[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Riêng rcs thì mợ Mèo hơn hẳn đại Nga rồi mà , mấy class tiếp của Nga cũng giảm rcs nhiều , nhưng có lẽ hiện tại mợ Mèo khoản này hơn .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
AB thiết kế có góc phản xạ, thượng tầng ít góc cạnh lồi lõm, rada ko bộc lộ... So sánh với Kirov tính tàng hình cuả thiết kế AB hơn hẳn. Nhìn mớ rối tinh xòe của Kỉov mà bảo nó giảm RCS thì e đến ạ
Ai chứng ? con Kirov đó có P3, chuyên gia NATO (Anh, Mỹ, Lockheed, Jane)
chứng dùm cho rồi http://books.google.com.vn/books?id=q06Jw1lgcF8C&pg=PA76&lpg=PA76&dq=Kirov+stealth&source=bl&ots=8eaDL4NmR7&sig=3mwY0ohXF2g48U0Gg-RhzdnaPhA&hl=vi&sa=X&ei=G4iSUaW0HoXliALZ2oCwCg&ved=0CDYQ6AEwAQ#v=onepage&q=Kirov%20stealth&f=false
The twin-hull design minimized the ship's wa British naval stealth expert, remarking on the low-RCS design of the cruiser Kirov
, nó chỉ = con frigate đấy ạ, còn DDG-51 Fight III chưa ra đời, mấy con kia góc cạnh lồi lỏm như vậy mà đòi tàng hình =)), cũng ko dám nói rõ là giảm tới mức nào thuyền thúng hay ghe =)), tàng hình như F117 ? bị radar P18 cổ lỗ thập niên 70 hạ gục ?





"thiết kế có góc phản xạ, thượng tầng ít góc cạnh lồi lõm, rada ko bộc lộ" ? nguồn nào ai chứng ? chưa kể ko có ram cũng bằng thừa, Kirov nó thiết kế thiết kế lại mạng tàu, tháp radar, tháp điều khiển, khoang VLS, sơn RAM..... Con AB FIII nếu giảm thì may ra = canô =))



Thế nào gọi là rối tinh ? một con Crusier giảm tới mức = friagte thì quá tài rồi. Nên nhớ kĩ là Nga ra đời nguyên lý tàng hình, RAM, RAS trước. Áp dụng trên tàu chiến dễ hơn vì tàu chiến sức tải chịu được lớn so với máy bay (sơn RAM ảnh hưởng tới trọng lượng, ảnh hưởng khí động học http://www.argospress.com/Resources/radar/radarabsorbmateri.htm)

1980



1990

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Riêng rcs thì mợ Mèo hơn hẳn đại Nga rồi mà , mấy class tiếp của Nga cũng giảm rcs nhiều , nhưng có lẽ hiện tại mợ Mèo khoản này hơn .
Dĩ nhiên nếu so Sov vs AB thì RCS AB nhỏ hơn là cái chắc, nhưng AB lấy gì để đánh Sov khi Ashm cùi hùi ? radar chỉ để pk là chủ yếu ? Sov còn mang được cả Va111 nữa ạ, về ASW thì AB bá đạo khỏi nói rồi, lần gần đây nhất là cụng đầu tàu ngầm, tàu hàng =)), radar DDG-51 là loại PESA, thua cả 3 ship đã lên AESA cho Type-052C nữa. AN/SPY-1 Aegis thần thánh vẫn xài PESA S-band độc nhất 1 băng 1 sóng, ko thể nhảy tầng được, thế thì Ka-31 (rất nguy hiểm, dễ bị ăn SM2) nó scan, track cho Sov nó lock-on-guided P-270 (hoặc thông qua mineral-e cũng được, đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều, chưa kể các thế hệ sau như Garpun-Bal,mineral-me ). Sov và Udaloy vốn sinh ra để đối chọi lại AB, Ticon mà). Còn nếu RCS AB = "0,00001" như F22 "thần gió" thì thua



Chưa kể nếu có thời tiết "tốt" (tức là có mừa giông bão) thì áp dụng yếu tố siêu khúc xạ (super refraction) phát hiện AB dễ hơn nữa

 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
So sánh càng khập khiễng . Một con tuần dương hạm hạng nặng với mục đích trị tsb , con kia nhiệm vụ là bảo vệ hạm đội . Về khoản vũ khí thì Nga/LX là to , nặng , chịu tải lớn , .. Nên cái độ bộc lộ có to là điều dễ hiểu , mà con AB thiết kế còn gọn hợn nhiều so với kirov . Đây là nói về giảm rcs , dù anh to hơn , khỏe hơn thì chắc gì đã có rcs thấp .
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
These stealth enhancements include rounded edges and angled surfaces to trap and re-direct radar signals IR exhaust gas suppression, and the Prairie Masker hull/ blade suppression system.
Tây nó nói về thiết kế tàng hình của DDG51, nhìn thiết kế như vậy bảo nó kém tính năng tàng hình :-??
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Các bạn lều báo lá cải công nhựn chuyên môn cóp pết vô đối, cứ là ra hàng tràng. Nhưng trình độ cop pết thì không giúp các bạn áy phân biệt được air-cushion với hovercraft. Giờ lại lôi mấy con Kirov mà hầu hết đã bị xẻ ra làm sắt vụn vì không đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại ra quảng cáo về công nghệ super stealth của Đại Nga. Con Kirov cuối cùng Nga giữ lại làm soái hạm hiện nay chỉ phục vụ nhu cầu giao lưu bắt tay chứ to lù lù trên màn hình radar thì đánh đấm gì.
Còn đỡ hơn loại post bài chưa tới 5 dòng, trích dẫn thì ko có toàn chém láo mà bi bô. Thờ Mỹ đội ass nó lên đầu mà lời u thầy nó phán cũng éo tin (Jane, Lockheed) =))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tây nó nói về thiết kế tàng hình của DDG51, nhìn thiết kế như vậy bảo nó kém tính năng tàng hình :-??
Có nói rõ ko ? nói như vậy thì phán DDG51 = con thuyền thúng đê, Kirov ko có nói là tàng hình, chỉ nói là giảm rcs xuống = frigate/corvett
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Các cụ tranh nuận về tàng hình căng quá. Em hai lúa thì chỉ nghĩ đơn giản thế này:

Thằng to thì khó tàng hình hơn thằng nhỏ nhưng to xác, vũ khí nhiều thì lại khó chìm.
Thằng nhỏ thì dễ "biến" thành thuyền thúng hơn nhưng mờ có là thuyền thúng thì vẫn bị rada đối phương khóa sổ và bị chảm một phát là chìm.

Thế nên, trong hải quân thì "tàng hình" chỉ có ý nghĩa tương đối thôi chứ kg quan trọng như trong không quân. Cãi nhau làm giề cho nó mệt!

Em chém thế có được kg ợ? :))
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Các cụ tranh nuận về tàng hình căng quá. Em hai lúa thì chỉ nghĩ đơn giản thế này:

Thằng to thì khó tàng hình hơn thằng nhỏ nhưng to xác, vũ khí nhiều thì lại khó chìm.
Thằng nhỏ thì dễ "biến" thành thuyền thúng hơn nhưng mờ có là thuyền thúng thì vẫn bị rada đối phương khóa sổ và bị chảm một phát là chìm.

Thế nên, trong hải quân thì "tàng hình" chỉ có ý nghĩa tương đối thôi chứ kg quan trọng như trong không quân. Cãi nhau làm giề cho nó mệt!

Em chém thế có được kg ợ? :))
B2 to hơn F15 nhưng tàng hình hơn, thế này bác à Nga đi đầu về lĩnh vực tàng hình, tuy nhiên KQ Nga lại đi sau vì đơn giản tư duy chiến lược của họ # Mỹ, họ ko cần phải có máy bay tàng hình trong khi đã có tiêm kích đánh chặn siêu nhanh, radar siêu xa, tên lửa tầm siêu xa.Bằng chứng là Mig 25 hàng xuất khẩu cổ lỗ cùng bắn rơi F18, cắt đuôi cả bầy F15 để bắn rụng F111. Mig 25 ko có ECM, hơn nữa bị tiêu diệt trên đầu ngón tay, chủ yếu là dogfight đương nhiên ko thể bì lại độ cơ động của F15/16 và tên lửa AIM-9L/X.

AB ko có cửa so với Kirov đâu, so với Sov còn thua vài phần
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Cái chính khi ra trận nó thả thêm có chục cái thúng nguẩy xung quanh tàu mẹ thì cụ Gấu ngắm vào cái nào :))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em cũng từng đọc bài có chuyên gia LX thời ww2 nghĩ ra cách giảm độ bộc lộ , nhưng người Mỹ lại là kẻ sở hữu trước. LX không làm vì đơn giản chưa có kinh nghiệm , học thuyết khác . Nga thời này chỉ chú trọng phòng thủ , chứ thời LX cái đấy lại khác đấy .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cái chính khi ra trận nó thả thêm có chục cái thúng nguẩy xung quanh tàu mẹ thì cụ Gấu ngắm vào cái nào :))
Nó có biết bị lock đâu mà DAS thả mồi, ECM hả bác. Mineral-E/ME nó là radar OTH, còn có thể lợi dụng yếu tố thời tiết để detect, track nữa mà, RWR DDG-51 ko thể tài nào biết bị track được, chỉ khi P-270 (sau khi Mineral-E/ME track, nó phóng ra khỏi ống 1 đoạn, ngắt hết động cơ đốt và bắt đầu mở cánh bay - dẫn đường bằng radar chủ động đường bay thay đổi ko cố định, thấp cao lắt léo với vận tốc cao, do vậy vừa giảm thiếu tín hiệu hồng ngoại lẫn radar) bay gần tới tầm của radar S-band SPY-1 (P-270 có thể bị phát hiện sớm nếu bay tầm cao), radar Ku-band/FLIR CIWS Phanlax mới biết thôi, cơ mà lúc đó dựa vào yếu tố may mắn thôi, vì M2.5-3 thì khó mà chặn tuy nhiên Sov cũng chỉ bắn được 4 quả nếu bắn ở sau AB hoặc hai bên thân trái phải thì may ra, chứ bắn ở trước có vẻ khó ăn, thực tế thì trong tác chiến hải quân, thì đương nhiên ko có kịch bản này, trừ phi Mig 31 bắn hạ hết E-2/3, F/A-18E.

Tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/AN/SPY-1
http://www.sinodefence.com/navy/surface/sovremenny.asp
http://www.seaforces.org/wpnsys/SURFACE/Mk-15-close-in-weapon-system.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực

Tư liệu:
Tìm hiểu chiến hạm Trung Quốc khuấy động trên biển Đông


Cập nhật lúc 16:18 01/08/2010 (GMT+7)

Sovremenny dài 156m, rộng 17,3m và lượng choán nước lên tới 8.000 tấn.



- Dư âm cuộc tập trận Mỹ - Hàn còn chưa lắng xuống thì biển Đông lại dậy sóng khi các tàu chiến hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) tiến hành tập trận bắn đạn thật.

Mặc dù hiện tại, thông tin các kiểu loại tàu cũng như số lượng tham gia trên các trang báo mạng Trung Quốc không đưa, tuy nhiên, thông qua nhận diện số hiệu, hình dáng thì có thể biết được tên, lớp tàu và tính năng chiến đấu:

Khu trục hạm lớp Sovremenny (dự án 956)


Khu trục hạm lớp Sovremenny (dự án 956) được Liên Xô chế tạo vào giữa những năm 80, mục đích ban đầu là chống lại các chiến hạm, tàu sân bay của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ, kinh phí thiếu thốn, dự án này không thể hoàn thành.

Năm 1996, Hải quân Trung Quốc mua lại hai thân tàu (trị giá mỗi chiếc 800 triệu USD) và chi tiền để nhà máy của Nga hoàn thành. Năm 1999 – 2000, hai tàu lần lượt chuyển giao mang tên Hangzhou (136) và Fuzhou (137).
Năm 2002, Trung Quốc tiếp tục “tậu” hai tàu Sovremenny cải tiến (dự án 956EM), mỗi chiếc trị giá 1,4 tỷ USD; lần lượt được chuyển giao trong hai năm 2005 – 2006 và được đặt tên là Taizhou (138) và Ninhbo (139).

Lớp Sovremenny là thiết kế tiêu biểu của Liên Xô thời kỳ chiến tranh Lạnh, với hệ thống vũ khí, điện tử đồ sộ và hệ thống tác chiến điện tử tinh vi phức tạp.
Ở thời kỳ này, vẫn chưa có kiểu thiết kế mặt dốc nghiêng để tàng hình trước radar đối phương. Toàn bộ trang bị vũ khí của Sovremenny đều được phô ra bên ngoài, điều đó làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS).

Sovremenny dài 156m, rộng 17,3m và lượng choán nước lên tới 8.000 tấn.

Như đã nói trên, Sovremenny vũ trang hạng nặng với tổ hợp tên lửa hành trình siêu âm chống hạm 3M80 Moskit (SS – N – 22). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 300kg hoặc đầu đạn hạt nhân 20kt, tầm bắn 120km, tốc độ hành trình Mach 2,5. Phiên bản cải tiến Sovremenny (dự án 956EM) trang bị tên lửa 3M80MBE có tầm bắn 200km. Tổ hợp Moskit kết hợp hệ thống radar kiểm soát hỏa lực Mineral – E.
Sovremenny sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 9M38 (SA – N – 7), dẫn đường bằng radar bán chủ động. Tên lửa kết hợp radar quét vòng Top Plate để theo dõi mục tiêu và radar MR – 90 đưa ra các chỉ dẫn đường bay cho tên lửa. Tên lửa 9M38 chống máy bay ở cự ly 25km và tên lửa diệt hạm ở cự ly 15km.

Hệ thống pháo phòng thủ trên tàu gồm: hai pháo hạm AK – 130 cỡ 130mm hai nòng đặt phía đầu tàu và đuôi tàu, AK – 130 kết hợp radar kiểm soát hỏa lực MR – 184 điều khiển hoàn toàn tự động hoặc thao tác thủ công; bốn pháo phòng thủ tầm gần AK – 630 kết hợp radar kiểm soát MR – 123 – 02.

Trên phiên bản cải tiến của Sovremenny (dự án 956EM), pháo hạm AK 130 nằm ở đuôi tàu cùng bốn pháo AK – 630 bị gỡ bỏ và thay vào là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không kết hợp Kashtan.Kashtan được cấu thành từ một mô đun điều khiển 3R86E1 và hai mô đun chiến đấu 3R87E (gồm hai pháo tự động GSh – 30k sáu nòng cỡ 30mm, tên lửa đối không tầm ngắn SA – N – 11).
Ngoài ra, Sovremenny trang bị hai cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 533mm và hai cụm giàn phóng rocket chống ngầm RBU – 1000. Boong tàu phía sau bố trí sân đáp trực thăng chống ngầm Kamov Ka – 28.

Hệ thống động lực của Sovremenny gồm bốn nồi hơi áp suất cao KVG – 3, động cơ tuốc bin khí TV – 12 – 4. Tàu có tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 22.500km.
Khu trục hạm Sovremenny (dự án 956/956EM) là xương sống của hải quân Trung Quốc. Đây có thể coi là tàu chiến mạnh nhất của Trung Quốc, có tầm hoạt động cực xa, vũ khí cực mạnh và không có thiết kế khu trục hạm nội địa nào sánh được.

Sovremenny cũng đem lại cho Trung Quốc không ít thiết kế độc đáo tên lửa và radar mà sau này họ đã áp dụng sản xuất cho tàu khu trục thế hệ mới Type 054 (lớp Jiangkai).

Khu trục hạm Type 054A (lớp Jiangkai – II)

Type 054A hay lớp Jiangkai – II là khu trục hạm đa năng thế hệ mới của hải quân Trung Quốc phát triển từ Type 054 (lớp Jiangkai – II) mang một số cải tiến hệ thống vũ khí và bộ phận cảm biến.
Hiện có tất cả bốn chiếc Type 054A được đóng, lần lượt mang tên và số hiệu: Xuzhou (530), Zhoushan (529), Huangshan (570) và Chaohu (568).
Khu trục hạm Type 054A dài 134m, rộng 16m, lượng choán nước 4.053 tấn. Các bề mặt thân tàu được làm nghiêng để giảm tối đa diện tích phản xạ radar (RCS) giúp tàu có khả năng tàng hình trước quân địch.

Hệ thống radar của Type 054A sử dụng thiết kế của Nga hoặc Trung Quốc, sản xuất theo giấy phép của Nga hoặc chế tạo lại một số radar lấy từ tàu khu trục thuộc dự án 956, ví dụ: radar tìm kiếm trên không Fregat – MAE – 5, radar kiểm soát hỏa lực MR 90 cho tổ hợp tên lửa phòng không, radar kiểm soát hỏa lực Mineral – ME dẫn đường tên lửa đối hạm, radar Type 347G dành cho pháo hạm và pháo phòng không.
Hệ thống vũ khí chống tàu chủ yếu của Type 054A là tổ hợp tên lửa diệt hạm YJ – 83, sử dụng phương thức dẫn đường radar chủ động, tầm bắn 180km mang đầu đạn nặng 165kg.

Vũ khí phòng không gồm tổ hợp tên lửa đối không tầm trung 9M317 (SA – N – 12), có tất cả 32 quả đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng nằm ngay sau tháp pháo 76mm. Tên lửa có tầm bắn 38km, phương thức dẫn đường radar bán chủ động.
Theo một số nguồn tin không chính thức, ống phóng thẳng đứng (VLS) còn có khả năng bắn tên lửa chống ngầm Yu – 8, tên lửa mang theo ngư lôi tự dẫn âm học Yu – 7, khi tới gần mục tiêu thì Yu – 8 thả ngư lôi tự tìm đến mục tiêu cần tiêu diệt.
Ngoài các loại tên lửa, Type 054 còn vũ trang pháo hạm 76mm, tầm bắn 15km; tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần Type 730 bảy nòng cỡ 30mm, tốc độ bắn cực nhanh 4.600 – 5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m; giàn phóng rocket chống ngầm Type 87 kết hợp hệ thống định vị siêu âm MGK 335 chuyên trách bảo vệ tàu trước các loại tàu ngầm đối phương. Type 87 trang bị loại đạn rocket cỡ 240mm, tầm bắn 1.200m.
Boong sau của tàu có bãi đáp trực thăng chống ngầm Kamov Ka – 28 hoặc Harbin Z – 9C.

Type 054A trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel và diesel dựa trên bốn động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6V – 280 STC, tổng công suất 18.880 kW. Tầm hoạt động 6.000km, tốc độ tối đa 30 hải lý/h.

Khu trục hạm Type 052C (lớp Luyang – II)

Type 052C (lớp Luyang – II) là khu trục hạm hạng nặng mang tên lửa của hải quân Trung Quốc. Hiện có hai tàu thuộc hạm đội Nam Hải Lanzhou (170) và Haikou (171).

Type 052C có chiều dài 154m, rộng 16m, lượng choán nước 7.000 tấn. Phần thân tàu thiết kế hoàn toàn giống “người anh” Type 052B nhưng xét hệ thống vũ khí, điện tử trang bị trên tàu thì khác biệt nhiều. Lớp Lyang – II lắp radar mạng đa năng tương tự hệ thống radar AN/SPY – 1 (bộ phận của hệ thống chiến đấu Aegis) tiên tiến trên các tuần dương, khu trục của hải quân Mỹ.
Type 052 có xu hướng thiên về khả năng phòng không hạm đội nhiều hơn là chống hạm mặc dù được vũ trang tên lửa đối hạm tầm xa.

Hệ thống phòng không Type 052C là tổ hợp tên lửa hải đối không tầm trung – cao HQ 9 (sao chép S – 300). Có 48 tên lửa HQ – 9 đặt trong 8 cụm ống phóng thẳng đứng (mỗi cụm gồm sáu ông chứa tên lửa).
Tên lửa HQ – 9 là sự pha trộn công nghệ của hai hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới S – 300 (Nga) và Patriot (Mỹ). Trung Quốc đã “ăn cắp” công nghệ động cơ và hệ thống điều khiển từ tên lửa S – 300, hệ thống dẫn đường từ Patriot để tạo nên sản phẩm “made in China” với tính năng không thua kém loại tên lửa đối không hiện đại của Nga – Mỹ.

HQ – 9 thiết kế để đánh chặn tên lửa đối hạm, máy bay đối phương. Tên lửa có tầm bắn 120km, tốc độ Mach 4,2, trần bay 30.000m. Phương thức dẫn đường quán tính trong giai đoạn giữa hành trình và đến cuối hành trình bay sử dụng radar chủ động.
Vũ khí diệt hạm chủ lực của Type 052C là tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ – 62. Phương thức dẫn đường của tên lửa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu (GPS), định vị quán tính (INS) và radar chủ động (trong giai đoạn cuối hành trình bay). Trong hành trình bay tên lửa bay cách mặt biển 30m, cuối hành trình bay cách 7 – 10m, tầm bắn khoảng 280km.

Các loại vũ khí còn lại gồm pháo hạm 100mm, tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Type 730, ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm. Và boong tàu phía sau có bãi đáp trực thăng đáp ứng cất hạ cánh của các loại Kamov Ka – 28 và Harbin Z – 9.
Type – 052C trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm hai động cơ tuốc bin khí DA80/DN80 và hai động cơ diesel Shaanxi, cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h.

Tàu tấn công tốc độ cao Type 022 (lớp Houbei)

Type 022 là tàu hai thân tấn công tốc độ cao thế hệ mới do hải quân Trung Quốc thiết kế phát triển.

Được biết, Type 022 là tàu hai thân chiến đấu đầu tiên trên thế giới. Thực tế, các tàu hai thân xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, nhưng tàu hai thân đóng vai trò chiến đấu thì chưa bao giờ. Gần đây, hải quân Mỹ đang thử nghiệm tàu tuần duyên hai thân FSF1 có vũ trang.
Type 022 dài 40m, rộng 12m, lượng choán nước 220 tấn, trang bị hai động cơ diesel cho phép đạt tốc độ 36 hải lý/h. Số lượng thủy thủ đoàn khoảng 12 – 14 người.

Thân tàu Type 022 thiết kế với bề mặt dốc nghiêng, các ô cửa sổ bố trí theo hình răng cưa, tất cả không ngoài mục đích giảm tối đa diện tích phản xạ radar. Đặc biệt, cách sơn ngụy trang thân tàu có sự khác biệt vùng miền, ở khu vực phía bắc sơn bốn màu (đen – xám – xanh – trắng) nhưng khu vực phía nam sơn ba màu (trắng – xám – xanh).


Vũ khí mạnh nhất của Type 022 là tổ hợp tên lửa chống hạm YJ – 83 (tám quả), tầm bắn 180km. Và tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Ak – 630 sáu nòng cỡ 30mm, tầm bắn 5.000m, tốc độ bắn 4.000 viên/phút.

Hiện tại có khoảng 40 chiếc Type 022 phục vụ trong các hạm đội của hải quân Trung Quốc.


http://m.kienthuc.net.vn/tin-tuc/201008/Tim-hieu-chien-ham-Trung-Quoc-khuay-dong-tren-bien-dong-365783/
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Nó có biết bị lock đâu mà DAS thả mồi, ECM hả bác. Mineral-E/ME nó là radar OTH, còn có thể lợi dụng yếu tố thời tiết để detect, track nữa mà, RWR DDG-51 ko thể tài nào biết bị track được, chỉ khi P-270 (sau khi Mineral-E/ME track, nó phóng ra khỏi ống 1 đoạn, ngắt hết động cơ đốt và bắt đầu mở cánh bay - dẫn đường bằng radar chủ động đường bay thay đổi ko cố định, thấp cao lắt léo với vận tốc cao, do vậy vừa giảm thiếu tín hiệu hồng ngoại lẫn radar) bay gần tới tầm của radar S-band SPY-1 (P-270 có thể bị phát hiện sớm nếu bay tầm cao), radar Ku-band/FLIR CIWS Phanlax mới biết thôi, cơ mà lúc đó dựa vào yếu tố may mắn thôi, vì M2.5-3 thì khó mà chặn tuy nhiên Sov cũng chỉ bắn được 4 quả nếu bắn ở sau AB hoặc hai bên thân trái phải thì may ra, chứ bắn ở trước có vẻ khó ăn, thực tế thì trong tác chiến hải quân, thì đương nhiên ko có kịch bản này, trừ phi Mig 31 bắn hạ hết E-2/3, F/A-18E.

Tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/AN/SPY-1
http://www.sinodefence.com/navy/surface/sovremenny.asp
http://www.seaforces.org/wpnsys/SURFACE/Mk-15-close-in-weapon-system.htm
Bị chiếu xạ thì cảm biến sẽ cảnh báo lock chứ nhể? giống như tuần duyên Nhật lu loa bị rada Khựa ngắm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bị chiếu xạ thì cảm biến sẽ cảnh báo lock chứ nhể? giống như tuần duyên Nhật lu loa bị rada Khựa ngắm
Nhưng vấn đề là đây là radar OTH bác ạ, bác nhìn pic trên kia đi. Còn vụ Nhật vs TQ là do tàu chiến TQ nó tới gần và sử dụng fire control radar của pháo nên với phạm vi đó RWR của Nhật nó biết, chứ ko phải xài radar track rồi để TL tự dẫn bằng radar của nó (ARH). Radar cảnh báo vẫn nhận biết được, nhưng tùy vào phạm vi hoạt động của nó, đây là tầm OTH nên chắc chắn RWR vô dụng trừ phi sử dụng AWAC E2/3 hoặc SH60 AEW. Và em cũng nói rõ là khi TL tới phạm vi gần RWR sẽ phát hiện, lúc đó thì tùy vào vận hành mà CIWS, SAM cứu được tàu. Còn như vụ C-704 bắn thủng *** Hanit thì bọn DT kêu là quên mở radar ?!
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á

Tiếp nối dòng bài về Hải quân các nước ASEAN, Đất Việt xin đi sâu vào phân tích ưu thế của các chiến hạm tiêu biểu trong khu vực, dựa trên các tiêu chí về khả năng tấn công, phòng vệ, cơ động và mức độ hiện đại...

Dưới đây là các phân tích cụ thể:

Khả năng tấn công

Nhìn chung, các chiến hạm tiêu biểu kể trên có vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm. Nếu Gepard 3.9 trang bị tên lửa Kh-35 và Formidable (của Singapore) trang bị tên lửa Harpoon, 2 chiến hạm còn lại sử dụng tên lửa Exocet. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới uy lực của các pháo hạm.

Chiến hạm lớp Lekiu của Malaysia được trang bị 8 tên lửa Exocet Block 2, tầm bắn 70km đầu đạn nặng 165kg, một pháo 57mm tầm bắn 17km với tốc độ 220 viên/phút.

Còn Sigma của Indonesia có 4 tên lửa Exocet Block 2, một pháo Oto Melara 76mm với các tính năng như trên Formidable.

Formidable có 8 tên lửa Harpoon tầm bắn 130km đầu đạn 227kg, bên cạnh đó là 1 khẩu pháo Oto Melara 76mm tầm bắn 16km, bắn đạn pháo 6kg với tốc độ lên tới 120 viên/phút.

Gepard có 8 tên lửa Kh-35 Uran-E tầm bắn 130km, một pháo AK-176M 76mm tầm bắn 10km với tốc độ 120 viên/phút.


Tên lửa đối hạm Harpoon.​

Về cơ bản các tên lửa cận âm như Exocet, Harpoon hay Uran-E khá giống nhau ở chỗ được radar tàu chiến hay máy bay dẫn đường ở pha đầu và tự sử dụng radar của tên lửa ở pha cuối. Tuy nhiên, do tầm hoạt động thấp, các tàu trang bị loại tên lửa Exocet phải tiếp cận đối phương gần hơn so với Gepard 3.9 và Formidable

Với các thông số (số lượng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tầm bắn) của tên lửa như đã nói, kết hợp với pháo hạm trang bị, có thể tạm xếp sức mạnh các tàu chiến theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, tiếp đó là Lekiu và Sigma.

Gepard 3.9 của Việt Nam.​
[SIZE=+0]Formidable của Singapore.[/SIZE]​
Khả năng phòng vệ
Hệ thống phòng vệ của các tàu chiến trên đều có loại tầm gần và cực gần, cùng hệ thống chống ngầm.

Trong đó, chiến hạm lớp Lekiu có 2 pháo phòng không CWIS MSI 30mm tốc độ bắn 650 viên/phút, 16 tên lửa phòng không Sea-wolf tầm bắn 6km. Khả năng bảo vệ ở mức trung bình.
Sigma có 8 tên lửa phòng không Mistral với tầm bắn 5,3km tốc độ 800m/giây, về căn bản đây là loại tên lửa phòng không vác vai cải tiến nên không thể bằng các loại chuyên nghiệp như Aster hay Seawolf. Hơn nữa, các tên lửa này có cơ chế điều khiển đơn giản (bằng hồng ngoại) và số lượng tên lửa ít.

Gepard có 2 pháo phòng không AK-630 30mm, tổ hợp phòng không gồm 2 pháo AO-18KD 30mm và 8 tên lửa nạp sẵn Sosna-R tầm bắn 8km với tốc độ 1.200m/giây. Hệ thống bảo vệ 4 nòng 30mm kết hợp với 8 tên lửa (có thể hơn) giúp Gepard có khả năng bảo vệ tương đối tốt.

Còn Formidable có tên lửa phòng không Aster-15 với 32 quả tên lửa, loại tên lửa 2 tầng này có thể đánh chặn các loại tên lửa chống hạm cận âm bay thấp khác (ở cự ly 15km), các UAV (ở cự ly 30km).

Nhìn chung, dựa vào số lượng, cự ly đánh chặn và số lượng trang bị, có thể xếp theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, Lekiu và cuối cùng là Sigma.

Mô phỏng các vị trí trên Formidable​
[SIZE=+0]Bắn tên lửa Seawolf trên chiến hạm lớp Lekiu.[/SIZE]​
Về nhiệm vụ chống ngầm, 3 tàu chiến lớp Formidable, Lekiu, Sigma lại đều dùng ngư lôi hạng nhẹ 324mm của cùng 1 nhà sản xuất còn khả năng của Gepard 3.9 hiện là ẩn số nên trường hợp này chưa thể đưa ra "xếp hạng".

Khả năng cơ động và dự trữ hành trình

Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 164 người.

Sigma có lượng giãn nước 1.700 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chừng 80 người

Formidable có tốc độ 27 hải lý/giờ, gần bằng 2 chiến hạm trên nhưng có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn, với thủy thủ đoàn 85 người.

Gepard 3.9 cũng không thua kém gì các tàu bạn khi có vận tốc tối đa là 28 hải lý/giờ, với lượng giãn nước 2.100 tấn, thủy thủ đoàn 103 người

Qua so sánh ta thấy về tốc độ tối đa thì các tàu tương đương nhau, tầm hoạt động cũng đều chừng 5000 dặm nhưng Formidable của Singapore có tải trọng gấp rưỡi các tàu còn lại với số lượng thủy thủ ít, do đó khả năng dự trữ thực phẩm sẽ vượt trội hơn các tàu khác, qua đó cũng góp phần nâng cao khả năng đi biển dài ngày.

Trong hạng mục này, Formidable vẫn đầu bảng, các tàu xếp sau khó phân "hơn thua".


Sigma của Indonesia​
[SIZE=+0]Lekiu của Malaysia[/SIZE]​
Tính năng tàng hình và tự động hóa trên tàu

Xét về tàng hình phụ thuộc vào các yếu tố như thiết kế, chất liệu, các thiết bị phụ trợ, vậy chúng ta tạm thời sẽ đánh giá khả năng tàng hình qua thiết kế hình dáng bên ngoài con tàu.

Chiến hạm Lekiu có thiết kế nhiều thiết bị đặt lộ thiên, điều này sẽ tăng phản xạ radar lên rất nhiều, qua đó khiến nó “nổi bật: trên màn hình theo dõi hơn các tàu khác.

Sigma có thiết kế tương đối ổn, giống như Gepard 3.9 nếu so Formidable có thiết kế "dấu biệt" vũ khí, phương tiện, khí tài vào bên trong. Bất cứ chuyên gia kỹ thuật quân sự nào nhìn vào sẽ cho điểm Formidable cao nhất trong các tàu kể trên.

Về khả năng thông tin liên lạc cũng như thiết bị trên tàu, sẽ khá là khó để kiểm chứng vì các thông số của nhà sản xuất chỉ ở mức tham khảo, nhưng cũng sẽ không khó nhận ra con tàu có tải trọng lớn nhất lại có số người điều khiển gần ít nhất là khả năng tự động hóa sẽ rất cao, đó là Formidable.

Vì vậy, trong hạng mục này, thứ tự lần lượt sẽ là: Formidable, Gepard 3.9 và Sigma, Lekiu.

Theo dõi bắn tên lửa Aster trên Formidable​
[SIZE=+0]Sigma của Indonesia có thiết kế khá "mượt"[/SIZE]​
Kết luận tạm thời

Như vậy, không khó để nhận ra Formidable là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á, Gepard 3.9 cũng sử dụng những công nghệ khá hiện đại, nó có một số vượt trội so với các tàu của Malaysia hay Indonesia.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những phép thử so sánh trên đây đơn giản chỉ dựa vào thông số kĩ thuật. Trong tác chiến, thành bại còn phụ thuộc vào kĩ năng của người sử dụng cũng như nghệ thuật quân sự. Hiện đại là quan trọng, con người là quyết định.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/201107/So-sanh-cac-chien-ham-tieu-bieu-o-dong-Nam-a-2256226/
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Các lều báo lá cả quên xếp hạng chống ngầm. Về khoản này thì Gepard 3.9 đội sổ. Có con tàu ngầm nó lảng vảng đấy thì gepard có mà trốn biệt. Khác gì mỗi con tàu ngầm Anh mà cả hạm đội Argen cóc dám ra khơi.
Cụ cứ nói vậy , tàu ngầm chú Tập ồn như chợ sớm thì vài quả là hết .Tuy vài con điện-diesel thì không rõ .
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cũng có thể vụ đấy Do Thái chủ quan chớ , đậu ở cảng thì coi như cán bộ nghỉ trưa . Còn khoản đánh chặn tên lửa chống hạm thì chú DT đẻ ra đầu tiên , khi giao chiến với 1 nước Trung Đông .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Nga nhận tàu hộ tống tàng hình thứ 3

(Soha.vn) - Hạm đội Baltic của Hải quân Nga ngày hôm nay đã chính thức nhận tàu hộ tống tàng hình lớp lớp Steregushchy thứ 3.

Sau khi vượt qua các cuộc thử nghiệm ở cấp quốc gia vào tháng 3 vừa qua, tàu hộ tống tàng hình mới Boyky thuộc dự án tàu hộ tống 20380 (lớp Steregushchy) đã chính thức được biên chế cho Hạm đội Baltic của Hải quân Nga vào sáng nay.
Boyky là tàu hộ tống tàng hình thứ 3 thuộc lớp Steregushchy, được thiết kế bởi Cục thiết kế hàng hải Trung ương Almaz. Tàu hộ tống đầu tiên thuộc lớp này được đưa vào sử dụng vào năm 2008, trong khi tàu hộ tống thứ hai, Soobrazitelny được chuyển giao cho Hải quân Nga vào năm 2011.
Các tàu ngầm hộ tống lớp Steregushchy có khả năng chống tàu ngầm và tàu chiến cũng như hỗ trợ cho các hoạt hoạt động trên bộ. Ngoài ra, loại tàu này cũng được ứng dụng công nghệ tàng hình, giúp giảm đáng kể tin hiệu phải hồi tới radar của đối phương.
Lớp tàu Steregushchy có lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn và có thể đạt tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ cùng với tầm hoạt động khá rộng lên tới 7.400 km. Tàu hộ tống lớp Steregushchy được thiết kế có thể chở theo 99 người và hoạt động liên tục 15 ngày trên biển.
Tàu hộ tống thuộc dự án 20380 có thể được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35, tên lửa hành trình 3M54 Klub, hệ thống tên lửa/pháo đối không Kashtan, pháo 100-mm và 30-mm cùng hệ thống phóng ngư lôi.
Ngoài ra, tàu hộ tống tàng hình lớp Steregushchy cũng có một nhà chứa máy bay và boong rộng để máy bay trực thăng chống tàu ngầm Kamov Ka-27PL có thể cất và hạ cánh.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top