[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Tàu lớp Ăn Dác này Úc nó sắp bãi thải, chắc sang gạ VN mua giá dẻ về mà húc tàu cá cũng tốt.:D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu khu trục Úc trục trặc không thể cập cảng TP.HCM

(ĐVO) - Theo kế hoạch, tàu khu trục HMAS Ballarat của Hải quân Hoàng gia Australia sẽ thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 22 - 26/8. Tuy nhiên do gặp phải một số lỗi về cơ khí nên con tàu này đã không thể thực hiện chuyến thăm như dự kiến.



Phát biểu sau sự cố này, Đại tá Không quân Matthew Dudley - Tùy viên quốc phòng Australia tại Việt Nam - cho biết tàu HMAS Ballarat thuộc Hải quân Hoàng gia Australia đã gặp một lỗi hỏng hóc về cơ khí nên đã đi thẳng đến Singapore để sửa chữa và đáng tiếc là sẽ không thể ghé thăm TP. HCM như dự kiến. Theo kế hoạch trước đó, tàu HMAS Ballarat sẽ tới TP. Hồ Chí Minh cùng thủy thủ đoàn gồm 28 sỹ quan và 156 thủy thủ.
Tại đây, thủy thủ đoàn của tàu HMAS Ballarat sẽ gặp gỡ với Hải quân Nhân dân Việt Nam, tham gia các hoạt động giao lưu nghiệp vụ điều khiển tàu và các hoạt động thiện chí.
Thủy thủ đoàn cũng sẽ giao lưu thể thao với học viên trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân, dành thời gian tìm hiểu nền văn hóa giàu truyền thống và gặp gỡ con người Việt Nam.
Tàu khu trục HMAS Ballarat Nói về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam, Đại tá Matthew Dudley cho biết: “Chuyến thăm này là một cơ hội tuyệt với để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Australia-Việt Nam vốn đã bắt đầu từ năm 1999 và gần đây được bộ trưởng quốc phòng hai nước tái khẳng định trong cuộc gặp song phương tại Canberra vào tháng 2/2013.
Tàu khu trục HMAS Ballarat thuộc lớp ANZAC có tên lửa dẫn đường, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đối không, đối hải, chống ngầm, hải thám, trinh sát và đánh chặn.
Tàu nặng 3.600 tấn, dài 118m, được trang bị tên lửa đối không đã cải tiến Sea Sparrow, tên lửa đối hải Harpoon Block 2, súng máy 127mm MK45 và 6 ống phóng lôi MK32. Tàu HMAS Ballarat có sân đỗ cho trực thăng Sea Hawk S-70B-2 và có thể đạt tốc độ tối ta 27 hải lý/giờ.


=))
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Có khị bị thằng tàu lạ nó dọa cho sợ són ra bỏ người chạy lấy của.:-?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu hộ vệ tàng hình SIGMA do Hà Lan đóng mạnh cỡ nào?

Thứ bảy 24/08/2013 07:13
ANTĐ - Truyền thông Hà Lan hôm 22/8 dẫn thông báo từ xưởng đóng tàu Gorinchem – thuộc Tập đoàn đóng tàu Damen ngày 22/8 cho biết, họ đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam về việc đóng hai tàu hộ vệ tàng hình tối tân lớp Sigma.

Theo tiết lộ, thỏa thuận cung cấp 2 tàu chiến SIGMA cho Việt Nam sẽ được chính thức ký kết vào cuối năm nay, giá trị hợp đồng không được tiết lộ, nhưng một nguồn tin trong công ty này nói rằng nó có thể đạt tới hơn 600 triệu USD. Hợp đồng này bao gồm việc đóng 2 tàu hộ vệ SIGMA, Type 9814 có chiều dài 98m và rộng 14m.
Về chương trình đóng tàu SIGMA, Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng có thể loạt 2 tàu SIGMA đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và loạt 2 tàu tiếp theo sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ. Đại diện của nhà máy đóng tàu Gorinchem bày tỏ hy vọng, Damen sẽ đạt được thêm nhiều thỏa thuận đóng tàu nữa với Chính phủ Việt Nam.
Tập đoàn Damen đã có lịch sử gần 20 năm hợp tác đóng tàu ở các quốc gia Đông Nam Á, công ty này đã xây dựng được 5 nhà máy đóng và sửa chữa tàu, trong đó có 01 nhà máy đóng tàu lớn đặt ở Hải Phòng của Việt Nam. Damen có quan hệ hợp tác với các nhà máy đóng tàu Việt Nam từ năm 1994 tới nay. Hiện đã có gần 100 tàu do hai nước hợp tác đóng và đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ SIGMA


Đặc biệt, kết quả hợp tác giữa Damen với các đối tác Việt Nam trong việc cung cấp thiết kế, chuyển giao công nghệ và vật tư đã góp phần đáp ứng các nhu cầu dân sự và an ninh của Việt Nam như tàu kéo, tàu đo đạc biển, tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu... Trong những năm qua, Damen cũng đã tài trợ nhiều học bổng cho sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam, giúp đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư thiết kế và đóng tàu cho Việt Nam.
Việc mua 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA 9814 của Hà Lan được đánh giá là phù hợp với chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng trong tranh chấp biển Đông.
Từ trước đến nay, lập trường nhất quán của Việt Nam là chuyên mua sắm các vũ khí tác chiến chủ chốt của Liên Xô/Nga. Nếu hợp đồng mua sắm tàu hộ vệ SIGMA được ký kết sẽ là lần đầu tiên Việt Nam mua một loại vũ khí, trang bị chủ lực từ các quốc gia phương Tây. Trong tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ngày càng thêm căng thẳng, đây là một động thái cần thiết để tăng thêm sức mạnh cho hải quân nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Tập đoàn Damen ngày 02/04/2011

SIGMA là một loại tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ, do Viện nghiên cứu biển của Hà Lan (MARIN) và hãng đóng tàu Damen hợp tác chế tạo. Tuy nhiên, nó không phải là tên của một lớp tàu mà là chữ viết tắt của cụm từ Ship Integrated Geometrical Modularity Approach (Phương pháp đóng tàu modul tích hợp), tức là tàu có thể được ráp lại từ nhiều modul đóng rời nhau.
Thiết kế đóng tàu kiểu modul cho phép nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh thiết kế theo ý muốn, việc thêm, bớt 1 vài modul sẽ tạo ra những kiểu tàu khác nhau. Chính vì vậy, DAMEN có thể căn cứ vào yêu cầu đặt mua của khách hàg, nhu cầu tác chiến để cho ra đời nhiều loại tàu tuần tiễu hoặc hộ vệ hạng nhẹ, hạng trung có chiều dài từ 52 đến 104 mét và có lượng giãn nước từ 400 đến 2400 tấn.
Quy cách đặt tên tàu của nhà sản xuất là tên chủng loại tàu + 4 số sau. Lấy ví dụ như loại PATROL 9113 của hải quân Indonesia (khách hàng đầu tiên ở Đông Nam Á của Damen). Từ PATROL có nghĩa là “tàu hộ vệ” (phân biệt với RAPROL là tàu tuần tiễu), 4 số 9113 có nghĩa là tàu có chiều dài 93m, rộng 13m. Như vậy, tàu hộ vệ mà Việt Nam đặt mua thuộc loại PATROL 9814, là tàu hộ vệ hạng nhẹ có chiều dài 98m và rộng 14m, lượng giãn nước 1950 tấn, với số lượng thủy thủ gần 90 người.
Tên lửa chống hạm Exocet MM-40 là vũ khí chính của SIGMA


SIGMA được lắp đặt 2 động cơ Diezen công suất 23.000hp, hệ thống động lực CODAD giúp tàu đạt vận tốc tối đa 27,5 hải lý/h, vận tốc tuần hành 14 hải lý/h cho phép nó hành trình xa tới 4800 hải lý. Tàu được thiết kế tàng hình tối ưu với tầng thượng rất thấp, các góc vát làm giảm diện tích phản xạ radar, hệ thống máy chính thiết kế giảm rung chấn và tiếng ồn triệt để. Ngoài ra nó còn có 1 sàn đỗ trực thăng nhưng không có nhà kho máy bay.
Vũ khí cơ bản của các chiến hạm SIGMA kiểu PATROL như sau: 2 cụm 4 ống phóng tên lửa chống hạm Exocet MM-40, tầm bắn 130km; hệ thống phóng thẳng đứng Silva-54 với 12 ống phóng tên lửa phòng không MICA; 2 giá, mỗi giá 4 ống phóng tên lửa phòng không tầm gần Mistral; 2 cụm 3 ống phóng 324mm ngư lôi chống ngầm B-515, pháo hạm Oto Melara 76mm, 2 khẩu súng máy 20mm.
Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy kiểm soát TACTICOS và hệ thống truyền số liệu chiến thuật LINK-Y MK2; các hệ thống tìm kiếm/đo đạc bao gồm radar đối không/hải MW08, radar mảng pha điện tử đối không SMART-SMK2, radar điều khiển hỏa lực LIROD MK2 và sonar chủ/bị động trung tần; hệ thống tác chiến điện tử bao gồm hệ thống trinh sát chi viện điện tử cùng với các ống phóng tên lửa nhử mồi và tên lửa gây nhiễu.
Radar mảng pha điện tử đối không SMART-SMK2 dùng cho tên lửa phòng không MICA


Xét về tổng thể, tàu hộ vệ SIGMA hiện đại hơn và uy lực hơn chiến hạm Gepard của Nga trong biên chế của hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí; chỉ huy, kiểm soát; điều khiển hỏa lực; tác chiến điện tử; thông tin liên lạc… của SIGMA đều là sản phẩm của hãng Thales và MBDA của Pháp. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong hiệp đồng, chia sẻ thông tin tác chiến đối với đại đa số các tàu chiến mua của Nga.
Tuy điều khoản mở của Damen cho phép khách hàng được tùy chọn một số vũ khí và các hệ thống trên tàu, nhưng việc lắp đặt một loại vũ khí hoặc một hệ thống tác chiến khác biệt, với phần lớn các loại vũ khí và hệ thống khác với các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau trên cùng một con tàu, không phải là điều đơn giản. Đây là vấn đề cần phải suy xét kỹ lưỡng để phát huy được sức mạnh tổng lực của các loại tàu chiến.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Mổ xẻ" tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 dành cho Hải quân Việt Nam có thể có lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, trang bị hệ thống vũ khí châu Âu.



Theo phương tiện truyền thông Hà Lan, nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được thỏa thuận đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma 9814 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Theo một số nguồn tin, tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 660 triệu USD. Dự kiến, hợp đồng sẽ được ký kết chính thức vào cuối năm nay.
Đây thực sự là tin vui đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam, khi mà chỉ trong vòng vài năm tới chúng ta sẽ có 4 tàu Gepard 3.9 (2 tàu đang đóng tại Nga) và 2 tàu Sigma 9814 cùng 12 tàu tên lửa Project 12418 (10 chiếc đang đóng) cùng một số tàu tên lửa Project 1241RE sẽ giúp hải quân ngày càng mạnh hơn để bảo vệ vững chắc biển, đảo tổ quốc.
Câu hỏi đặt ra là các tàu Sigma 9814 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có kích thước như thế nào, cấu hình hệ thống vũ khí, radar ra sao? Bởi hiện nay trong các biến thể của tàu hộ vệ lớp Sigma không có loại nào gọi là Sigma 9814. Điều đó có nghĩa đây là thiết kế hoàn toàn mới dành cho Việt Nam, phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam.
Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9113 của Hải quân Indonesia.

Báo chí Hà Lan cũng đã hé lộ một phần cấu hình của loại tàu chiến này, theo đó Sigma 9814 sẽ có chiều dài 98m, rộng 14m. Có thể thấy là hai con số dài, rộng này tương ứng với số “9814”, đây là cách định danh của Damen dành cho các biến thể thuộc lớp tàu Sigma.
Ví dụ, như Sigma 9113 dành cho Hải quân Indonesia, thì số 9113 tương đương với việc chiều dài khoảng 91m, rộng 13m. Hay biến thể Sigma 9813 xuất khẩu cho Morocc có chiều dài 98m, rộng 13m.
Sở dĩ Damen có thể tùy ý biến đổi kích thước của con tàu theo yêu cầu khách hàng nhờ một phần vào việc Sigma thiết kế đóng hoàn toàn theo công nghệ module. Người ta có thể dễ dàng kéo dài nó thêm hoặc thu ngắn chiều dài tùy theo hợp đồng với khách hàng.
Biến thể Sigma 9814 dành cho Việt Nam có kích thước khá gần với Sigma 9813 của Morocc (chỉ khác về chiều rộng). Nếu như Sigma 9813 có lượng giãn nước vào khoảng 2.075 tấn thì có thể đoán định Sigma Việt Nam vào khoảng trên 2.000 tấn một chút (có thể là 2.100 tấn), mớn nước khoảng 3.7-3,8m.
Pháo hải quân tốc độ cao OTO Melara 76mm.

Về mặt trang bị vũ khí, báo chí Hà Lan hé lộ một số thông tin cho biết, tàu Sigma 9814 của Việt Nam sẽ sử dụng pháo hải quân OTO Melara, hệ thống ống phóng thẳng đứng trang bị tên lửa MICA và tên lửa hành trình chống tàu.
Riêng về trang bị pháo hạm, khả năng cao cỡ pháo trang bị là loại 76mm do Công ty OTO Melara Italy sản xuất. Pháo hải quân OTO Melara 76mm có tốc độ bắn rất cao phù hợp cho tác chiến phòng thủ điểm chống tên lửa tầm ngắn, chống máy bay, tàu mặt nước và đất liền (pháo kích bờ biển).
Loại pháo này có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau (đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh và thậm chí là đạn tự dẫn), tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn xa 16km với đạn nổ phá mảnh hoặc 40km với đạn tự dẫn tăng tầm (đang phát triển).
Về hệ thống tên lửa phòng không, Sigma 9814 sẽ được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng. Nếu thông tin này là chính thức thì Việt Nam lần đầu tiên có tàu chiến được trang bị kiểu ống phóng đứng.
Sigma 9814 có thể là tàu chiến Việt Nam đầu tiên trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng.

Hệ thống tên lửa phòng không được sử dụng là loại tên lửa VL MICA, biến thể dùng trên hạm của tên lửa không đối không MICA do tập đoàn MBDA (Pháp) thiết kế sản xuất.
Đạn tên lửa VL MICA nặng 112kg, dài 3,1m, lắp đầu đạn nổ phá nặng 12kg, trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn SNPE cho phép đạt tầm bắn 1-10km (theo một số nguồn tin khác thì tầm bắn khoảng 20km), độ cao diệt mục tiêu 11km. Về hệ thống dẫn đường, VL MICA có 2 biến thể gồm: VL MICA RF dùng đầu tự dẫn radar chủ động và VL MICA IR lắp đầu tự dẫn hồng ngoại.
Ngoài những “hé lộ” ban đầu về pháo hải quân và tên lửa phòng không, báo chí Hà Lan tuyệt nhiên không nhắc tới loại tên lửa hành trình chống tàu mặt nước nào sẽ trang bị cho Sigma 9814. Dường như, việc này vẫn chưa được 2 bên quyết định.
Vấn đề ở chỗ, hiện nay Hải quân Nhân dân Việt Nam chỉ dùng tên lửa chống tàu do Nga sản xuất, mà rộng rãi nhất là loại Kh-35 Uran E. Trong khi đó, Sigma 9814 lại là thiết kế của Hà Lan, việc tích hợp một hệ thống tên lửa khác nhà thiết kế, chế tạo là điều không dễ dàng, bởi ngoài bệ phóng tên lửa người ta còn phải tính đến hệ thống radar điều khiển hỏa lực của tàu. Đó là chưa kể tính tương thích với các hệ thống quản lý chiến đấu trên Sigma.
Việt Nam sẽ dùng Kh-35 Uran E hay Exocet MM40 trên Sigma 9814?

Trước đây, Indonesia từng tính toán tới việc tích hợp hệ thống tên lửa hành trình chống tàu C-802 của Trung Quốc lên Sigma 9113. Tuy nhiên, rốt cuộc không rõ vì sao con tàu sau này được chuyển giao với hệ thống tên lửa Exocet MM-40 Block 2 của Pháp.
Đây cũng có thể là một giải pháp dành cho Sigma 9814 của Việt Nam, những năm qua mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Pháp ngày càng được mở rộng, cũng có khả năng Pháp sẽ chấp nhận cung cấp tên lửa Exocet MM-40 (tốc độ cận âm, tầm bắn 70km) cho Việt Nam. Tóm lại, câu trả lời về liệu Sigma 9814 dành cho Việt Nam trang bị hệ thống tên lửa nào chỉ có thể biết được chính xác nhất trong những năm tới.
Ngoài tên lửa chống tàu, báo chí Hà Lan cũng không nói rõ việc liệu Sigma 9814 có trang bị hệ thống vũ khí chống tàu ngầm hay không? Vấn đề này có lẽ chủ yếu tùy thuộc vào yêu cầu từ phía Việt Nam.
Bởi hiện nay, các biến thể Sigma mà Hà Lan xuất khẩu cho Indonesia và Morocc thiết kế với hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm và hệ thống ngư lôi cỡ 324mm trang bị ngư lôi hạng nhẹ MU90 đạt tầm bắn khoảng 12-25km (tùy tốc độ hành trình), xuyên sâu xuống mặt nước khoảng 1.000m.
Anten (trên đỉnh) của hệ thống radar giám sát tầm xa SMART-S Mk2.​

Đối với hệ thống điện tử hàng không, các biến thể Sigma đều được trang bị hệ thống radar giám sát vùng trời, vùng biển SMART-S Mk2. Hệ thống radar này có 2 chế độ hoạt động: nếu anten quay tốc độ 13,5 vòng/phút thì có tầm xa tới 200km; nếu quay tốc độ 27 vòng/phút thì có tầm xa tới 150km với tổng số mục tiêu theo dõi là 500 (trên không và trên biển). Theo Thales, SMART-S Mk2 có thể phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 50km.
Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống quản lý chiến đấu hiện đại Thales TACTICOS cùng hệ thống radar định vị, điều khiển hỏa lực pháo, tên lửa khác và hệ thống đối phó điện tử với mồi bẫy, pháo sáng…
Nếu Việt Nam quyết định lựa chọn hệ thống radar giám sát như SMART-S Mk2 thì thực sự đây là tin rất vui đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam, khi mà các tàu chiến sẽ có khả năng đối phó được cả máy bay tàng hình.
Về mặt hệ thống động lực, tàu chiến lớp Sigma 9814 có thể trang bị 2 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 28 hải lý/h, tầm hoạt động tới 6.000-8.000km, thủy thủ đoàn khoảng 90-100 người.

Tàu khu trục phòng không tàng hình Sachsen frigate
(xài chung radar SMART-L anh em với radar SMARL-S Sigma)




F124 Sachsen là lớp tàu khu trục phòng không tàng hình mới nhất của Đức .Thiết kế của các tàu khu trục nhỏ lớp Sachsen là dựa trên lớp Brandenburg F123 nhưng với tính năng tàng hình được nâng cao có khả năng lẩn tránh bất kỳ radar của đối phương và cảm biến âm thanh. Các hệ thống radar tiên tiến đa năng APAR kết hợp radar SMART-L tầm xa trên F124 Sachsen được cho là có khả năng phát hiện máy bay tàng hình và tên lửa tàng hình. Mặc dù được xem như là tàu khu trục nhỏ, nhưng F124 Sachsen có các khả năng và kích thước tương đương với tàu khu trục lớn

Đây cũng là dự án khá đắt đỏ đối với Hải quân Đức, chỉ với 3 chiếc đã ngốn hết 2,1 tỷ Euro. F124 Sachsen tương tự như tàu khu trục nhỏ lớp Provinciën của Hà Lan. Cả hai lớp Sachsen và lớp De Zeven Provinciën đều được dựa trên việc sử dụng một hệ thống phòng không chính được xây dựng xung quanh các radar APAR và SMART-L, tên lửa đất đối không SM-2 IIIA và Evolved Sea Sparrow.

Thông số kỹ thuật của tàu:
Trọng lượng: 5.690 tấn
Chiều dài: 143.0m
Ngang: 17.44m.
Tốc độ: 29 knots
Tầm hoạt động: Trên 4.000 hải lý tại 18 kn (Trên 7.400km tại 33 km / h)
Thủy thủ đoàn: 230 người.
Động cơ: CODAG (kết hợp diesel và khí )
2 trục cánh quạt, kiểm soát cánh quạt
2 động cơ diesel V20 MTU, mỗi cái 7,4 MW
1 tua bin khí General Electric LM2500
2 hộp số Renk ASM 195 F (đối với các động cơ diesel)
1 hộp số Renk AS 2 / 290 (tuabin khí và kết nối chéo)
4 1.000 kW 16/628 Deutz diesel-điện.

Vũ khí trang bị:
Phòng không: Các vũ khí phòng không chính là 32 Tên lửa phòng thủ gần Evolved Sea Sparrow và 24 tên lửa phòng thủ khu vực SM-2 IIIA, được bắn từ một bệ phóng VLS Mk-41:


-2 bệ Sea Ram với 21 tên lửa phòng không tầm ngắn mỗi bệ.

Pháo hạm: F124 được trang bị một súng Oto Melara 76mm và hai pháo Rheinmetall MLG 27mm điều khiển từ xa:

Rheinmetall MLG 27mm:


Chống ngầm: 2 bệ x 3 ống phóng ngư lôi EuroTorp MU90.
Sàn đáp và nhà chứa máy bay: 2 Sea Lynx Mk.88A hoặc 2 NH90 helicopters mang torpedoes, air-to-surface missiles Sea Skua, and/or heavy machine gun

Bộ cảm biến: Bao gồm các radar giám sát tầm xa Thales Nederland SMART-L , radar đa chức năng Thales Nederland APAR , và hai radar bản đồ chuyển hướng STN 9.600-M ARPA.Những tàu này đã được tối ưu hóa cho vai trò phòng không. Tàu được trang bị một bộ cảm biến tiên tiến và vũ khí. Các cảm biến chính cho vai trò phòng không là radar giám sát tầm xa SMART-L và radar đa chức năng APAR . SMART-L hoạt động tần số D-band, giám sát phạm vi rất xa trong khi APAR là một radar I-band theo dõi mục tiêu chính xác, có khả năng tìm kiếm khả năng, và hướng dẫn tên lửa theo kỹ thuật Interrupted Continuous Wave Illumination (ICWI)

SMART-L radar:


Radar mạng pha SMART-L (phía sau tháp pháo cao tốc Goalkeeper) hiện đại có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay cách xa 400km và tên lửa cách xa 65km (đối với máy bay tàng hình) , theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu trên không hoặc 100 mục tiêu trên mặt biển.


APAR radar:

Điểm nhấn khi nói loại tàu này là nó trang bị hệ thống radar mạnh mẽ, đa năng. Trong ảnh là tháp radar đa năng mạng pha chủ động APAR có khả năng theo dõi cùng lúc 200 mục tiêu trên không cách xa 150km hoặc 150 mục tiêu trên biển trong phạm vi 32km. APAR làm nhiệm vụ chiếu dọi mục tiêu cho tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIA.


Tàu cũng được trang bị hệ thống giám sát hồng ngoại tầm xa Nederland Thales Sirius IRST và bộ cảm biến theo dõi . Hệ thống quang-điện điều khiển hỏa lực STN Atlas MSP 500 theo dõi mục tiêu và điều khiển súng chính. Sonar là STN Atlas Elektronik DSQS-24B.

Biện pháp đối phó điện tử bao gồm một hệ thống điện tử quốc phòng FL1800 SII ECM và sáu máy phóng Sippican Hycor SuperRBOC với pháo sáng chống nhiễu. Các biện pháp hỗ trợ điện tử được cung cấp bởi hệ thống Điện tử EADS Maigret CESM (Truyền thông ESM).
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thế mua sigma về là kh-35e bỏ xó à vì hệ thống đk hỏa lực của tây duơng có bắn đc kh35e đâu... khó hiểu nhỉ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến hạm Sigma 9814 Việt Nam chống được máy bay tàng hình?

(Kienthuc.net.vn) - Nếu được trang bị hệ thống radar Thales SMART-S MK2, tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam khả năng phát hiện được máy bay tàng hình.



Ngoài những thông tin cơ bản về kích thước và vũ khí, báo chí Hà Lan tuyệt nhiên không nhắc tới các hệ thống radar, cảm biến sẽ được trang bị trên tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 xuất khẩu cho Việt Nam. Tuy nhiên, tờ NRC hé lộ một chút rằng hầu như hệ thống điện tử sẽ được cung cấp bởi Tập đoàn Thales Hà Lan.
Hiện nay, các tàu hộ vệ Sigma được xuất khẩu cho Indonesia và Morocc được trang bị hệ thống radar chính là Thales MW-08 và Thales SMART-S MK2. Nếu tàu hộ vệ Sigma 9814 trang bị radar SMART-S MK2 thì đây sẽ là tin vui đối với hải quân chính ta, bởi đây có thể coi là một trong những hệ thống radar hàng hải tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Đặc biệt nhất, SMART-S MK2 có khả năng phát hiện máy bay tàng hình từ cách xa vài chục km.
Tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9813 của Hải quân Morocc với radar SMART-S MK2 (dấu đỏ).

SMART-S MK2 là radar 3D đa chùm tia - mẫu thiết kế mới nhất của Thales Naval được dùng cho nhiệm vụ cảnh giới và giám sát tầm trung – xa, định vị được cả mục tiêu trên không và mục tiêu mặt nước. Radar rất hiệu quả khi hoạt động trong điều kiện duyên hải phức tạp, với nhiều mục tiêu trên không và mặt nước, với thời tiết khắc nghiệt, cho phép phát hiện các hạm tàu nhỏ, máy bay trực thăng và tên lửa chống tàu.
Nhờ thiết kế ưu việt, Smart-S Mk2 có công suất cao và khả năng hoạt động rất mạnh mẽ. Nó có thể hỗ trợ các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung như RIM-162 ESSM (Mỹ).
SMART-S MK2 là "người cộng sự tuyệt vời" với các đài radar điều khiển hỏa lực, với khả năng cung cấp tham số mục tiêu rất chính xác và nhanh chóng. Ngay cả trong trường hợp mục tiêu khuất dưới đường chân trời, radar vẫn có độ chính xác cao, hỗ trợ rất tốt cho những tên lửa “bắn và quên”. Radar cũng rất mạnh trong khả năng phát hiện mục tiêu bay, nhất là trực thăng.
Cận cảnh anten hệ thống radar SMART-S MK2.

SMART-S MK2 hoạt động ở 2 chế độ chính: quét mục tiêu ở tầm xa đến 150km khi anten quay với tốc độ 27 vòng/phút và tầm xa đến 250km khi anten quay với tốc độ 13,5 vòng/phút. Radar có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ máy bay cách xa 200km và mục tiêu kích cỡ tên lửa cách xa 50km. Việc phát hiện và theo dõi mục tiêu hoàn toàn tự động, có thể theo dõi đồng thời 500 mục tiêu.
Đặc biệt nhất, SMART-S MK2 có khả năng phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhờ xử lí Dopler, đo trực tiếp tốc độ xuyên tâm. Theo một số nguồn tin, tầm phát hiện mục tiêu tiêu tàng hình vào khoảng 50km.
Bên cạnh loại radar mạnh mẽ, tàu Sigma 9814 cần phải có hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Theo báo chí Hà Lan, tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được trang bị biến thể dùng trên tàu chiến của tên lửa không đối không MICA, gọi là VL MICA.
Hệ thống tên lửa phòng không VL MICA được thiết kế bao phủ vùng không gian 360 độ, có thể tiêu diệt mọi mục tiêu nguy hiểm trên không gồm máy bay cánh bằng, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình không đối hải hoặc tên lửa chống tàu mặt nước.
VL MICA có thể hoạt động theo phương thức "bắn và quên", trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm và có thể diệt nhiều mục tiêu cùng lúc. Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có tàu tuần tra biển Project Khareef của Oman và Sigma 9813 của Hải quân Morocc được trang bị VL MICA.
Tên lửa VL MICA trong một cuộc phóng thử nghiệm.

Hệ thống được triển khai thành các block ống phóng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng tức thì trước các mục tiêu trên không. Hiện vẫn chưa rõ tàu Sigma 9814 của Việt Nam sẽ có bao nhiêu ống phóng đứng (tương đương số lượng tên lửa VL MICA). Tuy nhiên, theo thiết kế Sigma 9813 của Morocc (kích thước tương đương nhất với Sigma 9814) thì nó bố trí tổng cộng 12 ống phóng đứng đặt ngay sau pháo hải quân Oto Melara 76mm.
Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA nặng 112kg gồm 2 biến thể: MICA RF lắp đầu tự dẫn radar chủ động AD4A với nón nhọn, hoạt động ở dải tần 10GHz tới 20GHz và MICA IR lắp đầu tự dẫn hồng ngoại bị động với kiểu mũi nón tròn. Hai hệ thống cảm biến được đánh giá có khả năng kháng nhiễu mạnh.
Cấu trúc phần thân tên lửa giống hệt biến thể không đối không MICA. Ở trên thân đươc lắp 4 cánh điều khiển hình chữ L. Đầu nổ phân mảnh nặng 12kg được lắp ngay sau khối đầu tự dẫn cùng ngòi nổ.
Kiến trúc hệ thống điều khiển của VL MICA cho phép nhận dữ liệu mục tiêu từ nhiều hệ thống cảm biến nên VL MICA có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp sâu vào mạng lưới phòng không rộng. Điều này có nghĩa là VL MICA có thể tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ SMART-S MK2 để tấn công mục tiêu trên không, gồm cả máy bay tàng hình.


Trong chiến đấu, dữ liệu chỉ thị mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Dữ liệu được cung cấp từ các hệ thống radar hoặc hệ thống trinh sát quang học. Tên lửa phóng theo phương đứng sử dụng hệ điều khiển véc tơ lực đẩy. Hành trình bay được dẫn bằng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối.
Tên lửa lắp động đẩy tăng cường nhiên liệu rắn và động cơ hành trình cho phép đạt tốc độ hơn Mach 3, tầm bắn tối đa 10km (một số nguồn cho là 20-25km), độ cao diệt mục tiêu 9-11km.
Nhìn chung, hệ thống phòng không của Sigma 9814 dành cho Việt Nam nếu được cấu hình với hệ thống radar tối tân như SMART-S MK2 và hệ thống tên lửa phòng không VL MICA thì có thể nói là vượt trội hơn nhiều so với tàu Gepard 3.9 vốn chỉ trang bị tổ hợp pháo – tên lửa Palma SU tầm thấp. Không những thế, sự kết hợp này còn cho phép Sigma 9814 có khả năng bắn hạ được máy bay tàng hình của đối phương, tất nhiên trong tầm hỏa lực hiệu quả của VL MICA.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu SIGMA Việt Nam có thể trang bị tên lửa giàu kinh nghiệm trận mạc nhất

(Soha.vn) - Nhiều khả năng những tàu SIGMA đầu tiên của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa Exocet. Đây là loại tên lửa hiện đại không kém Kh-35, Harpoon… mà đặc biệt còn có kinh nghiệm trận mạc gấp nhiều lần.

Mặc dù loại tên lửa chống hạm trang bị trên các tàu SIGMA của Việt Nam đặt mua từ Hà Lan chưa được làm rõ là Kh-35 hay Exocet, nhưng có thể thấy rằng việc Nga đồng ý để Hà Lan - một nước thuộc NATO - lắp đặt tổ hợp Kh-35 bao gồm cả hệ thống trinh sát, điều khiển hỏa lực là rất khó xảy ra. Vì vậy, khả năng lớn nhất là những tàu SIGMA đầu tiên của Việt Nam sẽ được trang bị Exocet. Nếu sự thật là như vậy thì đây là một bước đột phá của Hải quân Việt Nam.

Tên lửa Exocet MM40 Block 2 phóng từ tàu mặt nước

Hiện đại không thua kém Kh-35
Xét theo tiêu chí hiện đại và phổ biến, các loại tên lửa chống hạm sử dụng trên các tàu mặt nước hiện nay có 5 dòng cơ bản như sau: Yakhont và Kh-35 của Nga, Harpoon của Mỹ, RBS 15 của Thụy Điển và Exocet của Pháp. Trong số đó, Yakhont là dòng tên lửa hành trình siêu âm nên được đánh giá cao nhưng do khó khăn về việc tích hợp lên các lớp tàu cơ bản nên mức độ phổ biến của Yakhont hoặc biến thể BrahMos không cao.
Ngược lại, các tên lửa Kh-35, Harpoon, RBS15, Exocet được coi là những loại tên lửa chống hạm chủ lực của các tàu mặt nước. Hải quân Việt Nam được trang bị các tàu Gerpard 3.9, tàu Molnyia đều được trang bị Kh-35E. Với các tàu lớp SIGMA mà Việt Nam đang đặt hàng với Hà Lan, chúng ta sẽ có cơ hội sở hữu thêm Exocet.

Một số loại tên lửa hành trình chống hạm


Tên lửa Exocet được bố trí trên tàu

Tên lửa Exocet do công ty MBDA chế tạo. Loại phóng từ tàu bắt đầu được phát triển từ năm 1967, còn loại phóng từ trên không được phát triển từ năm 1974; 5 năm sau thì bắt đầu được trang bị cho Hải quân Pháp. Hiện nay, Exocet có mặt trong trang bị của Hải quân 26 nước.
Exocet là loại tên lửa nhỏ chuyên để chống tàu nhỏ và vừa (như tàu tên lửa, tàu khu trục, tàu hộ tống..). Trong thực tế, nó còn được sử dụng và chứng tỏ hiệu quả chống tàu lớn như tàu sân bay khi phóng với số lượng lớn.
Tên lửa có khối lượng 670 kg, dài 4,7 m, đường kính 35 mm, khối lượng đầu chiến đấu 165 kg, vận tốc hành trình cận âm 315 m/s. Sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính trong giai đoạn hành trình và radar chủ động trong giai đoạn cuối. Để vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương, ở giai đoạn cuối, tên lửa hạ xuống độ cao cực thấp ở 1-2 m so với mặt biển. Do ảnh hưởng của đường chân trời radar, tên lửa chỉ có thể được phát hiện với khoảng cách nhỏ hơn 6.000 m. Điều này khiến cho đối phương có rất ít thời gian để kích hoạt hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS).
Các phiên bản Exocet đã được sản xuất bao gồm:
MM38 - phóng từ mặt đất hoặc tàu chiến tầm bắn khoảng 42 km. Không còn được sản xuất từ năm 1970.
AM38 phóng từ máy bay trực thăng, phiên bản này mới chỉ được thử nghiệm.
AM39 B2 Mod 2 phóng từ trên không được trang bị cho máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra trên biển, máy bay trực thăng với 14 loại máy bay khác nhau. Tầm bắn hiệu quả từ 50 đến 70 km, phụ thuộc vào độ cao và tốc độ của máy bay khi phóng.
SM39 B2 Mod 2 phóng từ tàu ngầm. Các tên lửa được phóng qua ống phóng ngư lôi. Ngay khi rời khỏi nước, động cơ của tên lửa được đốt cháy, sau đó nó hoạt động như MM40.
MM40 phóng từ mặt đất hoặc tàu mặt nước bao gồm - Block1, Block2 và Block3. Tầm bắn 72 km cho Block2, 180 km cho Block3.

Các biến thể của Exocet

Theo một số nguồn tin, các tàu SIGMA Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa MM40 Block 2, tuy nhiên, rất có thể chúng sẽ được trang bị MM40 Block3. Block 3 bắt đầu được sản xuất vào năm 2008, tàu chiến đầu tiên trang bị Block 3 được đưa vào biên chế Hải quân Pháp năm 2010. Hiện nay, Block3 đã nhận được đơn đặt hàng của các nước Hy Lạp, UAE, Peru, Qatar, Oman, Indonesia và Ma-rốc.
Như vậy, có thể thấy Exocet MM40 mà Việt Nam sắp sở hữu so với Kh-35E hiện đang được trang bị phổ biến trong Hải quân Việt Nam thì chưa thực sự biết ai vượt trội hơn ai.
Các thông số cơ bản của Kh-35E: dài 4,40m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg, phần chiến đấu nặng 145 kg, tầm bắn 130 km. Trong hành trình bay, Kh-35 bay ở độ cao 10-15 m, được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 3-5m so với mặt nước biển.
Giàu kinh nghiệm trận mạc hơn nhiều
Về tính năng kỹ thuật, theo những thông số đã công bố, chưa thể biết giữa Kh-35E và Exocet, cái nào vượt trội hơn. Nhưng trong khi Kh-35 chưa tham gia chiến trận lần nào thì Exocet đã là một chiến binh đầy kinh nghiệm trận mạc. Điều đó có nghĩa rằng Exocet không cần những lời quảng cáo chào hàng nữa mà chiến tích của nó là lời giới thiệu thuyết phục nhất.
Năm 1982, trong cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Falklands giữa Argentina và Anh, Exocet đã nổi tiếng trên toàn thế giới khi Hải quân Argentina sử dụng tên lửa Exocet AM39 phóng từ máy bay đánh chìm tàu ​​khu trục Hải quân Hoàng gia HMS Sheffield vào ngày 04 tháng 5 năm 1982.
Tên lửa Exocet đã tấn công vào bên mạn phải HMS Sheffield ở sàn tầng 2, cách mặt nước 2,4 m đâm xuyên vào phòng động cơ, tạo ra một lổ hổng trong thân tàu.
Tiếp theo đó, 2 quả Exocet đã đánh chìm tàu vận tải Atlantic Conveyor có lượng giãn nước 15,000 tấn vào ngày 25/5/1982. Tàu vận tải này trước là một tàu chở container, sau đó được chuyển thành một tàu chở máy bay, trực thăng, cũng như cung cấp hậu cần cho tàu sân bay của Anh.
Ngày 12/6/1982, hai quả tên lửa MM38 đã vô hiệu hóa tàu HMS Glamorgan của Hải quân Hoàng gia Anh. Hai tên lửa đã đâm vào khoang chứa máy bay và phát nổ.
Lo ngại uy lực của Exocet, Anh đã tìm cách ngăn chặn việc mua bổ sung Exocet của Argentina. Trong vụ việc này, Pháp đã hủy bỏ hợp đồng bán tên lửa 3M39 cho Peru do lo ngại số tên lửa này sẽ được chuyển giao cho Argentina.
Không chỉ có vậy, Hải quân Anh còn được Pháp cung cấp code của hệ thống radar điều khiển và radar đầu tự dẫn nên Anh đã nhanh chóng vô hiệu tên lửa Exocet của Argentina.

Một tàu Hải quân Hoàng gia Anh bị chìm trong cuộc chiến tranh 1982

Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, ngày 17 tháng 5 năm 1987, một máy bay phản lực Iraq bắn tên lửa Exocet vào tàu khu trục Mỹ USS Stark. Kết quả là 37 nhân viên Hải quân Hoa Kỳ đã thiệt mạng và 21 người khác bị thương. Tàu USS Stark không bị chìm nhưng đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Có thể nói, so với Kh-35E thì Exocet là một vị tướng có kinh nghiệm trận mạc. Hi vọng với tính hiệu quả đã được chứng minh trên chiến trường, Exocet khi được trang bị trong Hải quân Việt Nam sẽ trở thành một sức mạnh đáng kể ngăn chặn những hành động leo thang, ngang ngược trên biển Đông.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Biết đâu ông Nga nhờ ông Vn mua để ngâm cứu nhề. Chứ dùng exocet thì kh35 vứt hết à
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Loại tàu chiến nào dùng tên lửa nấy, vứt đi là vứt thế nào, của một đống tiền. Ngay bản thân HQ Nga cũng dùng nhiều laoị tên lửa cho 1 lớp tàu.8->
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Lo ngại uy lực của Exocet, Anh đã tìm cách ngăn chặn việc mua bổ sung Exocet của Argentina. Trong vụ việc này, Pháp đã hủy bỏ hợp đồng bán tên lửa 3M39 cho Peru do lo ngại số tên lửa này sẽ được chuyển giao cho Argentina.
Không chỉ có vậy, Hải quân Anh còn được Pháp cung cấp code của hệ thống radar điều khiển và radar đầu tự dẫn nên Anh đã nhanh chóng vô hiệu tên lửa Exocet của Argentina.
Đọc đoạn này thấy ngại ngại các cụ nhẩy.
Lỡ mai sau, mềnh phải choảng nhau với Đài hay Phi ở TS mà anh Mẽo lại phím anh Pháp như Anh đã làm thì Sigma của mềnh có khác giề... tàu cá???
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thế nên cháu nghĩ thằng sigma này sẽ lắp đồ Nga vậy có thể tích hợp với cái rada khủng kia không.... chắc cũng có phuơng án cả.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thế nên cháu nghĩ thằng sigma này sẽ lắp đồ Nga vậy có thể tích hợp với cái rada khủng kia không.... chắc cũng có phuơng án cả.
Vốn dĩ Sigma được đóng theo dạng module. Vì thế, khả năng Hà lan chỉ làm sẵn bộ gá để khi Sigma về VN thì mềnh sẽ tự gắn đồ Nga lên và gắn đồ chơi thì mình đã có kinh nghiệm khi lắp cho mấy con Molnya rồi.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cháu biết thế cho nên là cái hệ rada khủng của nó sẽ khg có. Như vậy là ta chỉ mua cái vỏ
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cháu biết thế cho nên là cái hệ rada khủng của nó sẽ khg có. Như vậy là ta chỉ mua cái vỏ
Không hẳn. Em nghĩ là phần rada cảnh giới + chỉ thị mục tiêu + săn ngầm; pháo; ngư lôi và tên lửa đối không sẽ là hàng gốc Holand. Vì vậy, tàu vẫn sẽ lắp hệ rada khủng của bổn hãng. Chắc chỉ có phần tên lửa đối hải (kể cả rada dẫn bắn...) sẽ là hàng thửa từ Nga mà thôi.

Đấy là em chém cho vui chứ thực ra thì mù tịt hết.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Em nghĩ nếu dùng Uran E thì chỉ cần rada điều khiển hỏa lực tích hợp với hệ thống là được, những loại khác vẫn có thể dùng hàng Tây Âu.:-?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top