[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sovremenny – ‘Gừng già’ của Hải quân Nga

(Soha.vn) - Sovremenny là một trong những lớp tàu khu trục phục vụ cho Hải quân Xô Viết và nay là Hải quân Nga, với nhiệm vụ chính là chống tàu nổi và có khả năng tham chiến trong các trận hải chiến tầm gần và tầm xa với những khả năng ưu việt.


Chiếc Gremyashchiy (439) thuộc hạm đội Thái Bình Dương.
Sovremenny được phát triển dựa trên thiết kế của Đề án Project-956 “Sarych” (được NATO định danh là Bazzard). Như đã nói nhiệm vụ chính của Sovremenny là chống tàu mặt nước, tuy nhiên, những khả năng như phòng không, chống ngầm cũng khá hoàn thiện nhằm bảo vệ các tàu trong cùng một hạm đội. Sovremenny là một trong những giải pháp kết hợp hoàn hảo với tàu khu trục lớp Udaloy trong những nhiệm vụ tuần tra, chống ngầm, hộ tống và bảo vệ.
Những chiếc Sovremenny đầu tiên của Hải quân Xô Viết
Đề án Project-956 “Sarych” được chính thức khởi động từ thập niên 60 của thế kỷ XX với sự phát triển mạnh mẽ của các loại pháo hải quân và vai trò quan trọng trong các cuộc đổ bộ đất liền, đổ bộ chiếm đảo và đổ bộ xâm nhập. Thời gian này, các loại pháo trên các tàu tuần dương tên lửa, tàu khu trục tên lửa của Hải quân Xô Viết bắt đầu bộc lộ những yếu điểm và hạn chế trong các nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất. Vì thế, các thiết kế pháo của Xô Viết mới đã được xúc tiến với hai loại nòng đơn và nòng kép. Thiết kế nòng kép đã được cải tiến đáng kể để nâng cao tốc độ bắn, khả năng công phá và tầm xa của các loại pháo.

Vào năm 1971, phiên bản pháo nòng kép đã được phát triển để trang bị cho lớp tàu mới phát triển từ Đề án Project-956, nhằm thiết kế 1 chiếc tàu toàn diện về mọi khả năng như lời Công trình sư Yuri Stenov: “Một chiếc tàu khu trục có khả năng hỗ trợ tối đa cho các cuộc đổ bộ”.
Cùng thời gian này, phía Hoa Kỳ đã triển khai phát triển lớp tàu khu trục mới là Spruance với kích thước khổng lồ và được coi như lớp tàu khu trục đa nhiệm hoàn hảo của Hải quân Hoa Kỳ. Để nâng cao khả năng phòng thủ cũng như đáp lại sự thách thức của người Mỹ, đề án Project-956 đã được đẩy nhanh.
Đề án Project-956 được nâng cấp đáng kể so với các lớp tàu thế hệ trước, với tính năng phòng thủ mạnh mẽ và hiện đại nhất của Xô Viết, bên cạnh đó là các bệ phóng tên lửa hạm đối hạm 3M80 với khả năng phóng các loại tên lửa siêu âm nhằm tiêu diệt các mục tiêu như tàu khu trục, hàng không mẫu hạm. Trong thời kì này, phía Xô Viết đã có hệ thống máy turbine cỡ lớn dành cho các tàu khu trục, tuy nhiên động cơ được chọn cho lớp Sovremenny vẫn là động cơ hơi nước. Cục phát triển Severnaya khi ấy lý giải rằng: động cơ turbine sẽ hoạt động không hiệu quả bằng động cơ hơi nước trong chương trình phát triển lớp tàu này.
Chiếc đầu tiên của lớp Sovremenny được đặt tên là Sovremenny -420. Con tàu hạ thủy năm 1976 và được biên chế vào Hạm đội Sao đỏ phương Bắc năm 1980. Đã có tổng cộng 18 chiếc được đặt hàng cho Hải quân Xô Viết nhưng chỉ có 12 chiếc được hoàn thành vì những lý do thâm hụt tài chính và chi phí đào tạo thủy thủ cho các tàu mới. 12 chiếc đều được đóng tại cảng Severnaya 190 ở thành phố Sankt-Petersburg (hiện nay đã được đổi tên thành Xưởng đóng tàu Zhdanov, đây là nơi nhận các hợp đồng đóng mới tàu chiến cho lực lượng Hải quân khắp nơi trên thế giới trong đó có cả Hải quân nhân dân Việt Nam).

Kamov Ka-27 “Helix” trở về chiếc Đô đốc Ushakov (434) trong bài tập chống ngầm.
Tàu có trọng tải choán nước 7.940 tấn, chiều dài thực tế 156m, độ mớn nước là 6.5m, tàu rộng 17.3m tính từ nơi rộng nhất. Sovremenny được trang bị cả máy bay chống ngầm Kamov KA-27 “Helix”.

Dàn phóng tên lửa 3M80M chứa các tên lửa P-270 “Moskit”.
Sovremenny được trang bị đến 44 tên lửa phòng không (SAM), 6 tên lửa hạm đối hạm, ngư lôi và pháo hạm AK-130 tầm xa. Cùng đó là hệ thống radar hiện đại, các thiết bị chiến tranh điện tử. Để phù hợp với mục đích sử dụng, Sovremenny được phân loại thành 3 phiên bản chính:
- Phiên bản gốc Project-956 được trang bị tên lửa hạm đối hạm P-270 “Moskit” với các ống phóng 3M80, tầm phóng từ 10km đến 50km.
- Phiên bản Project-956A với những nâng cấp về hệ thống ống phóng và tên lửa hạm đối hạm. Phiên bản này được trang bị ống phóng 3M80M và tên lửa P-270 “Moskit” có chiều dài hơn hẳn phiên bản gốc, tầm bắn xa hơn từ 10 đến 120km.
- Phiên bản xuất khẩu Project-956EM là bản nâng cấp cuối cùng và được phát triển cho Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN – PLA Navy). Ở phiên bản này, một số tính năng ưu việt đã bị loại bỏ.
Sức mạnh của “gừng già” Sovremenny
Hệ thống tác chiến trên tàu có khả năng tương thích với mọi dữ liệu từ các tàu khu trục thế hệ đàn anh. Ngoài ra, nó còn có khả năng tái tạo dữ liệu mới về các tàu địch bằng các radar và cảm biến cực nhạy của mình. Sovremenny có khả năng tác chiến đa tầng và khả năng tấn công đến 40 mục tiêu cùng một lúc.

Tên lửa phòng không SAM SA-N-7 “Gadfly” trên Sovremenny.
- Tên lửa: Sovremenny được trang bị tên lửa hành trình hạm đối hạm Raduga P-270 “Moskit” với 4 ống phóng trên 1 bệ phóng, tàu có 2 bệ phóng, mỗi bệ phóng có độ nghiêm 15 độ so với sàn tàu, mang được đến 8 tên lửa P-270 “Moskit” (được NATO định danh là SS-N-27 Sunburn). Moskit là loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn nổ thông thường 300kg hoặc đầu đạn hạt nhân 200kiloton. Đây chính là điểm đáng sợ của P-270 “Moskit”, nó có thể hủy diệt cả một hải đoàn và khiến cho cả hạm đội đối phương choáng váng trước đòn tấn công hạt nhân khủng khiếp của mình.
P-270 “Moskit” được trang bị công nghệ lẩn tránh radar và cả hệ thống phòng thủ tần gần (Close in Weapon System – CIWS). Nó bay chỉ cách mặt biển từ 3m đến 4m với tốc độ Mach 2.5 khiến cho các hệ thống CIWS không kịp trở tay. Ngoài ra, Sovremenny còn được trang bị 2 bệ phóng tên lửa phòng không SA-N-7 thường được NATO gọi là Gadfly, tầm bắn 25km, tốc độ siêu âm 830m/s.

Chiếc Bezuderzhnyy (672) đang phóng P-270 “Moskit” tiêu diệt kẻ thù.
Pháo hạm: Sovremenny được trang bị 2 khẩu AK-130-MR0184 phía trước và phía sau nhằm nâng cao khả năng phòng thủ. AK-130-MR0184 có 2 chế độ bắn linh hoạt là: hoàn toàn tự động, nhận diện mục tiêu bằng radar và ngắm bắn bằng tay với 1 pháo thủ điều khiển.
AK-130-MR0184 được cho là có khả năng ngang bằng khẩu Creusotline -100mm của Hải quân Pháp và khẩu Octobera-127mm nhưng lại được giới chuyên môn đánh giá là nhỉnh hơn hẳn khẩu Mark 45 của Hải quân Hoa Kỳ (được trang bị cho tác tàu khu trục Arleigh Burke). Sovremenny còn được trang bị đến 6 khẩu AK-630 CIWS nhằm bảo vệ tàu tốt hơn trước các máy bay không người lái (UAV), tên lửa hạm đối hạm và các máy bay cường kích.
Vũ khí chống ngầm: Sovremenny được trang bị 2 dàn phóng ngư lôi cỡ 533mm và 6 ống phóng tên lửa chống ngầm RBU-1000. Bên cạnh đó là khả năng săn ngầm ưu việt nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của trực thăng Kamov KA-27 với tầm hoạt động lên đến 200km và dễ dàng phát hiện những chiếc tàu ngầm ẩn mình bên dưới lòng biển.

So sánh với Sovremeny PLAN

Tìm hiểu chiến hạm chống tàu “khủng” nhất Hạm đội Đông Hải


(Kienthuc.net.vn) - Sovremenny (Project 956) là chiến hạm có năng lực chống tàu mặt nước mạnh nhất Hạm đội Đông Hải (Trung Quốc).

Những năm 1990, Hải quân Trung Quốc rơi vào khủng hoảng thiếu tàu khu trục có khả năng tác chiến xa bờ với hệ thống vũ khí mạnh.


Đứng trước tình hình này, giai đoạn 1999-2000, Trung Quốc mua lại 2 tàu khu trục Sovremenny (Project 956) của Nga, được đặt tên là 136 Hàng Châu và 137 Phúc Châu.


Sau đó, Trung Quốc tiếp tục đặt hàng thêm 2 tàu nữa với một vài sửa đổi. Biến thể này được gọi là Project 956EM, 2 chiếc mang số hiệu 138 Hải Khẩu và 139 Ninh Ba. Tuy nhiên, Trung Quốc phải chi khá đậm cho thương vụ này.


Trong khi hai chiếc đầu tiên chỉ có giá 600 triệu USD/chiếc thì 2 chiếc 956EM tiếp theo có giá tới 750 triệu USD/chiếc. Điều này biến nó thành tàu chiến nhập ngoại đắt nhất Trung Quốc.

Khu trục tên lửa Sovremenny của Hải quân Trung Quốc.​
Hiện cả 4 tàu Sovremenny được biên chế trong Hạm đội Đông Hải. Trước khi có sự xuất hiện của tàu khu trục Type 052C lớp Lữ Dương II, Sovremenny được xem là chiến hạm mạnh nhất của nước này.


Đặc biệt, Sovremenny bán cho Trung Quốc trang bị hệ thống tên lửa chống tàu cực mạnh P-270 Moskit. Đấy được xem là một trong những “sát thủ diệt hạm” hàng đầu thế giới.


Vũ khí chống tàu mặt nước “hàng khủng”

Để đáp ứng nhiệm vụ chính là chống tàu chiến mặt nước, Sovremenny được trang bị 8 tên lửa P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunburn).


P-270 Moskit nặng 4,5 tấn, dài 9,74m, đường kính thân 0,8m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 320kg (hoặc đầu đạn hạt nhân 120 kiloton).


Điểm mạnh nhất và cũng là đáng sợ nhất của P-270 Moskit là tốc độ cực cao, gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ này, P-270 Moskit chỉ cho đối phương khoảng 25-30 giây để có thể phát hiện và vận hành hệ thống phòng thủ của mình.

Khu trục Sovremenny mang tên Hàng Châu phóng tên lửa P-270 Moskit.​
Với thời gian đó, tàu đối phương có ít khả năng vận hành phóng tên lửa đánh chặn hay dùng pháo cao tốc độ bắn chặn. Không những thế, ở giai đoạn bay tiếp cận mục tiêu P-270, việc bay cách mặt biển 20m càng gây khó hơn đối với hệ thống phòng thủ tàu chiến.


Hai chiếc Sovremenny đầu tiên cho hải quân Trung Quốc trang bị biến thể P-270 đạt tầm bắn 120 km. Hai chiếc Sovremenny cải tiến sau đó dùng biến thể cải tiến tăng tầm lên 200km.


Có thể nói, ít có loại tên lửa hành trình chống tàu nào của Trung Quốc có sức công phá, tốc độ tương đương P-270 Moskit.


Hỏa lực phòng không của Sovremenny gồm 2 hệ thống tên lửa tầm trung Shtil (NATO định danh SA-N-12). Shtil có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 30km, độ cao 14km. Ngoài ra, tàu còn trang bị 4 tháp pháo phòng không cao tốc AK-630.

Tên lửa phòng không tầm trung Shtil.​
Vũ khí chống ngầm gồm 2 cụm phóng ngư lôi 533mm; 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Vũ khí này giúp bao quát mục tiêu tàu ngầm tầm 10km.


Biến thể Sovremenny (Project 956EM) cải tiến với việc tháo bỏ pháo AK-630. Thay vào đó, nó được trang bị thêm 2 hệ thống pháo – tên lửa phòng không tầm thấp Kashtan. Hệ thống phòng không cải tiến Shtil-1 tăng tầm lên 50km.


Vẫn có hạn chế

Với hệ thống vũ khí đầy uy lực, Sovremenny là một loại tàu chiến đáng gờm trên biển. Một đối thủ đáng để bất kỳ đối phương nào phải nể trọng. Tuy nhiên, loại tàu khu trục này không hẳn là không có điểm yếu.


Trước hết, loại tàu khu trục này không được thiết kế với tính năng giảm độ bộc lộ hồng ngoại. Những tàu chiến phục vụ trong Hải quân Nga luôn nổi bật với cột khói đen ngòm bốc cao mỗi khi hoạt động. Điểm này đã được khắc phục phần nào trên biến thể 956EM xuất khẩu cho Trung Quốc.


Mặt cắt radar của tàu tương đối lớn cùng với độ bức xạ hồng ngoại cao, loại tàu khu trục này dễ dàng bị phát hiện từ xa. Đây là một điểm bất lợi khi phải đối mặt với những tàu khu trục hiện đại khác. Do nhiệm vụ chính là tấn công tàu chiến mặt nước, vũ khí chống ngầm và phòng không của tàu chỉ ở mức thứ yếu.


Tuy nhiên, nếu phối hợp chiến đấu cùng khu trục Type 052C, Sovremenny sẽ không quá lo lắng về phòng không. Và con tàu chỉ chuyên tâm về chống tàu mặt nước. Khi đó, P-270 Moskit sẽ là “bài toán” khó khăn với hệ thống phòng không trên chiến tàu Nhật.
 
Chỉnh sửa cuối:

phamanhphat

Xe máy
Biển số
OF-142045
Ngày cấp bằng
15/5/12
Số km
84
Động cơ
365,030 Mã lực
lúc trứoc em có đi lính HQ ở Cam Ranh, chẳng thấy con chiến hạm nào ra hồn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Át chủ bài” kiểm soát khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ấn Độ

Thứ sáu 15/06/2012 07:36
(GDVN) - Tàu hộ tống NS Satpura vừa có khả năng tàng hình, hỏa lực mạnh, vừa có tốc độ cực lớn, được cho là “át chủ bài” kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu hộ tống tàng hình INS Satpura, Hải quân Ấn Độ. Ngày 10/6, Đài truyền hình New Delhi Ấn Độ cho rằng, dư luận thế giới đã đổ dồn về khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để chống lại Trung Quốc.

Ấn Độ không nói không đồng ý với quan điểm của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK. Antony thậm chí còn vòng vo nhắc tới Trung Quốc và tranh chấp biển Đông, cho rằng “phần lớn khu vực của vùng biển này không thể bị một nước hay tổ chức nào tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế”.
Bài viết đặt ngược câu hỏi, “át chủ bài” bảo vệ quyền kiểm soát và địa vị ưu thế của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương là gì? Đáp án rất có thể là tàu hộ tống tàng hình NS Satpura.
“Trong việc ai phát hiện ra địch trước, công nghệ tàng hình sẽ làm cho chúng ta có thể bí mật tiếp cận kẻ thù và khi kẻ thù tìm kiếm bạn, gây nhiều khó khăn hơn cho kẻ thù” – Thiếu tá Hải quân Nitin Oberoi nói.
Ngoài ra, tàu hộ tống này còn có một số đặc điểm khác. Nó đã trang bị một khẩu pháo tầm trung, có thể ngắm chuẩn mục tiêu cự ly gần; hệ thống phòng không Shtil có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trong 30 km; tên lửa đất đối đất KLUB và tên lửa hải đối không Barak có thể tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời.

Tàu INS Satpura của Hải quân Ấn Độ có tốc độ cực lớn, tăng cường khả năng cơ động khi tác chiến. Nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ, tốc độ của chiếc tàu hộ tống này mới chính là thứ cải thiện sức mạnh của hải quân. Con tàu này dài gần 143 m, lượng choán nước đạt 6.200 tấn, tốc độ có thể lên tới 60 km/giờ. Điều này có nghĩa là, nó có thể bí mật tiếp cận mục tiêu, tấn công mãnh liệt và rút lui rất nhanh.
Bài viết cho rằng, có một vấn đề rất rõ, đó là Ấn Độ có lẽ không gia nhập đội ngũ lớn chống Trung Quốc của Mỹ, Ấn Độ đã xây dựng “cơ bắp” và khả năng trên biển của mình để quản lý có hiệu quả khu vực Ấn Độ Dương.

Biên đội Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cơ động.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ chi tiền tỷ đóng 9 tàu chiến “khủng”



(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ quyết định mua 9 tàu chiến Aegis lớp Arleigh Burke thế hệ mới với tổng giá trị lên tới 6,2 tỷ USD.



Theo thông cáo báo chí từ Hải quân Mỹ, lực lượng này quyết định ký hợp đồng trị giá 6,2 tỷ USD với 2 hãng đóng tàu Huntington Ingalls và General Dynamics Bath Iron Works để chế tạo 9 tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke (DDG-51).


Trong đó, công ty Huntington Ingalls nhận được hợp đồng trị giá 3,331 tỷ USD để đóng mới 5 tàu, mỗi năm 1 chiếc trong tài khóa 2013-2017. Các tàu sẽ được chế tạo tại nhà máy Ingalls ở Pascagoula (bang Missisipi).


Còn hãng General Dynamics Bath Iron Works ký hợp đồng trị giá 2,843 tỷ USD để thiết kế và chế tạo 4 chiếc, một chiếc sẽ thực hiện trong năm 2013, số còn lại trong giai đoạn 2015-2017. Hợp đồng còn có lựa chọn đóng thêm một chiếc tàu, nếu được chính phủ phê chuẩn sẽ bổ sung vào năm 2014.


Huntington Ingalls nhận được hợp đồng đóng 5 chiếc khu trục Arleigh Burke (DDG-51) do đưa ra giá thầu thấp hơn, 666 triệu USD/chiếc. Trong khi hợp đồng đóng 5 chiếc của Bath Iron Works có giá khoảng 711 triệu USD/chiếc.

Khu trục lớp Arleigh Burke mang tên USS James E.Williams (DDG-95).​
9 chiếc tàu khu trục Arleigh Burke có số hiệu từ DDG-117 với DDG-125. Nếu có chiếc thứ 10 thì sẽ mang số hiệu DDG-126.


Hai chiếc tàu được phân bổ ngân sách trong năm 2013 gồm USS Paul Ignatius (DDG-117) sẽ được đóng tại nhà máy của Ingalls. Và chiếc còn lại USS Daniel Inouye (DDG-118) được chế tạo ở Bath Iron Works.


Ban đầu, các tàu mới trong số 9 chiếc này sẽ xây dựng theo biến thể Flight IIA của lớp Arleigh Burke. Biến thể này trang bị hệ thống chiến đấu Aeigs với “trái tim” – radar mạng pha điện tử chủ động AN/SPY-1D hiện đại.


Một vài chiếc đóng sau sẽ được trang bị hệ thống radar phòng không và phòng thủ tên lửa thế hệ mới thay thế cho radar mạng pha điện tử chủ động AN/SPY-1D. Tất nhiên, hệ thống radar mới sẽ tiếp tục tích hợp vào hệ thống chiến đấu Aegis tối tân, có khả năng lớn hơn cho vai trò phòng thủ tên lửa nhưng cũng sẽ cần có thêm những thay đổi khác.


Tuy nhiên, nhà thầu bán hệ thống radar mới vẫn chưa được lựa chọn. Dự kiến, cuối năm nay, Hải quân Mỹ sẽ ra quyết định chọn một trong 3 nhà thầu Lockheed Martin, Raytheon và Northrop Grumman.


Ngoài những tàu khu trục Arleigh Burke vừa đặt hàng, hai hãng Ingalls và Bath cũng đang thực hiện đóng 4 tàu khác gồm: USS John Finn (DDG-113), USS Ralph Johnson (DDG-114); USS Rafael Peralta (DDG-115) và USS Thomas Hudner (DDG-116).

Các chiến hạm​
Arleigh Burke trang bị hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng theo dõi tên lửa đạn đạo. Một số tàu có thể thực hiện đánh chặn tên lửa đạn đạo nếu trang bị tên lửa SM-3.
Hiện nay, Hải quân Mỹ duy trì sự phục vụ của 62 chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke gồm 3 biến thể Flight I/II/IIA có lượng giãn nước từ 8.315 tấn tới 9.200 tấn, dài 154-155m. Tất cả các tàu đều được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân với radar mạng pha AN/SPY-1D.


Biến thể Flight I trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với 90 ống phóng, còn Flight II/IIA có 96 ống phóng. Hệ thống phóng này chứa nhiều loại tên lửa gồm: tên lửa hành trình đối đất Tomahawk; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo “siêu hạng” SM-3; tên lửa đối không tầm trung – xa SM-2; tên lửa chống ngầm RUM-139.


Ngoài ra, các tàu còn có hệ thống tên lửa chống tàu Harpoon, pháo hạm 127mm, pháo phòng không 20mm và ngư lôi hạng nhẹ Mk46. Biến thể Flight IIA có khả năng chở tới 2 trực thăng săn ngầm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cận cảnh dàn chiến hạm Ấn Độ tại cảng Tiên Sa

Dân Việt - Ngày 4.6, 4 tàu Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Trong đó có 3 chiến hạm được coi là biểu tượng sức mạnh cho hạm đội Miền Đông của Ấn Độ.

Trong hạm đội Miền Đông của Ấn Độ đến thăn Đà Nẵng lần này, phải kể đến tàu khu trục lớp Rajput INS RANVIJAY (D55) có chiều dài 147m, rộng 15,8m, mớn nước 4,8m, lượng giãn nước 4.974 tấn.
Hệ thống cũ khí dày đặc trên chiến hạm INS RANVIJAY (D55)
Khu trục này mang theo 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos có tầm bắn 300km; hệ thống tên lửa phòng không S-125M; pháo phòng không AK-630; pháo hạm 76mm; ngư lôi và rocket chống ngầm.
Khu trục Rajput INS RANVIJAY có khả năng hoạt động linh hoạt trên biển với tốc độ lên đến 35 hải lý/h nên khả năng tác chiến linh hoạt và phù hợp với mọi điều kiện địa hình.
Trong chuyến thăm Đà Nẵng lần này, hạm đội Miền Đông của Ấn Độ còn mang tới tàu khu trục tàng hình INS SATPURA (F48). Khu trục này được đóng năm 2002 và chính thức biên chế vào hạm đội Miền Đông của Ấn Độ vào năm 2011.
Khu trục hạm INS SATPURA là một trong số những chiến hạm tàng hình thuộc lớp Sivalik do Ấn Độ tự nghiên cứu và chế tạo tại xưởng đóng tàu Mazagaon ở Mumbai. Tàu có cấu trúc kết hợp đặc điểm tàng hình và khung thân giữ nhiệt.
Với chiều dài 143m, rộng 16,9m, lượng giãn nước 6.800 tấn, INS SATPURA có tốc độ 32 hải lý/h. Về hệ thống vũ khí, chiến hạm này được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu âm nổi tiếng BrahMos và tên lửa hành trình đối hạm Klub với tầm bắn hơn 200km; hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 có tầm bắn 30km của Nga; hệ thống phòng không tầm thấp Barak-I của Israel và AK-630; pháo hạm 76mm.
Ngoài ra, tàu được trang bị radar MR-760 Fregat M2EM 3-D, 1 radar theo dõi trên không, các hệ thống giám sát ngầm quét mạng sóng âm HUMSA. Đặc biệt, chiến hạm được trang bị 2 máy bay trực thăng HAL Dhruv hoặc Sea King Mk 42B với khả năng chống ngầm.
Trong chuyến thăm Đà Nẵng của Hải quân Ấn Độ lần này, còn có tàu hộ tống INS KIRCH (P62). Chiến hạm P62 có chiều dài 91m, rộng 10,5m, mớn nước 4,5m, lượng giãn nước 1.460 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 25 hải lý/h. Tàu hộ tống này được trang bị tới 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E, tên lửa đối không tầm thấp Strela-2M, pháo phòng không AK-630 và pháo hạm 76,2mm.
Chiếc tàu thứ 4 của Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa là tàu hậu cần INS SHAKTI (A57). Tàu có khả năng chuyên chở thực phẩm, nước uống lên đến hơn 20.000 tấn. A57 có lượng giãn nước lên tới 27.550 tấn, cùng chiều dài 175m, rộng 25m, mớn nước 9,1m và có thể di chuyển với tốc độ 20 hải lý/h.


http://danviet.vn/141226p1c32/can-canh-dan-chien-ham-an-do-tai-cang-tien-sa.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
(ĐVO) - Một trong 4 chiến hạm Ân độ thăm Việt Nam là tàu hộ vệ tên lửa tàng hình INS Satpura (F48) lớp Shivalik.

Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình INS Satpura (F48) lớp Shivalik là thành quả lao động của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, tàu được tích hợp tất cả các công nghệ tiên tiến nhất theo giải pháp module. Có hỏa lực mạnh mẽ và khả năng phòng không tối ưu nhất.







INS Satpura (F48) là chiến hạm lớp Shivalik -tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đa nhiệm, được chế tạo theo yêu cầu đặt hàng của Hải quân Ấn Độ. Tàu được đóng tại xưởng đóng tàu Mazagon Dock Limited (MDL), tại Mumbai.

Chiến hạm được bắt đầu khởi công vào năm 2002, hạ thủy vào ngày 4/06/2004 và hoàn thiện vào năm 2010. Chiến hạm đã vượt qua các cuộc thử nghiệm trên biển và ngày 20/08/2011 được đưa vào biên chế vào Lực lượng Bộ tư lệnh Hải quân Đông Ấn Độ có trụ sở đóng tại Vishakapatnam.

INS Satpura là chiến hạm được sở hữu các tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến nhất hiện nay như công nghệ tàng hình “stealth” và năng lực tấn công các mục tiêu trên đất liền, những tính năng kỹ thuật của chiến hạm vượt trội hơn so với các tàu hộ vệ lớp Talwar-class frigates.

Hải quân Ấn Độ có kế hoạch thiết kế lớp tàu tàng hình mới, được gọi chung là dự án 17 (Project 17) nhằm mục đích tự thiết kế và đóng các chiến hạm tại Ấn Độ. Có 3 chiếc tàu lớp Shivalik đã được đặt hàng bởi Hải quân Ấn Độ vào năm 1999. INS Satpura có chiều dài là 142.5 m (468 ft) chiều ngang chỗ rộng nhất là 16.9 m (55 ft) và ngấn nước là 4.5 m (15 ft). Tầu có tải trọng trung binh là 4,900 tấn (4,800 tấn dài “đơn vị đo của Mỹ”; 5,400 tấn ngắn “đơn vị đo của Anh); tải trọng cực đại là 6,200 tấn (6,100 tấn dài; 6,800 tấn ngắn). Thủy thủ đoàn là 257 người, có 35 sĩ quan. Tầu sử dùng hai động cơ diesel Pielstick 16 PA6 STC và hai động cơ tua bin tăng tốc GE LM2500 lắp đặt theo sơ đồ CODOG cho công suất đến 47,370 shp (35,320 kW). Với hệ thống trạm nguồn động cơ đẩy này sẽ đẩy tàu chạy với tốc độ cực đại là 32 knots (59 km/h; 37 mph). Tốc độ cực đại : 32 knots (59 km/h; 37 mph). Tốc độ hải trình sử dụng động cơ diesel : 22 knots (41 km/h; 25 mph). Hệ thống các đài radars trên tàu và hệ thống hoa tiêu, dẫn đường điều khiển hải hành:




Đài radar trên tàu: 1 Radar MR-760 Fregat M2EM 3-D; 4 Radar MR-90 Orekh; 1 Radar ELTA EL/M 2238 STAR trinh sát và quản lý mục tiêu; 2 Radar ELTA EL/M 2221 STGR đài radar quản lý và điều khiển hỏa lực do Ixrael sản xuất; 1 đài sonar BEL APARNA đài radar điều khiển tên lửa; Đài sonar trước mũi tàu HUMSA (đài sonar thủy âm gắn trên thân tàu);Đài sonar kéo theo thân tàu ATAS/Thales Sintra (đài sonar dạng phao kéo theo tàu); Hệ thống tác chiến điện tử, mồi bẫy: BEL Ajanta.









Pháo hạm trên tàu Satpura: 1 pháo hạm cỡ nòng 3.0-inch (76,2 mm) Otobreda; 8 ống phòng tên lửa thẳng đứng Club, tên lửa chống tàu hoặc 8 ống phóng thẳng đứng tên lửa BrahMos; 2 bệ hai ống phóng ngư lôi DTA-53-95; 2 dàn phóng rocket RBU-6000 (RPK-8).




Hệ thống tên lửa phòng không Shtil-1 với cơ số 24 tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung (30 km - 19 hải lý); Hệ thống tên lửa tầm gần phản ứng nhanh Barak SAM CIWS; 2 ụ súng tự động phản ứng nhanh AK-630 CIWS; Máy bay trực thăng trên biển: 2 máy bay HAL Dhruv hoặc Sea King Mk. 42B.



Xuồng khí dùng để cứu hộ hoặc đổ bộ bung ra từ mạn tàu.



INS Satpura đã tham gia cuộc diễn tập hải quân Malabar 2012 với Hải quân Mỹ cùng với khu trục hạm INS Ranvir (D54), INS Ranvijay (D55), tàu hộ vệ INS Kulish (P63) và tàu chở dầu INS Shakti (A57). Dự kiến Hải quân Ấn Độ sẽ đóng thêm 12 chiếc Hộ vệ hạm mang tên lửa hiện đại lớp Shivalik (Nguồn: VTC, Tiền Phong, Indian Navy)
 

thienvu20

Xe máy
Biển số
OF-136723
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
78
Động cơ
369,330 Mã lực
Nơi ở
TB
Trong mấy cái cóp bết thì em thấy loại TT400TP là hay , có thể nâng lên thành 550t làm tầu tên lửa vì tốc độ cao và linh hoạt , đánh kiểu hit and run , rẻ lại hiệu quả với VN ( chỉ đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải )

Sao cái vận tải TS nhà mình có công nghệ cứu hộ cổ điển thế nhỉ ?
nhà mình ko có ý định nâng cấp con này chẳng quả là đang tập trung làm con 500 tấn mang tên mollnya mà cụ :">:">:">:">:">:">:">:">
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến hạm “khủng” nhất của Pháp đến Việt Nam


Sau tuần dương hạm tàng hình L’Adroit, chiến hạm ưu tú nhất của Pháp, tàu BPC Tonnerre lớp Mistral sẽ thăm Việt Nam từ 18 đến 21/6.




BPC Tonnerre tải trọng 21.300 tấn, dài 199 m, rộng 32 m có thể chở 16 trực thăng hạng nặng, 70 xe tăng và xe thiết giáp.

Tin từ Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết, 2 chiến hạm của Hải quân Pháp là tàu chỉ huy và đổ bộ BPC Tonnerre và tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues sẽ thăm Việt Nam từ 18 đến 21/6 tới.


BPC Tonnerre là chiến hạm ưu tú nhất của hải quân Pháp hiện nay.​
Tàu chỉ huy và đổ bộ BPC Tonnerre do Đại tá Jean-François Quérat trong khi tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues do Trung tá Romuald Bomont. Vì quá khổ, chiến hạm ưu tú nhất của hải quân Pháp BPC Tonnerre do Đại tá Jean-François Quérat làm thuyền trưởng chỉ có thể cập cảng kỹ thuật tại TP Vũng Tàu, còn tàu Georges Leygues do Trung tá Romuald Bomont chỉ huy sẽ thực hiện chuyến thăm xã giao tới TP HCM.


Chuyến thăm Việt Nam của 2 chiến hạm Pháp nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện tác chiến của khóa huấn luyện thực hành “Jeanne d'Arc 2013”. Khóa huấn luyện thực hành này đã được bắt đầu từ tháng 3 năm nay và sẽ kết thúc vào cuối tháng 7/2014 sau khi đã thực hiện các hải trình qua Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương cũng như là khu vực Biển Đông ở Thái Bình Dương.


Trong khuôn khổ Năm Pháp Việt Nam được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, 1 sĩ quan học viên của Hải quân Việt Nam sẽ tham gia khoa huấn luyện “Jeanne d'Arc 2013” để tạo nên sự phong phú về sự tham gia của học viên các nước trên tàu cũng như là tăng cường mối quan hệ hợp tác Pháp - Việt.


Tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues sẽ cập cảng TP HCM.​
Do tàu BPC Tonnerre không thể cập cảng TP HCM nên tất cả các hoạt động chính thức trong chuyến thăm Việt Nam của 2 chiến hạm pháp sẽ được tổ chức trên tàu hộ tống George Leygues neo đậu tại cảng TP HCM.


Ngài Đại sứ Pháp sẽ tham gia sự kiện này và một buổi tiệc cocktail hữu nghị cũng sẽ được tổ chức trên boong tàu George Leygues để chào đón các khách mời là các quan chức quân dân sự và đại sứ của nhiều nước.


Trước chuyến thăm của 2 chiến hạm trên, tuần dương hạm có khả năng tàng hình L’Adroit của Pháp cũng đã tới thăm cảng Hải Phòng từ 27/5 đến 1/6.


Uy lực chiến hạm BPC Tonnerre

Tàu tàu chỉ huy và đổ bộ BPC Tonnerre là chiến hạm tấn công ưu tú của Hải quân quốc gia Pháp. Đây là một trong 3 tàu đổ bộ tấn công hiện đại hàng đầu châu Âu và thế giới hiện nay. Tàu thuộc lớp Mistral do hãng đóng tàu DCNS Pháp thiết kế và chế tạo với đơn giá mỗi tàu từ 420 - 600 triệu USD.


Tàu BPC Tonnerre có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199 m, rộng 32 m. Có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người, trong đó có 20 sĩ quan. Tàu có khả năng chở 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ.



Ngoài khả năng chở máy bay, BPC Tonnerre có thể chở 4 tàu đổ bộ cao tốc, 70 xe tăng và xe thiết giáp và 450 binh sĩ. Tàu cũng là một trung tâm chỉ huy và có 1 bệnh viện.


Nga, một cường quốc về hải quân, năm 2010 cũng đã ký hợp đồng mua 2 tàu chỉ huy và đổ bộ lớp Mistral. Ngoài 2 tàu lớp Mistral sẽ được đóng ở Pháp, Nga cũng đóng 2 tàu thuộc lớp Mistral còn lại được đóng ở St Petersburg (Nga).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
TQ điều chiến hạm nào tuần tra cùng Gepard Việt Nam?


(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Trung Quốc lần đầu điều những khinh hạm tàng hình hiện đại nhất nước này Type 054A tham gia tuần tra chung trên vịnh Bắc bộ với Việt Nam.




Trong chuyến tuần tra liên hợp lần thứ 15 trên vùng biển vịnh Bắc bộ năm nay, Việt Nam lần đầu tiên điều 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất hải quân Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012).


Về phía Trung Quốc, nước này cũng lần đầu tiên điều 2 khinh hạm thuộc lớp Type 054A mang tên Hoàng Sơn (570) và Hành Dương (số hiệu 568) thuộc Hạm đội Nam Hải tuần tra chung với Việt Nam.


Cuộc tuần tra nhằm duy trì an ninh trật tự trên vùng biển giáp ranh đã được phân định, thúc đẩy thực thi hiệp định hợp tác nghề cá, duy trì trật tự ổn định các hoạt động sản xuất bình thường của nhân dân hai nước trong vùng vịnh Bắc bộ.

Khinh hạm Type 054A Hoàng Sơn và Hành Dương (dấu đỏ) tuần tra chung với 2 tàu Gepard 3.9 Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên​
Type 054A (NATO định danh là Giang Khải II) là khinh hạm tên lửa đa năng do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển dựa trên Type 054. Có thể nói, Type 054A được xem là khinh hạm mới nhất, hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay.


Con tàu được trang bị hệ thống điện tử hiện đại do Nga và Trung Quốc sản xuất, hệ thống vũ khí tối tân cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển. Type 054A có lượng giãn nước toàn tải 4.053 tấn, dài 134,1m, thủy thủ đoàn 165 người.


Phần thân tàu được thiết kế đặc biệt nhằm làm giảm diện tích phản xạ sóng radar, hệ thống vũ khí cũng được bố trí một cách “kín đáo” để tăng khả năng tàng hình cho con tàu.


Vũ khí chống tàu, phòng không mạnh mẽ


Hệ thống vũ khí tấn công mục tiêu mặt nước chủ lực của Type 054A gồm 2 bệ (4 ống phóng mỗi bệ đặt giữa thân tàu) tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-83. Tên lửa có khả năng mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 165kg, tầm bắn tối đa tới 255km. YJ-83 được đánh giá một loại tên lửa chống tàu nguy hiểm, khó đánh chặn khi mà pha cuối chỉ bay cách mặt nước 5m, tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.

Tên lửa hành trình chống tàu YJ-83.​
Vũ khí phòng không chủ lực của tàu gồm 32 đạn tên lửa đối không tầm trung HQ-16 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa tới 50km. Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa HQ-16 có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.


Đạn tên lửa HQ-16 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (32 ống) bố trí ngay phía sau tháp pháo 76mm. Cách bố trí này cũng nhằm làm tăng khả năng tàng hình cho con tàu, đồng thời việc phóng tên lửa theo phương thẳng đứng cũng có ưu điểm nhất định. Tên lửa có khả năng bao quát mục tiêu 360 độ, phản ứng nhanh trong khi nếu dùng bệ phóng thì sẽ mất thời gian quay về hướng mục tiêu bay tới.


Cũng theo một số nguồn thông tin chưa kiểm chứng, hệ thống phóng thẳng đứng trên Type 054A có khả năng bắn được tên lửa chống tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo.


Ngoài vũ khí tên lửa, Type 054A còn trang bị hệ thống pháo tầm gần dùng để tiêu diệt mục tiêu trên mặt biển và trên không. Theo đó, ở phía trước boong tàu có tháp pháo PJ26 cỡ 76mm (sao chép mẫu AK-176 của Nga) được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu tầm gần, cỡ nhỏ hoặc yểm trợ quân đổ bộ đường biển.

Ngay phía sau pháo PJ26 là​
hệ thống phóng thẳng đứng chứa tên lửa tầm trung HQ-16.
Trong tác chiến phòng không tầm thấp, Type 054A trang bị 2 tổ hợp pháo cao tốc Type 730. Tổ hợp này gồm: một pháo 7 nòng cỡ 30mm (tốc độ bắn 5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m); radar điều khiển hỏa lực TR47C và tổ hợp ngắm quang – điện. Type 730 được thiết kế chuyên đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu đối phương, tất nhiên nó có thể tiêu diệt máy bay.


Dù có khả năng chống tàu và phòng không mạnh mẽ, nhưng trong tác chiến chống tàu ngầm Type 054A không quá mạnh. Con tàu chỉ có 2 giàn phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm có tầm bắn 1.200m và 2 cụm ống phóng ngư lôi Yu-7 cỡ 324mm (tầm bắn hơn 7km). Phạm vi tiêu diệt mục tiêu hiệu quả này là quá gần trong tác chiến chống ngầm.


Dẫu sao, Type 054A còn có sự hỗ trợ của trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc loại Z-9C với sân đáp và nhà chứa máy bay đặt ở đuôi tàu. Trực thăng sẽ giúp tăng phạm vi dò tìm, chống tàu ngầm.


Hệ thống điện tử “lai”


Những chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu Type 054A (gồm 2 chiếc Hoàng Sơn và Hành Dương) được trang bị hệ thống điện tử hàng hải do Nga và Trung Quốc sản xuất. Những chiếc Type 054A sau này có thể dùng hoàn toàn thiết bị nội địa.

Khinh hạm Type 054A Hoàng Sơn (570) hướng dẫn các tàu Gepard Việt Nam tiến vào quân cảng Trạm Giang.​
Theo đó, Type 054A trang bị hệ thống radar trinh sát đường không Fregat-MAE-5 lắp ở vị trí cao nhất cột anten trước. Radar có thể theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu ở cự ly xa đến 120km với máy bay hoặc 50km đối với tên lửa hành trình.


4 radar điều khiển hỏa lực MR90 (2 đặt ở tháp chỉ huy và 2 đặt ở nóc nhà chứa trực thăng) cung cấp lệnh dẫn đường cho tên lửa đối không. Mỗi radar có thể cung cấp kênh dẫn hướng cùng lúc cho 2 tên lửa.


Một radar điều khiển hỏa lực Mineral-ME đặt ở nóc tháp chỉ huy cung cấp lệnh dẫn đường cho tên lửa hành trình chống tàu YJ-83.


Ngoài các loại radar do Nga chế tạo, tàu Type 054A còn có 3 radar Type 347G (Trung Quốc chế tạo) tích hợp với tổ hợp pháo Type 730 cung cấp lệnh điều khiển cho pháo 30mm và pháo 76mm.


Về hệ thống trinh sát tàu ngầm, Type 054A dùng hệ thống định vị thủy âm MGK-335 do Nga chế tạo. Nó bao gồm hệ thống định vị trinh sát bị động và chủ động gắn dưới thân tàu.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến hạm Talwar Ấn Độ "hoàn hảo" hơn Type 054A TQ


(Kienthuc.net.vn) - Thiết kế tàng hình, vũ khí cực mạnh, khinh hạm tên lửa lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ là một đối thủ đáng gờm trên mặt nước.




Theo thông báo từ Tập đoàn Rosoboronexport, Nga vừa bàn giao chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp Talwar mang tên INS Trikand cho Hải quân Ấn Độ.


INS Trikand là chiếc cuối cùng trong hợp đồng mua 3 chiếc được Ấn Độ ký kết với Nga mua năm 2006 với tổng trị giá hợp đồng lên tới 1,6 tỷ USD. Hai chiếc trước đó gồm INS Teg và INS Tarkash đã được bàn giao trong năm 2016.


Trước đó, Hải quân Ấn Độ cũng đã mua 3 chiếc thuộc lớp Talwar vào năm 1997 và đã nhận bàn giao đủ trong giai đoạn 2003-2004.

Khinh hạm tên lửa lớp Talwar mang tên INS Trikand​
.
Khinh hạm lớp Talwar Project 1135.6 được phát triển sửa đổi từ khinh hạm lớp Krivak-III của Hải quân Nga cho Ấn Độ. Tàu được thiết kế để thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau gồm: tuần tra; tác chiến chống tàu nổi; phòng không và chiến tranh chống ngầm, hỗ trợ chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.


Tàu được thiết kế bởi Cục thiết kế Severnoye đóng mới tại nhà máy đóng tàu Baltiysky Zavod (Nga). Thân tàu được thiết kế với tính năng tàng hình cao kết hợp với các biện pháp che chắn hồng ngoại, âm thanh làm cho tàu khó bị phát hiện từ xa bởi các phương tiện trinh sát điện từ của đối phương.


Khinh hạm lớp Talwar có chiều dài 124,8m, chiều rộng 15,2m, mớn nước 4,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.800 tấn, toàn tải 4.035 tấn, thủy thủ đoàn 190 người, thời gian hoạt động liên tục không dưới 30 ngày.


Hệ thống cảm biến tối tân

Khinh hạm lớp Talwar được trang bị hệ thống điện tử hỗn hợp Nga - Ấn. “Con mắt” chính của tàu là radar giám sát và tìm kiếm mục tiêu Fregat M2EM 3D được gắn ở trên đỉnh cột buồm. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 300km, làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu đường không, các mục tiêu trên mặt nước, xác định trạng thái của mục tiêu.


Radar Fregat sẽ cung cấp các thông tin chính cho các hệ thống vũ khí trên tàu, đảm bảo các yêu cầu hoạt động trong môi trường tác chiến điện tử cao. Radar này sẽ cung cấp kênh dẫn hướng cho hệ thống tên lửa hải đối không Shtil tấn công các mục tiêu đường không cũng như đảm đương nhiệm vụ điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm.


Phối hợp cùng với radar Fregat là radar 3Ts-25E Garpun-B. “Mắt thần” này hoạt động ở băng tần I radar có khả năng hoạt động ở 2 chế độ chủ động và thụ động cho việc tìm kiếm và phát hiện mục tiêu mặt nước tầm xa. Ở chế độ chủ động, phạm vi tìm kiếm mục tiêu của radar khoảng 250km, ở chế độ thụ động phạm vi tìm kiếm lên đến 450km, radar này được bố trí ở phía sau boong tàu.

Chiến hạm lớp Talwar của Ấn Độ được trang bị hệ thống "mắt thần" hiện đại, đa năng, tầm trinh sát lớn.​
Ngoài ra, hai bên đỉnh cột buồm còn được trang bị radar dẫn đường MR-212 và radar giám sát tầm ngắn Kelvin Hughes Nucleus-2 6000A. Tàu được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính Ladoga-ME-11356.


Khinh hạm lớp Talwar còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp 5P-10E Puma, hệ thống này có khả năng tham chiến với 4 mục tiêu cùng lúc.


Tàu còn có hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp TK-25-E5, hệ thống phóng mồi bẫy PK-10 cùng 4 hệ thống phóng KT-216. Với nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm, tàu được lắp đặt hệ thống định vị thủy âm APSOH ở phần đáy mũi tàu. Ngoài ra nhiệm vụ săn ngầm còn được sự hỗ trợ của một trực thăng Kamov Ka-28.


Hệ thống vũ khí cực mạnh

Khinh hạm lớp Talwar được vũ trang 1 pháo hạm A-190E 100mm có tốc độ bắn tối đa 60 viên/phút với tầm bắn tối đa 15,2km.


Đuôi tàu được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần tích hợp pháo - tên lửa Kashtan (2 pháo 30mm và 8 đạn 9M311K) có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 10km, độ cao 3,5km. Kastan hiệu quả khi chống lại mục tiêu bay thấp gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình chống tàu. Đây có thể xem là “lá chắn phòng thủ cuối cùng” trên chiến hạm.

Bệ phóng 3S-90 lắp đạn tên lửa đối không tầm trung 9M317.​
Trong tác chiến đối không tầm xa, tàu được trang bị 1 hệ thống hải đối không đa kênh Shtil với bệ phóng 3S-90 được đặt ngay phía sau pháo A-190E. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317 (NATO định danh SS-N-12) tầm bắn tối đa 50km. Cơ số đạn tên lửa mang theo 24 quả được nạp tự động bằng một cánh tay từ ổ quay chứa đạn tên lửa ở phía dưới boong tàu.


Vũ khí uy lực nhất của Talwar là hệ thống phóng thẳng đứng VLS sử dụng 8 đạn tên lửa chống hạm 3M54E Klub-N. Đạn tên lửa này được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính và radar bán chủ động với tầm bắn 220km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach 2.9. Tuy nhiên, Klub-N chỉ trang bị trên 3 chiếc được ký đóng năm 1997.

Chiến hạm lớp Talwar phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.​
Còn từ 3 chiếc Talwar sau (gồm cả INS Trikand) thì được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos cực mạnh.


BrahMos được xem là loại tên lửa chống tàu có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay (Mach 3), nên việc đánh chặn gần như là điều không thể. BrahMos có tầm bắn lên đến 300km trang bị đầu đạn nặng 300kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm nào (kể cả tàu sân bay).


Với nhiệm vụ chống ngầm, tàu được trang bị 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000 với tầm bắn tối đa 4.300m, độ sâu hoạt động lên đến 1000m. Ngoài ra, còn có 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm 533mm với 2 ống phóng/cụm sử dụng ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động SET-65E/53-65KE đạt tầm bắn 16km.

Hai khinh hạm lớp Talwar phóng rocket săn ngầm RBU-6000.​
Khinh hạm lớp Talwar sử dụng hệ thống động lực kết hợp tuabin khí - tuabin khí (bao gồm 2 động cơ tuabin khí hành trình DS-71 cùng 2 động cơ tuabin khí tăng áp DT-59). Động cơ DS-71 có công suất 9.000 mã lực/chiếc còn động cơ tăng áp DT-59 có công suất 19.500 mã lực/chiếc. Tổng công suất của hệ thống động lực này lên đến 57.000 mã lực. Điều này cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 7.800km.


So với các khinh hạm có lượng giãn nước tương đương như lớp Type 054A của Trung Quốc thì hệ thống vũ khí trên lớp Talwar đạt mức gần như hoàn hảo cả trong nhiệm vụ tấn công lẫn phòng thủ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bầy “Sói biển” mạnh mẽ của Nga “át vía” các chiến hạm Trung Quốc

Thứ bảy 06/07/2013 10:53
ANTĐ - Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức liên tiếp 2 cuộc diễn tập quân sự liên hợp. Cuộc diễn tập đầu tiên sẽ được tổ chức trên biển Nhật Bản từ ngày 5 - 12/7, cuộc diễn tập thứ hai sẽ diễn ra tại khu vực Urals của Nga từ ngày 27-7 đến ngày 15-8.

Để tham gia 2 cuộc diễn tập mang tên Naval Interaction 2013 và “Sứ mệnh Hòa bình 2013” (Peace Mission 2013), cả 2 nước đã điều động tổng cộng 13 tàu chiến. Trong đó, hải quân Trung Quốc cử sang Nga 7 tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải, còn phía Nga phái 5 tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương tham gia diễn tập.
Lực lượng tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận lần này gồm: tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); tàu khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169); tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170); tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881).
Còn Biên đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga gồm có: Tuần dương hạm, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Varyag (011), tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - 543), tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572), tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa Project 12411 (Tarantul-III) mang số hiệu 940 (R-11) và 924 (R-14).
Tuần dương hạm Varyag thuộc lớp Atlat (Атлант) tên mã NATO là Slava, thuộc đề án 1164. Nó chính thức được biên chế trong lực lượng hải quân Liên Xô vào ngày 16/10/1989. Đây là loại tuần dương hạm hạng nặng được trang bị nhiều loại vũ khí vũ khí rất khủng của Nga.
Tuần dương hạm Varyag (011) - Kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương

Tuần dương hạm mang số hiệu 011 này có lượng giãn nước 11.490 tấn, dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m, biên chế 485 người, trong đó có 38 sĩ quan. Varyag sử đụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7500 hải lý (tương đương 13.200km) với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng Ka-27/28.
Về vũ khí chống hạm, Varyag được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”) có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km. Về vũ khí phòng không, Varyag trang bị chủ yếu tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble) và 1 giá 2 ống phóng thẳng đứng loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M”.
Về vũ khí chống ngầm, Varyag được trang bị 2 cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng ngư lôi nước sâu RBU600012 có tầm bắn 6km. Ngoài ra, Varyag còn có 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối và 1 pháo hạm 2 nòng 30mm, tầm bắn 29km.
Tàu “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - số hiệu 543) và “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572) đều thuộc lớp tàu khu trục tên lửa cỡ lớn chuyên chống ngầm Udaloy-I, được đóng trong khuôn khổ dự án 1155. Các tàu này được xếp vào hàng ngũ những tàu chống ngầm mạnh nhất thế giới. Hiện Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 4 tàu thuộc lớp này.
Tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - 543)

Các tàu thuộc dự án Udaloy-I được phát triển trên thiết kế của lớp tàu hộ vệ Krivak, nhưng mở rộng theo hướng tàu khu trục chống ngầm hạng nặng. Các thuộc lớp này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7300 tấn, tải trọng tối đa 8200 tấn; chiều dài 164m, rộng 19,3m, mớn nước 8m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, vận tốc tuần hành 18 hải lý/h, phạm vi hoạt động tối đa 5700 hải lý (10.400km), thủy thủ đoàn 267 người.
Tàu được trang bị 2 cụm 4 ống phóng (8 quả) tên lửa chống ngầm URPK-5 (85RU) Rastrub (NATO gọi là SS-N-14 Silex), đây là loại tên lửa chống ngầm cực kỳ đặc biệt, được mệnh danh là “sát thủ tàu ngầm”. Nó có tầm bắn 55km, tốc độ 1Mach, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân cõ nhỏ có lượng nổ 5 kiloton.
Để chống ngầm tầm trung, tàu được lắp đặt 2 cụm 4 ống phóng (8 quả) ngư lôi 533mm với cơ số đạn 8 quả có tầm bắn 20km, vận tốc 45 hải lý/h. Để tăng thêm khả năng chống ngầm xa tàu, Udaloy-I còn có thể mang theo 2 trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc Ka-27. Để nâng cao hiệu quả săn ngầm, nó luân phiên thường trực 1 chiếc trực thăng lưu không để tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm từ xa.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị một số loại vũ khí khác như: 2 ống phóng ngư lôi nước sâu RBU-6000; 8 cụm 8 ống phóng thẳng đứng, với 64 quả tên lửa phòng không tầm gần 3K95 Kinzhal (NATO gọi là SA-N-9 Gauntlet) có tầm bắn 12km và độ cao tối đa 12km, hiệu quả 6km; 2 pháo hạm 100mm, 4 pháo 30mm.

Tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572)


Tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenniy, lớp tàu khu trục thế hệ thứ 3 của Nga, được thiết kế với mục đích bổ trợ tác chiến với tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy. Bystryy hạ thủy tháng 11/1978, chính thức phục vụ trong lực lượng hải quân vào tháng 12/1980.
Tàu có chiều dài 156,37m, rộng 17,19m, mớn nước 6,5m, lượng giãn nước tiêu chuẩn là 7900 tấn, đầy tải 8480 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Tầm hoạt động: 2400 hải lý (với vận tốc 32 hải lý/h), 6500 hải lý (20 hải lý/h), 14.000 hải lý (14 hải lý/h). Với mục đích bổ trợ cho tàu lớp Udaloy (chủ yếu chống ngầm) nên tàu lớp Sovremenniy chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ đối hải và phòng không.
Vũ khí trang bị mạnh nhất của nó là 2 cụm 4 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M80M P-270 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Loại tên lửa này có vận tốc Mach 2.5, trang bị đầu đạn thường 300 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân có lượng nổ 200 kiloton, tầm phóng 120 km, trọng lượng phóng là 4.000 kg.
Nó được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Shtil (SA-N-7 Gadfly). Đây là biến thể trên hạm của hệ thống phòng không mặt đất Buk-M1 có tầm bắn 25km, độ cao tối đa 15km với vận tốc Mach 2,5. Trên tàu khu trục lớp Sovremenniy được trang bị 48 tên lửa loại này.
Tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) lớp Sovremenny

Tuy không thiên về chức năng chống ngầm nhưng Sovremenny cũng được trang bị 2 dàn phóng ngư lôi cỡ 533mm và 6 ống phóng tên lửa chống ngầm nước sâu RBU-1000. Ngoài ra, nó còn trang bị cả máy bay chống ngầm Kamov KA-27 “Helix” để làm “cánh tay nối dài”, nâng cao khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm từ xa.
Về vũ khí tầm gần, Sovremenny được trang bị 2 khẩu pháo AK-130-MR0184 phía trước, phía sau nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và 6 khẩu AK-630 CIWS nhằm bảo vệ tàu tốt hơn trước các máy bay không người lái (UAV), tên lửa hạm đối hạm và các máy bay cường kích.
Tham dự đợt diễn tập lần này còn có 2 tàu cao tốc tên lửa Project 1241.1 Molniya (NATO gọi là Tarantul-III) mang số hiệu 940 (R-11) và 924 (R-14). Đây là lớp tàu cao tốc tên lửa rất nổi tiếng, có rất nhiều biến thể và được xuất khẩu sang rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Tàu có chiều dài 56,1m, rộng 10,2m, mớn nước 3,46m, lượng giãn nước tiêu chuẩn/đầy tải là 385/455 tấn. Nó có tốc độ tối đa 38 hải lý/h, phạm vi hành trình 1650 hải lý (vận tốc 14 hải lý/h), thủy thủ đoàn 34 người (5 sĩ quan).
Tàu cao tốc tên lửa Project 12411 (Tarantul-III) mang số hiệu 924 (R-14)


Vũ khí chính trên tàu là hệ thống tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M80M P-270 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) (4 quả). Tàu cũng được trang bị hệ thống tên lửa phòng không 9K32 “Strela-2” (9К32 “Cтрела-2”; NATO gọi là Grail). Ngoài ra, nó còn được trang bị pháo hạm 76mm AK-176 và 2 bệ pháo phòng không tầm gần 30mm AK-630.
Nhìn chung, các chiến hạm Nga mang ra diễn tập lần này đều có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật, có khả năng răn đe cực mạnh. Một biên đội gồm 5 – 6 tàu có khả năng đảm bảo tất cả các nhiệm vụ đối hạm, đối không, đối ngầm và tấn công mặt đất bằng vũ khí thông thường đầu đạn hạng nặng hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là nét đặc biệt chỉ có ở những biên đội tàu mặt nước kiểu Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến Philippines mua đối phó TQ mạnh cỡ nào?


(Kienthuc.net.vn) - Tàu chiến lớp Maestrale mà Philippines định mua ngoài khả năng chống ngầm mạnh mẽ thì cũng có năng lực chống tàu đáng gờm.




Theo đó, quyết định về mua 2 khinh hạm lớp Maestrale từ Italy đã được quan chức quốc phòng cấp cao nước này tiết lộ. Việc mua 2 khinh hạm này nằm trong kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc trong việc tranh chấp trên biển.


Khinh hạm lớp Maestrale được xây dựng bởi Tập đoàn Fincantieri cho Hải quân Italy vào năm 1982. Loại tàu này được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm nhưng vẫn có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác như chống tàu mặt nước và phòng không.

Khinh hạm săn ngầm lớp Maestrale của Hải quân Italy.​
Lớp Maestrale là biến thể phát triển nâng cấp từ lớp Lupo với một vài sửa đổi trong tải trọng và cấu hình vũ khí. Tàu có chiều dài 122,7m, rộng 12,9m, mớn nước 4,2m và lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.100 tấn.


Cấu trúc thượng tầng của tàu được làm bằng hợp kim nhẹ, thân tàu chia thành 15 khoang kín nước làm tăng khả năng nổi trong trường hợp bị trúng đạn. Phần thân tàu phía dưới nước được trang bị vây ổn định nhằm làm tăng độ ổn định cho tàu trong điều kiện di chuyển tốc độ cao.


Cảm biến chính của tàu là radar RAN-10S/SPS-774 hoạt động ở băng tần S. Tuy vậy radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tương đối hạn chế chỉ khoảng 150km. Ngoài ra tàu còn được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước SMA SPS-702 , radar hàng hải SMN SPS-703 và radar điều khiển hỏa lực SPG-75 cho tên lửa chống tàu cùng 2 radar điều khiển hỏa lực cho pháo hạm 127mm.

Cụm ống phóng ngư lôi cỡ 324mm trên tàu lớp Maestrale.​
Được thiết kế làm nhiệm vụ săn tàu ngầm nên hệ thống trinh sát, tìm kiếm tàu ngầm của khinh hạm lớp Maestrale khá mạnh bao gồm hệ thống định vị thủy âm biển sâu DE1164 và hệ thống định vị thủy âm gắn ở sườn tàu DE1160B.


Để tấn công tiêu diệt tàu ngầm, Maestrale trang bị 2 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm và 2 cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm (mỗi cụm 3 ống).


Ngoài ra, đuôi tàu có sàn đáp cung cấp hoạt động cho 2 trực thăng hải quân AB-212 (mang được ngư lôi hạng nhẹ, tên lửa chống tàu). Tuy nhiên Philippines cũng có thể thay thế bằng các loại trực thăng chống ngầm khác khác. Có thể nói, nếu về Đông Nam Á, Maestrale được coi là chiến hạm chống ngầm mạnh nhất khu vực.


Trong tác chiến chống tàu mặt nước, hỏa lực Maestrale cũng khá đáng gờm, thậm chí mạnh hơn một số tàu hiện đại ở trong khu vực. Theo đó, Maestrale trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu cận âm Otomat MK2 (4 đạn tên lửa).


Otomat Mk2 nặng 770kg (với tầng đẩy phụ), dài 4,46m, lắp đầu đạn nặng 210kg. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS và radar chủ động pha cuối. Tầm bắn của tên lửa xa đến 180km (vượt xa hơn Kh-35 Uran; RGM-84 Harppon hay MM40 Exocet trang bị trên chiến hạm khu vực Đông Nam Á).

Tên lửa hành trình chống tàu Otomat Mk2 rời bệ phóng.​
Trong tác chiến phòng không, Maestrale trang bị tổ hợp tên lửa hải đối không tầm trung Aspide có tầm bắn xa đến 25km. Phạm vi hỏa lực của Aspide giúp Maestrale “mạnh hơn” so với hỏa lực phòng không trên tàu hộ vệ Gepard của Việt Nam, Lekiu của Malaysia và cả các tàu chiến của Indonesia.


Ngoài vũ khí tên lửa, Maestrale còn trang bị pháo hạm bắn nhanh Otobreda cỡ nòng 127mm bắn xa 30km và 2 pháo phòng không cao tốc 40mm DARDO (tầm xa 4km, tốc độ bắn 1.000 phát/phút).


Nhìn chung, tuy đã ra đời từ khá lâu nhưng hỏa lực của Maestrale khá mạnh, tương đương hoặc hơn một chút với các chiến hạm hiện đại ra đời sau trang bị trong Hải quân Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.


Hệ thống động lực của tàu thuộc dạng kết hợp gồm 2 động cơ tuabin khí LM-2500 cùng với 2 động cơ diesel BL-230-20DVM cung cấp tổng công suất 67.000 mã lực. Tàu có hệ thống truyền động 2 trục với chân vịt có 5 lá hoạt động rất êm. Hệ thống động cơ được điều khiển từ xa bởi một hệ thống điện tử kỹ thuật số được gọi SEPA-7206.


Tàu có tốc độ tối đa 33 hải lý/h, phạm vi hoạt động khoảng 6.000 hải lý, thủy thủ đoàn 225 người trong đó có 24 sĩ quan và 201 thủy thủ.

Không chỉ có sân đáp rộng rãi, Maestrale còn được thiết kế nhà chứa cho 2 trực thăng.​
Tuy con tàu đã ra đời khá lâu, thiết kế theo công nghệ những năm 1980 nhưng theo tuyên bố của quan chức Philippines sẽ mua 2 tàu mới hoàn toàn, không phải nhập khẩu 2 tàu đã qua sử dụng. Vì vậy, đó có thể là lớp Maestrale cải tiến, hệ thống điện tử và vũ khí được hiện đại hóa mạnh mẽ hơn nữa.


Cũng có nguồn tin cho rằng, thông tin về việc Philippines mua 2 tàu mới lớp Maestrale là “lỗi dịch thuật” (nghĩa là 2 tàu mới không phải thuộc lớp Maestrale mà thuộc lớp tàu khác).


Tuy nhiên, thông tin mua tàu chiến mới được công khai từ cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines là loại tin đặc biệt quan trọng mà các nhà báo Philippines, quốc tế phải hết sức cẩn trọng trong viết, dịch (chuyển từ tiếng địa phương sang tiếng Anh). Nếu xảy ra sai sót thì đáng lý việc này đã phải được đính chính, nhưng điều này không xảy ra (thông tin đưa cách đây vài ngày). Và vì thế việc Philippines muốn mua 2 tàu chiến mới thuộc lớp Maestrale có thể là chính xác hoàn toàn.

Việt Nam nhận 2 tàu Gepard vào năm 2016-2017


(Kienthuc.net.vn) - Phía Nga sẽ khởi đóng 2 tàu Gepard tiếp theo cho Việt Nam trong tháng 9 và dự kiến chuyển giao trong giai đoạn 2016-2017.




Bên lề triển lãm hải quân quốc tế (IMDS 2013), phát ngôn viên của nhà máy Zelenodolsky cho hay, sẽ bắt đầu khởi đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong tháng 9.


Theo Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Vyacheslav Dzirkaln thì trong tháng 7/2012, Việt Nam chính thức ký hợp đồng với Nga mua thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, sau quá trình vận hành cho thấy lớp tàu này có khả năng hoạt động tốt trên vùng biển duyên hải ở Biển Đông.


Vừa qua, 2 tàu Gepard 3.9 đã thực hiện cuộc tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc thành công trong điều kiện thời tiết rất xấu, biển động dữ dội.

Tàu hộ vệ Lý Thái Tổ HQ-012 trong chuyến thăm Trạm Giang, Trung Quốc.​
Cũng theo đại diện của Zelenodolsky, 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào năm 2016-2017. Không rõ tại sao thời gian bàn giao (3 năm) lại khá lâu tới như vậy, bởi đây chỉ là lớp tàu hộ vệ cỡ nhỏ có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn.


Trong khi đó, khi phía Nga thực hiện hợp đồng cung cấp tàu hộ vệ tên lửa cỡ 4.000 tấn lớp Talwar Project 11356 cho Hải quân Ấn Độ cũng mất 3 năm từ lúc khởi đóng tới lúc bàn giao, nhưng nó là lớp tàu lớn hơn gấp đôi.


Theo một số nguồn tin thì 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được bổ sung khả năng chống tàu ngầm.


Còn hiện tại, 2 tàu hộ vệ Gepar 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) không có hệ thống định vị thủy âm cũng như ngư lôi hay rocket săn ngầm. Việc săn tàu ngầm “phó thác” hoàn toàn vào trực thăng Ka-28.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Gepard 3.9 mới của Việt Nam: Sức mạnh chống ngầm, chống hạm, phòng không đều tăng

(Soha.vn) - Sau thời gian sử dụng và đánh giá, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho 2 tàu Gepard 3.9 mới.

Cổng thông tin điện tử Hải quân Trung ương dẫn lời từ phát ngôn viên của nhà máy Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky của Nga tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2013 cho biết: Nga sẽ bắt đầu khởi đóng cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam vào tháng 9 tới. Đây thực sự là một tin vui với Việt Nam.
Chiếc tàu thứ 3, 4 này được tiếp tục triển khai theo kế hoạch sau quá trình sử dụng 2 chiếc tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng hi vọng rằng sẽ có những sự nâng cấp mạnh mẽ hơn nữa nhằm bổ khuyết những hạn chế mà hai chiến hạm đầu tiên gặp phải trong quá trình sử dụng.
Hãng tin Interfax dẫn lời ông Sergei Rudenko-Phó Giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky cho biết hai chiếc Gepard 3.9 mới sẽ lắp đặt vũ khí theo yêu cầu của Việt Nam.
Mặc dù chưa có thông tin chính thức nhưng qua dư luận có thể thấy được xu hướng tăng cường sức mạnh là điều chắc chắn.​
Tăng cường khả năng chồng ngầm
Hãng tin Interfax của Nga, dẫn lời ông Sergei Rudenko cho biết: "Nếu 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa chống tàu nổi hiện đại nhất hiện nay của Nga thì 2 tàu tiếp theo sẽ được “trang bị thêm các thiết bị chống ngầm”. Đây là cải tiến nhằm bù đắp cho lỗ hổng tác chiến của hai chiếc Gepard 3.9 đã được biên chế cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Vũ khí chống ngầm hiện nay của hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm:
- 4 ống phóng ngư lôi DTA-53 533 mm (hai bệ phóng kép).
- Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm
- Thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau VDS
- Hệ thống kiểm soát hỏa lực chống ngầm Purga
- Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng chống ngầm Ка-28 hoặc Ка-31.
Hiện chưa có thông tin về những cải tiến năng lực chống ngầm của Gepard 3.9 mới mà Nga đang đóng cho Việt Nam.

Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm

Năng lực phòng không tăng gấp bội phần
Trong khuôn khổ triển lãm IMDS-2013, lần đầu tiên Nga giới thiệu tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 có thể được tích hợp hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1. Cụ thể, mẫu Gepard 3.9 mà Nga giới thiệu tại IMDS-2013 được trang bị hệ thống phòng không đa kênh Shtil-1, đây là biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1.
Hệ thống được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng với cơ số 32 đạn tên lửa. Hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Shtil-1 sẽ thay thế cho hệ thống phòng không tích hợp Palma nhằm tăng cường khả năng phòng không trên hạm cấp biên đội tàu cho Gepard-3.9.
Điểm mạnh của hệ thống này là các cảm biến chính của nó được trang bị phía trên cột buồm cung cấp trường giám sát 360 độ và nó có thể phóng tên lửa tấn công mục tiêu từ bất kể góc phương vị nào. Mục tiêu có thể được chỉ thị bằng radar, hệ thống quang điện. Thời gian dãn cách phóng từ đạn tên lửa thứ nhất đến đạn tên lửa tiếp theo chỉ có 2 giây.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km, tốc độ Mach 4,5; xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa lên đến 90%. Hệ thống điện tử trên tàu có khả năng dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu riêng biệt.


Tên lửa hạm đối không 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km


Sơ đồ vùng hỏa lực hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 sẽ được trang bị trên tàu lớp Gepard 3.9

Sức mạnh tác chiến của Gepard 3.9 sẽ tăng lên rất nhiều lần với việc tích hợp hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1.
Nhiều khả năng 2 chiếc Gepard 3.9 của Việt Nam đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky sẽ được trang bị hệ thống Shtil-1.​
Hệ thống phòng không Palma hiện được trang bị trên hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm: pháo Kashtan-M, 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.​

Pháo phòng không trên tàu Đinh Tiên Hoàng với 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k

Còn trang chinamil của Trung Quốc trong bài phân tích về sức mạnh của hai tàu Gepard 3.9 của Việt Nam đã đưa ra thông tin: Hiện trên thế giới mới chỉ có Nga và Việt Nam sử dụng loại tàu hộ vệ tên lửa này, trang chinamil cũng tiết lộ thông tin cho rằng Bắc Kinh cũng đã có lời đề nghị Moscow được mua lại bản quyền thiết kế loại tàu này nhằm bổ sung lực lượng hộ tống cho tàu sân bay của mình nhưng không được chấp nhận. Qua đây có thể thấy Gepard 3.9 là một món hàng độc mà Trung Quốc rất thèm khát. Trang tin này cũng khẳng định 2 tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường khả năng phòng không.​
Tờ CRJ của Trung Quốc cho biết thêm, Việt Nam đã tiếp tục vũ trang nâng tầm, cũng như tạo thêm tính năng cơ động tác chiến cho những chiếc Gepard 3.9 hiện tại (tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) bằng cách tận dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km.​
Không rõ hiện tại hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có được thực hiện phương án này hay không nhưng chúng ta có thể khẳng định, năng lực phòng không Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh mẽ.​
Tăng cường khả năng chống hạm​
Hiện tại, hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35E (được NATO định danh là SS-N-25 “Switchblade”) một phiên bản xuất khẩu với những tính năng siêu việt nhất trong các loại tên lửa hiện nay. Phía Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn và chi khá nhiều tiền để có loại tên lửa hạm đối hạm này nhưng các nhà sản xuất vũ khí Nga vẫn đáp lại là không.​
Kh-35E có tầm bắn 130 km, độ cao hành trình cự thấp 5m trên mặt biển, tốc độ Mach 0,8. Tên lửa được ứng dụng công nghệ Sea-Skiming nhằm che mắt radar. Kh-35E có khả năng bay sát mặt nước và tạo ra một lớp được gọi là “Plasma shield” nhằm trốn tránh sự phát hiện của radar tầm xa và các hệ thống phòng thủ tầm gần của phía địch. Đó là lý do Chính phủ Nga không bao giờ cho phép xuất khẩu cho Trung Quốc. Chỉ có 4 quốc gia sở hữu loại tên lửa này là Nga, Việt Nam, Ấn Độ và Algeria.​
Chỉ như vậy thôi nhưng hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã khiến Trung Quốc e ngại và thèm muốn. Nhưng trong lớp Gepard 3.9 mới, khả năng chống hạm còn được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.​
Có thể tàu sẽ được trang bị phiên bản nâng cấp của Kh-35E là Kh-35UE với tầm bắn 260 km. Một phương án nữa là tàu được trang bị các ống phóng thẳng đứng mang tên lửa chống tàu siêu âm Kalibr-NK tương tự tàu hộ vệ tên lửa Dagestan thuộc lớp Gepard 3.9 mà Nga vừa đưa vào trang bị.​

Ảnh là 2 tàu chiến Gepard 3.9 (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Hạm đội Caspian của Nga


Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kalibr-NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng




Tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kalibr-NK trong một cuộc tập trận.

Tên lửa Kaliber-NK có khả năng chiến đấu mạnh hơn nhiều so tên lửa chống tàu cận âm Kh-35E có tầm bắn khoảng 130 km của tàu Tatarstan. Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Kalibr-NK với tầm bắn xa tới 300 km, có khả năng tham gia tấn công các mục tiêu mặt nước ở cả ngoài phạm vi cần kiểm soát trên vùng biển.​
Mặc dù chưa có thông tin cụ thể nhưng chúng ta có thể thấy, sau một thời gian thử nghiệm và đánh giá các tính năng của Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam sẽ yêu cầu phía Nga cải tiến mạnh mẽ hơn nữa các tính năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho tàu Gepard 3.9 mới.
Chỉ với Gepard 3.9 cũ mà đã khiến Trung Quốc hết sức e ngại và thèm muốn thì chắc hẳn 2 tàu Gepard 3.9 mới còn khiến Trung Quốc càng mất vía hơn nữa. Hi vọng sự tăng cường này sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình ở biển Đông.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sao tàu ngầm đóng nhanh mà mấy em Gepard này tiến độ cứ chậm rì thế các cụ nhỉ? Chả nhẽ đóng tàu nổi khó hơn tàu ngầm? Hay là lý do khác ạ?
Đúng, có ít nhất 2 lý do:

1) Nhìn ngó thằng Béo

2) Cải tiến ( thậm chí thay mới hoàn toàn tính năng tác chiến) các trang bị khí tài trên tàu
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mua luôn lớp này nè:

Nhật Bản mua khu trục hạm Aegis

8:41 PM, 08/07/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Atago dự định mua thêm 2 khu trục hạm trang bị hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu đa năng Aegis.
Khu trục hạm lớp Atago (jeffhead.com) Các hợp đồng đặt mua tàu dự định ký vào năm 2015-2016, còn bản thân các khu trục hạm sẽ được đưa vào biên chế hạm đội Nhật vào năm 2020. Sau đó, tổng số chiến hạm Atago trang bị Aegis trong hạm đội Nhật sẽ lên tới 8 chiếc.


Hiện chưa rõ số tiền cụ thể dự định chi để mua 2 khu trục hạm này, cũng như lớp tàu cụ thể sẽ mua. Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, các khu trục hạm mới sẽ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và bảo vệ Nhật trước nguy cơ tên lửa từ Bắc Triều Tiên.

Từ ngày 7/4/2013, các chiến hạm Atago của Lực lượng Phòng vệ Nhật duy trì ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao do nguy cơ tên lửa tăng lên.

Hiện nay, Nhật có 6 khu trục hạm Aegis. Đó là các tàu lớp Atago (Atago và Ashigara) và Kongō (Kongō, Kirishima, Myōkō, Chōkai). Các khu trục hạm này là biến thể cải tiến của tàu Arleigh Burke của Mỹ. Tàu được trang bị các tên lửa đánh chặn họ SM, trong đó có SM-2 và SM-3. Hai tàu lớp Atago hiện đang được hiện đại hóa và sẽ trở lại hạm đội vào năm 2018.
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,867
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Mua luôn lớp này nè:

Nhật Bản mua khu trục hạm Aegis

8:41 PM, 08/07/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Atago dự định mua thêm 2 khu trục hạm trang bị hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu đa năng Aegis.
Khu trục hạm lớp Atago (jeffhead.com) Các hợp đồng đặt mua tàu dự định ký vào năm 2015-2016, còn bản thân các khu trục hạm sẽ được đưa vào biên chế hạm đội Nhật vào năm 2020. Sau đó, tổng số chiến hạm Atago trang bị Aegis trong hạm đội Nhật sẽ lên tới 8 chiếc.


Hiện chưa rõ số tiền cụ thể dự định chi để mua 2 khu trục hạm này, cũng như lớp tàu cụ thể sẽ mua. Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, các khu trục hạm mới sẽ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và bảo vệ Nhật trước nguy cơ tên lửa từ Bắc Triều Tiên.

Từ ngày 7/4/2013, các chiến hạm Atago của Lực lượng Phòng vệ Nhật duy trì ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao do nguy cơ tên lửa tăng lên.

Hiện nay, Nhật có 6 khu trục hạm Aegis. Đó là các tàu lớp Atago (Atago và Ashigara) và Kongō (Kongō, Kirishima, Myōkō, Chōkai). Các khu trục hạm này là biến thể cải tiến của tàu Arleigh Burke của Mỹ. Tàu được trang bị các tên lửa đánh chặn họ SM, trong đó có SM-2 và SM-3. Hai tàu lớp Atago hiện đang được hiện đại hóa và sẽ trở lại hạm đội vào năm 2018.
Không biết một con lớp này giá nhiêu để em còn cân đối đóng thuế nhể!8->
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không phải Su-35 hay J-20, H-6K Trung Quốc mới là đối thủ của Gepard 3.9 Việt Nam

(Soha.vn) - Lâu nay truyền thông dành sự chú ý cho Su-35 mà Trung Quốc chuẩn bị mua hay J-20, máy bay được mệnh danh thế hệ 5 của Trung Quốc mà quên đi sự đe dọa của H-6K.

H-6K còn quan trọng hơn cả tàu ngầm hạt nhân
Theo các chuyên gia quân sự, sự xuất hiện của H-6K đã giúp lực lượng không quân chiến lược của Trung Quốc chiếm lĩnh vị trí của hạm đội tàu ngầm, vượt lên vị trí thứ hai khi xét về tầm quan trọng (chỉ sau khi Quân đoàn Pháo binh số hai - đơn vị tên lửa chiến lược trên đất liền của quân đội Trung Quốc).
Truyền thông Trung Quốc tuyên bố H-6K đã sẵn sàng tham chiến ở biển Đông. Máy bay này đã thực hiện diễn tập ném bom ở biển Đông nhằm thị uy với các nước liên quan.
Do sự bất lợi về mặt địa lý nên các máy bay đời mới như Su-35 và J-20 hay các máy bay cũ như Su-27… khi tham gia tác chiến trên biển Đông đều chỉ có thời gian hoạt động ngắn, cũng như chỉ mang được một số ít các loại vũ khí. Tuy nhiên, với các máy bay ném bom chiến lược H-6 thì vấn đề tầm bay cũng như lượng vũ khí mang theo đều có thể giải quyết được.
Xian H-6 (Tây An H-6) được sản xuất theo giấy phép sản xuất của loại máy bay ném bom phản lực hai động cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô .

Máy bay ném bom chiến lược H-6K dành cho tác chiến trên biển


Trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc

Việc chuyển giao những chiếc Tu-16 cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu vào năm 1958 và tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An (Tây Phi) đã ký một hợp đồng thỏa thuận với Liên Xô để nhận được giấy phép sản xuất loại máy bay này vào thập niên 1950. Chiếc Tu-16 đầu tiên do Trung Quốc sản xuất hay "H-6" trong cách gọi của người Trung Quốc, bay lần đầu tiên vào năm 1959. Việc sản xuất được thực hiện tại nhà máy ở Tây An, với ít nhất 150 chiếc đã được chế tạo trong thập niên 1990. Hiện nay, người ta ước lượng Trung Quốc còn sử dụng khoảng 120 chiếc.
So với các máy bay ném bom chiến lược của Nga như Tu-95MS, Tu-22M và Tu-160 thì tính năng của H-6 có thể kém xa nhưng đối với các nước khác thì H-6K thực sự là một ẩn số cần phải nghiên cứu kỹ.
Cùng với máy bay ném bom rơi tự do H-6, các phiên bản khác cũng được chế tạo, bao gồm máy bay ném bom hạt nhân khác với tên gọi "H-6A", máy bay trinh sát "H-6B", máy bay ném bom quy ước "H-6C", máy bay ném bom hạt nhân "H-6E" với những biện pháp đối phó cải tiến, và máy bay mang tên lửa chống tàu "H-6D".
H-6D được đưa vào hoạt động từ đầu thập niên 1980 và mang được một tên lửa chống tàu C-601 (tên mã của NATO: "Silkworm", một loại tên lửa chống tàu phóng từ trên không được phát triển dựa vào loại P-500 Permit của Liên Xô / tên mã của NATO là "Styx") dưới cánh. H-6D có các hệ thống hiện đại hóa và một vòm mở rộng mái che radar ở dưới mũi.
H-6 cũng được sử dụng như một máy bay tiếp dầu và làm máy bay mẹ để phóng máy bay không người lái.
Nhiều máy bay H-6A và H-6C đã được nâng cấp vào những năm 1990 để trở thành tiêu chuẩn "H-6F", cải tiến chính là một hệ thống dẫn đường hiện đại, với một thiết bị vệ tinh định vị toàn cầu ( hệ thống định vị toàn cầu ), radar dẫn đường Dopplerm và hệ thống dẫn đường quán tính.
Việc sản xuất mới được bắt đầu vào thập niên 1990, với phiên bản "H-6G", đây là một phiên bản chỉ huy trên không cho tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Tiếp theo là phiên bản "H-6H" mang theo được 2 tên lửa hành trình tấn công mặt đất; và hiện nay là phiên bản "H-6M" mang tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân, nó có 4 giá treo để mang tên lửa hành trình và được trang bị một hệ thống quét địa hình. Rõ ràng những phiên bản này không có khả năng mang bom bên trong và đa số hay tất cả vũ khí phòng thủ của chúng đều bị loại bỏ.
Phiên bản mới nhất là H-6K vừa được đưa vào trang bị năm 2011 dành cho mục đích tiêu diệt hạm tàu và ngay lập tức nhận được mối quan tâm của tất cả các nước. H-6K được lắp động cơ cải tiến, mạnh hơn là D-30KP2 của Nga, nhờ đó, tầm bay của máy bay đã tăng lên. Máy bay được trang bị thiết bị điện tử hàng không do Trung Quốc phát triển, trong đó có cả radar. Thân máy bay sử dụng nhiều vật liệu nhẹ và vật liệu composite.
Bán kính chiến đấu của H-6K của khoảng 3.500 km, mục tiêu chiến lược của nó đạt được 4.000 km đến 5.000 km. Nhờ tầm bay của mình và tầm bắn của tên lửa hành trình, H-6K có thể tấn công ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, thậm chí tấn công sâu vào Guam, đe dọa đến đảo Hawaii, nơi đặt các căn cứ quân sự của Mỹ.

H-6K được lắp động cơ cải tiến D-30KP2 của Nga

Tải trọng H-6K sau khi nâng cấp đã tăng lên đến 12 tấn (H-6 chỉ mang được tải 9 tấn) để mang được nhiều tên lửa hành trình chống tàu hiện đại CJ-10A (lên đến 6 tên lửa, treo trên các mấu cứng dưới cánh). Tên lửa CJ-10 đạt tốc độ bay siêu âm Mach 1,5-2, mang theo một đầu đạn nặng 500 kg và thậm chí cả đầu đạn hạt nhân, độ chính xác tiêu diệt mục tiêu nhỏ hơn 10 m. Tên lửa CJ-10A có thể đánh chìm tàu sân bay, tàu khu trục cỡ lớn.
Bên cạnh đó, H-6K có thể mang các tên lửa hành trình đối hạm như C-801, C-802. Ngoài ra, còn nhiều loại bom dẫn đường vệ tinh và laser khác để thực hiện được các cuộc tấn công chính xác trên biển cũng như trên đất liền.
Động thái biên chế máy bay ném bom H-6K cho thấy tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc ngày càng lớn, không chỉ muốn đe dọa các nước láng giềng mà còn muốn hù dọa cả Mỹ.

Với tên lửa CJ-10 và bán kính chiến đấu mở rộng, H-6K sẽ thực sự là một mối đe dọa lớn trên Biển Đông.


Cận cảnh khoang đặt bom trên máy bay ném bom H-6 của Không quân Trung Quốc






Trung Quốc công bố 12 máy bay ném bom H-6 với đầy đủ vũ khi đã cất cánh tham gia thả bom trên một vùng biển thuộc Biển Đông



Lan Châu 170 Trung Quốc và Su-30MK2 Việt Nam: Ai sẽ thắng trên biển Đông?

(Soha.vn) - Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh trên bầu trời biển Đông. Hãy xem Trung Quốc dùng quân bài nào với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối phó lại.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc thì liên tục quấy phá, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam. Hãy xem Trung Quốc dùng gì để đối phó với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối chọi lại.
Lan Châu 170 - 'Át chủ bài' của phòng không Trung Quốc trên biển Đông
Để bảo vệ đội hình tàu chiến của Hạm đội Nam Hải khỏi những đòn đánh trên không của các tiêm cường kích Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi tiến hành xâm chiếm Biển Đông, phía Trung Quốc đã đưa vào trang bị cho hạm đội Nam Hải tàu Lan Châu 170 thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II.




Tàu Lan Châu (170) thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II tham gia tâp trận ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Lan Châu 170 có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155m, trang bị hệ thống pháo – tên lửa tầm xa, sức công phá mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Vũ khí chính tạo nên sức mạnh phòng không "khủng" của Lan Châu 170 là hệ thống tên lửa tầm cao HHQ-9 (48 quả trong bệ phóng thẳng đứng) đạt tầm bắn 200km độ cao tối đa 30km. Theo công bố, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km.

Hệ thống vũ khí trên tàu Lan Châu 170



Các ống phóng chứa tên lửa phòng không trên tàu



Theo công bố hệ thống có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên nhiều hướng khác nhau


Lớp tàu Type 052C Lữ Dương II, được coi là “chiến hạm Aegis của Trung Quốc” với năng lực phòng không tầm xa, tầm cao. Sở dĩ con tàu được gọi là “chiến hạm Aegis” một phần vì kiểu thiết kế hệ thống anten radar mạng pha đa chức năng được lắp ở tháp điều khiển. Tất cả các tàu chiến Aegis của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có nét thiết kế này. Tất nhiên, Type 052C chỉ có đặc điểm giống về hình thức, còn xét “bản chất” thì con tàu không được trang bị hệ thống chiến đấu nào tương đương với Aegis của Mỹ.
Dù vậy, Type 052C vẫn được đánh giá là một trong những chiến hạm tiên tiến trên thế giới với hệ thống hỏa lực mạnh có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền.
Mục đích thiết kế ban đầu của Type 052C là dành cho nhiệm vụ phòng không tầm xa để hộ tống tàu sân bay, tàu chiến trong hạm đội.
Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ rocket khởi động.
Với hệ thống HHQ-9, Type 052C Lữ Dương II được xem là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không tầm cao, tầm xa. Trước đó, hầu hết các chiến hạm của Trung Quốc đều chỉ có năng lực phòng không tầm thấp, tầm trung.
Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương.






Lan Châu 170 khai hỏa hệ thống phòng không

Theo một số nguồn tin không chính thức, YJ-62 được cho là có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền ở tầm bắn tương tự.
Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, Type 052C còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút.
Type 052C cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn.
Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của Type 052C trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu.
Trong tương lai, Hạm đội Nam Hải còn được tiếp nhận tàu khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên.
Như vậy có thể thấy rằng phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị những vũ khí đối trọng với Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi chiến sự nổ ra ở Biển Đông.

Vỏ quýt dày thì móng tay phải nhọn
Giả sử các thông số kỹ thuật của Type 052C phía Trung Quốc công bố đều là thật thì phía Việt Nam cũng không phải quá lo lắng. Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất.
Việt Nam có thể sử dụng lực lượng Không quân bố trí dọc bờ biển, bí mật bất ngờ lao ra đánh phủ đầu lực lượng tàu chiến của địch, đặc biệt là tiêu diệt lực lượng tàu phòng không tầm xa.
Không quân Việt Nam cũng có thể tiến hành bay với quỹ đạo sát mặt biển, khi đó hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên tàu sẽ rất khó phát hiện do bị nhiễu bởi tín hiệu phản xạ từ mặt biển. Khi đến cự ly tác chiến hiệu quả sẽ tiến hành phóng các tên lửa chống hạm tiêu diệt các tàu này.
Yếu tố bí mật bất ngờ đã giúp Không quân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mà so với Trung Quốc, lực lượng Không quân Mỹ hiện đại và có trình độ tác chiến cao hơn nhiều.

Su-30MK2 của Không quân Việt Nam xuất kích tuần tra trên biển


Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng cần được trang bị những loại vũ khí chống hạm tầm xa như Yakhont/BrahMos tầm bắn 300 km, Kh-35UE tầm bắn 260 km, Moskit P-270 3M80 tầm bắn 250 km…
Khi có những vũ khí này, các loại máy bay như Su-30MK2 có thể đứng ngoài vùng hỏa lực phòng không đối phương rồi tung đòn tiêu diệt, làm tê liệt hệ thống phòng không của hạm đội tàu địch, sau đó sẽ lần lượt tiêu diệt các tàu còn lại.
Như vậy, chúng ta thấy, phía Trung Quốc đã tính đến phương án đối phó với các loại máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam. Và chúng ta chắc chắn cũng đã đề ra cách thức để chống lại việc xâm chiếm trên biển Đông.
Vũ khí là yếu tố quan trọng nhưng con người và cách thức sử dụng vũ khí mới là điều quyết định đến kết quả cuộc chiến. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho chân lý ấy.


Cách nào để Việt Nam hóa giải H-6K trên biển Đông
Trước hết phải lưu ý một điều rằng các thông số kỹ thuật của H-6K đều được phía Trung Quốc công bố và chưa được kiểm chứng. Có thể nhiều thông số và độ tin cậy không đạt được trạng thái này. Nhưng khi tìm hiểu cách hóa giải đều cần thiết phải xem xét các thông số này đều là thực.
Các máy bay ném nom chiến lược đều thiết kế thiên về khả năng bay xa, tải nặng nên tính cơ động và khả năng tự bảo vệ đều hạn chế. Để có thể tham gia tác chiến cần phải có lực lượng tiêm kích đi theo bảo vệ. Hiện tại Trung Quốc đang muốn phát triển J-20 để có thể tạo thành một cặp đôi tác chiến trên biển Đông.
Để ngăn chặn những chiếc H-6K trên hành trình tham gia tác chiến trên biển Đông, lực lượng tiêm kích Su-27, Su-30 của Việt Nam cần phải phát huy ưu thế địa lý cơ động, đánh chặn trên hành trình từ căn cứ ra biển Đông của H-6K.
Việc này đòi hỏi thời gian chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu phải đủ để đáp ứng tình hình, do vậy, công tác trinh sát, tình báo và cảnh giới phải luôn được chú trọng.
Hai vấn đề này ít nhiều Việt Nam đã rất thành công trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không khi đối đầu với lực lượng máy bay B-52 được yểm trợ bởi F-111, F-4…

Hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 với cơ số 32 đạn tên lửa


Vùng hỏa lực của hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1


Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km

Vấn đề tiếp theo là cần tăng cường phòng không hạm đội. H-6K nếu dùng bom làm vũ khí chính thì cần hạ xuống một độ cao nhất định cũng như tiếp cận khoảng cách đủ gần để cắt bom, do vậy, quân đội ta cần có một hệ thống phòng không hạm đội đủ mạnh để bảo vệ hạm đội tàu và các mục tiêu trên biển Đông.
Trong trường hợp sử dụng vũ khí chính là tên lửa hành trình thì hệ thống phòng không còn phải chống được cả tên lửa. Hiện tại, có thông tin tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 với cơ số 32 đạn tên lửa. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317ME với tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km. Nếu đúng, đây chính là vũ khí hóa giải ẩn số H-6K của Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng, để hóa giải H-6K, cần dự báo sớm được tình huống cũng như nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng không quân hải quân và bổ sung hệ thống phòng không hạm đội.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nhớ rằng một điều quan trọng nữa sẽ giúp Việt Nam giành chiến thắng chính là cách đánh sáng tạo, linh hoạt. Hai chiến hạm Gepard 3.9 mới cho Việt Nam với những tính năng được tăng cường, kết hợp với chiến thuật thông minh, kinh nghiệm chiến đấu dày dạn của quân đội ta, hoàn toàn có thể làm nên kỳ tích, vô hiệu hóa H-6K của Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tìm hiểu lớp DDG Alert Burke


1.Quá trình hình thành :
Khu trục hạm lớp Arleigh Burke được biết đến là tàu chiến chủ lực của hải quân Mỹ , được xem là 1 trong những khu trục hạm tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay nhằm đối đầu với hạm đội tàu chiến hùng mạnh của Liên Xô trong quá khứ và các đối thủ tiềm tàng trong tương lai
Cuối thập niên 1970, Washington đề ra kế hoạch phát triển lớp khu trục hạm Arleigh Burke thay thế các lớp Charles F. Adams và Farragut , đây là kết quả của dự án Naval Sea System Command ( NAVSEA ) cho ra đời 1 thế hệ tàu chiến mới có khả năng chống ngầm mạnh mẽ , hộ tống các tàu sân bay và tiêu diệt mọi mục tiêu trên không nhờ hệ thống chiến đấu điện tử thế hệ mới AEGIS ( tên của 1 cái khiên trong thần thoại Hy Lạp )

Sau nhiều mẫu thiết kế bị từ chối thì đến cuối những năm 1970’s , 12 mẫu thiết kế mới được đưa ra công chúng . Một số mẫu thiết kế trong đó đã được thiết kế lại 1 phần và trở thành các thế hệ tàu chiến sau này như lớp khu trục hạm hộ tống Perry , tuần dương hạm Spruance/Kidd và tuần dương hạm Ticonderoga . Yêu cầu chính của Bộ Quốc Phòng Mỹ đòi hỏi các mẫu thiết kế phải trang bị hệ thống tên lửa phóng thẳng ( VLS - Vertical Launching System ) MK13 có thể phóng nhiều loại tên lửa và tiết kiệm không gian tàu , các tiêu chí về radar , hệ thống điện tử , vũ khí , hệ thống kiểm soát bắn ... cũng được đưa ra để đấu thầu
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x187.
Vật liệu phần thân tàu và kiến trúc thượng tầng tranh cãi quyết liệt nhằm đảm bảo tải trọng tàu đạt 6000-6500 tấn và tối đa 8000 tấn ( full-load ) . Nếu sử dụng hợp kim nhôm thì ưu thế nhẹ nhưng khả năng chống xuyên phá của tên lửa , đạn pháo kém , còn sử dụng thép thì nặng nhưng khả năng chống xuyên phá tốt , chưa kể rẻ tiền và chống cháy cao hơn nhôm . Lúc này công nghệ vật liệu mới composit và lý thuyết tàu chiến tàng hình ( stealth side slope ) vẫn chưa được biết đến , 1 điểm thiếu sót đáng kể hiện nay

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 959x419.

Mẫu concept 1982

Tháng 8/1979 , chỉ huy các đơn vị chiến dịch hải quân (CNO ) , đô đốc Thomas B Hayward chính thức lên kế hoạch nghiên cứu chế tạo hệ thống chiến đấu điện tử AEGIS trang bị cho lớp Alert Burke , cũng như dự án tuần dương hạm tên lửa DDGX ( lớp Ticonderoga ) . Đặt ra vai trò của lớp Alert Burkle không chỉ gia tăng sức mạnh cho nhóm tàu sân bay mà còn có thể đơn độc tác chiến trong mọi hoàn cảnh
Năm mẫu thiết kế lọt vào vòng 2 . Mẫu thiết kế 1 thiết kế dạng tàu tàu tuần dương hạm , mẫu 2 với hệ thống điều khiển điện tử , mẫu 3 thiết kế tàu dạng trung (midsize dimention ) , mẫu 4 nhỏ hơn mẫu 3 và mẫu 5 trang bị hệ thống tên lửa phóng thẳng . Tướng Hayward khá thích mẫu 3A vì trung hòa các tính năng của các mẫu còn lại , tuy nhiên giá thành ( unit cost ) đội lên khá cao tương đương với tuần dương hạm lớp Ticonderoga .
Bản vẽ chính của tàu được giới thiệu vào tháng 1/1980 với thân tàu dài 479fts ( feets ) và chiều cao 60 fts . Trọng tải tối đa 7.400 tấn , vũ khí gồm 96 ống phóng thẳng đứng VLS được chia làm 2 module : module-A với 32 ống và module-B 64 ống , sau đó giảm xuống còn 90 ống phóng VLS chia làm 3 cụm trên thân tàu , đi kèm là 2 cụm ống phóng nghiêng (4 Harphoon ) đặt giữa thân tàu , 2 khẩu Phalanx CIWS , 2 bệ phóng ngư lôi Mk32 và 1 khẩu pháo 50 cal .
Tàu được trang bị 3 động cơ gas tubin LM-2500 trong đó có 1 động cơ sử dụng công nghệ Rankine Cycle Energy Recovery ( RACER ) . Đại khái là hệ thống RACER tái sử dụng lại khí thải từ động cơ tubin 18MW để tạo ra động năng khoảng 6MW đẩy tàu , hệ thống này làm tiết kiệm nhiên liệu khoảng 25% , giá tàu lúc này khoảng 550 triệu $
Tên lửa hành trình thế hệ mới BGM-109 Tomahawk Land Attack Missile ( TLAM ) cũng được cân nhắc trang bị cho lớp Alert Burkle . Nhà Trắng bật đèn xanh cho dự án Alert Burke với chương trình Reagan Administration nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân Mỹ với việc mua sắm khoảng 600 tàu chiến có hệ thống AEGIS nhằm đối đầu với lực lượng hải quân Liên Xô đang phát triển cực nhanh lúc này . Theo báo cáo của chính phủ Mỹ thì hải quân Liên Xô 1981 đạt mức quy mô lớn với 3 tàu tuần dương hạm sân bay , tàu chiến hạng nặng khoảng 283 chiếc , tàu chiến hạng nhẹ 765 chiếc và tàu ngầm đạt 371 chiếc , đấy là chưa kể không lực hải quân khoảng 1500 máy bay các loại
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 945x282.
(còn tiếp )
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top