnetron được phát minh bởi John Randall và Harry Boot vào năm 1940 tại đại học Birmingham, VQ Anh. Đây là một thiết bị dạng ống chân không tạo ra sóng vi ba bằng sự tương tác của một dòng electron với một từ trường. Với hệ thống radar, magnetron mang lại độ chính xác cao hơn bởi nó có thể đo cự ly ở đơn vị cm thay vì m như bình thường. Sóng càng ngắn thì độ phân giải radar càng cao, giúp nó phát hiện những mục tiêu rất nhỏ. Tuy vậy, cự ly của radar vẫn chưa lớn, chỉ hơn 80 km.

Thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991) đã chứng kiến hoạt động hoạt động chiến đấu và phòng thủ trước mọi thứ từ tên lửa xuyên lục địa cho đến các đạo quân du kích. Do đó, công tác nghiên cứu và phát triển các hệ thống radar mới với tầm quét dài hơn, độ nhạy cao hơn và kích thước nhỏ gọn hơn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ngay sau đó, những chiếc radar hiện đại hơn đã xuất hiện với khả năng phát hiện một đầu đạn tên lửa được phóng từ 2 miền cực hoặc một người lính đang di chuyển lần mò trong đám cỏ.


Radar Artisan 3D trong phòng thử nghiệm.

Radar Artisan của BAE Systems là sản phẩm mới nhất của quá trình phát triển này. Đối với hệ thống, việc phát hiện một trái banh tennis bay ở vận tốc Mach 3 (3186 km/h) tại một khoảng cách 25 km không phải là điều khó khăn gì. Trên thực tế, trái banh tennis có thể so sánh như một đầu đạn tên lửa đối hạm và nó cần phải được phát hiện sớm và hoàn toàn trên chiến trường trước hoạt động gây nhiễu của đối phương.

Một câu hỏi vẫn được đặt ra là loại radar nào mạnh mẽ nhất. Đây là câu hỏi rất khó trả lời bởi nó phụ thuộc vào mục đích sử dụng của một hệ thống radar. Một khẩu súng radar của cảnh sát giúp tóm gọn những tay lái quá tốc độ lại rất khác biệt so với một hệ thống radar theo dõi trong không gian sâu. Mỗi hệ thống được thiết kế riêng cho từng nhiệm vụ khác nhau.

Thêm vào đó, những cải tiến về công nghệ có thể thay đổi cách thức hoạt động của một hệ thống radar. Chẳng hạn như một nghiên cứu gần đây cho thấy mạng lưới radar hàng không phức tạp và tiên tiến của Anh có thể được thay thế bằng một hệ thống mới với khả năng phân tích tín hiệu vô tuyến dội lại khi chúng đập vào máy bay.

Ngoài ra, chúng ta phải hiểu rằng radar cần phải hoạt động như một hệ thống. Nó không chỉ đơn thuần là một cột radar mà kèm theo đó là các thiết bị điện tử chống nhiễu, máy tính để phân biệt và theo dõi tín hiệu và tất cả đều có thể hoạt động với các hệ thống radar khác.


Artisan 3D trên một mô hình hàng không mẫu hạm lớp Queen Elizabeth.

Hiện tại, các tàu chiến thuộc lớp Daring của hải quân Hoàng gia Anh sở hữu hệ thống radar tiên tiến nhất. Các tàu đều sử dụng kết hợp giữa 2 hệ thống radar S1850M và SAMPSON. Những radar đa chức năng này đều hoạt động tự động và chúng có thể theo dõi 1000 mục tiêu tại một cự ly lên đến 400 km cũng như các tàu tàng hình và vật thể bên ngoài khí quyển, đồng thời cung cấp thông tin chỉ dẫn cho hệ thống phòng thủ Sea Viper và tên lửa Aster trang bị trên tàu.

Radar Artisan hiện đang được trang bị cho các tàu Type 23 như một phần của chương trình nâng cấp trị giá 100 triệu bảng Anh (152,28 triệu USD). Ngoài ra, hệ thống còn được sử dụng trên các tàu lưỡng cư, các hàng không mẫu hạm lớp Queen Elizabeth đang được chế tạo và các tàu chiến Type 26 dự kiến sẽ được đưa vào biên chế hải quân Hoàng gia vào năm 2020.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao Mỹ nhìn tàu chiến Nga "bằng nửa con mắt"

(Soha.vn) - Chuyên gia Nga liệu có quá tự ti khi cho rằng "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải"?

Trước đó, bên lề phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Martin Dempsey tỏ ra khá kiêu ngạo khi tuyên bố: "Nga là siêu cường nếu xét dưới góc độ vũ khí hạt nhân. Còn về lĩnh vực vũ khí thông thường, tôi không xếp họ vào danh sách những nước lớn".
Trong khi đó, ngay chính bản thân Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov cũng đánh giá thấp tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay: "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải!".
Vậy những yếu tố nào khiến năng lực của Hải quân Nga bị đánh giá thấp như vậy?

Sự chênh lệch về chất lượng giữa các tàu khu trục của Mỹ và Nga là điều không thể phủ nhận. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke ở một đẳng cấp hoàn toàn khác so với tàu chiến Nga.


Sự lão hóa

Có một thực tế là phần lớn các trụ cột cho sức mạnh tác chiến của Hải quân Nga hiện nay đều là những tàu chiến được đóng theo công nghệ đóng tàu những thập niên 70-80. Sự lạc hậu về công nghệ có thể được bù đắp bằng việc cập nhật những hệ thống mới nhưng sự già cỗi về tuổi tác thì không gì có thể bù đắp được.
Các tàu chiến của Hải quân Nga đang đóng quân ở Địa Trung Hải đều là những lão làng của hải quân thế giới. Tàu khu trục Smetlivy được đưa vào sử dụng từ năm 1969, tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev (lớp Udaloy) đưa vào hoạt động từ năm 1990, tàu khu trục Nastoychivyy(lớp Sovremenny) đưa vào hoạt động từ năm 1992, tàu đổ bộ Alexander Shabalin hoạt động từ năm 1986, tàu đổ bộ Đô đốc Nevelsky hoạt động từ năm 1975.

Những tàu chiến của Nga được thiết kế thiên về một nhiệm vụ nhất định, khiến nó trở nên yếu thế khi tác chiến độc lập. Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy.​

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Moskva được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Như vậy có thể thấy ngay rằng gánh nặng tuổi tác đang đè nặng các chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải. Trong khi đó, với lực lượng tàu khu trục của Mỹ đang áp sát Syria, chiếc “già nhất” là USS Barry (DDG-52) được đưa vào sử dụng từ năm 1992.
Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Nga chưa có một lớp tàu khu trục nào thực sự đẳng cấp, những tàu chiến được đóng mới gần đây đều là những tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn, chỉ phù hợp cho các nhiệm vụ phòng thủ ven biển. Xét về khía cạnh hiện đại hóa hải quân, Nga thậm chí còn thua cả Trung Quốc.


Sự chênh lệch về công nghệ

Những tàu chiến của Hải quân Nga đều được đóng theo công nghệ thập niên 70-80, so với những tàu khu trục được đóng theo công nghệ thập niên 90 của Mỹ thì sự tụt hậu về công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Mặc khác, hệ thống điện tử luôn là điểm yếu cố hữu của Nga, luôn có một khoảng cách nhất định về độ tinh vi giữa các hệ thống điện tử của Nga và Mỹ.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị loại radar mạng pha 3D AN/PSY-1 với các mảng ăng-ten được bố trí bao quát 360 độ xung quanh tàu.
Đây là một thiết kế đỉnh cao của công nghệ radar trên tàu chiến và trên thế giới không có loại có tính năng tương tự, Trung Quốc cũng đang cố gắng để tạo ra một hệ thống radar tương tự nhưng xem chừng còn rất lâu mới có thể đạt được một phần các tính năng của radar này.

Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga không có được.​

Điểm mạnh của radar này là sự tinh vi, nó có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft từ khoảng cách tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.
Tàu khu trục Nastoychivy, tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev cũng được trang bị radar 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 500km nhưng ăng-ten của các radar này phải quay xung quanh tàu để phát hiện mục tiêu. Như vậy, sẽ có một khoảng trống nhất định khi radar quét đủ một vòng xung quanh tàu, trong khi đó tàu chiến của Mỹ không bị hạn chế về điểm này.
Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất).
Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp được thiết kế để đối với tất cả các loại mục tiêu trên biển, trên không, dưới nước, mang lại khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Nói chung, Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới.
Chỉ riêng ở khía cạnh này thì không một tàu chiến nào của Nga có thể so sánh được. Aegis sẽ là hệ thống chiến đấu số 1 thế giới, ít nhất là trong nhiều thập kỷ nữa.


Sự đồng bộ hóa trong tác chiến không cao

Có một hạn chế của Hải quân Nga là họ phát triển quá nhiều lớp tàu chiến với nhiệm vụ, vũ khí, hệ thống điện tử tương đối khác nhau. Ví dụ, các tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy quá thiên về nhiệm vụ chống ngầm, tàu khu trục lớp Sovremenny lại quá thiên về nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tuần dương hạm tên lửa Moskva lại nhắm đến các tàu sân bay Mỹ.

Mỗi tàu chiến của Nga đều có hệ thống điện tử, vũ khí, hệ thống điều khiển riêng nên khả năng tương tác giữa chúng không cao.
Các tàu chiến Nga tỏ ra yếu thế khi hoạt động đơn lẻ nên cần phải có sự hỗ trợ của những tàu chiến khác. Trong khi đó, năng lực tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ chỉ tập trung vào 2 lớp tàu là tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga.
Những tàu này có hệ thống điện tử, vũ khí gần như tương đồng nhau, mỗi tàu có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cùng lúc. Hệ thống vũ khí trên tàu được thiết kế theo kiểu module, đơn cử như ống phóng MK41 có thể sử dụng để phóng tất cả các loại vũ khí, từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm. Chỉ có tên lửa chống hạm không thể phóng trong ống phóng thẳng đứng nên phải bố trí riêng mà thôi.
Mỗi tàu khu trục của Mỹ có thể mang theo tới 96 tên lửa các loại, tổng cộng 5 tàu khu trục có thể mang theo tới 480 tên lửa các loại. Trong khi đó, loại tàu chiến lớn nhất của Nga ở Địa Trung Hải là tuần dương hạm lớp Slava chỉ có thể mang theo tối đa 80 tên lửa các loại, những tàu khác chỉ có khả năng mang tối đa 56 tên lửa các loại và không có khả năng tấn công mặt đất.
Các tàu chiến của Mỹ khi hoạt động cùng nhau tạo nên sự tương tác nhiệm vụ rất cao, tạo nên mạng lưới tấn công và phòng thủ có chiều sâu. Trong khi đó khả năng tương tác giữa các tàu chiến Nga không cao do mỗi tàu có hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển riêng.
Nếu các tàu chiến Mỹ dồn tên lửa vào một tàu chiến Nga thì khả năng bị đánh chìm gần như 100%, trong khi đó, nếu tàu chiến Nga dồn tên lửa vào một tàu chiến Mỹ thì những tàu khác xung quanh hoàn toàn có thể can thiệp đánh chặn do họ sử dụng chụng một hệ thống điều khiển và vũ khí.
Xét về mặt lực lượng, các tàu chiến Nga đang đồn trú tại Địa Trung Hải hoàn toàn lép vế so với lực lượng tàu khu trục Mỹ, chưa kể đến tàu sân bay và các tàu ngầm tiến công hạt nhân khác ở dưới nước. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những so sánh mang tính lý thuyết, dựa trên các thông số kỹ thuật của tàu chiến đôi bên, bởi khi bước vào một cuộc chiến thực tế rất khó để nhận định ai sẽ thắng ai.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
10,200
Động cơ
536,693 Mã lực
Theo các chuyên gia VN thì với siêu tên lửa Moskit, P700 thì đàn ngan già của Nga thừa sức nhấn chìm toàn bộ hạm đội Mỹ tại Địa Trung Hải chỉ trong một nốt nhạc :). Nhận xét trên quá chủ quan khi ko tham khảo ý kiến các thần gió ở đây
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tuần dương hạm Moskva “át vía” dàn chiến hạm Mỹ

Chủ nhật 08/09/2013 13:47
ANTĐ - Ngày 5-9, trang tin Russia.rt dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ đã thay đổi lịch trình của biên đội tàu 3 chiếc, bao gồm tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục lớp Udaloy - Vice Almirante Kulakov và tàu dầu Ivan Bubnov. Thay vì ghé vào cảng Cabo Verde của Venezuela, tuần dương hạm Moskva đang chạy về hướng eo biển Gibralta.

Tuần dương hạm tên lửa Moskva - tàu chỉ huy Hạm đội biển Đen, rời Sevastopol vào ngày 2/7/2013, thực hiện sứ mệnh dẫn đầu biên đội bao gồm tàu khu trục lớp Udaloy - Vice Almirante Kulakov, thuộc Hạm đội phương Bắc và tàu chở dầu Ivan Bubnov, thuộc hạm đội Baltic đến thăm một số nước châu Mỹ. Ngày 03/ 8, tàu đã thăm cảng La Habana, Cuba, ngày 13/8, thăm cảng Corinto, Nicaragua sau khi chạy từ Cuba qua kênh Panama.
Khoảng vài ngày nữa, tuần dương hạm Moskva sẽ tiến vào Địa Trung Hải và đảm nhiệm chỉ huy tác chiến lực lượng Hải quân Nga tại khu vực, thay cho vai trò của tàu chống ngầm Đô đốc Panteleyev của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch tấn công Syria, soái hạm của hạm đội biển Đen xuất hiện ở gần hải phận Syria phần nào cho thấy quan điểm của Moscow trong vấn đề này.
Tuần dương hạm Moskva thuộc lớp Atlat (Атлант) tên mã NATO là Slava, thuộc đề án 1164. Lớp tàu này được đóng 4 chiếc, hiện 1 chiếc đã nghỉ hưu. Hiện có 3 tuần dương hạm Project 1164 lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga: Tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội biển Đen; tuần dương hạm Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, tuần dương hạm còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội biển Bắc.
Tuần dương hạm Moskva


Là tàu đầu tiên thuộc lớp Slava, Moskva được đóng từ năm 1976 tại nhà máy đóng tàu Kommunara ở Nikolayev. Được hạ thủy năm 1979 và chính thức được gia nhập biên chế hải quân ngày 30/1/1983, Slava nhanh chóng trở thành ngôi sao của hải quân Liên Xô. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga thành “người thừa kế” các siêu tuần dương hạm khủng này.
Do những biến cố chính trị, Slava trở lại nhà máy đóng tàu Nikolayev vào tháng 12/1990. Phải tới 10 năm sau, Slava mới trở lại biên chế Hải quân Nga với tên gọi Moskva. Ngay sau khi trở lại, Moskva thay thế tàu Đô đốc Golovko thuộc lớp Kynda, trở thành soái hạm của Hạm đội biển Đen.
Tuần dương hạm mang số hiệu 121 này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.800 tấn, đầy tải 11.490 tấn; chiều dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m; biên chế 485 người, trong đó có 38 sĩ quan. Moskva sử dụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, công suất 130.000Hp (95.600 KWT), đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7.500 hải lý (tương đương 13.200km), với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-25/27/28.
Hệ thống ống phóng tên lửa chống hạm P-500 Bazalt


Moskva có thể phối hợp với các tuần dương hạm động cơ hạt nhân lớp Kirov, để đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới, hộ tống hạm đội, hoặc phối hợp với các biên đội tàu mặt nước khác, tấn công các hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ cỡ lớn, phá hoại các tuyến giao thông trên biển và chi viện hỏa lực đối bờ. Khi được trang bị các đầu đạn hạt nhân, sức tấn công của Moskva sẽ được nâng cao rất mạnh, là một phương tiện răn đe hạt nhân cấp chiến thuật cực kỳ hữu hiệu.
Về vũ khí, Moskva được trang bị 16 quả tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”). Hệ thống phóng của nó được bố trí ở phần đầu tàu, bên trái 4 cụm, bên phải 4 cụm (mỗi cụm 2 ống phóng). Hiện nay P-500 và phiên bản nâng cấp của nó là P-1000 với tầm bắn 700km được coi là một trong những vũ khí tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
P-500 có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km, chiều dài 0,9m, đường kính 0,9m, có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân lượng nổ 350 kiloton, hoặc đầu đạn thường nặng 1000kg. Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa P-500 được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động; các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh tự động thông qua hệ thống điều khiển được liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Lắp đặt tên lửa tên lửa chống hạm P-500 Bazalt

Về vũ khí phòng không, tàu được trang bị chủ yếu là 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble), là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU. Loại tên lửa có tầm bắn 150km với máy bay và 30km với tên lửa đạn đạo, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí ở phía sau tàu, trái, phải mỗi bên 4 ống.
Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 2 cụm 2 ống loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M” (NATO gọi là SA-N-4 “Gecko”) với cơ số 40 quả tên lửa. Loại tên lửa này có chiều dài 3,2m, đường kính 0,21m, tầm bắn 15km, độ cao tác chiến 12km, vận tốc phóng lên tới 2,5Mach.
Moskva lắp đặt 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối, có tầm bắn 5 km, tốc độ bắn 3000 phát/phút và 1 pháo hạm 2 nòng AK-130 loại 130mm, tầm bắn 29km với tên lửa hành trình, 17km với máy bay, tốc độ bắn 40 phát/phút. Đây là những vũ khí rất quan trọng giúp nó chống trả những cuộc tấn công của máy bay tầm thấp và tên lửa hành trình.

Cận cảnh hệ thống S-300FM

Về vũ khí chống ngầm, Moskva được trang bị 2 cụm, mỗi cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 cụm, mỗi cụm 6 ống phóng tên lửa săn ngầm nước sâu RBU6000 có tầm bắn 6km (48 quả). Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 8 cụm 10 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-10 và 2 cụm 2 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-2.
Về radar tìm kiếm, tàu được trang bị radar tìm kiếm 3D đối không Voskhod MR-800 (Top Pair) làm việc ở dải tần C/D-band, cự ly sục sạo trên không, đối với các mục tiêu bay lớn (máy bay ném bom) là 366km, đối với các mục tiêu bay có tiết diện phản xạ radar dưới 2m2 (dạng tàng hình) là 183km; radar 3D đối hải/đối không Top Steer hoặc Top Plate, làm việc ở dải tần D/F-band; 3 thiết bị dẫn đường Palm Frond, làm việc ở dải tần I-band.
Tàu còn được trang bị một số loại radar điều khiển tên lửa như: radar Front Door điều khiển tên lửa P-500 Bazalt, làm việc ở dải tần F-band; radar Top Dome điều khiển tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F, làm việc ở dải tần J-band; 2 radar Pop Group điều khiển tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M”, làm việc ở dải tần F/H/I-band.

Hệ thống pháo hạm AK-130

Các loại radar điều khiển pháo hạm là: radar Bass Tilt điều khiển pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm, làm việc ở dải tần H/I-band; radar Kite Screech điều khiển pháo hạm 2 nòng 130mm, làm việc ở dải tần H/I/K-band.
Tàu còn được lắp đặt 2 thiết bị nhận biết địch - ta Salt Pot A và Salt Pot B; 2 thiết bị nhận biết địch - ta Long Head; sonar tìm kiếm chủ động làm việc dải sóng trung tần (MF) + thấp tần (LF) Bull Horn và Steer Hide.
Ngoài ra, nó còn một số thiết bị chỉ huy điện tử - quang học như: 2 thiết bị Tee Plinth hoặc 3 thiết bị Tilt Pot; hệ thống tiếp nhận thông tin vệ tinh/nhập số liệu mục tiêu Punch Bowl; 2 hệ thống truyền số liệu Bell Crown và Bell Push; 8 thiết bị gây nhiễu/đối kháng điện tử Side Globe; 4 thiết bị trinh sát điện tử/âm thanh Rum Tub.
Với kho vũ khí chống hạm và phòng không cực kỳ uy lực, đồng thời khả năng chống ngầm và đánh chặn tên lửa rất mạnh, tuần dương hạm Moscow có khả năng đảm nhận hầu như toàn bộ các nhiệm vụ tác chiến, trong đó các tàu sân bay là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của P-500 Bazalt, còn S-300F sẽ hạ sát các máy bay chiến đấu trước khi chúng bay đến tầm phóng của tên lửa không đối hạm. Vì vậy, tuần dương hạm Nga hiện là sát thủ săn tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Theo các chuyên gia VN thì với siêu tên lửa Moskit, P700 thì đàn ngan già của Nga thừa sức nhấn chìm toàn bộ hạm đội Mỹ tại Địa Trung Hải chỉ trong một nốt nhạc :). Nhận xét trên quá chủ quan khi ko tham khảo ý kiến các thần gió ở đây
Vì giàn tàu Nga ở đấy quá ít mà
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá tàu chiến Nga “nhỏ mà có võ” tới Syria

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Nga sẽ điều thêm 2 tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ tới bờ biển Syria vào cuối tháng 9 sau khi đưa tới đây hàng loạt chiến hạm lớn.



Hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin, tàu khu trục tên lửa lớp Kashin mang tên Smetlivy sẽ rời căn cứ Sevastopol của Hạm đội Biển Đen trong khoảng thời gian từ ngày 12-14/9 lên đường tới khu vực Địa Trung Hải làm nhiệm vụ.
Sau chuyến đi của tàu Smetlivy tới Địa Trung hải, tới ngày 17/9 thì tàu tuần dương tên lửa Moskva sẽ đến bờ biển Địa Trung Hải lãnh nhiệm vụ chỉ huy đội tàu Hải quân Nga từ khu trục Đô đốc Panteleyev. Và ngày 29/9, 2 tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Ivanovets và Sthil sẽ tới bờ biển Syria làm nhiệm vụ. Đây có lẽ là 2 tàu chiến nhỏ đầu tiên của Nga có mặt gần Syria sau một loạt sự điều chuyển các tàu tuần dương, khu trục của Hải quân Nga tới Syria.
Trong đó, tàu hộ tống Ivanovets (số hiệu 954) thuộc lớp tàu Project 12411 (NATO định danh là Tarantul III) được đưa vào phục vụ năm 1989. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 549 tấn, dài 56m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 50 người.
Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp 2 động cơ tuốc bin khí M-70 (công suất 12.000 mã lực/chiếc) và 2 động cơ diesel M510 (công suất 4.000 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ rất cao trên mặt nước, 78km/h.
Tàu hộ tống tên lửa Project 12411 Tarantul III.

Về mặt hỏa lực, tàu được trang bị 4 ống phóng tên lửa lắp đạn chống tàu mặt nước siêu thanh 3M80 Moskit (hoặc gọi là P-270 hoặc theo định danh của NATO là SS-N-22).
Đạn 3M80 Moskit dài 9,3m, đường kính thân 0,8m, sải cánh 2,1m, nặng 4,15 tấn, đạt tầm phóng từ 10-120km, tốc độ hành trình vượt âm thanh tới 2.800km/h, lắp đầu nổ xuyên nặng 300kg, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Ở pha cuối tiếp cận mục tiêu, tên lửa bay chỉ cách mặt nước biển khoảng 20m. Trong hành trình bay, đạn tên lửa có thể tiếp nhận thông tin dẫn đường từ tàu chiến khác, trực thăng, máy bay tuần tra biển…
Hỏa lực còn lại của tàu gồm pháo hạm bắn nhanh AK-176M cỡ 76,2mm, 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630 cùng bệ phóng tên lửa đối không tầm thấp Strela hoặc Igla.
Về phần chiếc tàu hộ tống Sthil (số hiệu 620) thì thuộc lớp Project 12341 Ovod (NATO định danh là Nanuchka III). Lớp tàu này lớn hơn so với Project 12411, có lượng giãn nước toàn tải khoảng 671 tấn, dài 59,3m, rộng 12,6m, thủy thủ đoàn 60 người.
Tàu được trang bị 3 động cơ diesel với tổng công suất 30.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 59km/h.
Tàu hộ tống tên lửa Project 12341 Ovod.

Project 12341 Ovod trang bị 6 ống phóng tên lửa chứa đạn chống tàu mặt nước cận âm P-120 Malakhit (NATO định danh là SS-N-9 Siren). P-120 nặng 2,95 tấn, dài 8,8m, đường kính thân 0,76m. Đạn được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình chính và động cơ đẩy tăng cường nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tới 110km, mang đầu đạn sức công phá mạnh nặng 500kg.
Ngoài tên lửa, Project 12341 Ovod còn trang bị một pháo hải quân AK-176 cỡ 76,2mm (đặt ở đuôi tàu), một pháo phòng không AK-630 và một tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K33M OSA-M (cơ số 20 đạn) được lắp ở trước tháp chỉ huy. Đạn tên lửa của tổ hợp OSA-M có tầm bắn khoảng 15km, độ cao diệt mục tiêu 12km.
Nhìn chung, hỏa lực của tàu Ivanovets và Sthil mạnh mẽ trong tác chiến chống tàu mặt nước, tuy nhiên khả năng phòng không lại không quá mạnh. Nhưng trong tác chiến cùng nhóm tàu lớn của Hải quân Nga hiện diện ở gần Syria thì các tàu khác có thể bổ sung, bù lấp điểm yếu này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đụng độ ở Địa Trung Hải: Nga thua, Mỹ thiệt hại nặng nề

(Soha.vn) - Mỹ với tàu sân bay và tàu khu trục lớp Arleigh Burke sẽ đè bẹp được Nga với tàu tuần dương tên lửa Moskva, lớp Slava trong cuộc đối đầu ở Địa Trung Hải?

Tình hình căng thẳng tại Syria đã vô tình tạo nên sự đối đầu giữa lực lượng hải quân Mỹ và Nga trong một khu vực nhỏ hẹp tại Địa Trung Hải. Tất nhiên, cả hai nước hoàn toàn không có ý định gây chiến với nhau chỉ vì một lí do ‘nhỏ nhặt’ như Syria.
Tuy vậy, giả sử có chiến tranh nổ ra giữa 2 bên, thì phương thức tác chiến của mỗi bên sẽ như thề nào? Yếu tố nào là lợi thế của mỗi bên và có ảnh hưởng ra sao đến kết cục của cuộc chiến?
Mỹ ăn điểm ở số lượng vũ khí
Về số lượng, rõ ràng Mỹ vượt trội, với 2 phương tiện chiến đấu chính là tàu sân bay và tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Về phía Nga, sức mạnh của họ tập trung chủ yếu vào tàu tuần dương tên lửa Moskva, lớp Slava.

Tấn công
Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật, Slava có khả năng diệt hạm vượt trội so với Arleigh Burke. Tên lửa P500 có tầm bắn 500km và đầu đạn nặng 1 tấn, so với Harpoon chỉ có tầm bắn 120km và đầu đạn 200kg. Do đó, trên lý thuyết, Slava có thể tấn công Arleigh Burke trước từ khoảng cách xa mà Arleigh Burke không thể bắn trả.
Tuy nhiên có một yếu tố ít được nhắc đến, đó là độ cong của Trái Đất. Độ cong này có nghĩa là ở một khoảng cách nhất định, mục tiêu sẽ bị Trái Đất che khuất khỏi tia radar của đối phương. Vì vậy, radar đặt trên tàu chiến, cho dù có công suất mạnh đến đâu, cũng chỉ có thể phát hiện một tàu chiến khác ở một khoảng cách giới hạn. Ví dụ với một tàu chiến có radar đặt ở độ cao 20m, mục tiêu là một tàu chiến khác cũng có chiều cao 20m, thì khoảng cách này chỉ khoảng 40km.

Độ cong của Trái Đất khiến cho mục tiêu nằm trong ‘vùng khuất’ của radar ở một khoảng cách nhất định
Do đó, nếu Slava chỉ tác chiến một mình thì tầm bắn của P500 có lớn đến đâu cũng là vô nghĩa vì nó chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở một khoảng cách giới hạn. Ngoài ra, giả sử Slava nắm được thông tin toạ độ của mục tiêu và phóng tên lửa, nó cũng không thể theo dõi mục tiêu và cập nhật thông tin dẫn đường cho tên lửa trong quá trình bay. Bản thân P500 được trang bị radar riêng của mình. Tuy nhiên, radar này rất nhỏ và có công suất yếu hơn nhiều so với radar trên máy bay hoặc tàu chiến. Và tất nhiên, nó cũng bị giới hạn bởi độ cong của Trái Đất. Vì vậy nó chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn cuối, khi tên lửa tiếp cận mục tiêu.
Cách tốt nhất để vượt qua giới hạn này là sử dụng sử dụng máy bay để phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Vẫn như ví dụ trên, với mục tiêu có chiều cao 20m, nhưng một máy bay đang bay ở độ cao 10km có thể phát hiện ra nó từ khoảng cách tối đa đến trên 400km.
Trong thực tế chiến đấu, Slava cần sự phối hợp với các phương tiện bay khác, như máy bay trinh sát tầm xa Tu-95RT hay các trực thăng đi theo tàu, trong vai trò tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa. Tu-95RT có vai trò cực kì quan trọng trong Hải quân Liên Xô trước đây, và cũng là một mục tiêu được ưu tiên rất cao của Không lực Hải quân Mỹ nếu có chiến tranh nổ ra.

Chiến đấu cơ F-14 Tomcat từ tàu sân bay Enterprise đang xua đuổi 1 chiếc Tu-95RT bên trên Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh
Tại Địa Trung Hải, Hải quân Nga cũng sẽ phụ thuộc vào những máy bay này nếu muốn tấn công hạm đội Mỹ. Trong khi đó, vùng trời bên trên khu vực này hoàn toàn do Mỹ và đồng minh làm chủ, không chỉ bởi vì các tàu sân bay của Mỹ mà còn vì bên bờ Địa Trung Hải có rất nhiều nước đồng minh NATO như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Gilbraltar (thuộc Anh). Tu-95RT hay trực thăng đều là những mục tiêu rất chậm, không có khả năng tự vệ trước các chiến đấu cơ. Nga lại không có tàu sân bay hoặc sân bay nào gần khu vực để có thể xuất kích chiến đấu cơ của mình.
Cách Hải quân Mỹ tác chiến hạm đối hạm hoàn toàn khác. Mặc dù các tàu chiến nổi của họ cũng được trang bị tên lửa diệt hạm nhưng nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ tàu sân bay. Vai trò tiêu diệt tàu chiến của đối phương do các chiến đấu cơ trên tàu sân bay đảm trách. Ngoài lợi thế hiển nhiên không bị giới hạn bởi độ cong của Trái Đất, máy bay còn có lợi thế về số lượng và khả năng cơ động. Hàng chục máy bay có thể phối hợp cùng phóng tên lửa từ nhiều hướng khác nhau. Nếu sử dụng tàu chiến để phóng tên lửa diệt hạm, số lượng tên lửa có thể tương đương, nhưng hướng tấn công bị hạn chế và có thể đoán được.
Phòng thủ
Trong tác chiến trên biển hiện nay, hệ thống phòng vệ bắn chặn tên lửa diệt hạm đóng vai trò rất quan trọng, vì rất khó để đảm bảo việc tiêu diệt được tất cả các phương tiện (máy bay, tàu chiến) của đối phương trước khi chúng kịp phóng tên lửa. Tàu chiến Mỹ có 2 lớp bảo vệ, lớp bên ngoài là hệ thống tên lửa ESSM, với tầm bắn tối đa 50km. Lớp bên trong là súng phòng không đa nòng Phalanx, tầm bắn 2km, hoặc tên lửa SeaRam, tầm bắn 7.5km. Trên Slava chỉ có một lớp phòng thủ chống tên lửa là súng phòng không đa nòng AK-630, với tầm bắn tối đa 5km.

Súng phòng không AK-630

Hệ thống tên lửa phòng vệ ESSM

Hệ thống phòng vệ tầm gần SeaRAM
Vũ khí
Như đã nói ở trên, vũ khí diệt hạm chính của phía Nga là tên lửa P500. Nó có lợi thế về tốc độ siêu âm, đầu đạn lớn, và tầm bắn (trong điều kiện có máy bay trinh sát hỗ trợ). Với vận tốc lên đến 850 m/s, hệ thống SeaRam chỉ có gần 9 giây để bắn chặn P500.
Về phía Mỹ, các loại vũ khí diệt hạm chính là tên lửa Harpoon hoặc SLAM-ER. Harpoon có tầm bắn 120km, trong khi SLAM-ER là 240km. Cả 2 đều là tên lửa hạ âm. Về kỹ thuật, cả 2 đều chỉ có tầm bắn bằng 25% và 50% của P500. Tuy nhiên, về tác chiến, do được gắn trên máy bay, tầm bắn của hạm đội Mỹ có thể tương đương, thậm chí vượt trội so với hạm đội Nga. Ví dụ như với F/A-18E/F, tầm hoạt động của nó khoảng hơn 700km, như vậy hạm đội Mỹ có thể tấn công đối phương từ khoảng cách tối đa gần 1.000km.
Ngoài ra, SLAM-ER còn có một ưu điểm là nó sử dụng cảm biến nhận diện hình ảnh thay vì radar như P500 hay Harpoon, vì vậy, nó miễn nhiễm với các biện pháp gây nhiễu, chế áp điện tử, đồng thời giúp tăng độ chính xác của tên lửa. Tên lửa có thể lựa chọn một vị trí cụ thể trên tàu đối phương để tấn công, thường là trung tâm chỉ huy tác chiến.

SLAM-ER dựa vào cảm biến hình ảnh thay vì radar như đa số tên lửa diệt hạm khác
Tuy nhiên, về tốc độ thì P500 vẫn nắm ưu thế rõ rệt. Tốc độ cao không chỉ tăng khả năng xuyên thủng hệ thống phòng vệ của mục tiêu, mà bản thân động năng tạo ra bởi tốc độ cao đó cũng có thể gây ra thiệt hại lớn. Ngay cả khi P500 bị bắn trúng ở khoảng cách ngắn, thì vẫn có khả năng nó tiếp tục lao vào mục tiêu nhờ vào động năng còn lại. Đó là lí do Mỹ đang thay thế dần Phalanx bằng SeaRam với tầm bắn cao hơn.
Yếu tố khác
Trên thực tế, không phải mọi yếu tố đều có vẻ bất lợi cho phía Nga. Đối với Hải quân Mỹ, môi trường tác chiến tối ưu nhất cho họ là ở những vùng đại dương rộng lớn như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. Vùng biển Địa Trung Hải tương đối nhỏ hẹp để họ có thể phát huy hết mọi ưu thế của mình, ví dụ như họ buộc phải chấp nhận duy trì một khoảng cách tương đối gần với hạm đội Nga.
Phía Nga có thể sử dụng yếu tố bất ngờ để gây thiệt hại tối đa cho phía Mỹ bằng cách tấn công trước. Tận dụng khoảng cách ngắn giữa hai hạm đội và tốc độ cao của tên lửa, tàu chiến Nga có thể bắn trúng tàu chiến Mỹ trước khi bị tấn công. Mặc dù kết quả cuối cùng có thể phía Mỹ vẫn thắng thế, nhưng ít nhất họ cũng phải chịu thiệt hại đáng kể.
Một yếu tố quan trọng nữa được bỏ qua trong phân tích này là lực lượng tàu ngầm. Chúng có thể đóng vai trò then chốt cả trong việc trinh sát và trực tiếp tấn công. Tuy nhiên, do không có thông tin cụ thể về số lượng, chủng loại tàu ngầm đang hiện diện trong khu vực, vì vậy yếu tố này tạm thời không được tính đến.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga trang bị “giáp trụ” Pantsir cho tàu chiến

(Kienthuc.net.vn) - Nga đang thiết kế biến thể hải quân hệ thống pháo – tên lửa Pantsir trang bị trên các chiến hạm.



RIA Novosti dẫn lời lãnh đạo Cục thiết kế KBP cho biết, biến thể hải quân của hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir sẽ đi vào phục vụ trong Hải quân Nga trong 2 năm nữa.
“Bộ quốc phòng rất quan tâm tới biến thể dành cho hải quân của Pantsir. Và đã có quyết định rằng một số tàu khu trục và tàu cỡ lớn sẽ được hiện đại hóa để trang bị hệ thống”, Giám đốc điều hành Cục thiết kế KBP Dmitry Konoplev cho biết.
“Tôi nghĩ rằng nó sẽ được thực hiện trong tương lai gần, trong vòng một hoặc 2 năm tới”, ông này nói thêm.
Pantsir thiết kế với hệ thống pháo và tên lửa cùng radar điều khiển hỏa lực.

Biến thể mặt đất của Pantsir là một hệ thống phòng không kết hợp hỏa lực pháo – tên lửa gồm một xe bánh lốp lắp radar điều khiển hỏa lực và tổ hợp ngắm quang điện, 2 pháo 30mm và hàng chục tên lửa tầm ngắn 57E6 điều khiển bằng lệnh vô tuyến.
Hệ thống Pantsir được thiết kế để tiêu diệt mọi loại mục tiêu bay thấp bao gồm tên lửa hành trình và máy bay, phạm vi hỏa lực hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tới 20km.
Một biến thể đặt trên khung gầm xe bánh xích đang được Tập đoàn Vũ khí Chính xác cao Nga phát triển và sẽ đưa vào phục vụ trong lực lượng Lục quân và Lính dù Nga trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Vũ khí Chính xác cao đã bắt đầu thực hiện công việc phát triển hệ thống Pantsir thế hệ kế tiếp, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một hệ thống Pantsir hoàn toàn mới trong khoảng 3 năm nữa. Đặc tính kỹ thuật của nó sẽ hoàn toàn vượt trội so với hệ thống hiện có”, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vũ khí Chính xác cao Alexander Denisov nói với RIA Novosti.

Hải quân Trung Quốc sắp thử nghiệm pháo lade

(Kienthuc.net.vn) - Theo tờ Reference News, Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch thử nghiệm hệ thống pháo lade gắn trên tàu chiến.



Dưới sự lãnh đạo của Qian Xuesen – nhân vật nổi bật trong chương trình tên lửa và không gian vũ trụ Trung Quốc, nước này bắt đầu phát triển vũ khí lade từ những năm 1960. Quốc gia này đã phát triển và xây dựng trung tâm về công nghệ lade Shenguang I, Shenguang II và Shenguang III.
Reference News cho biết thêm rằng, trong năm 2009 Quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm khẩu pháo lade trong việc chống lại cuộc tấn công bằng đạn rocket.
Tàu thử nghiệm vũ khí số hiệu 891 sẽ dùng để thử vũ khí lade.

Cũng theo tờ này, pháo lade trang bị trên tàu chiến Trung Quốc có thể sử dụng chống lại máy bay, tên lửa và vệ tinh Mỹ trong cuộc xung đột tiềm năng.
Chiếc tàu được dùng cho cuộc thử nghiệm vũ khí lade được cải tạo từ tàu lớp Dahua với số hiệu thân tàu 909. Nhưng hiện tại nó được đánh số 891, con tàu có lượng giãn nước toàn tải khoảng 6.000 tấn. Với tốc độ 20 hải lý/h, thủy thủ đoàn 80 người, con tàu được thiết kế để thử nghiệm hệ thống radar, vũ khí cho hải quân trước khi trang bị trên tàu chiến.
Các hệ thống tên lửa hành trình đối đất DH-10, tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9, HHQ-10 và hệ thống phóng thẳng đứng đều được thử nghiệm trên tàu này từ năm 2002 trước khi trang bị trên tàu chiến.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hé lộ nhiệm vụ của siêu hạm Type 055 Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Siêu tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc sẽ đảm nhiệm vai trò tác chiến ở trên khắp thế giới và làm “ô bảo vệ” tàu sân bay.



Siêu tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc sẽ đảm nhiệm vai trò tác chiến ở trên khắp thế giới và làm “ô bảo vệ” tàu sân bay.
Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, các doanh nghiệp đóng tàu nước này được cho là đang phát triển tàu khu trục thế hệ mới định danh tên lớp là Type 055. Con tàu có thể có lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn biến nó trở thành tàu khu trục lớn thứ 2 thế giới, sau siêu hạm DDG-1000 của Mỹ.
Hiện, Type 055 là dự án quan trọng nhất trong việc phát triển tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Trung Quốc, là trọng tâm của kế hoạch phát triển hải quân trong giai đoạn “5 năm lần thứ 12”. Type 055 có năng lực tác chiến đa năng, tổng hợp, toàn diện, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tương lai đối với Hải quân Trung Quốc.
Ảnh đồ họa siêu hạm Type 055.

Nhiệm vụ của Type 055 không giống so với những tàu khu trục thông thường trước đó của Trung Quốc. Theo đó, Type 055 có khả năng hoạt động viễn dương, thậm chí tới những vùng biển xa trên khắp thế giới, đồng thời có thể phối hợp tác chiến với nhóm các tàu sân bay.
Trong cụm tác chiến tổng hợp trên biển hợp nhất, Type 055 sẽ thực hiện nhiệm vụ tàu chỉ huy, có thể chỉ huy vài biên đội tác chiến chiến thuật trên mặt biển và nhiều tàu ngầm, nhiều lượt máy bay trên không tiến hành tác chiến liên hợp, có khả năng tiếp nhận và phát tín hiệu thông tin thu nhận được từ các trạm vệ tinh.
Trong phối hợp tác chiến với nhóm tàu sân bay, tàu khu trục Type 055 còn có thể đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không, chống hạm, săn ngầm.
Siêu hạm Type 055 được thiết kế kiến trúc thượng tầng hình kim tự tháp khá đặc biệt nhằm tối ưu cho khả năng tàng hình. Hệ thống anten được tích hợp bên trong kiến trúc thượng tầng thay vì gắn bên ngoài. Điều này không ngoài mục đích tăng yếu tố tàng hình tốt hơn.
Trên nền tảng của radar mảng pha Type 346A trang bị trên Type 052D, tàu khu trục Type 055 sẽ sử dụng hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động thế hệ mới, cự ly dò tìm lên đến 600km. Nó có thể giám sát hàng trăm mục tiêu, tự động phân phối mục tiêu cho các đơn vị tác chiến tương ứng, từ đó tạo thành hệ thống tác chiến tổng hợp.
Thân tàu Type 055 có nét khá giống với siêu hạm DDG-1000 của Mỹ và kiến trục thượng tầng độc đáo.

Hệ thống động lực chính của Type 055 là biến thể cải tiến của động cơ tuốc bin khí Type QC-280 do Trung Quốc tự sản xuất, nhưng sẽ lần đầu tiên áp dụng phương thức đẩy bằng điện nặng.
Tàu Type 055 được phát triển trên nền tảng tàu khu trục Type 052D của Hải quân Trung Quốc, chính vì vậy hệ thống pháo hải quân PJ-38 cỡ 130mm của Type 052D cũng sẽ là pháo chủ lực cho Type 055. Pháo này có hệ thống nạp đạn tự động, thích hợp với nhiều loại đạn, tốc độ bắn khoảng 40 phát/phút, tầm bắn 29,5 km.
Cũng như Type 052D, Type 055 chắc chắn sẽ trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (gồm 64 ống) có thể bắn nhiều loại tên lửa gồm: phòng không tầm xa HQ-10; tên lửa đối đất; tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83.
Hỏa lực phòng không tầm thấp của Type 055 có thể trang bị hệ thống pháo lade, một loại tên lửa tầm ngắn định danh là HQ-26. Trước đó cũng đã có nguồn tin cho rằng, Type 055 trang bị tổ hợp pháo cao tốc Type 1130 CIWS tương tự loại trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Với hệ thống hỏa lực như vậy, Thời báo Hoàn Cầu nhận định, hỏa lực của Type 055 gấp 3-5 lần so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke và gấp 2 lần hỏa lực tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ.
Type 055 trang bị tên lửa đối không tầm xa HQ-10. Ảnh minh họa

Cũng theo báo chí Trung Quốc, gần đây nước này đã hạ thủy chiếc tàu khu trục Type 052D thứ 3. Đây là loại tàu khu trục tên lửa đa năng mới được phát triển trên nền tảng Type 052C, trang bị hệ thống phóng thẳng đứng gồm 64 ống (lắp đạn tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 hoặc tên lửa đối đất), pháo hải quân cỡ 130 mm, hệ thống tác chiến chỉ huy tổng hợp mới, tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62 hoặc YJ-83 và hệ thống radar mảng pha chủ động Type 346A.
Việc tàu sân bay Liêu Ninh của nước này chính thức đi vào sử dụng đã đặt ra yêu cầu cao hơn đối với hải quân, đó chính là cần có một lực lượng phòng không, săn ngầm mạnh mẽ để tiến hành bảo vệ tàu Liêu Ninh. Do vậy, Type 055 có thể coi là “chiếc ô bảo vệ” cho tàu sân bay trong tác chiến viễn dương tương lai.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến hạm tấn công toàn cầu Type 26 của Anh

(Vũ khí) - Có tới 8 quốc gia khác nhau đang xem xét mua loại chiến hạm tấn công toàn cầu (GCS) Type 26 của hãng BAE Systems (Anh) phát triển, bao gồm cả một biến thể hệ thống phòng không trên hạm mà ngay cả Hải quân Anh hiện nay cũng chưa trang bị, tờ Blomberng cho biết hôm 10/10.



"Các chiến dịch xuất khẩu đang diễn ra rầm rộ với tổng cộng hơn 30 tàu chiến, tất nhiên là không chắc tất cả đều đạt được như kết quả mong muốn", ông Commodore Steve Braham, người đứng đầu mảng tiếp thị xuất khẩu tàu chiến của BAE Systems cho biết. Tuy nhiên, ông không tiết lộ tên của 8 quốc gia mua tàu tiềm năng.

Chính phủ Anh đã thực hiện hàng loạt những nỗ lực lớn để thu hút các khách hàng mua tàu chiến thiết kế mô đun mới của họ và giảm chi phí thiết kế sau khi các chương trình xuất khẩu khác bị "ế ẩm" vì giá quá cao. Chiến hạm Tấn công Toàn cầu GCS Type 26 dự kiến sẽ thay thế cho những tàu hộ tống Type 23 đang phục vụ trong Hải quân Anh hiện nay sau năm 2023.
Mô hình thiết kế Chiến hạm Tấn công Toàn cầu Type 26 tại triển lãm quốc phòng DSEI 2013 Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn nhất định đối với nhà đóng tàu của Anh, khi mà chính phủ nước này vẫn chưa chính thức cam kết mua 13 chiến hạm Type 26 đến giữa thập kỷ này.

Anh cũng đang xúc tiến xuất khẩu các thiết bị dùng để nâng cấp tàu hộ tống Type 23 mà sau này sẽ thay thế bằng Type 26, bao gồm radar giám sát của BAE Systems, một hệ thống giám sát điện tử của Thales SA (HO) và một hệ thống tên lửa phòng không trên hạm do tập đoàn quốc phòng MBDA của châu Âu phát triển.
Trong nỗ lực này, ông Braham nói rằng, chiến hạm Type 26 sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hơn khi hệ thống tên lửa Sea Ceptor đang phát triển sẽ được hoàn thiện.

Việc sản xuất các tàu Type 26 cho khách hàng nước ngoài, có lẽ cũng sẽ được thực hiện ở ngay đất nước họ, hoặc là theo thỏa thuận hợp tác giữa BAE Systems và một nhà máy đóng tàu ở quốc gia đối tác thông qua một thỏa thuận cấp phép.

Theo tiết lộ của ông Braham, ngoài các phiên bản đa năng và tác chiến chống hạm, ít nhất có một khách hàng đang xem xét biến thể phòng không của chiến hạm Type 26.
Biến thể mới của Type 26 có sàn đáp đủ rộng cho một trực thăng vận tải Chinook hạ cánh Chiến hạm tấn công toàn cầu Type 26 có chiều dài 148m, lượng rẽ nước là 5.400 tấn, tàu được ứng dụng công nghệ tàng hình tiên tiến để "bịt mắt" các hệ thống radar của đối phương. Các silo phóng thẳng đứng cho một loạt các loại vũ khí, ví dụ như tên lửa hành trình, sẽ được đặt lên khoang tàu với một bệ pháo cỡ nòng trung bình.

Nhà chứa trên khoang sẽ chứa được một trực thăng Merlin hoặc một chiếc Wildcat và thậm chí còn có thể mở rộng để có thể cho một trực thăng Chinook hạ cánh, cũng như sẽ có thêm cả không gian để bố trí máy bay không người lái, các phương tiện lặn dưới nước hoặc các thiết bị đặc biệt khác.

Các tàu chiến Type 26 được đánh giá sẽ là xương sống của Hải quân Hoàng gia Anh trong nhiều thập kỷ tới.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Indonesia đặt mua hệ thống giống SIGMA 9814 Việt Nam?

(Vũ khí) - Hải quân Indonesia vừa đặt mua phiên bản mới nhất của hệ thống quản lý chiến đấu Thales TACTICOS để lắp đặt lên các tàu hộ tống tên lửa lớp SIGMA mới.


Tàu chiến SIGMA của Hà Lan

Phát biểu tại hội nghị triển lãm quốc phòng DSEI 2013 diễn ra ở London (Anh) hôm 10/9, Giám đốc phát triển kinh doanh các hệ thống hải quân của Thales, ông Boudewijin Geerink nói rằng, Indonesia đã chính thức ký kết một hợp đồng mua hệ thống MK4 cho các tàu hộ tống SIGMA mới của họ.

Trong năm 2012, Indonesia đã đặt mua thêm 2 tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường SIGMA 10514 từ hãng đóng tàu Damen của Hà Lan để tăng cường sức mạnh cho hạm đội của mình. Kế hoạch cung cấp chiếc đầu tiên được dự kiến vào đầu năm 2016 và chiếc thứ hai sau đó 9 tháng.

Trước đây, Hải quân Indonesia cũng đã đặt mua và đưa vào trang bị 4 tàu hộ tống tàng hình SIGMA.
Những sát thủ diệt hạm làm ứng viên cho Sigma Việt Nam TACTICOS là một phát triển của hệ thống quản lý chiến đấu mô đun, phù hợp với nhiều cấu hình và nhiều loại tàu chiến khác nhau. Trong đó, phiên bản TACTICOS MK4 là một phát triển mới nhất của Thales, có nhiều tính năng mới với các đặc điểm sử dụng bàn điển khiển màn hình đơn nhất và tăng cường phần mềm đồ họa.

Ông Geerink giải thích rằng, giao điện điều khiển màn hình đơn rộng 30 inch được thiết kế để cung cấp một loạt hình ảnh tối tưu cho mắt người, và cung cấp một giao diện đồ họa tương tác với các thao tác điều khiển thông thường.

"Với hệ thống MK4 mới, các hoạt động an ninh hàng hải và chiến đấu đều có thể được thực hiện trên một giao diện duy nhất. MK4 trực quan hơn và đáp ứng tiêu chuẩn tương tác của các sỹ quan trẻ", ông Geerink nói.

Công nghệ TACTICOS đã được sử dụng trên khoang của hơn 160 con tàu khác nhau, từ tàu tuần tra đánh chặn nhỏ đến các tàu hộ tống và tàu khu trục cỡ lớn của hơn 20 quốc gia khác nhau, bao gồm Hải quân Mỹ cũng như một số hải quân các nước châu Á, châu Âu, Mỹ Latin, Trung Đông, Bắc Phi và khu vực Vùng Vịnh.

Ngoài Hải quân Indonesia, Việt Nam là nước thứ hai trong khu vực Đông Nam Á đặt mua tàu chiến SIGMA của Hà Lan. Vừa qua, Hà Nội vừa đạt được thỏa thuận với nhà máy đóng tàu Damen Schelde của Hà Lan để đặt mua 2 tàu hộ tống tàng hình mới SIGMA 9814.

Tạp chí quốc phòng Jane's Defense Weekly nhận định, trong thỏa thuận này, có khả năng một chiếc SIGMA 9814 sẽ được DSNS đóng ở Hà Lan và chiếc còn lại đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam - nơi mà Damen Schelde đã xây dựng được 5 nhà máy đóng tàu và đang xây dựng thêm nhà máy thứ sáu ở thành phố cảng Hải Phòng.

Các thông số kỹ thuật của tàu SIGMA 9814 của Hải quân Việt Nam vẫn chưa được tiết lộ, nhưng theo các thông tin ban đầu, DSNS cho biết, tập đoàn quốc phòng Thales sẽ tham gia cung cấp các hệ thống điện tử và cảm biến cho 2 tàu SIGMA 9814, bao gồm hệ thống quản lý tác chiến TACTICOS, radar tìm kiếm mục tiêu SMART-S MK2 và hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2.

Không ngoại trừ khả năng Việt Nam cũng sẽ lựa chọn phiên bản hệ thống quản lý chiến đấu mới nhất TACTICOS MK4 của Thales cho 2 tàu chiến SIGMA 9814.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu khu trục Type 052D Trung Quốc - Mối hiểm họa trên Biển Đông

(Soha.vn) - 4 trong 8 chiếc Type 052D đã được phê duyệt biên chế cho hạm đội Nam Hải phụ trách khu vực biển Đông.

Với tham vọng trở thành lực lượng hải quân hàng đầu khu vực châu Á, cạnh tranh với Mỹ tại Thái Bình Dương, Trung Quốc đã không ngừng đầu tư cho các chương trình đóng tàu chiến hiện đại nhằm cụ thể hóa cho tham vọng này.
Chương trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc đã đặt ra rất nhiều thách thức cho khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh một số nước Đông Nam Á (ĐNA) vốn có các tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh. Trong các chương trình đóng tàu quân sự lớn của Trung Quốc, chương trình tàu khu trục Type 052D thực sự là một mối hiểm họa đối với khu vực khá nhạy cảm này.

Type 052D được xem là một nỗ lực của Trung Quốc để bắt kịp tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.​

Type 052D là một chương trình phát triển tàu khu trục mang tên lửa điều khiển nhằm tạo ra một tàu khu trục “Aegis made in China” đúng nghĩa nhất sau khi lớp tàu khu trục Type 052C bị giới phân tích đánh giá là "thùng rỗng kêu to".
Chương trình tàu khu trục này mang theo rất nhiều cải tiến về thiết kế và công nghệ tác chiến hải quân mới nhất của Trung Quốc. Đặc biệt, về mặt hỏa lực, tàu được cải tiến gần như toàn bộ so với tàu khu trục Type 052C.
Cải tiến quan trọng nhất trên tàu khu trục Type 052D là hệ thống phóng thẳng đứng VLS mới sao chép từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 của Mỹ. Hệ thống VLS mới được gọi là tiêu chuẩn GJB 5860-2006. Đây là một hệ thống VLS dạng module có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau trên cùng một ống phóng.
Hệ thống VLS này có thể phóng tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và đặc biệt là tên lửa hành trình tấn công mặt đất, một tính năng mà Type 052C chưa được trang bị. Theo các nguồn tin chưa được xác nhận, Type 052D sẽ được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 tương tự như tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Hệ thống VLS GJB 5860-2006 sao chép từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 của Mỹ. Hệ thống này sẽ cho phép phóng nhiều loại vũ khí khác nhau trên cùng một ống phóng.
Như vậy, Type 052D sẽ trở thành lớp tàu khu trục thứ 2 trên thế giới được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất sau lớp tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ. Tuy nhiên, Type 052D chỉ có thể mang theo tối đa 64 tên lửa, một con số khá khiêm tốn so với các tàu khu trục của Mỹ.
Ngoài ra, một cải tiến quan trọng khác về hỏa lực là Type 052D được trang bị một pháo hạm H/PJ38 130mm mới do Trung Quốc tự thiết kế dựa trên pháo hạm nòng kép AK-130 của Nga trên tàu khu trục lớp Sovremenny mà nước này mua từ Nga.
Hệ thống điện tử trên tàu cũng được cải tiến rất nhiều, quan trọng nhất là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA mới với các mảng ăng ten phẳng chứ không lồi như trên Type 052C. Thiết kế này “gần giống” với tàu khu trục Arleigh Burke theo nghĩa đen của nó. Hệ thống liên kết dữ liệu, hệ thống quản lý chiến đấu mới với nhiều tính năng chưa được tiết lộ.
Hiểm họa với Đông Nam Á
Một chi tiết đáng lưu tâm là Trung Quốc đã tiến hành hạ thủy cùng lúc tới 3 chiếc tàu khu trục Type 052D và đang tiến hành các hoạt động thử nghiệm. Động thái này cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc đạt được tham vọng của mình, nó cũng cho thấy tiềm năng rất lớn của công nghiệp đóng tàu quân sự Trung Quốc.

Chương trình tàu khu trục Type 052D đang trực tiếp tạo ra nhiều mối đe dọa cho khu vực Đông Nam Á.​

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, 8 chiếc loại này sẽ được đóng mới, ngoài 3 chiếc đã được hạ thủy, 3 chiếc khác đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam. Với tốc độ đóng mới “chóng mặt” như vậy, Trung Quốc sẽ sớm có đủ 8 chiếc Type 052D trong biên chế. Đặc biệt, 4 trong 8 chiếc Type 052D đã được phê duyệt biên chế cho hạm đội Nam Hải phụ trách khu vực biển Đông.
Mặc dù tính năng của lớp tàu này có thể thua kém so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, nhưng sự có mặt của Type 052D sẽ cho phép Hải quân Trung Quốc có thêm công cụ để hiện thực hóa tham vọng bành trường trên biển của mình.
Không chỉ là hiểm họa đối với khu vực ĐNA mà Type 052D còn tạo ra sự thách thức lớn đối với Hải quân Nhật Bản tại biển Hoa Đông cũng như với Hải quân Mỹ đang hoạt động trong khu vực châu Á. Những vũ khí mới được trang bị sẽ cho phép Type 052D tiến hành các hoạt động can thiệp từ xa mà không cần phải xâm nhập vào khu vực nguy hiểm, tương tự như điều mà tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ đang làm.
Tuy nhiên, một chương trình tàu chiến lớn như vậy lại được hoàn thành với tốc độ khủng khiếp cũng khiến nhiều chuyên gia hoài nghi về chất lượng của lớp tàu này. Bên cạnh đó những hệ thống điện tử, vũ khí trên tàu đều là những hệ thống mới lần đầu được trang bị nên không thể tránh khỏi những trục trặc về mặt kỹ thuật.
Trung Quốc phải cần một quãng thời gian nhất định để hoàn thiện các tính năng kỹ chiến thuật của tàu khu trục Type 052D. Mối hiểm họa với khu vực ĐNA không đến tức thì nhưng là điều hiện hữu trong tương lai gần.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga "vớ bở" nếu mua tuần dương hạm mắc kẹt 20 năm ở Ukraine

(Soha.vn) - Tuần dương hạm tên lửa Ukraina nhiều khả năng sẽ thuộc quyền sở hữu của Nga. Con tàu hiện đã hoàn thiện 95% sau 20 năm xây dựng.

Tàu tuần dương tên lửa Ukraina nhiều khả năng sẽ thuộc quyền sở hữu của Nga. Đây là thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông của nước này. Trên thực tế, Nga đã rất nhiều lần bày tỏ quan điểm của mình rằng sẽ sẵn sàng chi 1 tỷ rúp (khoảng 30 triệu USD) cho một tàu tuần dương tên lửa đang xây dựng dang dở, con tàu mà trong gần hai thập kỷ vẫn nằm tại nhà máy đóng tàu Nikolaev của Ukraine.
Theo Vladimir Lihodovskogo, một chuyên gia về quốc phòng và an ninh của Ukraine, bản hợp đồng là có lợi đối với Ukraine mặc dù giá trị của nó không được như kỳ vọng. Còn phía các quan chức Nga thì khẳng định rằng chi phí như vậy đối với một con tàu chưa hoàn thiện là chấp nhận được.

Trước tiên, cần lưu ý rằng tàu tuần dương tên lửa dự án Ukraina trước đây có tên là Đô đốc Lobov được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Phương Bắc ở Leningrad. Tuần dương hạm Lobov bắt đầu được xây dựng vào năm 1984 tại xưởng đóng tàu Nikolayev theo đơn đặt hàng của Hải quân của Liên Xô. Đây là con tàu thứ tư thuộc dự án 1164 Atlant bao gồm các tàu tuần dương Moskva, Varyag và Đô đốc Ustinov.
Tàu tuần dương tên lửa này có lượng giãn nước gần 11.500 tấn, chiều rộng 28 mét, dài 187 mét và mớn nước 8,5 mét. Theo thiết kế, chiến hạm sẽ được trang bị 16 tên lửa chống tàu siêu âm P-500 Bazalt, 64 tên lửa phòng không S-300F Fort và 40 tên lửa phòng không Osa-M. Ngài ra, tàu còn được trang pháo phản lực chống ngầm RBU-6000, ngư lôi và pháo hạm 30-mm AK-630.
Sáu năm sau, vào năm 1990, Đô đốc Lobov được đổi tên thành Ukraina. Trong tháng 10 năm 1993, con tàu bị đưa ra khỏi Hải quân Liên Xô và chuyển giao quyền sở hữu cho Ukraine khi đã hoàn thiện được 75%. Ước tính chi phí cho tuần dương hạm Ukraina khoảng 720 triệu USD. Trong các năm tiếp theo, thủy thủ đoàn của tàu tuần dương được hình thành, tuy nhiên vào năm 1996 việc xây dựng các tàu tuần dương đã bị đình chỉ do thiếu kinh phí. Kể từ đó, mỗi năm, Ukraine đã phải chi trung bình khoảng 6 triệu hryvnia (khoảng 720 ngàn USD) trong ngân sách nhà nước để bảo trì con tàu.



Con tàu đã được hoàn thiện 95%.

Vào tháng 02 năm 1998, người đứng đầu nhà nước Ukraina đã quyết định rằng, tàu tuần dương Ukraina phải được hoàn thành. Thủy thủ đoàn đã được tái thành lập và mức độ hoàn thành của con tàu đã lên đến 95%. Trong năm 2004, con tàu đã được quyết định dùng cho mục đích thăm quan.
Như đã nói ở trên, theo chuyên gia về quốc phòng và an ninh V.Lidohovskogo, thỏa thuận này là có lợi đối với Ukraine. Số tiền 30 triệu USD tuy khiêm tốn đối với Ukraine, nhưng với nhà máy sản xuất trực tiếp Communards 61 thì đây lại là khoản tiền khá hời, bởi vì trong thời gian hai mươi năm qua, nhà máy đóng tàu này đã nhận được rất nhiều tiền từ ngân sách bảo trì con tàu hàng năm của chính phủ Ukraine.
Trong khoảng thời gian này các thiết bị của chiến hạm đã trở nên lỗi thời, do đó chúng cần được thay thế nó hoặc nâng cấp. Nhưng đây không phải là vấn đề. Vấn đề là ở tổ hợp tên lửa Bazalt, chỉ có thể được cung cấp bởi Nga. Theo một thỏa thuận liên chính phủ, Ukraine sẽ không được bán tàu tuần dương được trang bị tên lửa chống tàu Bazalt mà không có sự cho phép của Nga. Như vậy, hơn hai thập kỷ qua, Nga đã không mua tàu tuần dương và đồng thời cũng không cho phép Ukraine bán nó.
Lidohovskogo cũng lưu ý rằng vào đầu thế kỷ mới, phía Nga đã cố gắng để mua tàu tuần dương tên lửa này, nhưng thỏa thuận đã không được ký kết. Vào năm 2005, các cuộc đàm phán song phương giữa các bộ trưởng quốc phòng của Ukraine và Nga khẳng định rằng việc hoàn thành tàu tuần dương là không cần thiết, bởi vì cả hai nước đều không có nhu cầu đối với chiến hạm này.

Một nỗ lực đàm phán mới đã diễn ra trong năm 2008. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó của Ukraine là Yekhanurov tuyên bố rằng thỏa thuận đã không đạt được. Các chính trị gia cũng nói rằng Ukraine không cần một tàu tuần dương như vậy vì việc sử dụng nó trong các vùng biển của Biển Đen là không hiệu quả và nó chỉ có thể sử dụng được ở các đại dương. Do đó, Ukraine chỉ cần duy trì các phân đội tuần tiễu nhỏ và không cần chi tiền để hoàn thành tàu tuần dương vô cùng tốn kém.
Lúc bấy giờ, vấn đề chính nằm ở hệ thống vũ khí. Thực tế thì hệ thống tên lửa diệt hạm P-500 cũng như hệ thống tên lửa phòng không S -300F chỉ mới được hoàn thành chưa đến 50%. Các hệ thống này được sản xuất tại Nga, nhưng Ukraine lai gặp khó khăn trong việc mua chúng bởi thực tế là các loại vũ khí có tầm bắn lên tới 500 km đều bị cấm mua-bán. Một tàu chiến không có vũ khí thì chẳng khác nào một chiếc xà lan lớn.
Trong năm 2010, một lần nữa thông tin về việc Nga dự đinh mua lại tàu tuần dương Ukraina và hoàn thành nó được công bố, bởi Ukraine không thể làm được điều đó. Đây là tuyên bố của Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych. Đại diện Nga đã xác nhận thêm rằng các tàu tuần dương của lớp này có thể là một phần của hạm đội Nga, bởi Hải quân nước này đã có ba tàu tuần dương tương tự.
Liên quan đến các cuộc đàm phán hiện nay, có thông tin rằng phía Nga dự định để đưa con tàu tới nhà máy đóng tàu Severodvinsk để phát hiện các hỏng hóc, sau đó mới quyết định có hoàn thành con tàu hay không, hoặc chuyển con tàu sang các mục đích đặc biệt. Cũng có thể con tàu sẽ biến thành nguồn phụ tùng thay thế cho ba tàu tuần dương cùng lớp hiện đang phục vụ trong Hải quân Nga.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top