[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Brazil xây dựng tàu hộ tống mới CV03 giống Sigma Việt Nam

(Vũ khí) - Hải quân của Brazil đã đệ trình thiết kế hình dạng sơ bộ cũng như các đặc tính ban đầu của tàu hộ tống tương lai CV03.



Theo đệ trình, con tàu đầu tiên sẽ được khởi công vào tháng 12/2014, dự kiến sẽ có 4 con tàu như thế được đóng mới. Cần lưu ý rằng, con tàu hộ tống mới này là “biểu tượng của sức mạnh quốc gia về khả năng phát triển và xây dựng các tàu chiến”.

Việc phát triển con tàu có sự tham gia của Trung tâm thiết kế tàu biển thuộc Nhà máy đóng tàu Hải quân tại Rio de Janeiro.

Theo nhà phát triển, con tàu phải có một hình dạng nhằm giảm tối đa tiết diện phản xạ tín hiệu radar, kích thước ban đầu của con tàu được xác định, chiều dài 103,4 m, rộng 11,4 m, lượng choán nước tăng từ 2.350 lên 2.480 tấn. Lượng dự trữ nhiên liệu hàng không cho máy bay trực thăng tăng từ 29 m3 lên 33,4 m3 .
Tàu hộ tống tương lai CV03 Một phần của cấu chúc thượng tầng của tàu hộ tống mới được làm bằng nhôm, vỏ tàu được đóng bằng thép. Theo đệ trình, sẽ loại bỏ các động cơ tua bin khí GE LM2500, thực tế chỉ ra rằng, chỉ có 4% thời gian sử dụng nó, điều này được rút kinh nghiệm từ tàu hộ tống Barroso V34.

Theo các nhà phát triển, con tàu có thể sử dụng 4 động cơ diesel MTU16V 1163. Việc không trang bị động cơ tua bin khí cũng như bộ truyền động tốc độ cao sẽ làm giảm chi phí trong quá trình xây dựng cũng như trong cả quá trình khai thác sử dụng. Với 4 động cơ diesel, CV03 có thể đạt tốc độ hành trình 12 hải lý/h và tầm hoạt đông trong khoảng 6.000 dặm.

Vũ khí trên tàu, ngoài pháo tự động 114 mm Mk8 của Vickers được bố trí phần mũi, nó nhẹ và gọn hơn hệ thống tương tự được sản xuất bởi Oto Melara, còn có các ngư lôi chống ngầm do Brazil phát triển.

Không những thế, con tàu mới này còn trang bị hệ thống tên lửa phòng không, sẽ được lựa chọn từ hệ thống phòng không Barak 8 của Israel, ESSM của Raytheon, Hoa Kỳ và VL MICA của Pháp. Tên lửa được bố trí ở phần phía sau con tàu và được phóng thẳng đứng. Điều đáng nói, chưa có bất cứ con tàu hộ tống nào của Hải quân Brazil trước kia được trang bị các hệ thống phòng không như CV03.

Về hệ thống vô tuyến điện tử, radar tầm soát các mục tiêu trên không sẽ là SeaMaster 40X, để sục sạo các mục tiêu bề mặt sẽ có radar SeaWatcher 100, được bố trí trên trụ ăng ten của công ty Thales.

Sức mạnh tác chiến của tàu hộ tống CV03 còn được bổ sung bởi trực thăng SeaHawk của Sikorsky, nó sẽ có tầm hoạt động rộng hơn so với trực thăng Westland AH-11A Super Lynx hiện đang được trang bị cho Hải quân Brazil.

Ngoài ra nguồn tin này cũng cho hay, tàu hộ tống mới được xây dựng trên nền tảng cấu trúc Barroso, có bề ngoài gần giống với tàu Sigma của Hà Lan mà Việt Nam mua và Type 056 của Trung Quốc. Duy chỉ có cấu trúc thương tầng, nơi lắp đặt các ăng ten là khác nhau.

Với dự án tàu hộ tống tương lai CV03, ngoài việc xây dựng tàu hộ tống mới nhằm gia tăng sức mạnh lực lượng Hải quân, mở ra con đường mới cho ngành công nghiệp đóng tàu của Brazil mà còn có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là các nước ở Châu Phi và Nam Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam thử nghiệm tàu tên lửa Molniya tự đóng

(Kienthuc.net.vn) - Nhà máy đóng tàu Ba Son đã bắt đầu thử nghiệm tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya đóng trong nước theo giấy phép từ Nga.



Theo ARMS-TASS, Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm các tàu tên lửa Project 12418 Molniya được doanh nghiệp đóng tàu quốc gia xây dựng theo giấy phép sản xuất của Nga.
"Hai tàu đầu tiên được đóng tại Việt Nam bắt đầu bước vào thử nghiệm”, Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Rybinsk Vympel Oleg Belkov cho biết.
Ông này cho biết thêm rằng, hai tàu tiếp theo của Việt Nam đang lắp đặt thiết bị và hai tàu khác tiếp tục việc đóng thân tàu.
Một trong 2 tàu Molniya đầu tiên do Việt Nam tự đóng.

"Sau kết quả thử nghiệm 2 tàu tên lửa tàu đầu tiên, phía Việt Nam sẽ thông qua quyết định việc sản xuất 4 tàu lớp Molnya nữa”, ông Oleg Belkov nói. Như vậy, tổng cộng có thể Việt Nam sẽ đóng 8 chiếc Molnya. Trước đó, ông Belkov từng tiết lộ rằng Việt Nam sẽ đóng khoảng 10 chiếc loại này.
Cũng theo ông này, nhà máy đóng tàu Vympel đang giúp đỡ Việt Nam đóng các tàu tên lửa lớp Molnya Project 12418. Toàn bộ quá trình đóng tàu đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.
Quá trình cung cấp thiết bị (phụ tùng, linh kiện) để đóng tàu cho phía Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2010 trong khuôn khổ một bản hợp đồng trị giá 30 triệu USD, và sẽ kéo dài đến năm 2016.
Tàu tên lửa Molnya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương
Việt Nam trước đó đã mua 2 chiếc Molniya từ Nga và đang phục vụ tại Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân.

Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molnya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molnya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Sản xuất khoảng 20 em này lắp loại tên lửa do VN mình sắp sản xuất tầm bắn 300km nữa là tạm ổn rùi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ âm thầm hạ thủy tàu khu trục lớp Zumwalt

(Vũ khí) - Siêu tàu khu trục lớp Zumwalt (DDG-1000) đã được xưởng đóng tàu Bath Iron Works, công ty con của hãng General Dynamics tiến hành hạ thủy vào ngày 29/10.



Chiếc tàu khu trục DDG-1000 được hạ hủy từ cầu cảng xuống dòng sông Kennebec và tiếp tục được hoàn thiện tại đây. Tuy nhiên, việc hạ thủy khu trục hạm DDG-1000 được tiến hành im lặng, khác so với thông lệ Mỹ là lễ hạ thủy tàu rất quan trọng và thường được tổ chức quy mô. Theo kế hoạch ban đầu, việc hạ thủy tàu DDG-1000 sẽ được diễn ra vào sáng ngày 19/10, tuy nhiên do ảnh hưởng của việc đóng cửa chính phủ Mỹ nên thời gian hạ thủy ban đầu được hoãn lại.
Tàu khu trục DDG-1000 được khởi công đóng mới từ năm 2010. Hải quân Mỹ đặt tên khu trục hạm DDG-1000 là Zumwalt để vinh danh Đô đốc Hải quân Elmo Russell Zumvalta Jr (Tư lệnh Hải quân Mỹ giai đoạn 1970-1974). DDG-1000 được dự kiến chuyển giao cho hải quân Mỹ trong năm 2014.
Siêu tàu khu trục Zumwalt được hạ thủy Có thể nói, kinh phí để đóng tàu khu trục USS Elmo Zumwalt đã lên đến mức kỷ lục với quân đội Mỹ. Theo đó, tổng chi phí đóng tàu khu trục USS Elmo Zumwalt lên đến trên 3,5 tỉ USD.
Lúc đầu, Hải quân Mỹ dự kiến đặt đóng 7 tàu USS Elmo Zumwalt, nhưng do chi phí đầu tư quá cao cộng với ngân sách quốc phòng bị cắt giảm nên giảm xuống chỉ còn 3 chiếc.
Được coi là thế hệ khu trục hạm đa nhiệm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, thiết kế của lớp chiến hạm này cho phép nó giúp hạm đội Mỹ giành ưu thế trên biển, tiêu diệt các mục tiêu trên bộ và cung cấp hỏa lực hỗ trợ cho các đơn vị lính thủy đánh bộ. Ngoài ra, khu trục hạm lớp Zumwalt cũng là một phần trong hệ thống quân sự tích hợp.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí tối tân gồm: 2 pháo hải quân AGS 155mm bắn loại đạn thông minh đi xa hơn 100km; hệ thống pháo Mk110 cỡ nòng 57mm và hệ thống phóng thẳng đứng cho phép bắn tên lửa hành trình đối đất, đối không, chống tàu, chống ngầm.
Con tàu có sức mạnh hoả lực và sức mạnh của tên lửa chống hạm tăng gấp 3 lần, khả năng phòng không và tác chiến cận bờ tăng gấp 10 lần so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke. USS Elmo Zumwalt có chiều cao thân tàu 32m, chiều dài 183m, lượng giãn nước là 13.200 tấn. Nó được trang bị nhiều hệ thống vận hành tự động nên chỉ cần thủy đoàn 130 người điều khiển, bằng nửa so với biên chế các tàu khu trực hiện hành.
Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cho rằng tàu khu trục tàng hình USS Elmo Zumwalt được xem là tương lai của Hải quân Mỹ, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chiến lược tái cân bằng, tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Binh Dương.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
mình kết nhất là 2 pháo hải quân AGS 155mm bắn loại đạn thông minh đi xa hơn 100km;
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Con này hạ giá, tăng chất lượng là quá ổn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến hạm tàng hình Zumwalt - Đường tới đại dương

(Vũ khí) - Lễ hạ thủy tàu khu trục siêu hiện đại Zumwalt DDG-1000 theo kế hoạch là ngày 19/10 đã được hoãn lại vì nguyên nhân nghỉ việc của chính phủ Mỹ do khủng hoảng tài chính. Và sau nhiều lần trì hoãn, ngày 28/10 tàu Zumwalt đã chính thức được hạ thủy.



Chiến hạm được đặt theo tên của đô đốc hải quân Mỹ Elmo Russell Zumvalt, được khởi công vào tháng 10/2008, dự kiến hạ thủy vào tháng 10/2011, bàn giao cho hải quân vào năm 2015. Zumwalt của Hải quân Mỹ thuộc lớp tàu DD- 21 được coi là một trong những chiến hạm “Siêu phẩm công nghệ” nhất đã từng được đóng trên thế giới. Nhiệm vụ chính của chiến hạm lớp Zumwalt là yểm trợ hỏa lực cho lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ và phòng không chiến trường trong vùng nước gần bờ của đối phương, trong các khu vực mà các chiến hạm lớn có thể gặp khó khăn và nguy hiểm. Các chiến hạm Zumwalt có thể sẽ là kỳ hạm của các cụm tàu tấn công bao gồm các chiến hạm ven biển LCS và tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm.
Các chiến hạm mang tên lửa có điều khiển lớp tàu DD-21 (chiếc tàu đầu tiên này mang tên "Zumwalt") nhằm mục đích thay thế các tàu khu trục đang phục vụ hiện nay trong Hải quân Mỹ là khu trục hạm nguyên mẫu "Spryuens" (lớp DD 963) và tàu khu trục hạng nhẹ nguyên mẫu "Oliver Perry” (lớp FFG 7).
Chương trình phát triển lớp tàu DD-21 đặt mục tiêu chế tạo một thế hệ khu trục hạm đa năng nhằm thực hiện hàng loạt nhiệm vụ khác nhau như: tấn công các mục tiêu ven bờ và sâu trong đất liền, yểm trợ hỏa lực các chiến dịch bờ biển và trên đất liền của bộ binh, tiến hành các hoạt động tác chiến trên vùng nước ven bờ của đối phương.
Các hình thái chiến dịch chiến thuật có sử dụng tàu khu trục đa nhiệm lớp Zumwalt trong biên chế của các cụm tàu tấn công thuộc hạm đội nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu tiến công và phòng ngự với những ý đồ tác chiến khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện thực tế chiến trường.
Ngày nay, các khu trục hạm lớp “Zumwalt” đa năng phải có khả năng tiến hành bất cứ nhiệm vụ nào được giao: các sứ mệnh trong thời chiến từ chống ngầm, tấn công các cụm tàu đối phương đến thực hiện sứ mệnh hiển diện quân sự, sơ tán thường dân ra khỏi khu vực nguy hiểm chiến tranh, bảo vệ và hộ tống các đoàn tàu thương mại dân sự, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quân sự hải quân.
Hệ thống vũ khí trang thiết bị và động lực trên tàu Zumwalt Tương tự như các khu trục hạm tên lửa "Arleigh Burke", DD-21 là chiến hạm đa nhiệm là thành phần tác chiến chủ lực của Hạm đội trực tiếp trên chiến trường, là lực lượng chủ yếu tạo áp lực chế áp đối phương trong các sứ mệnh răn đe quân sự.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của khu trục hạm Zumwalt là tấn công hỏa lực vào các mục tiêu ven biển yểm trợ lực lượng bộ binh. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại và có uy lực rất lớn: Pháo hạm 155 mm AGS cơ số 920 viên đạn, có 600 viên được nạp tự động với các đầu đạn có điều khiển tăng tầm có độ chính xác cao, có thể tấn công các mục tiêu ở tầm xa đến 100 dặm.
Hệ thống phòng không bao gồm tên lửa phòng không RIM-162 ESSM, hai pháo phòng không tự động Mk 110 cỡ nòng 57 mm. Tên lửa chống ngầm có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên khoảng cách từ 100 dặm đến 200 dặm RUM-139 VL-Asroc.
Tàu được lắp đặt 20 ống phòng tên lửa thẳng đứng MK 57 VLS cho 80 tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách từ 200 đến 1600 hải lý và các tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm.
Khu trục hạm lớp DD-21 là được trang bị hệ thống radar đa chức năng quét mảng pha AN/SPY-3 (MFR) , hệ thống chống ngầm hai băng tần sonar bao gồm anten trung tần (AN/SQS-60), anten sonar cao tần lắp ở thân tàu (AN/SQS-61) và sonar thủy âm tích hợp đa năng kéo theo tàu (AN/SQR-20).
Khoang điều hành tác chiến trên tàu Zumwalt DDG – 1000 Tàu có hầm chứa máy bay và được biên chế một máy bay trực thăng SH-60 Sea Hawk và ba máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout. Máy bay trực thăng và các máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ khu trục hạm.
Chương trình DD-21 tập trung chủ yếu không chỉ vào khả năng chiến đấu tấn công và phòng ngự của chiến hạm. Cấu trúc thiết kế của các chiến hạm đáp ứng yêu cầu lắp đặt các tổ hợp vũ khí hiện đại sẽ phát triển trong tương lai, khung sườn, vỏ tàu và các bộ phận được chế tạo bằng những công nghệ và vật chất mới nhất, hiện đại nhất.
Quá trình thiết kế cũng tính toán đến sự phát triển khoa học công nghệ và cho phép hệ thống có thể nâng cấp kịp thời, duy trì được ưu thế và tình trạng kỹ chiến thuật luôn sẵn sàng ở cấp độ cần thiết cho chiếm lĩnh ưu thế trên chiến trường trong tương lai.
Các chiến hạm lớp DD-21 khi đưa vào khai thác sử dụng sẽ luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu với chi phí thời gian duy tu, bảo dưỡng ngắn nhất đồng thời kíp lái cũng có quân số nhỏ, theo biên chế chính thức là 142 người.
Thiết kế toàn bộ thân tàu theo sơ đồ của tàu ngầm, với cấu trúc ụ súng, kết cấu đài chỉ huy, điều hành tác chiến trên boong tàu được sử dụng công nghệ tàng hình (stealth) nhằm giảm thiểu diện tích phản xạ hiệu dụng theo mô hình của máy bay tàng hình F-117. Ngoài ra, thiết kế chiến hạm tập trung sử dụng các công nghệ vật liệu mới nhằm hạ thấp tối đa giá thành của tàu.
Các chiến hạm Zumwalt cũng được sử dụng những thành quả mới nhất và hiệu quả nhất của ngành công nghệ thông tin, bao gồm hệ thống máy tính có khả năng xử lý thông tin nhanh nhất, khả năng tích hợp và trao đổi thông tin. Chiến hạm cũng triệt để áp dụng công nghệ số hóa và tự động hóa trong các trang thiết bị và các bộ phận lắp đặt trên tàu.
Chiến hạm Zumwalt DDG-1000 đang chuẩn bị cho hạ thủy Nền tảng hệ thống thông tin chỉ huy, điều khiển các trang thiết bị, các bộ phận trên tàu, điều hành tác chiến và mọi hoạt động tự động hóa của Zumwalt là các hệ thống máy chủ độc lập IBM (IBM blade servers) hoạt động trên hệ điều hành Red Hat Linux, các servers IBM được bố trí trong các khoang cách ly riêng biệt, các khoang này hoạt động hoàn toàn độc lấp, là các trung tâm xử lý thông tin của tàu, được gọi là các module điện tử (Electronic Modular Enclosures, EMEs) gọi tắt là EME, có tất cả 16 module như vậy được chế tạo bởi hãng Raytheon.
Mỗi EME có hệ thống giảm xóc và chống rung riêng biệt, hệ thống bảo vệ nguồn điện, hệ thống làm mát bằng nước, các màn chắn điện từ chống nhiễu từ các thiết bị phát xung điện từ. Các module kết nối toàn bộ hệ thống máy tính có trên tàu, tạo thành một mạng Internet nội bộ Zumwalt.
Mạng lưới cáp quang và sợi đồng kết nối thành hệ thống TSCE, liên kết đến tất các các hệ thống trên tàu, thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống kỹ thuật thân tàu, các đài radars, sonar và hệ thống dẫn đường, điều khiển tàu khi cơ động….thông qua các giao thức Internet, bao gồm cả TCP và UDP.
Đàm thoại nội bộ thông qua hệ thống Voice Over IP (ngoại trừ một số ít các điện thoại kiểu cũ, được dùng để kiểm tra hoặc trong trường hợp khẩn cấp).
Kích thước tàu khá lớn so với các khu trục hạm truyền thống: dài 182,9 m, rộng 24,6 m, vạch ngấn nước là 8,4 m, lượng giãn nước là 14.564 nghìn tấn. Tàu lắp đặt hai động cơ tua bin cánh quạt Rolls-Royce Marine Trent-30, công suất trạm nguồn đạt 78 MW. Tốc độ hải hành trung bình khoảng 30 hải lý/h.
Giá thành đóng một chiến hạm Zumwalt lớp DD-21 là 3,45 tỷ đô la. Trong thời gian khai thác sử dụng, duy tu bảo dưỡng sẽ cần thêm 4 tỷ đô la, như vậy tổng giá thành sẽ khoảng 7 tỷ đô la cho một chiến hạm siêu hiện đại này.
Hải quân Mỹ quyết định những hạm đội đang biên chế các tàu tuần dương "Ticonderoga" (lớp CG-47) và tàu khu trục "Arleigh Burke" (lớp DDG-51) sẽ được tăng cường bằng các tàu DD-21.
Các chiến hàm lớp DD-21 sẽ có khả năng linh hoạt trong khai thác sử dụng trên tuyến chiến đấu trực tiếp, có năng lực thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ tác chiến ở vùng nước ven bờ, đồng thời có khả năng tự vệ chống lại các loại vũ khí tấn công đang được sử dụng và sẽ được phát triển trong tương lai của các đối thủ tiềm năng.
Bắt đầu từ đơn đặt hàng của bộ tư lệnh lực lượng Hải quân vào năm 2004, người Mỹ định chế tạo 32 chiếc chiến hạm tàng hình Zumwalt, dự kiến cứ 3 chiếc một năm. Thời gian khai thác sử dụng khu trục hạm là 35 năm.
Chiếc tàu đầu tiên, dự kiến sẽ trao cho Hải quân vào năm 2008, trùng với kết thúc quá trình đóng tàu "Arleigh Burke" (lớp DDG-51), nhưng do những phức tạp trong thiết kế đồng thời với sự cắt giảm ngân sách quốc phòng nên đến năm nay, tàu mới có thể hạ thủy.
Quá trình hoàn thiện sẽ kết thúc vào năm 2014 – 2015. Khi đưa các chiến hạm lớp DD-21 vào khai thác sử dụng sẽ cho nghỉ hưu các tàu khu trục "Spryuens" (lớp DD-963, 31 tàu, được đóng từ 1975-1983), các tàu khu trục "Oliver Empire" (lớp FFG-7, 51 tàu được đóng từ 1977-1989) để duy trì trong biên chế 116 tàu tuần dương, khu trục theo biên chế được phê duyệt trong năm 1997.
Trong tương lai, các thế hệ chiến hạm tiếp theo sẽ được đóng dựa trên các công nghệ và các phát minh, sáng kiến đã được thực hiện khi đóng Zumwalt, hình thành một thế hệ chiến hạm tấn công hiện đại, duy trì quyền thống trị của Hải quân Mỹ trên các đại dương.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Visby: tàu hộ tống tàng hình tối tân nhất thế giới

(Kienthuc.net.vn) - Lớp tàu hộ tống Visbuy được thiết kế với kiểu dáng “quái dị” đảm bảo khả năng tàng hình rất cao và gần như không có đối thủ tương tự.



Một thập niên trở lại đây, việc thiết kế các tàu chiến có khả năng tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện tử đã trở thành một xu hướng chủ đạo của công nghiệp đóng tàu quân sự thế giới. Mặc dù không phải là một cường quốc quân sự lớn trên thế giới nhưng Thụy Điển lại là một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển các tàu chiến có khả năng tàng hình.
Trong những năm 1980, khi các quốc gia khác đang tập trung phát triển các tàu khu trục hạng nặng thì Thụy Điển đã phát triển thành công một chiếc xuồng cao tốc HMS Smyge có lượng giãn nước 140 tấn. Con tàu được chế tạo bằng những vật liệu và công nghệ hoàn toàn mới cho phép ứng dụng một số công nghệ mới làm cơ sở định hình cho những thiết kế tàu chiến tương lai.
Các thành tựu công nghệ về vật liệu và thiết kế của dự án Smyge đã tạo tiền đề cho sự phát triển của tàu hộ tống tàng hình lớp Visby. Chương trình Visby được khởi xướng vào năm 1995 và là một trong những chương trình tàu chiến tàng hình đầu tiên của thế giới.
Tàu hộ tống tàng hình bậc nhất thế giới Visby.

Visby có thiết kế thủy động lực học “quái dị”, hai bên mạn tàu và tháp chỉ huy được thiết kế kiểu như kim tự tháp, tháp pháo phía trước cũng được thiết kế theo kiểu đó. Bộ phận nòng pháo có thể gập vào bên trong tháp pháo tạo nên một khối thống nhất, đuôi tàu vị trí đặt chân vịt được thiết kế theo kiểu bậc thang sâu vào bên trong thân.
Mặt boong tàu phía sau hoàn toàn phẳng lì và không có bất kỳ thiết bị nào trên đó. Thân tàu được làm chủ yếu từ vật liệu sợi carbon ở lõi bên ngoài được bao bọc bằng loại vinyl nhựa giả gỗ. Những phần quan trọng của tàu được làm bằng vật liệu composite, lườn tàu được làm bằng thép cường độ cao.
Loại vật liệu tổng hợp này gần như không có từ tính, khả năng cách nhiệt rất tốt làm giảm tối đa độ bộc lộ hồng ngoại và an toàn hơn trong các trường hợp bị cháy. Vật liệu tổng hợp hầu như không phản xạ radar nên diện tích phản hồi radar của tàu hộ tống tàng hình Visby rất nhỏ.
Ngoài ra, các vật liệu này giúp tàu trở nên nhẹ hơn do đó tàu có tốc độ nhanh hơn và khả năng cơ động cao hơn. Vật liệu composite có trọng lượng nhẹ hơn thép nhưng độ bền cơ học của nó gần như tương đương.
Jan Nilsson một trong những nhà thiết kế của dự án Visby trao đổi với BBC rằng: “Chúng tôi có thể giảm diện tích phản hồi radar xuống đến 99%, điều đó không có nghĩa là vô hình nhưng chúng tôi đã giảm một cách tối đa phạm vi bị phát hiện của tàu”.
Mặt cắt của chiếc Visby.

Cấu trúc thân tàu được chia thành 8 khoang kín nước, trong đó 3 khoang đầu tiên là nơi làm việc chính của thủy thủ đoàn, hệ thống thiết bị vệ sinh, máy phát điện diesel, hệ thống định vị thủy âm và hệ thống đẩy ở mũi. Khoang thứ 4 là phòng khu vực của phòng khách, phòng ăn, phòng bếp.
Khoang thứ 5 là nơi chứa đạn dược và các loại vũ khí cá nhân khác, khoang này cũng là nơi kiểm soát máy phát điện chính và bể nhiên liệu cho động cơ. Các khoang thứ 6-8 là nơi bố trí một loạt các thiết bị của hệ thống động lực chính, tầng phía trên là nơi bố trí các ống phóng ngư lôi và cơ số đạn cần thiết.
Trong đó khoang thứ 6 được trang bị 2 động cơ diesel MTU 16V 2000 N90 công suất 1.770 mã lực/chiếc. Động cơ được đặt trên một hệ thống đệm có tác dụng hấp thu độ rung của động cơ. Đông cơ diesel được sử dụng khi di chuyển ở tốc độ dưới 15 hải lý/h.
Khoang sau cùng được trang bị 4 động cơ tuabin khí Vericor TF50A với tổng công suất 21.750 mã lực. Hệ thống động lực này có thể giúp tàu di chuyển với tốc độ 35 hải lý/h trong phạm vi 2.500 dặm. Hệ thống truyền động từ động cơ được truyền đến 2 động cơ phản lực nước Kamewa 125SII.
Ở tốc độ 15 hải lý/h, động cơ phản lực nước giúp giảm độ ồn xuống 2 lần so với chân vịt thông thường. Nhằm làm giảm độ bộc lộ hồng ngoại, hệ thống khí thải của 6 động cơ được xả ra phía sau đuôi tàu gần sát mặt nước. Mũi tàu được trang bị thêm 2 động cơ phụ HRP-200-65 cho phép tàu thực hiện các động tác rẽ đột ngột.
Pháo tự động 57mm trên Visby khai hỏa.

Cảm biến chính của tàu hộ tống tàng hình Visby là radar tìm kiếm mục tiêu GIRAFFE AMB 3D, radar này có khả năng phát hiện tên lửa chống tàu mặt nước ở khoảng cách từ 70-80km, radar điều khiển hỏa lực Ceros 200, radar chiến thuật CS-3701, hệ thống định vị thủy âm CDC Hydra gắn ở mũi tàu và hệ thống định vị thủy âm kéo theo.
Tàu được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu CICS CETRIS C3. Cấu hình hệ thống bao gồm 2 hệ thống con là hệ thống kiểm soát vũ khí phức tạp 9LV mk3E và hệ thống thông tin chiến thuật MAST. Tất cả các thành phần đều hoạt động trên môi trường kỹ thuật số hiện đại.
Visby là tàu hộ tống tàng hình đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ đặc biệt. Bất kỳ thủy thủ đoàn nào sử dụng một thiết bị đầu cuối họ có thể nhận được một cách đầy đủ tất cả các dữ liệu điện tử mà họ được truyền truy cập.
Hệ thống vũ khí trên tàu Visby bao gồm: Một pháo tự động Bofors 57 mm Mk3, pháo có tốc độ bắn lên đến 220 viên/phút với phạm vi tiêu diệt mục tiêu từ 10-11km. Đạn pháo được trang bị một ngòi nổ điều khiển từ xa cho phép lựa chọn thời điểm kích nổ đầu đạn để đạt hiệu quả cao nhất.
Visby trang bị tên lửa hành trình chống tàu RBS 15 Mk2.

4 tàu Visby đầu tiên được trang bị 4 ống phóng ngư lôi đường kính 400mm được bố trí ở 2 bên mạn tàu phía sau. Ống phóng ngư lôi được bố trí bên trong các thân tàu, khi tác chiến các cửa sổ sẽ mở ra còn bình thường thì đóng lại để giảm mặt cắt radar.
Từ tàu Visby thứ 5, ống phóng ngư lôi được thay thế bằng tên lửa chống hạm Saab Bofors Dynamics RBS 15 Mk2 tầm bắn 200km. Một hệ thống tên lửa phòng không Saab Bofors Dynamics RBS 23 BAMSE được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng VLS được bổ sung thêm để cung cấp khả năng bảo vệ tàu trong vòng bán kính 15km. Ngoài ra 2 pháo tự động điều khiển từ xa 30mm cũng được trang bị thêm ở phía 2 bên mạn phần đuôi tàu.
Đuôi tàu có sàn đáp cho một trực thăng chống ngầm Augusta A109 cùng hệ thống thiết bị điện tử liên quan, nhưng trực thăng này không hoạt động thường xuyên trên tàu để giảm khả năng bị phát hiện. Tàu hộ tống Visby có chiều dài 72,7m, rộng 10,4m, mớn nước 2,4m, lượng giãn nước toàn tải 640 tấn.
Hiện Hải quân Thụy Điển có trong biên chế 5 chiếc tàu hộ tống lớp Visby.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, chỉ một ít hệ thống radar hiện đại trên thế giới có thể phát hiện tàu hộ tống tàng hình Visby ở khoảng cách từ 20-22km, khoảng cách theo dõi từ 11-13km, như vậy Visby có một lợi thế rất lớn so với đối phương. Visby có thể tung ra đòn tấn công trước khi bị phát hiện.

Lời bình: không biết là dựa vào loại radar gì ? tùy loại radar cũng như công suất và tầm phát hiện, hay bọn Thụy Điển này lấy radar của các lớp corvettes cũ để detect ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Numancia

Xe hơi
Biển số
OF-210193
Ngày cấp bằng
15/9/13
Số km
156
Động cơ
316,790 Mã lực
theo em cứ làm 1 dàn mô hình đỗ ngoài cửa biển hay căn cứ nào đó cho nó chụp được bằng vệ tinh xong rồi tính :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga chê siêu hạm DDG-1000 Mỹ là “đồ chơi”

(Kienthuc.net.vn) - Truyền thông Nga cho rằng siêu hạm DDG-1000 của Hải quân Mỹ dù có tính năng ưu việt, nhưng nó chỉ là “thứ đồ chơi đắt tiền”.



Theo báo chí Nga, ngày 28/10, Mỹ đã hạ thủy tàu khu trục tàng hình mới nhất USS Elmo Zumwalt (DDG-1000) vào ban đêm, buổi lễ hạ thủy được tổ chức một cách âm thầm, vừa nhằm che giấu tai mắt, vừa tiết kiệm tiền. Ưu nhược điểm của loại tàu này vô cùng rõ ràng, mặc dù tính năng ưu việt nhưng trên thực tế nó chỉ là “thứ đồ chơi đắt tiền”, không thể gây ra mối đe dọa lớn cho Hải quân Nga và Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa DDG-1000 được biết đến về khả năng tàng hình. Tất nhiên, những tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để giảm diện tích phản xạ sóng radar hiệu quả, nâng cao khả năng tàng hình, điều này đã không còn là bí mật gì xa lạ.
Siêu hạm tàng hình DDG-1000 của Hải quân Mỹ.

Trên thực tế, tàu tuần dương tên lửa động cơ hạt nhân mà Liên Xô phát triển trước đây đã đạt được thành công nhất định về yêu cầu tàng hình. Tàu khu trục DDG-1000 của Mỹ có chiều dài 183m, lượng giãn nước 13.200 tấn. DDG-1000 sử dụng một loạt các thiết bị vô tuyến điện tử mới, hình dạng tương tự như tàu bọc thép hoặc tàu tuần dương bọc thép của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Với lượng giãn nước trên 10.000 tấn, DDG-1000 có thể xếp loại tàu tuần dương hơn là tàu khu trục (trên 10.000 tấn có thể gọi là tàu tuần dương).
Ngoài vấn đề tàu DDG-1000 về kích thước giống tàu tuần dương còn về chi phí đóng tàu lại ngang với tàu sân bay. Tính từ thời điểm bắt đầu đóng, kết cấu, lượng giãn nước không ngừng cắt giảm, tính năng kỹ chiến thật không ngừng thu hẹp, còn chi phí đóng tàu thì không ngừng tăng lên. Ban đầu Mỹ dự tính đóng 32 chiếc, sau đó do vấn đề ngân sách nên cắt giảm xuống còn 3 chiếc. Mỗi chiếc DDG-1000 có giá thành lên tới 3,3 tỷ USD.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí tối tân gồm: 2 pháo hải quân AGS 155mm bắn loại đạn thông minh đi xa hơn 100km; hệ thống pháo Mk110 cỡ nòng 57mm và hệ thống phóng thẳng đứng cho phép bắn tên lửa hành trình đối đất, đối không, chống tàu, chống ngầm.
Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Nga trang bị kho vũ khí cực mạnh không thua kém nhiều so với DDG-1000, thậm chí là vượt dội trong khả năng tác chiến chống tàu mặt nước với tên lửa hành trình siêu thanh P-700 Granit có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Trong khi đó, Nga có lực lượng tàu chiến mặt nước hùng hậu, được trang bị tên lửa chống ngầm, chống hạm, phòng không tương tự như của Mỹ. Ngoài ra Nga còn đang thiết kế tàu khu trục tên lửa thế hệ mới, dự kiến đóng vào năm 2015, lượng giãn nước từ 12-14.000 tấn, tương đương với tàu DDG-1000 của Mỹ.
Trung Quốc cũng tương tự như vậy, nước này đang gấp rút đóng rất nhiều tàu chiến hiện đại như hệ thống tàu khu trục Type 051C, Type 052C, Type 052D.
Đáng chú ý, có tàu khu trục tên lửa Type 052D của Trung Quốc. Được biết, nước này đang đóng 4 tàu khu trục Type 052D, lượng giãn nước khoảng 8.000 tấn, được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (64 ống) trang bị đạn tên lửa phòng không HHQ-9A (tầm bắn 150-200km), ngoài ra còn có tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62.
Khu trục tàng hình Type 052D của Trung Quốc cũng có kho vũ khí tên lửa rất mạnh, không kém nhiều so với DDG-1000.

Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn có trong biên chế 6 tàu khu trục tên lửa Type 052C với hệ thống ống phóng thẳng đứng (48 ống) trang bị vũ khí tương tự Type 052D.
Mặc dù những tàu hiện đại trên của Trung Quốc không thể phân biệt thắng thua với tàu DDG-1000 của Mỹ, nhưng xét về năng lực chế tạo tàu thuyền một cách thực chất thì Trung Quốc rút ngắn khoảng cách lớn với Mỹ.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chê nó mà cứ học đóng tàu giống nó làm gì, chẳng khác nào so mig25 bay nhanh hơn cả mig 29.Kirov già nua không nâng cấp, tàu đổ bộ thì phải mua của Pháp. Mấy lão chuyên gia Nga chắc phỏng vấn lúc say rồi.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Gấu nga lài dìm hàng mẽo ròi
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hơi ngoài lề chút nhưng công nghệ đóng tàu của bọn NATO tốt, đồng ý là ghét bọn tư bẩn nhưng đồ nó tốt thì cũng không nên chê bai nhiều, Nga giờ cũng là tư bản đó.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chê nó mà cứ học đóng tàu giống nó làm gì, chẳng khác nào so mig25 bay nhanh hơn cả mig 29.Kirov già nua không nâng cấp, tàu đổ bộ thì phải mua của Pháp. Mấy lão chuyên gia Nga chắc phỏng vấn lúc say rồi.
Nga đóng tàu nào giống DDG1k vậy bác
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nga nó cũng bắt kịp xu hướng đóng tàu tàng hình, nhưng trọng tải kém. Còn Nhật, Hàn, Trung Quốc, ... Dựa thiết kế của thằng Mỹ đóng đấy cụ.
Hàn xẻng và nhật bủn thì nói là gì cụ, học là đồng mình của mẽo mờ, tàu của nga ngố xu hướng phát triển đâu có giống DDG1K đâu
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thế nên em mới viết là Nga đang đóng tàu tàng hình, mà cái khái niệm tàu tàng hình phải do bọn Thụy Điển nghĩ ra mới đúng. Tàu của Nga thì có 2 Project, nhưng cấu trúc kiểu thượng tầng như Anh-Pháp vì nếu như Mỹ thì radar khó bám biển, không duy trì linh hoạt liên tục.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Thế nên em mới viết là Nga đang đóng tàu tàng hình, mà cái khái niệm tàu tàng hình phải do bọn Thụy Điển nghĩ ra mới đúng. Tàu của Nga thì có 2 Project, nhưng cấu trúc kiểu thượng tầng như Anh-Pháp vì nếu như Mỹ thì radar khó bám biển, không duy trì linh hoạt liên tục.
Thì vũ khí bây giờ cái gì mà không đi theo xu thế tàng hình hả cụ, từ tank, tên lửa, tàu chiến đến máy bay. Nga đóng tàu tàng hình là theo xu thế đó chứ không phải đóng 1 con tàu tàng hình giống con DDG1K của mẽo, Mà cái khái niệm tàng hình thì người nga có từ thời chiến tranh lạnh kia đâu đến lượt Thụy Điển nghĩ ra
 

hp78

Xe điện
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
4,405
Động cơ
386,155 Mã lực
Cảm ơn các cụ tổng hợp trên google lại cho anh em tiện theo dõi ợ :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không được mua HQ-9, Thổ Nhĩ Kỳ mua tàu chiến Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Sau khi buộc phải từ chối mua hệ thống tên lửa HQ-9, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ lại bày tỏ mong muốn mua tàu đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc.



Tạp chí Khán Hòa dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua tàu đổ bộ có lượng giãn nước toàn tải khoảng 20.000 tấn do Trung Quốc chế tạo.
Theo đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn phía Trung Quốc chuyển giao công nghệ kỹ thuật để giúp Thổ Nhĩ Kỳ tự tiến hành sản xuất tàu đổ bộ ở nội địa. Hai bên đang tiến hành đàm phán về chi phí chuyển nhượng.
Tàu đổ bộ thế hệ mới cỡ 20.000 tấn của Trung Quốc.

Loại tàu đổ bộ lưỡng cư này đã nhiều lần xuất hiện tại các Triển lãm quốc phòng quốc tế, bao gồm Triển lãm quốc phòng Abu Dhabi, Triển lãm quốc phòng Langkawi tại Malaysia và Triển lãm quốc phòng Peru. Tàu đổ bộ này là do Công ty TNHH thương mại tàu thuyền Trung Quốc (COSC) sản xuất.
Nguồn tin cũng cho biết, ngoài việc cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc còn có ý định xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ.
Trước đó, cuối tháng 9 đã có tin chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn hệ thống phòng không tầm cao HQ-9 trong gói thầu mua hệ thống phòng không mới trị giá nhiều tỷ USD. Đây là quyết định gây sốc đối với Mỹ và phương Tây vì Thổ Nhĩ Kỳ vốn là đồng minh thân cận những nước này.
Sau đó, việc lựa chọn HQ-9 đã khiến cho Mỹ, phương Tây phản ứng quyết liệt và gây sức ép mạnh mẽ. Rốt cuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải hủy kết quả đấu thầu và lựa chọn ứng viên đến từ Mỹ và phương Tây.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top