[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Về ý tưởng con f35 cực hay. Thống nhất đc vũ khí khả năng trên giấy tốt. Mỗi tội thực hiện như mứt. Nó xũng như con m16 1 tỷ cái lỗi chết ng nhưng vẫn cố nhét vào quân đội.
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Các cụ hiểu sai , ý em là đang giải thích cho cụ tmd là Mỹ cũng có 1 số vũ khí tính năng hay .Chứ so với bây giờ thay bằng con lợn F35 thì đúng là sai lầm , thế mà các rồ Mỹ tán phét là hay lắm ! .
Mợ thử điểm mặt các loại "tàu biết bay" của Ngố có chiếc nào (SP loạt đúng nghĩa) tương tự được như "con lợn" kia không.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến Gepard cải tiến của Việt Nam có gì đặc biệt?

(Kienthuc.net.vn) - Hai tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 cải tiến sẽ lớn hơn so với tàu trước đó và hiện đại hơn về hệ thống điện tử, động cơ, vũ khí.




Trong thông cáo báo chí của Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M Gorky, 2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 tiếp theo đang được đóng mới (khởi đóng hôm 24/9) sẽ có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 102,4m, rộng 14,4m. Kích thước này lớn hơn 2 tàu trước đó đã được chuyển giao (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng; HQ-12 Lý Thái Tổ) có lượng giãn nước toàn tải 2.100 tấn và rộng chỉ 13,09m.
Việc mở rộng kích cỡ so với 2 tàu cũ có thể là nhằm tích hợp hệ thống trinh sát và vũ khí chống tàu ngầm. Ngoài ra, cũng có thể là có những thay đổi nhỏ khác bắt buộc phải mở rộng kích cỡ con tàu.
Tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E.

Về số lượng thủy thủ đoàn, trong khi 2 tàu cũ cần tới hơn 100 người vận hành thì 2 tàu mới sẽ chỉ cần 84 người. Điều này cho thấy, Gepard 3.9 cải tiến sẽ được nâng cao tính tự động hóa cho phép giảm số lượng thủy thủ dù kích cỡ tàu có lớn hơn.
Lưu ý rằng, hiện nay tàu hộ vệ tàng hình lớp Formidable của Hải quân Singapore chỉ cần 70 thủy thủ vận hành dù có lượng giãn nước tới 3.200 tấn. Đây được xem là tàu chiến tên lửa hiện đại nhất Đông Nam Á hiện nay.
A.M Gorky cũng tiết lộ thêm rằng, Gepard 3.9 cải tiến sẽ trang bị hệ thống động lực mới cho phép tàu đạt tốc độ tối đa tới 29 hải lý/h (cao hơn so với 28 hải lý/h 2 tàu Gepard cũ).
Điểm khác biệt lớn nhất của 2 tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam đó là nó sẽ trang bị hệ thống định vị thủy âm (gắn trên thân tàu) dùng để phát hiện, theo dõi, xác định vị trí tàu ngầm và hệ thống vũ khí diệt tàu ngầm. Thậm chí, A.M Gorky đã gọi 2 tàu Gepard mới dành cho Việt Nam là “tàu chiến săn ngầm” ý chỉ Gepard sẽ sở hữu khả năng chống ngầm mạnh mẽ.
Tuy nhiên, A.M Gorky không tiết lộ rõ chủng loại vũ khí săn ngầm trang bị trên 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến.
Có thể tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam sẽ dùng RBU-6000 hoặc biến thể mới hơn.

Hiện nay, các tàu hộ vệ Gepard Project 11661K đóng cho Hải quân Nga thường trang bị vũ khí săn ngầm gồm 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000 (12 ống phóng 213mm, tầm bắn xa 6km, xuyên sâu xuống mặt nước 500-1.000m). Có thể đây sẽ là phương án trang bị trên các tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Ngoài vũ khí chống ngầm, A.M Gorky không đả động gì tới hệ thống vũ khí khác của Gepard 3.9. Có khả năng cấu hình pháo, tên lửa chống tàu, phòng không của Gepard 3.9 mới sẽ giữ nguyên gồm: pháo hải quân AK-176M; pháo phòng không AK-630; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU và tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E (8 đạn). Đuôi tàu có sân đáp (không có nhà chứa) cho một trực thăng chống tàu ngầm Ka-27/28.
Theo đại diện A.M Gorky, việc chuyển giao 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016-2017.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu hạm Type 052D Trung Quốc thua xa chiến hạm Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Tàu khu trục tối tân nhất Trung Quốc Type 052D chỉ có sức mạnh tương đương với thế hệ đầu của khu trục lớp Arleigh Burke (Mỹ) cách đây 20 năm trước.



Gần đây, phương tiện truyền Trung Quốc đăng tải một số hình ảnh hoạt động thử nghiệm tàu khu trục mới nhất Trung Quốc Type 052D tại vùng biển Hoa Đông. Bình luận về tính năng kỹ chiến thuật của Type 052D, trang tin Strategypage cho rằng, lớp tàu này tuy đã có những nâng cấp lớn nhưng chỉ có thể tương đương lớp tàu khu trục Arleigh Burke thế hệ đầu cách đây 20 năm trước của Hải quân Mỹ.
Lớp Arleigh Burke là tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay, trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Bản thân tàu khu trục Arleigh Burke cũng không ngừng được cải tiến.
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke.

Thế hệ đầu của lớp Arleigh Burke có lượng giãn nước 8.300 tấn, nhưng sau nhiều lần nâng cấp thì lượng giãn nước của tàu chiến mới nhất kiểu này đạt tới 10.000 tấn, vượt qua tàu tuần dương có lượng giãn nước lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tốc độ cao nhất của tàu có thể đạt 50 km/h, hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm 90-96 quả tên lửa (phòng không, đối đất, chống ngầm) được chứa trong ống phóng thẳng đứng, pháo hải quân 127mm, pháo cao tốc 30mm, ngư lôi, tên lửa chống tàu và trực thăng.
Trong khi đó, Type 052D chỉ có lượng giãn nước 7.500 tấn, trang bị hệ thống phóng thẳng đứng gồm 64 ống, pháo hạm 130mm, pháo phòng không cao tốc 30mm và ngư lôi, trực thăng. Điểm hơn ở Type 052D so với tàu chiến Mỹ là trang bị tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 mạnh hơn rất nhiều so với mẫu RGM-84 Harpoon có tầm bắn ngắn trên tàu Mỹ. Nhưng trong tương lai không xa, Mỹ sẽ thay thế RGM-84 bằng LRASM mạnh mẽ hơn rất nhiều, và khi đó Type 052D khó mà đối chọi nổi với Arleigh Burke.
Thực tế, trong 10 năm qua, trình độ thiết kế tàu khu trục của Trung Quốc đã được cải thiện, 2 tàu khu trục Type 052B và 2 tàu khu trục Type 052C đã lần lượt đi vào hoạt động. Không ít người coi 4 tàu chiến này là những nỗ lực theo đuổi tàu chiến lớp Arleigh Burke của Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa tối tân nhất Trung Quốc, Type 052D.

Trong đó, khu trục Type 052B có lượng giãn nước là 5.900 tấn, trang bị hệ thống vũ khí hiện đại cho phép chống tàu mặt nước, săn tàu ngầm và phòng không gồm: 48 tên lửa đối không tầm trung Shtil, 16 tên lửa chống tàu mặt nước C-802 (tầm phóng 120km), hệ thống pháo và ngư lôi cùng trực thăng chống ngầm.
Còn Type 052C từng được xem là khu trục hạm tối tân nhất Trung Quốc trước khi có sự xuất hiện của Type 052D. Con tàu trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng gồm 48 ống chứa tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tầm xa C-602 và hệ thống pháo, ngư lôi.
Đặc biệt, trong thiết kế tàu khu trục Type 052C, Type 052D Trung Quốc bắt chước cách bố trí hệ thống anten radar mạng pha chủ động đặt quanh mặt tháp chỉ huy trên tàu giống như lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tuy giống về kiểu dáng nhưng tàu Trung Quốc khó có thể đạt tới mức hoàn hảo về mặt hệ thống điện tử, radar như tàu chiến Mỹ với hệ thống Aeigs tối tân. Nói cách khác, người Trung Quốc chỉ có thể “nhái” hình dáng còn “ruột” bên trong thì không nhể.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến lớn nhất Nhật Bản chở được 20 F-35?

(Kienthuc.net.vn) - Tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo của Nhật Bản có khả năng chở tới 20 tiêm kích tàng hình F-35.



Theo tạp chí Khán Hòa, xét chiều dài của boong tàu, kích thước thang máy và lượng giãn nước thì việc trang bị tiêm kích tàng hình F-35B cho tàu khu trục JDS Izumo không là vấn đề.
So với “người anh em” – khu trục chở trực thăng lớp Hyuga, JDS Izumo có boong phóng máy bay lớn hơn vì bản thân kích thước tàu đã lớn hơn. Cụ thể, Izumo có thể chở tổng cộng 7 trực thăng chống ngầm SH-60K và 2 trực thăng vận tải MCH-101 trên boong.Trong khu Hyuga chỉ chở được 3 trực thăng săn ngầm và 1 trực thăng vận tải trên boong. Thiết kế boong phóng máy bay của Hyuga có 4 điểm cất hạ cánh còn Izumo là 5 điểm.
JDS Izumo có boong phóng máy bay khá lớn.

Đáng chú ý nhất là hệ thống thang máy (đưa từ khoang chứa lên boong phóng máy bay) trên tàu JDS Izumo, 2 thang máy được đặt ở phía trước và sau tháp chỉ huy (hay còn gọi là “đảo”) trên tàu với kích thước lần lượt là 20x13m (trọng tải 30 tấn) và 15x14m. Mà tiêm kích tàng hình F-35B dài 15,6m, sải cánh 10,7m, trọng lượng cất cánh tối đa 27,3 tấn. Vì vậy, có thể nhận định rằng, thang máy phía trước tháp chỉ huy có thể dùng để đưa F-35B lên boong phóng. Và thậm chí kể cả trực thăng hạng nặng CH-47 hoàn toàn không có khó khăn gì.
Quan trọng là tàu JDS Izumo có thể chở được bao nhiêu máy bay F-35B, điều này cần phải xem xét đến giả thiết về yêu cầu tác chiến. Ở đây, “kẻ thù lớn nhất” của Izumo tất nhiên là tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.
Lượng giãn nước của tàu JDS Izumo cơ bản tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Italy (27.500 tấn) có thể chở được 8 máy bay F-35B và 12 trực thăng các loại.
Nhìn vào vũ khí trang bị, tàu sân bay Cavour lắp nhiều hệ thống vũ khí trên tàu hơn so với tàu Izumo, bao gồm hệ thống ống phóng thẳng đứng (32 ống) với đạn tên lửa đối không tầm trung Aster 15.
Với tính năng cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng, F-35B hoàn toàn có thể hoạt động tốt trên Izumo.

Như vậy, dường như trong thiết kế tàu Izumo, người Nhật có ý giảm việc triển khai hệ thống vũ khí phòng vệ, thay vào đó là tăng kích cỡ nhà chứa máy bay, ước tính sẽ có thể chứa được 20 máy bay F-35B sử dụng cho mục đích đối không và tác chiến chống mục tiêu mặt nước. Nếu cần thiết, theo Khán Hòa, người Nhật có thể chọn cả giải pháp cắt giảm số lượng trực thăng, giảm kho nhiên liệu để nhường chỗ cho máy bay.
Không thể sử dụng máy bay cảng báo trên tàu E-2C là điểm yếu của tàu JDS Izumo, tuy nhiên tàu Liêu Ninh hiện nay cũng không trang bị máy bay cảnh báo sớm cánh bằng. Vì vậy, Nhật Bản có thể xem xét việc trang bị cho Izumo trực thăng cảnh báo trên tàu. Khi tác chiến khu vực biển xa, có thể dựa vào máy bay cảnh báo sớm E-2C hoặc E-767 cất cánh từ Okinawa.
Thủy thủ đoàn của tàu Izumo là 470 người, trong đó 270 người thuộc phi hành đoàn không quân và 200 thủy thủ vận hành. Dù có lượng giãn nước lên tới 27.000 tấn nhưng chỉ có số thủy thủ điều khiển tương đương tàu khu trục 7.000 tấn của Trung Quốc, điều đó có thể thấy rằng tính tự động hóa của JDS Izumo cực cao.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao Pháp không bán được FREMM?

(Vũ khí) - Pháp đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi không thể tìm được khách hàng mua tàu khu trục siêu hiện đại đa năng FREMM, được coi là niềm tự hào của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Pháp.



Theo tin tức của thời báo kinh doanh ECO, các chuyên gia của các tập đoàn Thales và DCNS đã kết luận trong bài phát biểu gần đây trước Quốc hội Pháp, trả lời các câu hỏi từ phía các thành viên của Hạ viện liên quan đến FREMM.
Tàu khu trục đa năng FREMM không bán được do lắp đặt thiết bị điện tử hiện đại, khả năng tự động hóa tối tân gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng Đây là lớp tàu khu trục đa năng được chế tạo bởi Pháp trong dự án hợp tác với Ý, được sử dụng để bảo vệ chống tàu ngầm và phòng thủ trên không, tiêu diệt tàu mặt nước và tấn công các mục tiêu trên mặt đất nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Mỗi tàu có khả năng tác chiến riêng lẻ hoặc phối hợp nhóm. Phiên bản tàu khu trục loại này có thể mang theo máy bay trực thăng và tên lửa hành trình.

Các nhà sản xuất đặc biệt nhấn mạnh rằng FREMM không có đối thủ trong lớp tàu khu trục loại này với lượng rẽ nước 6.000 tấn cùng chất lượng xây dựng siêu cao, độ hoạt động tin cậy, ổn định của tất cả các thiết bị được sử dụng, tiêu thụ ít nhiên liệu khi chạy ở tốc độ trung bình.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có duy nhât một tàu khu trục được bán cho Ma-rốc vào năm 2007. Khi đó bản hợp đồng mua tàu khu trục đã được Ma-rốc ký kết với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sau khi Tổng thống Pháp yêu cầu Ma-rốc phải bồi thường vì việc Rabat trước đây từ chối mua máy bay Rafale của Pháp .

Theo chủ tịch - giám đốc điều hành DCNS Patrick Boissier cho biết, tàu khu trục FREMM được chế tạo cho một số quốc gia quá cồng kềnh, quá phức tạp về mặt kỹ thuật, đặc biệt là phần tự động hóa nên rất khó khăn cho việc xuất khẩu. Do đó các doanh nghiệp đóng tàu đang đề nghị chế tạo những tàu khu trục tầm trung trong khuôn khổ luật mới về trương trình quân sự theo tính năng kỹ thuật của tàu khu trục FTI.

Tại buổi điều trần tại Quốc hội, lãnh đạo công ty Thales, chuyên gia đặc biệt trong thiết bị điện tử quân sự Jean-Bernard Levy đã công khai thừa nhận rằng với thiết kế đồ sộ như vậy rất khó khăn để xuất khẩu FREMM. Ông cũng ủng hộ việc tạo ra một phiên bản tầm trung của lớp khu trục loại này.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết tàu khu trục với khả năng tự động hóa cao cùng thiết bị điện tử tân tiến nhất được chế tạo theo đơn đặt hàng của các hạm đội tàu lớn nhằm giảm số lượng ê-kíp lái tàu. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ lại không đặt mục tiêu đó trong chính sách mua sắm quốc phòng của họ.

Chi phí sản xuất tàu khu trục đa năng FREMM vượt quá 500 triệu euro. Hải quân Pháp theo hợp đồng năm 2005 đã đặt hàng 11 tàu FREMM, trong đó có 9 tàu chống tàu ngầm và hai tàu còn lại nhằm phòng thủ phòng không.
Công ty DCNS ngày 18/9 tại một nhà máy đóng tàu ở Lorient đã hạ thủy tàu khu trục đa năng FREMM Provence cho Hải quân Pháp. Việc xây dựng tàu bắt đầu vào tháng 12/2010, Hiện nó sẽ được hoàn thiện các vách ngăn và bắt đầu lắp đặt hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí.
Theo báo cáo của DCNS, với công suất hiện tại của nhà máy ở Lorient có thể xây dựng một tàu khu trục FREMM trong năm. Trong trường hợp các đơn đặt hàng từ nước ngoài tăng lên nhà máy sẽ lên kế hoạch tăng cường sản xuất hai tàu một năm.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em thấy lạ là tàu khu trục càng về sau càng ít vũ khí , tàng hình , bỏ CIWS và RAM ( 1 số ) .Phải chăng lại giống máy bay tàng hình, vác được vài quả bắn xong bay về .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu khu trục Trung Quốc kém Mỹ 20 năm công nghệ

(Vũ khí) - Mới đây, trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện ồ ạt những hình ảnh về chiếc khu trục hạm Type 052D đầu tiên của nước này đang thử nghiệm ở Đông Hải. Trang mạng Strategypage của Mỹ đã có bài viết đánh giá, tuy 052D đã có 1 số cải tiến nhưng nó chỉ sánh ngang với những chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke cách đây hơn 20 năm.



Tàu khu trục lớp Arleigh Burke là một trong những chiến hạm chủ lực của Mỹ hiện nay, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Đây là một trong những thiết kế được coi là thành công nhất trong vòng 50 năm, kể từ sau Thế chiến thứ 2 cho đến hết thời kỳ chiến tranh lạnh. Sau đó, người Mỹ cũng không ngừng nâng cấp, cải tiến Arleigh Burke ngày một hoàn thiện hơn.

Chiếc đầu tiên trong lớp tàu khu trục Arleigh Burke ra đời vào năm 1991, có lượng giãn nước chỉ 8.500 tấn nhưng sau vài lần cải tiến, những phiên bản sau đã có lượng giãn nước lên đến 10.000 tấn, vượt quá lượng giãn nước của những tuần dương hạm lớn nhất thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Loại tàu này có vận tốc tối đa lên tới 50 hải lý/h, được trang bị tổng cộng 90 quả tên lửa phóng thẳng đứng bao gồm: tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 bệ pháo hạm 127mm, 2 pháo 30mm, 6 ống phóng ngư lôi và mang theo 2 trực thăng hạm.
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS Hopper (DDG70) phóng tên lửa SM3 Bài viết của Strategypage cho biết, trải qua hơn 10 năm tích lũy kinh nghiệm, trình độ thiết kế của Trung Quốc cũng đã có những tiến bộ đáng kể. Đến nay, Trung Quốc đã có 2 khu trục hạm Type 052B và 2 chiếc Type 052C đã được đưa vào phục vụ nhưng tính năng hạn chế nên họ đã cải tiến thiết kế thành Type 052D với lượng giãn nước lớn hơn 1000 tấn và hệ thống tên lửa hành trình đối đất thế hệ mới nhằm bắt kịp lớp tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.

Tàu khu trục đầu tiên thuộc Type 052B mang tên “Quảng Châu” được hạ thủy năm 2004 có lượng giãn nước vẻn vẹn 5900 tấn, có khả năng chống hạm, chống ngầm và phòng không.
Vũ khí phòng không chính trên tàu gồm có 48 quả tên lửa phòng không Hải Hồng Kỳ-16 (HHQ-16), có tầm bắn 30km; 16 quả tên lửa chống hạm C-802, tầm phóng 120km; 1 bệ pháo hạm 100mm; 2 khẩu pháo phòng không tầm gần 30mm và 1 trực thăng hạm.
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170) Đến khi tàu khu trục Type 052C mang tên “Lan Châu” ra đời, nó đã có lượng giãn nước tới 6.500 tấn.
Lan Châu được lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng kiểu phóng lạnh, trang bị 48 quả tên lửa phòng không Hải Hồng Kỳ-9 (HHQ-9), một phiên bản trên hạm của Hệ thống phòng không trên mặt đất HQ-9 do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở Hệ thống phòng không S-300 của Nga, được đánh giá là gần bằng hệ thống phòng không S-300S trên các tàu tuần dương và khu trục của Nga.

Ngoài ra, Type 052C còn được trang bị 8 quả tên lửa chống hạm C-802, 2 cụm phóng, mỗi cụm 4 ống phóng ngư lôi chống ngầm, 1 pháo hạm 100mm, 2 khẩu pháo phòng không tầm gần 30mm và 1 trực thăng hạm. Theo tin cho biết, các tàu khu trục khu trục Trung Quốc chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ phòng không hạm, sử dụng hệ thống chiến đấu tương tự như hệ thống Aegis của Mỹ với radar mảng pha điện tử.
Tàu khu trục Type 052D số hiệu 173 Trường Sa của Trung Quốc Có thông tin cho biết, Trung Quốc sẽ không chỉ đóng 1 mà sẽ chế tạo tới 8 tàu khu trục phiên bản mới nhất Type 052D. Hiện nay, có 3 tàu đã được hạ thủy, trong đó có 1 chiếc đang thử nghiệm. 3 tàu đã hạ thủy bao gồm 172 Côn Minh, 173 Trường Sa, 174 Quý Dương. Ngoài ra còn 1 tàu sẽ được hạ thủy cuối năm nay và được đánh số 175, có thể được đặt tên hiệu là Thành Đô.

Khu trục hạm Type 052D có lượng giãn nước 7.500 tấn; trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 64 ống kiểu phóng nhiệt, sử dụng chung cho cả tên lửa phòng không và tên lửa hành trình đối đất. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo 130mm, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm, 2 bệ pháo phòng không tầm gần 30mm dùng để đánh chặn tên lửa và có thể mang theo 1 máy bay trực thăng.

Nét mới nhất và nổi bật trong thiết kế của 052D là nó sẽ được trang bị cả tên lửa hành trình đối đất DH-10, tương tự như Tomahawk của Mỹ, có tầm bắn từ 2000–3000 km (theo thông tin của Trung Quốc).
Tuy nhiên, loại tên lửa này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, còn mất khá nhiều thời gian để Trung Quốc biến nó thành “Tomahawk Trung Hoa”. Đồng thời hệ thống phòng không của 052D cũng không được cải thiện gì so với 052C. Hơn nữa, việc sử dụng chung hệ thống phóng tên lửa phòng không và hành trình đối đất sẽ làm cân bằng tính năng tấn công - phòng thủ nhưng thiếu chiều sâu.

Người Mỹ cho rằng, xét về thiết kế và lượng giãn nước thì tàu khu trục Trung Quốc còn kém khu trục hạm Mỹ tới hơn 20 năm, nhưng các các hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc thì còn kém xa nữa.
Hệ thống Aegis Trung Quốc được mệnh danh là “Lá chắn thần Trung Hoa” nhưng radar mảng pha điện tử không thể so sánh được với hệ thống Aegis của Mỹ về phạm vi bao phủ và khả năng theo dõi mục tiêu, đồng thời khả năng chỉ huy điều khiển vũ khí của nó cũng thua xa.

Về các hệ thống phòng không trên hạm của tàu khu trục Type 052 kể cả Type 052D mới nhất hiện nay cũng chỉ ngang ngửa hệ thống phòng không S-300F trên các tàu tuần dương lớp Slava và Kirov cùng với khu trục hạm lớp Somvermeny của Nga chứ đừng nói là hệ thống SM-3 trên tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderroga của Mỹ về cả tầm phóng lẫn độ cao đánh chặn.
Vì vậy, nếu xét về tính năng của vũ khí, trang bị thì khoảng cách giữa khu trục hạm Mỹ và Trung Quốc còn xa hơn nữa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khu trục hạm Đài Loan “không ngán” Đại Lục

Thứ sáu 27/09/2013 08:28
ANTĐ - Hiện Đài Loan sở hữu 4 khu trục hạm phòng không hạm đội thuộc lớp Kidd, trang bị tên lửa SM-2 của Mỹ, trong khi đó Trung Quốc cũng chỉ có 2 tàu sử dụng tên lửa phòng không HQ-9 và 4 tàu lắp đặt hệ thống phòng không S-300F của Nga.

Ngày 26-9, Hải quân Đài Loan đã phóng kiểm tra thành công tên lửa hạm đối không mạnh nhất của vùng lãnh thổ này, từ một chiếc tàu khu trục lớp Kidd trên vùng biển phía đông, tiêu diệt một mục tiêu bay không người lái mô phỏng một cuộc tấn công đường không của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Hải quân Đài Loan phóng thử loại vũ khí này trong 6 năm qua.
Theo Hải quân Đài Loan, quả tên lửa Standard Missile II (SM-2) do Mỹ chế tạo này đã được phóng từ tàu khu trục Makung và bay lên bầu trời tại vùng biển cách Hualien hàng chục dặm về phía đông, tiêu diệt thành công mục tiêu bay không người lái.
Pháo binh cũng đã được sử dụng và khai hỏa trong cuộc diễn tập mang mật danh "Sea Standard", mô phỏng một cuộc không kích của Trung Quốc vào hạm đội hải quân của Đài Loan. Do thời tiết xấu, quân đội Đài Loan đã phải hủy bỏ một số khoa mục diễn tập.
"Tên lửa Standard Missile-2 có độ tin cậy rất cao, nên không cần phải phóng thử loại vũ khí đắt đỏ này hàng năm để xác minh độ tin cậy của tên lửa", Đô đốc Wen Chen-kuo cho biết từ tàu khu trục Su Ao gần đó.

Khu trục hạm lớp Kidd của Đài Loan phóng tên lửa SM-2


Mỗi quả tên lửa Standard Missile-2 có giá khoảng 3 triệu USD. Với tầm bắn 167 km, tên lửa cung cấp cho các tàu chiến khả năng phòng không toàn diện hơn và xa hơn. Với tầm bắn xa như vậy, nó không hề kém cạnh hệ thống phòng không HQ-9 trên các tàu khu trục lớp 052C và 052D của Trung Quốc và hệ thống S-300F trên tàu khu trục lớp “Hiện Đại” (Somvermemy) mua của Nga.
Hiện tại, Hải quân Đài Loan có 4 tàu khu trục 10.000 tấn, lớp Kidd, được trang bị loại vũ khí phòng không khu vực này. Kidd thuộc loại tàu chiến lớn nhất của Đài Loan, có tải trọng lớn hơn 2.000 tấn so với tàu khu trục tiên tiến nhất thuộc Type 052D của Trung Quốc. 4 tàu này được Đài Loan mua lại của Hải quân Mỹ năm 2001, sau thời gian sửa chữa hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2006, chúng lần lượt được biên chế.
Khu trục hạm phòng không lớp Kidd (Đài Loan gọi là lớp Keelung) có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7.289 tấn, đầy tải 9783 tấn. Nó có chiều dài 171,6m, rộng 17m, cao 10m. Tàu được trang bị hỏa lực cực mạnh, bao gồm: 62 tên lửa đối không tầm xa SM-2MRBlock IIIA (tầm bắn 74-70km) và 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, tầm bắn 130km.
Tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170) trang bị hệ thống phòng không HQ-9



Ngoài ra, nó còn được trang bị 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm, 2 pháo hạm 127mm và 2 cụm máy phóng ngư lôi săn ngầm Mark 46 cỡ 324mm. Tàu có có sân đáp ở đuôi tàu đáp ứng cho 2 trực thăng S-70 Black Hawk. Với hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm mạnh mẽ, nó sẽ là đối trọng đáng gờm của các khu trục hạm Trung Quốc.
Trong khi đó, hiện Trung Quốc cũng mới chỉ có 2 chiếc tàu khu trục lớp 052C là được trang bị hệ thống phòng không HQ-9 và 4 chiếc Type 956 lớp “Hiện Đại” (phiên bản xuất khẩu của lớp Somvermeny của Nga) là được trang bị hệ thống phòng không S-300F có tính năng tương đương.
Ngoài ra, hệ thống phòng không HQ-9 cũng sẽ được trang bị trên Type 052D, nhưng hiện Trung Quốc đã hạ thủy 3 tàu, mà mới có 1 tàu đang thử nghiệm tính năng trên biển, còn khá lâu nữa mới được biên chế chính thức. Như vậy, xét về tương quan tàu khu trục phòng không tiên tiến, thì Đài Loan cũng chỉ kém Trung Quốc có một chút.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến Gepard Nga diệt mục tiêu trong bão

(Kienthuc.net.vn) - Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard Hải quân Nga vừa tham gia cuộc tập trận diệt mục tiêu trên biển trong cơn bão cấp 5.



Theo cơ quan báo chí Quân khu Nam, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard Project 11661K mang tên Tatarstan của Hạm đội biển Caspian trong cuộc tập trận đã tiêu diệt phương tiện vận tải trên biển của một kể thù giả trong cơn bão cấp 5.
Tình huống giả định trong cuộc tập trận này là tàu hộ vệ Tatarstan phải ra biển để tiêu diệt kẻ thù trong điều kiện thời tiết hết sức bất lợi. Và con tàu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên không rõ, trong tập trận Tatarstan đã dùng pháo hay tên lửa Uran.
Thông cáo báo chí lưu ý rằng với mục đích đào tạo, lần đầu tiên hHm đội Caspian thực hiện việc bắn đồng thời 2 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran từ tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal.
“Để đảm bảo an toàn cho các tàu dân sự trong thời gian phóng tên lửa, thao trường có tổng diện tích là 2.600 km, nơi tổ chức bắn tên lửa đã đóng cửa cấm các tàu dân sự. 15 tàu chiến và 12 tàu hậu cần của Hạm đội Caspian đã thực hiện đóng cửa khu vực thao trường bắn đạn thật”, đại diện Quân khu Nam cho biết thêm.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard mang tên Tatarstan (691) thuộc Hạm đội Caspian.

Tatarstan là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình Gepard Project 11661. Đây cũng là lớp tàu mà Việt Nam đã đặt mua 2 chiếc và đang mua thêm 2 chiếc nữa, vừa khởi công hôm 24/9.
So với các tàu Gepard 3.9 dành cho Việt Nam, Tatarstan có lượng giãn nước nhỏ hơn và trang bị hệ thống điện tử, vũ khí có nhiều điểm khác biệt.
Theo đó Tatarstan có lượng giãn nước 1.930 tấn, dài 102,14m, rộng 13,09m. Về vũ khí, tàu trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran (bố trí ở 2 bên sườn tàu thay vì bố trí chéo nhau giữa thân như Gepard Việt), hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M (20 đạn tên lửa); pháo hải quân Ak-176 cỡ 76,2mm, 2 pháo AK-630, 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và một bệ rocket chống ngầm RBU-6000.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khu trục hạm mạnh nhất nước Anh gia nhập Hải quân Hoàng gia

(Soha.vn) - Khu trục hạm lớp Type 45 cuối cùng HMS Duncan đã gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh ngày 26/9/2013.

Ngày 26 tháng 9 vừa qua, tại căn cứ hải quân ở Portsmouth, trước sự chứng kiến của hàng trăm khách mời, tàu khu trục thứ 6 và cũng là con tàu cuối cùng lớp Type 45 mang tên HMS Duncan (D-37) đã chính thức gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh, báo cáo của ASDNews ngày 27/9 cho hay.
HMS Duncan cùng các tàu khu trục thuộc lớp Type 45 được xem là những chiến hạm mạnh nhất Hải quân Hoàng gia.

HMS Duncan gia nhập Hải quân Hoàng gia.

Con tàu đầu tiên thuộc lớp Type 45 là HMS Daring (D-32) đã gia nhập hạm đội vào tháng 7 năm 2009, tiếp theo là HMS Dauntless (D-33), HMS Diamond (D-34), HMS Dragon (D-35) và gần đây nhất là HMS Defender (D-36) vào tháng 03/2013.
Tham dự buổi lễ gia nhập hải quân của khu trục hạm HMS Duncan có đại diện của Hải quân Hoàng gia, chuẩn Đô đốc George Zambellas, đại diện của hai thành phố Belfast và Dundee và các cựu chiến binh của chiến hạm cùng tên (HMS Duncan lớp type 14, năm 1957-1985).

HMS Duncan D-37.

Chỉ huy của khu trục hạm HMS Duncan, James Stride, cho biết đây là khoảnh khắc lịch sử đầy tự hào đối với toàn bộ đội ngũ thủy thủ đoàn. Bốn tàu khu trục đầu tiên thuộc lớp Type 45 đã được triển khai hoạt động và con tàu thứ năm HMS Defender sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu lần đầu tiên trong năm 2014.
Tàu HMS Duncan dài 152,4m và có lượng giãn nước 7.500 tấn. Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc-bin khí Rolls-Royce WR-21 công suất 21,5 MW mỗi chiếc cho phép con tàu có thể chạy với tốc độ tối đa 33 hải lý (54 km/h) và phạm vi hoạt động lên tới 7 nghìn hải lý (13.000 km). Thủy thủ đoàn của con tàu là 190 người.

Khu trục hạm lớp Type 45 được xem là chiến hạm mạnh nhất Hải quân Anh.

Hệ thống vũ khí của khu trục hạm Duncan vô cùng mạnh mẽ, gồm 1 tổ hợp tên lửa phòng không phóng thẳng đứng Sylver A50 VLS với 48 ô phóng sử dụng tên lửa Aster 15 (tầm bắn 1,7-30 km) và Aster 30 (tầm bắn 3-120 km) và 2 tổ hợp tên lửa chống tàu Harpoon. Hệ thống súng pháo gồm có 1 pháo 4.5 inch BAE Mark 8, 2 pháo 30 mm Oerlikon, 2 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS, 2 Miniguns và 6 súng máy đa năng.
Khu trục hạm HMS Duncan có thể mang theo 1 đến 2 trực thăng Lynx HMA8 trang bị 4 tên lửa chống tàu Sea Skua và 2 ngư lôi chống tàu ngầm hoặc 1 trực thăng Westland Merlin HM1 trang bị 4 ngư lôi chống tàu ngầm.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Người Anh đang giống Pháp chú trọng phòng không mà quên nhiệm vụ đa năng giống lớp AB của hải quân Mỹ ? .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giải mật hồ sơ các dự án tàu khu trục Trung Quốc (Kỳ 1)

(Soha.vn) - Giới quân sự NATO cho rằng Type 052 chỉ là một dạng chắp vá để thử nghiệm công nghệ chứ không thể hoạt động như một tàu chiến thực thụ.

Cuối những năm 1980, hạm đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc bắt đầu trở nên lạc hậu, không còn đáp ứng được các yêu cầu của chiến tranh hải quân hiện đại. Trong khi đó, các nước lớn trên thế giới đã cho ra đời các thế hệ tàu khu trục mới với khả năng tác chiến vô cùng mạnh mẽ.
Trước tình hình đó, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã hạ quyết tâm phát triển một thế hệ tàu khu trục mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của chiến tranh hiện đại nhằm sánh vai cùng các nước lớn trên thế giới.
Cụ thể hóa cho tham vọng này, cuối những năm 1980, Trung Quốc đã bắt tay triển khai chương trình tàu khu trục đa chức năng mang tên lửa điều khiển Type 052 lớp Lữ Hộ. Chương trình được phát triển bởi Viện đóng tàu số 701 ở Thượng Hải Trung Quốc và nhà máy đóng tàu Hudong ở Thượng Hải được giao trách nhiện thực hiện dự án này.

Tàu khu trục 112 Cáp Nhĩ Tân, chiếc đầu tiên của Type 052, trong chuyến thăm lịch sử đến Mỹ năm 1997. Tàu này cũng chính là soái hạm của hạm đội Bắc Hải.​

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành đóng mới loại tàu tham chiến mặt nước đa chức năng và hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc lúc đó. Tàu được thiết kế với khả năng tấn công phòng thủ, chống ngầm toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên một tàu chiến Trung Quốc trang bị vũ khí, các loại cảm biến tinh vi của phương Tây.
Chiếc đầu tiên thuộc lớp này mang số hiệu 112 Cáp Nhĩ Tân được khởi đóng vào năm 1986, hạ thủy vào năm 1991. Ngay sau khi được biên chế hoạt động ở Hạm đội Bắc Hải vào năm 1994, tàu này nhanh chóng trở thành soái hạm của hạm đội mạnh nhất Hải quân Trung Quốc khi đó.
Chiếc thứ hai mang số hiệu 113 Thanh Đảo được đưa vào trang bị năm 1997 cũng biên chế thuộc hạm đội Bắc Hải. Tàu 112 Cáp Nhĩ Tân cùng với hai tàu khu trục khác đã có một chuyến đi lịch sử đến cảng San Diego, bang California Hoa Kỳ ngày 21/03/1997 như là một sự quảng bá thành tựu và sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc.
Hệ thống vũ khí khá rối rắm
Type 052 được thiết theo công nghệ những năm 1980 nên hình dáng thủy động lực học của tàu không có gì tiêu biểu. Tàu được thiết kế theo truyền thống Liên Xô và được trang bị dày đặc các hệ thống vũ khí trong khi khả năng tác chiến lại không cao.
Tàu được vũ trang 1 pháo hạm nòng kép 79A (PJ-33) 100mm, tốc độ bắn khoảng 18 viên/phút, với tầm bắn khoảng 22km. Tàu được trang bị bốn bệ pháo phòng không nòng kép loại 76A 37mm, với hai ở phía trước và hai phía sau đuôi tàu. Pháo có tốc độ bắn khoảng 180 viên/phút, với tầm bắn khoảng 4,5km chống máy bay.
Hệ thống phòng không, phòng thủ chính của tàu là một bệ phóng tên lửa phòng không loại HHQ-7, phiên bản hải quân của tổ hợp HQ-7. Với 8 tên lửa sẵn sàng phóng và 16 tên lửa dự phòng, được bố trí phía sau pháo hạm chính. Đây là bản sao của tổ hợp Crolate của Pháp, hệ thống có khả năng tác chiến chống máy bay trong mọi điều kiện thời tiết, với tầm bắn khoảng 8-12km. Tuy nhiên, hệ thống này có khả năng chống tên lửa diệt hạm rất hạn chế với tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 4-6km.

Tàu khu trục 113 Thanh Đảo chiếc thứ 2 cũng là cuối cùng của Type 052.​

Tàu được trang bị một hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 được bố trí ở đuôi tàu giữa hai bệ pháo phòng không 37mm. Hệ thống tên lửa chống hạm loại YJ-81 (C801A) với 8 tên lửa được bố trí trong các ống phóng giữa thân tàu. YJ-81 là một tên lửa chống hạm sao chép loại Exocet của Pháp. Loại tên lửa này chỉ có tầm bắn khoảng 42km. Lần hiện đại hóa năm 2004, tàu này được tái trang bị bằng loại YJ-83 (C-802) với tầm bắn 120km, đầu đạn nặng 165kg.
Về chống ngầm, tàu được trang bị hai ống phóng ngư lôi loại 324mm, sử dụng ngư lôi loại Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk46 của hải quân Mỹ). Ngư lôi này mang đầu đạn nặng 45kg với tốc độ khoảng 43 hải lý/h, tầm bắn khoảng 7,3km. Tàu được trang bị một hệ thống rocket chống ngầm loại RBU-1200 của Nga với 12 ống phóng rocket 240mm, tầm bắn 1.200m cơ số 120 quả.
Tàu được trang bị động cơ diesel kết hợp với hai động cơ tuabin khí GE LM 2500 công suất 55.000 mã lực, hai động cơ diesel MTU 12V 1163TB83 công suất 8840 mã lực. Tàu có tốc độ tối đa 32 hải lý/ h, chiều dài 142,6m , rộng 15,3m, mớn nước 5m , tải trọng 4.200 tấn tiêu chuẩn, 5.700 tấn đầy tải.
Hệ thống điện tử lai tạp
Type-052 được trang bị hệ thống điện tử khá rối rắm xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là tàu tham chiến mặt nước đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống chiến đấu biển Thomson-CSF TSR 3004 Tiger (Trung Quốc sao chép lại với tên gọi Type 360S/SR60), radar Type- 518 Rel 2 Haiying cho giám sát và cảnh báo sớm tầm xa, radar 345 MR35 kiểm soát bắn cho tổ hợp tên lửa phòng không HHQ-7.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị radar 344 MR34 kiểm soát bắn cho tên lửa chống hạm và pháo hạm 100mm, hai hệ thống radar 347G dùng kiểm soát bắn cho pháo phòng không 37mm và hai radar hàng hải Racal Decca RM-1290.

Type-052 là một lớp tàu quá yếu cả về công nghệ và khả năng tác chiến, nó đơn thuần chỉ là một dạng thử nghiệm công nghệ chứ chưa phải là một tàu chiến thực thụ.
Tàu được trang bị hai hệ thống định vị thủy âm DUBV-23 (SJD-8/9) gắn trên thân tàu cho nhiệm vụ tìm kiếm và tấn công tàu ngầm, hệ thống định vị thủy âm kéo theo DUBV-43 (ESS-1). Tàu có hai hệ thống phóng mồi bẫy Type 826C (BM-8610).
Type-052 là tàu tham chiến mặt nước đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống tích hợp dữ liệu chiến đấu ZJK-4. Đây là bản sao của hệ thống Alenia Marconi Systems (nay Selex Sistemi Integrati) IPN-10 của Ý.
Các máy tính trung tâm tính toán, đánh giá dữ liệu về mục tiêu và phân bố đến các hệ thống vũ khí. Hệ thống có khả năng tìm kiếm và theo dõi nhiều mục tiêu, đánh giá mục tiêu nguy hiểm, tự động phân bổ vũ khí cho mục tiêu. Các hệ thống phụ trợ bao gồm hai loại 630 (GDG-775), SNTI-240 (Satcom) và đường truyền dữ liệu vệ tinh.
Điểm yếu
Dù là chiến hạm hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc lúc đó, nhưng Type 052 vẫn lạc hậu khá nhiều khi so với các tàu chiến cùng thời của NATO và Nga.
Hệ thống điện tử tích hợp nhiều nguồn khác nhau gây ra sự không đồng bộ trong vận hành, tàu được tích hợp tới 40 công nghệ khác nhau của nhiều nước. Thủy thủ đoàn phải học thuộc ít nhất 1.000 từ tiếng Anh chuyên ngành để vận hành các thiết bị nhập khẩu.
Khi tàu 112 Cáp Nhĩ Tân ghé thăm Mỹ, giới quân sự NATO đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng các thiết bị trong phòng điều khiển được dán các nhãn với đủ loại ngôn ngữ, tiếng Anh, Pháp, Italia, Trung Quốc. Một chi tiết khá thú vị là các hệ thống này không được thiết kế để hoạt động cùng với nhau.
Giới quân sự NATO kết luận Type 052 chỉ là một dạng chắp vá để thử nghiệm công nghệ chứ không thể hoạt động như một tàu chiến thực thụ. Rất may cho lớp tàu này là nó không phải tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang nào.


Giải mật hồ sơ các dự án tàu khu trục Trung Quốc (Kỳ 2)

(Soha.vn) - Sau thất bại của dự án Type 052 lớp Lữ Hộ, Trung Quốc đã bắt tay phát triển một thế hệ tàu khu trục khác là Type 051B lớp Lữ Hải song cũng không mấy thành công.

Thiết kế của thế hệ tàu khu trục Type 052 lớp Lữ Hộ đã bộc lộ nhiều điểm yếu, mặt khác, hệ thống điện tử chắp vá trên tàu khiến nó hoạt động không đồng bộ. Cuộc “vi hành” đến Mỹ của tàu khu trục Type 052 đã khiến Trung Quốc bẽ mặt khi giới truyền thông phương Tây nhanh chóng chỉ ra hàng loạt điểm yếu của loại tàu chiến này.
Các nhà thiết kế Trung Quốc đã phát triển một thế hệ tàu khu trục mới nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân. Loại tàu khu trục mới được chỉ định là Type 051B lớp Lữ Hải. Tàu có thiết kế thủy động lực học hoàn toàn mới. Hai bên mạn tàu được thiết kế hơi dốc để giảm mặt cắt radar.

Tàu khu trục Type 051B số hiệu 167 Thâm Quyến trong chuyến thăm đến cảng Apra, đảo Guam, Mỹ.​

Type 051B được xem là người đi tiên phong trong các thiết kế nhằm làm giảm diện tích phản hồi radar RCS. Chiếc đầu tiên được đóng tại nhà máy đóng tàu Đại Liên và đưa vào biên chế trong hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 1998 với số hiệu 167 Thâm Quyến và trở thành loại tàu chiến hiện đại nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.
So với tàu khu trục Type 052, Type 051B có tải trọng tăng thêm khoảng 2.000 tấn, lượng giãn nước toàn tải của tàu lên đến 7.100 tấn, đưa nó trở thành tàu khu trục có tải trọng lớn nhất từng được chế tạo tại Trung Quốc vào thời điểm đó.
Thêm một tác phẩm thất bại
Theo bản thuyết minh dự án do thiết kế trưởng ông Pan Jingfu trình bày trước các quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc thì Type 051B sẽ được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng VLS cho hệ thống tên lửa phòng không mới nhằm nâng cao khả năng phòng không cho tàu, cùng hàng loạt các nâng cấp về hệ thống điện tử và vũ khí.
Tuy nhiên, khi con tàu đi vào hoạt động, các quan chức Hải quân Trung Quốc nhận thấy rằng so với Type 052, tàu khu trục mới chẳng có gì thay đổi ngoài hình dáng mới. Hệ thống phóng thẳng đứng VLS cho tên lửa phòng không mới chẳng thấy đâu mà vẫn là loại HHQ-7 cũ đã được đánh giá không thành công trên tàu khu trục Type 052.

Type 051B chỉ là một loại tàu thuộc kiểu “bình mới rượu cũ” so với Type 052 trước đó.​

Hệ thống vũ khí trên tàu Type 051B vẫn y chang như trên tàu Type 052 bị chê tơi bời. Pháo chính nòng kép 100mm, 8 tên lửa phòng không tầm thấp HHQ-7 với 8 tên lửa sẵn sàng phóng và 8 tên lửa dự phòng được bố trí phía sau pháo chính.
Ngoài ra, trên tàu còn có 16 tên lửa chống hạm loại C-802 tầm bắn 120km, tên lửa này được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bán chủ động, đầu đạn nặng 165kg; 4 pháo phòng không nòng kép 37mm; 2 cụm phóng ngư lôi với 3 ống phóng/cụm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm Z-9C của Trung Quốc hoặc Ka-28 của Nga.
Hệ thống điện tử trên tàu không có gì nổi bật ngoài hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu mới. Type 051B là tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Type 381, loại radar này được cho là sao chép từ radar Fregat-MAE-5 của Nga.
Type 381 là một radar giám sát 3 tọa độ, radar này có thể phát hiện 50 mục tiêu và theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu. Type 381 hoạt động ở băng tần C, phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100km. Radar khác bao gồm radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước Type 360, radar điều khiển hỏa lực cho pháo chính Type 344.
Type 051B được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-6 với tốc độ xử lý dữ liệu khoảng 10 Mbit/giây. Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với Link-11 của NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 SATCOM.
Hệ thống động lực trên tàu được cho là sử dụng lại hệ thống động lực của tàu khu trục Type 052 trước đó, cũng có nguồn tin nói rằng tàu khu trục Type 051B sử dụng động cơ tuabin hơi nước do Trung Quốc tự sản xuất. Tốc độ tối đa của tàu khu trục Type 051B được cho khoảng 31 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động khoảng 14.000km.
Ngay khi được mời đến nghiệm thu tàu khu trục Type 051B mới mang số hiệu 167 Thâm Quyến, các quan chức Hải quân Trung Quốc đã vô cùng thất vọng với thiết kế mới. Chất lượng con tàu thực tế so với bản thuyết minh dự án có một khoảng cách khá xa.
Dự án tàu khu trục Type 051B lập tức bị đình chỉ, chiếc 167 Thâm Quyến trở thành chiếc duy nhất của lớp tàu này. Các nhà thiết kế tàu chiến Trung Quốc vội vàng phải giới thiệu một bản thiết kế mới là Type 051C với nhiều cải tiến.


Giải mật hồ sơ các dự án tàu khu trục Trung Quốc (kỳ 3)

(Soha.vn) - Sau thất bại của dự án tàu khu trục Type 051B, các nhà thiết kế Trung Quốc đã vội vàng lấp liếm bằng dự án Type 051C nhưng sự thành công vẫn chưa đến với họ.

Dự án tàu khu trục Type 051B đã bị các quan chức Hải quân Trung Quốc chê tơi bời vì đặc tính kỹ thuật của nó không hơn gì các thế hệ tàu khu trục trước đó. Type 051B vẫn là một thế hệ tàu chiến “bình mới rượu cũ”. Ngoài vỏ tàu mới, bên trong không có nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ thống vũ khí.
Trước yêu cầu cấp bách của Hải quân Trung Quốc về việc đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa lực lượng tàu chiến mặt nước. Nhà máy đóng tàu Đại Liên đã trình lên Hải quân Trung Quốc một thiết kế tàu khu trục mới được chỉ định là Type 051C lớp Lô Châu.

Tàu khu trục 115 Thẩm Dương, chiếc đầu tiên của thế hệ tàu khu trục Type 051C.​

Nhằm rút ngắn giai đoạn phát triển, nhà máy đóng tàu Đại Liên đã sử dụng lại thiết kế của tàu khu trục Type 051B. Có thể nói rằng, tàu khu trục lớp Lô Châu là một thiết kế kiểu “bình mới rượu cũ”, các hệ thống điện tử, vũ khí trên tàu đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là hệ thống phòng không.
Chiếc đầu tiên của Type 051C mang số hiệu 115 Thẩm Dương được hạ thủy vào năm 2004, đưa vào sử dụng trong Hải quân Trung Quốc từ tháng 10/2006. Chiếc thứ 2 mang số hiệu 116 Thạch Gia Trang được đưa vào sử dụng từ năm 2007, cả hai chiếc này đang hoạt động trong biên chế Hạm đội Bắc Hải.
Điểm nổi bật của tàu khu trục Type 051C là hệ thống phòng không. Các nhà thiết kế Trung Quốc đã mạnh dạn nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm tầm xa Rif-M, biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Hệ thống phòng không tầm xa Rif-M được bố trí với 2 cụm phóng ở phía sau pháo chính với 8 tên lửa/cụm và 4 cụm phóng ở phía sau đuôi tàu. Tổng số tên lửa phòng không mà tàu có thể mang theo là 48 quả.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 48N6 với tầm bắn tối đa 150km, tầm cao tối đa 27km. Việc điều khiển hỏa lực cho hệ thống phòng không Rif-M do hệ thống radar 30N6 Tomb Stone đảm nhận thay thế cho radar Volna sử dụng trên các tàu chiến của Nga.

Sơ đồ bố trí vũ khí, radar trên tàu khu trục Type 051C. Loại tàu này đã mang lại bước đột phá lớn trong năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc.​

Radar này có khả năng cung cấp kênh dẫn hướng cho 12 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Việc nhập khẩu và trang bị hệ thống phòng không tầm xa trên hạm Rif-M đã mang lại một bước đột phá lớn cho năng lực phòng không trên hạm của Hải quân Trung Quốc.
Type 051C là thế hệ tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc có khả năng đảm đương nhiệm vụ phòng không cấp hạm đội. Vũ khí khác trên tàu bao gồm pháo hạm 100mm, 8 tên lửa chống hạm YJ-83 với tầm bắn khoảng 120km. Tên lửa YJ-83 được kết hợp dẫn hướng quán tính và radar bán chủ động giai đoạn cuối.
Vũ khí phòng vệ gồm có 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 được bố trí ở 2 bên mạn tàu với tầm bắn tối đa 3km. Kiểu bố trí này khiến tàu gặp khó khăn khi đối phó với các tên lửa chống hạm tấn công vào tàu từ phía trước hoặc phía sau. Khả năng tác chiến của hệ thống Type 730 bị giới hạn ở một góc nhỏ hơn 180 độ do vướng phải mạn tàu.
Về chống ngầm, tàu khu trục Type 051C được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm với 3 ống phóng/cụm sử dụng ngư lôi Yu-7 sao chép từ ngư lôi Mk46 của Mỹ với tầm bắn tối đa 7,3km.
Hệ thống điện tử trên tàu chủ yếu nhập khẩu từ Nga. Trên đỉnh cột buồm chính của tàu được trang bị radar Type 346 được sao chép từ radar MR36 của Nga sử dụng cho nhiệm vụ tìm kiếm các mục tiêu mặt nước.
Cột buồm phía sau được trang bị radar Fregat-MAE-5 NATO gọi là: Top Plate. Đây là một radar giám sát trên không 3 tọa độ, hoạt động ở băng tần E với phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không khoảng 120km, 50km với các mục tiêu tên lửa chống hạm. Radar này có khả năng kiểm soát 40 mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống phòng không Rif-M trên tàu khu trục Type 051C vừa là điểm mạnh nhưng cũng chính là tử huyệt của nó.​

Ngoài ra, phía trên tháp chỉ huy còn được trang bị radar Mineral-ME, NATO định danh Band Stand, radar này có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu ở giới hạn đường chân trời, cũng như cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa chống hạm tấn công mục tiêu. Hai hệ thống radar Type 347 đảm đương nhiệm vụ điều khiển hỏa lực cho hệ thống Type 730.
Đuôi tàu có sàn đáp cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 nhưng không có nhà chứa cho trực thăng vì hệ thống phòng không Rif-M phía sau đã chiếm quá nhiều không gian của tàu. Thoạt nhìn, Type 051C đã tạo ra được bước đột phá lớn trong khả năng tác chiến, đặc biệt là các chiến phòng không.
Tuy nhiên, điểm yếu chết người của tàu này nhanh chóng được bộc lộ. Hệ thống phòng không chính là vũ khí mạnh nhất của Type 051C nhưng cũng chính là tử huyệt khiến nó có thể bị tấn công một cách dễ dàng.
Radar điều khiển hỏa lực của hệ thống phòng không Rif-M được bố trí phía sau mà lại chỉ có một radar duy nhất, điều này khiến 2 cụm phóng phía trước gần như “có mắt không tròng”. Điểm mù radar nằm ngay vào phía mũi tàu, khả năng bảo vệ từ hướng tấn công phía trước gần như bằng 0.
Cứu cánh cuối cùng cho hướng tấn công này là hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 nhưng lại bố trí ở 2 bên mạn tàu khiến nó không có khả năng bắn về phía trước. Tàu khu trục Type 051C có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa trước các cuộc tấn công từ phía trước.
Chỉ 2 chiếc thuộc lớp tàu khu trục Type 051C được đóng mới điều đó cho thấy rằng tính năng kỹ chiến thuật của nó còn rất hạn chế. Từ Type 052, Type 051B đến Type 051C các nhà thiết kế Trung Quốc đã thử nghiệm rất nhiều các hệ thống điện tử-vũ khí khác nhau nhưng sự thành công vẫn chưa đến với họ.

Còn Tiếp Type 052C (được xem là 1 Type 051C sử dụng vũ khí Trung Quốc)

Siêu hạm Type 052D Trung Quốc thua xa chiến hạm Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Tàu khu trục tối tân nhất Trung Quốc Type 052D chỉ có sức mạnh tương đương với thế hệ đầu của khu trục lớp Arleigh Burke (Mỹ) cách đây 20 năm trước.

Gần đây, phương tiện truyền Trung Quốc đăng tải một số hình ảnh hoạt động thử nghiệm tàu khu trục mới nhất Trung Quốc Type 052D tại vùng biển Hoa Đông. Bình luận về tính năng kỹ chiến thuật của Type 052D, trang tin Strategypage cho rằng, lớp tàu này tuy đã có những nâng cấp lớn nhưng chỉ có thể tương đương lớp tàu khu trục Arleigh Burke thế hệ đầu cách đây 20 năm trước của Hải quân Mỹ.
Lớp Arleigh Burke là tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay, trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Bản thân tàu khu trục Arleigh Burke cũng không ngừng được cải tiến.
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke.

Thế hệ đầu của lớp Arleigh Burke có lượng giãn nước 8.300 tấn, nhưng sau nhiều lần nâng cấp thì lượng giãn nước của tàu chiến mới nhất kiểu này đạt tới 10.000 tấn, vượt qua tàu tuần dương có lượng giãn nước lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tốc độ cao nhất của tàu có thể đạt 50 km/h, hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm 90-96 quả tên lửa (phòng không, đối đất, chống ngầm) được chứa trong ống phóng thẳng đứng, pháo hải quân 127mm, pháo cao tốc 30mm, ngư lôi, tên lửa chống tàu và trực thăng.
Trong khi đó, Type 052D chỉ có lượng giãn nước 7.500 tấn, trang bị hệ thống phóng thẳng đứng gồm 64 ống, pháo hạm 130mm, pháo phòng không cao tốc 30mm và ngư lôi, trực thăng. Điểm hơn ở Type 052D so với tàu chiến Mỹ là trang bị tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 mạnh hơn rất nhiều so với mẫu RGM-84 Harpoon có tầm bắn ngắn trên tàu Mỹ. Nhưng trong tương lai không xa, Mỹ sẽ thay thế RGM-84 bằng LRASM mạnh mẽ hơn rất nhiều, và khi đó Type 052D khó mà đối chọi nổi với Arleigh Burke.
Thực tế, trong 10 năm qua, trình độ thiết kế tàu khu trục của Trung Quốc đã được cải thiện, 2 tàu khu trục Type 052B và 2 tàu khu trục Type 052C đã lần lượt đi vào hoạt động. Không ít người coi 4 tàu chiến này là những nỗ lực theo đuổi tàu chiến lớp Arleigh Burke của Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa tối tân nhất Trung Quốc, Type 052D.

Trong đó, khu trục Type 052B có lượng giãn nước là 5.900 tấn, trang bị hệ thống vũ khí hiện đại cho phép chống tàu mặt nước, săn tàu ngầm và phòng không gồm: 48 tên lửa đối không tầm trung Shtil, 16 tên lửa chống tàu mặt nước C-802 (tầm phóng 120km), hệ thống pháo và ngư lôi cùng trực thăng chống ngầm.
Còn Type 052C từng được xem là khu trục hạm tối tân nhất Trung Quốc trước khi có sự xuất hiện của Type 052D. Con tàu trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng gồm 48 ống chứa tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tầm xa C-602 và hệ thống pháo, ngư lôi.
Đặc biệt, trong thiết kế tàu khu trục Type 052C, Type 052D Trung Quốc bắt chước cách bố trí hệ thống anten radar mạng pha chủ động đặt quanh mặt tháp chỉ huy trên tàu giống như lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tuy giống về kiểu dáng nhưng tàu Trung Quốc khó có thể đạt tới mức hoàn hảo về mặt hệ thống điện tử, radar như tàu chiến Mỹ với hệ thống Aeigs tối tân. Nói cách khác, người Trung Quốc chỉ có thể “nhái” hình dáng còn “ruột” bên trong thì không nhể.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hai chú 052C/D này cũng thiết kế góc cạnh, nhưng vẫn không " tàng hình " tốt như lớp tương tự của Pháp .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
ộ diện hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng trên tàu Type 052D TQ

(Soha.vn) - Hình ảnh tàu khu trục mới nhất 052D, được lắp đặt hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng giống MK41 của Mỹ đã được đăng tải trên các trang mạng diễn đàn quân sự Trung Quốc

Diễn đàn quân sự Trung Quốc china-defense.blogspot ngày 05/10 đã đăng tải một số hình ảnh về tàu khu trục mới nhất 052D, được lắp đặt hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng có kết cấu mới.

Hình ảnh tàu khu trục 052D với hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng mới.

Con tàu được trang bị hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng với tổng cộng 64 ô phóng. Không giống như các tàu khu trục Type 052C với hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng kiểu ống tròn, phóng lạnh (48 tên lửa, sử dụng công nghệ lạc hậu của các tàu tuần dương hạm Liên Xô dự án 1144 và 1164), các tàu mới được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng kiểu ô vuông, phóng nóng, tương tự hệ thống Mk41 trên các khu trục hạm của Mỹ (kiểu phóng nóng nghĩa là động cơ tên lửa được kích hoạt ngay khi trong ống phóng còn kiểu lạnh là kích hoạt động cơ tên lửa sau khi tên lửa được đẩy ra khỏi ống phóng).



Tàu khu trục 052D được coi là bước đột phá trong công nghệ vũ khí của Hải quân Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết rằng Trung Quốc đang xây dựng 3 tàu khu trục loại này (thế hệ thứ ba, lượng giãn nước 8.000 tấn), sau đó sẽ tiếp tục xây dựng các tàu Type 055 (thế hệ thứ tư, lượng giãn nước 12.000 tấn).
Type 052D là một chương trình phát triển tàu khu trục mang tên lửa điều khiển của Trung Quốc nhằm tạo ra một lớp tàu khu trục có khả năng tương đương với các tàu chiến lớp Arleigh – Burke của Hải quân Hoa Kỳ. So với hai người anh là 052B Quảng Châu và 052C Lan Châu thì 052D có tính năng vượt trội hơn hẳn.

Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng của tàu khu trục 052C và 052D.

Khu trục hạm Type 052D có lượng giãn nước 7.500 tấn được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng với 64 ống kiểu nóng có thể phóng tên lửa hành trình đối đất DH-10, loại tên lửa mới của Trung Quốc tương tự như Tomahawk của Mỹ, có tầm bắn từ 2.000 đến 3.000 km. Ngoài ra, chiến hạm còn được trang bị 1 pháo 130mm, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm, 2 bệ pháo phòng không tầm gần 30mm và có thể mang theo 1 máy bay trực thăng.
Trong khí đó, khu trục hạm 052B có lượng giãn nước là 5.900 tấn, được trang bị 48 quả tên lửa phòng không HQ-16 tầm bắn 30 km, 16 quả tên lửa chống hạm C-802 tầm phóng 120 km, 1 khẩu pháo 100 mm, 2 khẩu pháo 30 mm và có thể mang theo 1 máy bay trực thăng.
Còn tàu khu trục 052C có lượng giãn nước là 6.500 tấn, lắp hệ thống phóng thẳng với 48 ô phóng tên lửa phòng không HQ-9, 8 quả tên lửa chống hạm C-602, 2 thiết bị phóng ngư lôi 4 ống, 1 khẩu pháo 100 m, 2 khẩu pháo phòng thủ tên lửa 30 mm và cũng có thể mang theo 1 máy bay trực thăng.
Khu truc hạm Arleigh – Burke của Mỹ
Arleigh Burke là lớp khu trục hạm đầu tiên được Mỹ trang bị hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với hệ thống điện tử, radar và vũ khí tối tân.

Khu trục hạm USS Michael Murphy.

Tính đến cuối năm 2012, Hải quân Mỹ tiếp nhận tổng cộng 62 khu trục hạm Arleigh Burke và được đặt số hiệu từ DDG-51 đến DDG-112. Tàu khu trục lớp Arleigh Burke thứ 62 tên là USS Michael Murphy.
Khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 ống phóng, hệ thống còn lại gồm 64 ống nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng. Các hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa diệt hạm Harpoon…



Ngoài ra, chiến hạm lớp Arleigh Burke còn được trang bị 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS, 2 pháo 20 mm, 1 pháo 127 mm và ngư lôi. Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,606
Động cơ
474,597 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Các cụ cho em hỏi ngu tý là hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng có ưu việt gì hơn cái phóng chếch ạ?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Vấn đề là tên lửa nó ra sao . Khg thể nhét sam 2 vào ống phóng kiểu này. Ưu việt là ưu việt cái nằm trong
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Ống phóng thẳng đứng do LX áp dụng đầu tiên trên các tuần dương hạm .Cách bắn giống như s300 bắn được mọi góc , nhưng phương pháp bắn cúa LX ( Nga ) là phóng nguội và của Mỹ thì ngược lại .Em thấy LX có nhiều loại ống phóng, nên có thế sử dụng nhiều loại tên lửa kích cỡ khác .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu khu trục phòng không đầu tiên của Trung Quốc có đáng sợ?

(Soha.vn) - Sau thất bại của hàng loạt dự án trước đó, thành công ban đầu đã đến với Trung Quốc qua dự án tàu khu trục phòng không Type 052C.

Ít nhất 3 thế hệ tàu khu trục đã được chế tạo và thử nghiệm tại Trung Quốc nhưng sự thành công vẫn còn ở quá xa đối với họ. Tuy nhiên, những thất bại đã cho họ nhiều bài học quý giá trong phát triển tàu chiến, những kết quả thu được thông qua quá trình thử nghiệm các dự án tàu khu trục như Type 051B, Type 051C, Type 052 đã tạo tiền đề cho những dự án lớn hơn.

Tàu khu trục Type 052C đã tạo ra bước đột phá lớn trong năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc.​

Đầu năm 2002, một bước ngoặt lớn đối với công nghiệp đóng tàu quân sự đã đến với Trung Quốc. Chiếc tàu khu trục đầu tiên thuộc dự án Type 052C chính thức được hạ thủy. Type 052C được NATO định danh là lớp Lữ Dương II.
Tàu khu trục Type 052C thực sự đã tạo ra một bước đột phá lớn cho công nghiệp đóng tàu chiến cũng như năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc. Đến thế hệ tàu khu trục này Hải quân Trung Quốc mới có được khả năng phòng không cấp hạm đội đúng nghĩa.
Điểm mấu chốt trong thiết kế của Type 052C là nó là tàu chiến đầu tiên của Trung Quốc được trang bị radar quét mạng pha đa chức năng với 4 mảng an-ten được bố trí xung quanh tháp chỉ huy, cung cấp khả năng giám sát 360 độ. Kiểu bố trí an-ten của Type 052C tương tự như trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Radar Type 348 hoạt động ở băng tần S do Viện công nghệ điện tử Nam Kinh chế tạo. Radar này được cho là có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 450km. Sự phát triển của radar này được cho là dưới sự trợ giúp từ Ukraine, họ đã cung cấp công nghệ làm mát cho các an-ten bố trí trên tàu khu trục Type 052C.

Cận cảnh một mảng an-ten Type 348 trên tàu khu trục Type 052C, người Trung Quốc vẫn ví von đây là tàu khu trục "Aegis made in China"​

Nhiệm vụ của radar này là phát hiện mục tiêu và cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa phòng không tầm xa. Hỗ trợ cho radar Type 348 là hệ thống radar giám sát tầm xa 2D Type 517M, radar này hoạt động ở băng tần VHF với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa 350km.
Phía trên đỉnh cột buồm được trang bị radar MR331 Mineral-ME của Nga sử dụng cho nhiệm vụ điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm và pháo chính. Ngoài ra, Type 052C còn được trang bị một hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện OFC-3 được sử dụng cho pháo chính trong trường hợp đêm tối hoặc radar bị gây nhiễu nặng.
Tàu khu trục phòng không đầu tiên
Đến Type 052C, Hải quân Trung Quốc mới sở hữu một tàu khu trục phòng không đúng nghĩa. Mặc dù tàu khu trục Type 051C cũng được trang bị hệ thống phòng không tầm xa Rif-M của Nga nhưng khả năng phòng không của nó rất hạn chế do thiếu radar điều khiển hỏa lực.
Type 052C là tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9A biến thể hải quân của tên lửa phòng không HQ-9A sao chép từ S-300 của Nga và Patriot của Mỹ. Tàu được trang bị 2 hệ thống phóng thẳng đứng với 6 cụm phóng phía trước và 2 cụm phóng phía sau, cơ số 48 đạn tên lửa phòng không tầm xa HQ-9A.
Tên lửa HQ-9 có cơ chế dẫn đường hỗn hợp với dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu, pha giữa được dẫn hướng theo kiểu bám theo đạn TVM, giai đoạn cuối dẫn hướng bằng radar bán chủ động. Hệ thống có phạm vi tác chiến chống máy bay khoảng 150km, 30km chống tên lửa đạn đạo, tuy nhiên khả năng này chưa được kiểm chứng.

Cận cảnh hệ thống phòng không tầm xa HQ-9A trên tàu khu trục Type 052C.​

Về năng lực chống hạm, Type 052C được trang bị 8 tên lửa chống hạm YJ-62. Đây là loại tên lửa hành trình vừa có khả năng chống hạm vừa có khả năng tấn công mặt đất hạn chế. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối.
Tầm bắn chính xác của YJ-62 còn khá nhiều điều tranh cãi, Trung Quốc giới thiệu tầm bắn của YJ-62 tới 400km, tuy nhiên, các nguồn tin của tình báo phương Tây cho rằng tầm bắn của nó khoảng 280km, điều này có phần phù hợp hơn.
Có thông tin cho rằng, Type 052C còn được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất HN-2 với tầm bắn khoảng 1.800km. Tuy nhiên điều này không thực sự chắc chắn bởi không gian trên tàu không còn chỗ để bố trí thêm vũ khí, trừ phi loại bỏ bớt tên lửa chống hạm.
Type 052C được vũ trang một pháo hạm Type 210 100mm, tốc độ bắn khoảng 90 viên/phút, tầm bắn tối đa khoảng 17km. Loại pháo hạm 100mm do Trung Quốc sao chép từ pháo hạm 100mm của Pháp bị chê hoạt động không ổn định, độ giật khi bắn lớn nên ảnh hưởng nhiều đến sự chính xác.
Ngoài ra, trên tàu còn được bố trí 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730 cùng 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Z-9C.
Tàu được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu CDS, tính năng của hệ thống này còn chưa được kiểm chứng nhưng theo giới thiệu từ Trung Quốc thì nó đã tạo ra một bước đột phá trong việc đối phó với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau.
Type 052C có chiều dài 155 mét, chiều rộng 17 mét, mớn nước 6,1 mét, lượng giãn nước toàn tải 7.000 tấn, thủy thủ đoàn 250 người. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí-diesel với tổng công suất 74.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Sự thành công ban đầu của tàu khu trục phòng không Type 052C đã đưa sức mạnh Hải quân Trung Quốc lên một tầm cao mới. Type 052C là thế hệ tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc được đóng mới với số lượng vượt quá con số 2 kém may mắn. 5 chiếc đã được hoàn thành trong đó có 4 chiếc đã đi vào hoạt động.
Điều đáng lưu tâm là cả 4 chiếc này đều được biên chế hoạt động ở Hạm đội Nam Hải phụ trách khu vực Biển Đông, nhằm phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top