[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Các lều báo lá cả quên xếp hạng chống ngầm. Về khoản này thì Gepard 3.9 đội sổ. Có con tàu ngầm nó lảng vảng đấy thì gepard có mà trốn biệt. Khác gì mỗi con tàu ngầm Anh mà cả hạm đội Argen cóc dám ra khơi.
Ác thời đó làm *** gì có P3 thần thoại Poseidon hả bạn trẻ [-X, phải chi có con Ka-27 ASW là đủ rồi \m/, Ghẻ đâu có trang bị trực thăng cảnh báo/ săn ngầm đâu cu, dựa vào tarantul/molyia thôi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá "quái vật" 3 thân Triton của Anh

Do có nhiều ưu điểm nổi trội so với tàu 2 thân như: có khả năng tàng hình, tốc độ cao, khả năng chịu sóng gió tốt… nên nghiên cứu, chế tạo tàu 3 thân đang là xu hướng phát triển của các cường quốc hải quân trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ...

Tàu hộ vệ 3 thân “Hải Vương” (Triton) là sản phẩm của chương trình phát triển tàu tác chiến mặt nước tương lai (FSC) của hải quân Anh để thay thế lớp tàu hộ vệ 22/23 đã già cũ. Triton cũng là tàu tác chiến 3 thân động cơ điện lớn nhất thế giới hiện nay.
Năm 1998, Triton do công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ (nguyên là trung tâm nghiên cứu và đánh giá quốc phòng – DERA) đầu tư 20 triệu USD để thiết kế kỹ thuật và công ty Vosper Thornycroft phụ trách việc đóng tàu.

Triton là tàu tác chiến 3 thân động cơ điện lớn nhất thế giới hiện nay
Triton có chiều dài 95m, chiều dài 2 thân bên là 34m; chiều rộng 20m, chiều rộng thân chính 6m, chiều rộng 2 thân bên 1m; mớn nước 3m. Nó có lượng giãn nước 800 tấn, hành trình liên tục trong vòng 20 ngày (tương đương 3000 hải lý); tốc độ bình thường 12 hải lý/h, tốc độ tối đa 20 hải lý/h (tương đương 37km).
Triton sử dụng động cơ diezen - điện để đẩy chân vịt kiểu một trục cố định, liên thông với 2 động cơ đẩy độc lập 2 thân bên tạo nên sự linh hoạt trong thao tác điều khiển và di chuyển của tàu. Biên chế tàu khoảng 30 người, có thể mang theo 1 tàu cao tốc dài 7,3m, xuồng cứu sinh MSA và tàu đệm khí vỏ thép Pacific (RIB).

Nhìn vệt nước phía đuôi tàu có thể nhận thấy, khi chuyển hướng nó vẫn chạy với tốc độ rất cao
Tàu được thiết kê theo kiểu 3 thân, 1 thân chính ở giữa và 2 thân phụ 2 bên. Kết cấu tối ưu của tàu giúp nó tiết giảm diện tích chỉ còn bằng 2/3 các tàu hộ vệ khác, đồng thời giảm lượng giãn nước bằng 1/3 so với các tàu hộ vệ cùng kích cỡ.
Nhưng ưu điểm quan trọng nhất của nó so với tàu đơn thân truyền thống là làm tăng độ ổn định của tàu; giảm trọng lượng; giảm các đặc trưng tín hiệu phản xạ radar, nâng cao khả năng tàng hình; giảm lực cản gia tốc. Boong thượng của thân chính của tàu có khả năng chuyên chở 1 máy bay trực thăng Lynx Mk-8 của hải quân Anh và cả UAV trinh sát.


Về các thiết bị dẫn đường, thông tin và thiết bị đo đạc thì Triton sử dụng hệ thống số liệu thông minh của radar tự động theo dõi mục tiêu ARPA (Automatic Radar Plotting Aids) bao gồm 2 loại radar định vị tàu thuyền Sperry dải sóng ES của công ty Northrop Grumman (Sperry Marine Bridgemaster-ES Navigational Radar) và radar lưới phẳng X-Band; 2 máy thu tín hiệu LMX400 GPS của công ty thiết bị thăm dò tài nguyên Litton; máy thu Roland-C thuộc hệ thống dẫn đường tầm xa của công ty Fruno; hệ thống hải đồ điện tử và hệ thống tìm kiếm hồi đáp của thuyền trưởng GDS101 của công ty Northrop Grumman. Hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng 3 gói kênh trên 3 băng tần của vệ tinh Ấn Độ Dương gồm: Inmarsat-C, Inmarsat-M và NeraInmarsat-B của công ty Northrop Grumman.
“Hải Vương Triton” sử dụng 2 động cơ điện diezen 2 Paxman 12 VP185 công suất tối đa 2MW cho thân chính và 2 động cơ đẩy cho 2 thân phụ công suất 350KW.

Phần mũi tàu cực nhọn giúp nó giảm bớt lực cản của nước
Về vũ khí trang bị, các bức ảnh chụp trong lần thử nghiệm công khai mới nhất vào cuối năm 2010 không thể quan sát được hệ thống vũ khí, trang bị trên tàu. Nhưng theo tiết lộ của một quan chức quân sự, Triton sẽ loại bỏ hầu hết các loại pháo hạm cỡ nhỏ của tàu hộ vệ lớp 22/23, chỉ sử dụng lại một vài loại tầm cao, tầm xa, đồng thời sử dụng và tăng số lượng các loại tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và ngư lôi chống ngầm thế hệ mới nhất.
Hệ thống vũ khí của tàu hộ vệ lớp 22/23 bao gồm: 4 quả tên lửa chống hạm MM38 Exocet, tầm bắn 42km, tốc độ 0,9Mach; 2 bệ (mỗi bệ 4 ống phóng) tên lửa chống hạm Harpoon, tầm bắn 130km, tốc độ 0,9Mach; 2 bệ (mỗi bệ 6 ống phóng) tên lửa hạm đối không tầm thấp Sea Wolf ; 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm, phóng ngư lôi Stingray, dẫn đường bằng radar chủ/bị động, tầm bắn 11km/45kn. Ngoài ra tàu còn có 1 loạt các vũ khí, trang bị khác như: 5 loại pháo hạm khác nhau, tên lửa gây nhiễu, tên lửa nhử mồi, mồi nhử ngư lôi và các máy gây nhiễu điện tử...

Ngư lôi MU-90 có thể sẽ được lắp đặt trên Triton
Theo vị quan chức quân sự trên, Triton sẽ được trang bị tên lửa đối hạm phiên bản mới nhất của Pháp MM40 Exocet Block3 có tầm bắn lên tới 180km và tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ, tầm bắn 130km.
Về tên lửa phòng không, khả năng Sea Wolf sẽ bị lợi bỏ, thay vào đó là hệ thống phòng không sử dụng tên lửa Aster NT (phiên bản nâng cấp của tên lửa Aster Block 1) có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương có tầm bắn 1.000 km. Hiện tại, Aster Block 1 mới chỉ đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn của đối phương với tầm bắn 600 km.
Ngư lôi Stingray sẽ bị loại bỏ hết, thay vào đó là ngư lôi MU-90 cũng sử dụng các ống phóng loại 324mm. Loại ngư lôi này có chiều dài 3m, đường kính 324mm, trọng lượng 304kg, độ sâu tác chiến từ 25-1000m. Đặc biệt nó có khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29-50 hải lý/h, tầm bắn phục thuộc vào tốc độ. Với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12km, với vận tốc 29 hải lý/h, tầm bắn đạt tới 25km.

Cụm 3 ống phóng ngư lôi Mu-90, cỡ nòng 324mm
Hiện tại, sau Mỹ chỉ có 1 vài nước châu Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển… là có trình độ công nghệ để chế tạo tàu tàng hình 3 thân. Hiện Trung Quốc cũng đang chập chững tìm hiểu công nghệ và mô phỏng lại các kiểu đã có của Anh, Mỹ… nhưng 2 nguyên mẫu thử nghiệm của họ là Bắc Cứu 143 và Đông Cứu 335 còn rất thô sơ, còn xa mới sánh được với “Hải Vương” Triton.


http://soha.vn/quan-su/khong-quan-hai-quan-va-bai-hoc-cho-bien-dong-20130515184111779.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu 'tia chớp' VN và chiến thuật bầy sói Biển Đông
19.02.2013 10:36

Hải quân Việt Nam đã được biên chế và đang đóng thêm tàu tên lửa cao tốc Molniya trang bị mạnh, được mệnh danh là 'tia chớp', cực kỳ thích hợp với 'chiến thuật bầy sói' khi tác chiến trên Biển Đông... Tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ mẫu thiết kế 1241, tên gọi (Molniya) theo phân loại của NATO tàu có tên là tàu hộ tống lớp Tarantul (Tarantul class corvettes) – thiết kế các lớp tàu hộ tống mang tên lửa – khinh hạm tên lửa, các tàu hộ tống hạng nhẹ này được đóng trong các xưởng đóng tàu của Liên bang Xô viết vào những năm 1979–1996 và được biên chế vào Lực lượng hải quân Xô viết.
Hải quân Việt Nam đã biên chế một số tàu tên lửa cao tốc Molniya (tia chớp) và hiện đang đóng thêm hàng loạt chiến hạm loại này theo giấy phép của Nga. Molniya có tốc độ cao, trang bị mạnh, cực kỳ thích hợp với chiến thuật bầy sói kiểu 'hit and run' tấn công nhanh, bất ngờ từ nhiều hướng khiến đối thủ không kịp trở tay. Chiến thuật này rất hữu dụng với lực lượng hải quân của quốc gia có bờ biển dài, nhiều đảo và cửa sông dễ ẩn nấp, thuận lợi cho việc phục kích ra đòn bất ngờ khiến đối thủ dù mạnh đến đâu cũng phải khiếp sợ...
Đến năm 2011, các tàu hộ tống tên lửa này vẫn tiếp tục phục vụ trong lực lượng hải quân của Liên bang Nga hiện nay. Lớp tàu Molniya có nhiều loại tàu, với những đặc điểm khác biệt là vũ khí trang bị trên boong tàu và loại động cơ trạm nguồn. Tàu hộ tống tên lửa thiết kế 1241 được biên chế chính thức trong lực lượng hải quân và hạm đội Xô viết, đồng thời được xuất khẩu sang các nước khác và được biên chế trong các hạm đội nước ngoài. Trong lực lượng hải quân Xô viết, tàu hộ tống tên lửa 1241 được sử dụng trong tất cả các hạm đội (Hạm đội Ban tích, Hạm đội Biển Đen, ngoại trừ hạm đội Biển Bắc trong những năm 1980) và phục vụ trong lực lượng phòng thủ bờ biển của Liên bang Xô viết.

Tàu Molnyia 1241RE.Từ những năm 1970 trong biên chế trang bị các nước khối quân sự NATO được đưa vào sử dụng các chiến hạm mang tên lửa hạng nhẹ có trang bị pháo hải quân 76mm ( "OTO Melara")và tên lửa chống tàu tầm gần, tầm trung ("Exocet" sau đó là "Harpoon"), điều kiện tác chiến của các khinh hạm tên lửa type 205, vốn được trang bị pháo hạng nhẹ và tên lửa tầm gần trở nên rất xấu do không có khả năng tác chiến tương đương. Để tăng cường năng lực tác chiến của các đơn vị tàu tên lửa hạng nhẹ và yểm trợ hỏa lực cho các tàu hạng nhẹ lớp 205 và có thể tấn công tàu của đối phương ngoài tầm hoạt động của các hệ thống radar trinh sát, nhà nước Xô viết đã ra chỉ lệnh nghiên cứu phát triển các tàu hộ tống hạng nhẹ pháo binh mang tên lửa thế hệ mới.
Thiết kế tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ 1241P được bắt đầu vào năm 1969 tại trung tâm nghiên cứu thiết kế tàu biển Almaz dưới sự lãnh đạo của kỹ sư trưởng E.I.Yuknhin. Sau đó được thay thế bởi nhà thiết kế chính V.N. Ustrinov. Người kiểm soát - đại diện của Hải quân là đại úy thuyền trưởng cấp I YU.M.Osipov sau đó là đại úy hải quân cấp II V.I. Litovski.
Theo yêu cầu kỹ chiến thuật cho các tàu hộ tống mang tên lửa của dự án 1241 được sử dụng để tiêu diệt các chiến hạm, tàu vận tải và các loại tàu xuồng đổ bộ, tăng cường năng lực phòng không của các đơn vị binh chủng hợp thành, bảo vệ các cụm tàu chiến, tàu phóng lôi, tàu tên lửa chống lại các phương tiện tấn công đường không tầm thấp, chi viện hỏa lực bảo vệ các lực lượng chống lại các phương tiện tấn công đường biển hạng nhẹ của đối phương. Tàu hộ tống tên lửa chiến thuật lớp 1241 cần hiệp đồng tác chiến với các tàu tên lửa hạng nhẹ lớp 205 và bảo vệ cho các tàu tên lửa hạng nhẹ chống lại các khinh hạm của đối phương, có trang bị pháo 76 mm. Chính vì vậy tàu hộ tống lớp 1241 cần có tốc độ tương đương, không thua tàu tên lửa lớp 205.
Theo những yêu cầu chiến thuật đã nêu của Hải quân Liên xô, Trung tâm thiết kế tàu chiến đã đưa ra hai mẫu thiết kế đầu tiên với lượng giãn nước khoảng 500 tấn, với hệ thống tên lửa chống tàu bốn ống phóng Moskit. Điểm trọng tâm của hai phiên bản tàu 1241 được các nhà thiết kế quan tâm là hệ thống radar đa nhiệm có kích thước nhỏ gọn, có công suất lớn, đảm bảo hỗ trợ cho tất cả các loại vũ khí bố trí trên tàu. Phương án 1 là trang bị hệ thống radar "Gravel-M” đã vượt qua được những thử nghiệm đầu tiên, phương án 2 là hệ thống radar "Monolith” đang trong quá trình thiết kế chế tạo, cuối cùng các nhà thiết kế đã lựa chọn Monolit vì hệ thống có đặc điểm khác hơn so với Gravel-M, có chế độ dẫn đường đạn tấn công tầm xa và các kênh nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ hệ thống "Uspec-U'. Tàu hộ tống tên lửa sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Osa – M, nhưng sau này, để đảm bảo độ ổn định, lượng giãn nước tiêu chuẩn và và tốc độ 40 hải lý/ giờ, hệ thống tên lửa phòng không không được lắp đặt. Nhiệm vụ yểm trợ trên không đối với các lực lượng phòng thủ bờ biển, chống lại các phương tiện bay tầm thấp được giao cho không quân Hải quân. Do không đặt nhiệm vụ phòng không cho tàu hộ tống, mẫu thiết kế tàu hộ tống tên lửa chuyển từ tàu mang tên lửa hạng nhẹ sang tàu hộ tống tấn công tên lửa hạng nhẹ.

Tàu hộ tống tên lửa Molniya 1241.1M.Vào năm 1973 theo nghị định của Chính phủ Liên bang Xô viết, đặt ra nhiệm vụ chế tạo tàu tên lửa với hệ thống tên lửa chống tàu tốt nhất thế giới " Moskit”, tăng cường năng lực tác chiến của tàu, khả năng phòng thủ và bảo vệ tốt, được trang bị các thiết bị đấu tranh điện tử hiện đại, đồng thời làm điều kiện hoạt động trên tàu tốt hơn và tăng cường khả năng hoạt động độc lập trên biển.
Mẫu thiết kế 1241 đưa vào thực tế hệ thống các tàu hộ tống hạng nhẹ và nhờ có giải pháp thiết kế tổ hợp, tích hợp trên thân tàu các thiết kế của tàu phóng tên lửa, khinh hạm chống ngầm và tàu tuần tiễu vùng bờ biển dành cho lực lượng hải quân Xô viết và xuất khẩu cho các nước bạn bè và các nước thuộc khối XHCN. Tính toán đến môi trường tác chiến khác nhau, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng khác nhau, các tổ hợp thiết bị (tên lửa chống tàu, hệ thống thiết bị điện tử, hệ thống trạm nguồn, năng lượng) đã dẫn đến hàng loạt các mẫu tàu hộ tống khác nhau của thiết kế 1241 với thân tàu và cùng một nguồn động lực. Ý tưởng một tàu hộ tống với thân tàu và động lực trạm nguồn cố định, nhưng có nhiều kiểu loại thiết kế trang bị cho nhiều mục đích sử dụng chưa hề được đặt ra khi đặt mục tiêu thiết kế ban đầu.

Tàu hộ tống tên lửa Molniya 1241.8."Dự án 12411 tàu hộ tống tên lửa và dự án 12412 tàu chống ngầm nhận được không chỉ là các loại vũ khí trang thiết bị khác nhau mà khi đưa vào thực hiện với điều kiện mua bản quyền sản xuất, cũng có nhiều khung sườn khác nhau và nguồn động lực khác nhau (có thể từ Nga, Belarusia, Ucraina..) Có nơi gọi là khinh hạm hạng nhẹ, có nơi gọi là chiến hạm…Nhưng theo thực tế sử dụng chủ yếu với mục đích bảo vệ biên giới và lãnh hải- tên được sử dụng nhiều nhất vẫn là khinh hạm hạng nhẹ chống tàu".
Lịch sử đóng tàu
Những tàu hộ tống tên lửa 2 mẫu thiết kế chủ yếu được giao cho tổ hợp đóng tàu Almaz. Mẫu thiết kế 1241.1-T và 1241-M được đóng hàng loạt cùng một lúc trên 3 xưởng đóng tàu từ năm1979 của Liên bang Xô viết. Đến cuối năm 1991 đối với Hải quân Xô viết đã đóng được 41 tàu hộ tống mang tên lửa bao gồm: 12 tàu hộ tống lớp 12411-T (4 chiếc do các xưởng Primorye, Khabarovsk và Mid-Neva đóng) 31 tàu hộ tống mang tên lửa lớp 12411 trong đó Khabarovsk đóng 17, Mid-Neva đóng 13 chiếc và 1 chiếc 12417. Đến cuối năm 1991, trong quá trình đóng tàu hàng loạt đã có thêm 6 tàu hộ tống tên lửa với độ sẵn sàng từ 28% đến 93%, dự kiến sẽ xuất xưởng năm 1996. Một tàu hộ tống mẫu thiết kế 1241Т ngay trong quá trình đóng tàu đã theo mẫu 12417 (pháo 30mm được thay thế bằng hệ thống tên lửa phòng không "Kortik" và radar phát hiện mục tiêu trên không "Positive" để phục vụ cho điều khiển hỏa lực phòng không thân tàu. Lực lượng biên phòng của Liên bang Xô viết cũng nhận được 12 tàu tuần tiễu tên lửa mẫu 1241.2 có một số những thay đổi về thiết kế kỹ thuật nếu so sánh với mẫu tiêu chuẩn 1241.
Các nhà máy tại Rybinsk và Yaroslavl triển khai đóng các mẫu thiết kế tàu 1241 RE, đây là mẫu tàu phục vụ cho nhiệm vụ xuất khẩu cho các nước trong khối XHCN. Trong thời gian này, đã đóng được 22 tàu hộ tống tên lửa mẫu 1241RE ) 5 chiếc dành cho Cộng hòa dân chủ Đức và Ấn độ, 3 chiếc Rumania, 4 chiếc cho Balan, 2 chiếc cho Bungaria và Iemen, 1 chiếc cho Việt Nam, đồng thời có 3 chiếc mẫu thiết kế 1241 RE được sử dụng trong biên chế của Hải quân Xô viết với nhiệm vụ làm giáo cụ huấn luyện cho các học viên quân sự nước ngoài. Ngoài ra, Ấn độ đã được nhận bản quyền sản xuất tàu hộ tống tên lửa lớp Monliya cho hai nhà máy đóng tàu ở Bombay và Goa.
Thân tàu và các buồng công tác trên boong
Thân tàu hoàn toàn nhẵn bóng và trơn, được ghép bằng thép tấm đóng tàu biển, có những đường ghép nối nhỏ thắng. 8 vách ngăn không thấm nước chia thân tàu ra làm 9 khoang. Các buồng khoang được làm bằng vật liệu kim loại nhẹ (hợp kim nhôm) ngoại trừ ống xả khí gas. Các hệ thống động lực quan trọng nằm trong 2 khoang liền kề phía đuôi tàu..
Các kích thước tiêu chuẩn của tàu; Chiều dài thân: 56,1m, chiều rộng nhất của tàu là: 10,2m. Mức ngấn nước thân tàu là: 2,5m (2,3m đối với thiết kế 1241RE). Mực ngấn nước đối với chân vịt khi đủ tải trọng là 4,15m,. Mức ngấn nước khi sử dụng là 2,65m ( đối với thiết kế 12411). Lượng dãn nước các mẫu thiết kế theo model có khác nhau, nhưng nằm trong giới hạn cho phép của 500 tấn. Chiều cao boong tàu ở khoảng chính giữa thân tàu là 5,31m.
Động cơ và trạm nguồn
Do chậm trễ trong quá trình chế tạo động cơ diesel gasturbin cho hệ thống động lực, các tàu hộ tống tên lửa đầu tiền sử dụng hệ thống động cơ gas-turbin M-15, đây là hệ thống động cơ bao gồm 2 động cơ tuốc bin tăng tốc M-70 công suất 12000 sức ngựa mỗi động cơ, và 2 động cơ tuốc bin hành trình công suất 5000 sức ngựa mỗi động cơ, với 4 bộ phận giảm tốc. Hệ thống động cơ tuốc bin có những ưu điểm quan trọng, bao gồm cả yếu tố tiết kiệm nhưng với động cơ tuốc bin gặp khó khăn trong điều khiển tàu khi chạy tốc độ thấp với vòng quay nhỏ, đặc biệt khi cập cảng. Các động cơ chính được nối liền với chân vịt bằng trục quay 3 bậc tự do, tốc độ tối đa của tàu là: 42 hải lý, tốc độ tiết kiệm là 13 hải lý. Tầm hoạt động xa bờ liên tục với tốc độ cao là 760 dặm, tầm hoạt động tiết kiệm là 1400 dặm.
Đông cơ trạm nguồn các tàu hộ tống tên lửa thiết kế 1241M- là động cơ diesel – gas tuốc bin 2 trục khuỷu. Hệ thống động lực bao gồm 2 động cơ tuốc bin tăng áp M-70 có công suất 12000 mã lực và 2 động cơ diesel M-510 có công suất 4000 mã lực (mỗi tổ hợp động cơ diesel có động cơ M-504 với hộp giảm tốc 2 tốc độ và ly hợp thủy lực. Các động cơ chính hoạt động với một trục chân vịt và chân vịt. Tốc độ cực đại của tàu là 41 hải lý/giờ, tốc độ tiết kiệm là 14 hải lý/giờ. Tầm hoạt động với tốc độ hải trình là 36 hải lý/giờ sẽ là 400 dặm, tốc độ tiết kiệm là 1600 dặm, với tốc độ 12 hải lý/giờ tầm hoạt động là 2400 dặm.
Trên mỗi tàu chiến lắp đặt 2 động cơ trạm nguồn DG-200 công suất 200kWh và một động cơ trạm nguồn diesel DGR-75 công suất 100kWh.
Các bộ phận trang thiết bị chính của tàu.
Hệ thống truyển động và điều khiển lái: Thầu hộ tống tên lửa 1241 được lắp 2 chân vịt trục cứng 3 bậc tự do.
Bộ phận neo buộc tàu, Neo tàu và kéo tàu: Trong thùng sắt phía trước tàu có lắp hệ thống điện- thủy lực để thả xích neo và thu neo, đồng thới có trống quấn dây cáp buộc tàu phía mũi. Trên boong tàu phía sau có động cơ điện và bộ phận cơ khí giảm tốc với bánh răng vô tận để quấn cáp buộc neo tàu ở phía sau, trên boong có tất cả 4 trống quấn dây cáp buộc neo tàu.
Phương tiện cứu hộ: Phương tiện cứu hộ trên các tàu hộ tống tên lửa 1241 có 5 xuồng cứu hộ, 3 trong số đó được đặt trên tầng thứ nhất của boong chính ( phía đằng đuôi tàu, giữa bệ pháo AK-630) và hai chiếc được đặt ở phía mũi của buồng chuyển động.
Khả năng hải hành.
Tính năng kỹ thuật của tàu cho phép các tàu lớp Monliya có thể hoạt động trên biển với vận tốc thấp khi biển động đến cấp 7-8.
Điều kiện làm việc và thủy thủ đoàn
Thủy thủ đoàn của tàu hộ tống 12411T biên chế là 41 người ( trên tàu 12411-M quân số giảm xuống còn 40 người. trong đó có 5 sĩ quan, bao gồm cả thuyền trưởng. Thuyền trưởng được sử dụng buồng riêng hai người, bố trí trên tầng thứ nhất của boong tàu, dưới buồng cơ động phía bên trái mạng tàu. Các sĩ quan còn lại được bố trí trong các buồng 2 người dọc theo thành tàu. Thủy thủ nghỉ ngơi trong 3 buồng tập trung, bố trí ở khoang chính phần mũi tàu. Buồng phía mũi tàu (7 gường đôi) bố trí ở phần mũi tàu cạnh buồng đạn của pháo AK-176, hai buồng ngủ còn lại nằm ở phía sau cạnh sườn của pháo AK-176. Phòng ăn rộng 5x4m được bố trí trong khoang chính của thân tàu. Lương thực, thực phẩm, nước uống dự trữ cho 10 ngày. Để lưu trữ cơ sở vật chất trên tàu bố trí kho dự trữ thực phẩm khu vực mũi tàu, cạnh khoang ngủ của thủy thủ, dưới tầng khoang đạn của tháp pháo AK-176 là thùng đựng nước uống.
Vũ khí trang bị
- Vũ khí chống tàu
Vũ khí cơ bản được biên chế cho mẫu thiết kế đầu tiên: P-15, 3M-80 Moskit

Tên lửa chống tàu X-41 Moski.Trong hệ thống vũ khí của tàu hộ tống tên lửa 12411 được biên chế 4 tên lửa chống tàu R-15 Termit, tàu hộ tống 12411 M được biên chế 4 tên lửa chống tàu loại 3M-80 Moskit (R-270), các tên lửa chống tàu được lắp trong 2 bộ ống phóng tên lửa KT-152. Tên lửa được bố trí trên hai bệ phóng cố định gắn gắn 2 bên sườn boong tàu. Bệ phóng tên lửa được gắn với một góc phòng cố định so với sàn tàu.
- Vũ khí phòng không
Để phòng thủ trên khống, về lý thuyết kỹ chiến thuật nhiều hơn là thực tế tác chiến, chống lại các đòn tấn công từ trên không, trên các tàu hộ tống được trang bị các tên lửa phòng không tầm thấp (Strela-3) cơ số biên chế là 16 tên lửa, hoặc Igla với cơ số biên chế tương đương. Tên lửa phòng không được bố trí bệ phóng trên boong phía đuôi tàu, giá đứng bắn có bệ tỳ hướng ra 4 hướng bắn.
- Pháo hải quân

Pháo hạm cơ bản : АК-176, АК-630М.Pháo hạm của tàu hộ tống tên lửa 1241 là pháo hạm một nòng tự động 76/59 АU kiểu tháp pháo АК-176, tháp pháo được bố trí trên phần mũi tàu của boong tàu. Cơ số đạn pháo là 316 viên. Tháp pháo được chế tạo từ hợp kim nhôm và magnesium Amr-61 với độ dày 4mm. Kíp trắc thủ - 2 người ( nạp đạn bằng tay – kíp trắc thủ là 4 người). Khối lượng của pháo là: 10,45 tấn.
Trên boong tàu phía đuôi tàu của thiết kế 1241 để chống lại các tên lửa hành trình chống tàu, được lắp đặt hai súng máy 6 nòng 30/54 AK-630M, với hai dây băng đạn 2000 viên đạn – 1000 viên cho mỗi băng đạn. Khối lượng của toàn bộ ụ súng không có đạn và phụ tùng là 1,85 tấn. Toàn bộ ụ súng máy với hệ thống điều khiển là 9114kg. Tầm bắn của súng là 4000m. Chế độ bắn thông thường 4-5 loạt bắn với mỗi loạt từ 20 – 25 viên đạn từ tầm bắn max, trên tầm bắn hiệu quả, loạt bắn có thể kéo dài với số lượng lên đến 400 viên ngắt đoạn ngắn từ 3-5 giây.
Hệ thống radar và thiết bị tác chiến điện tử
- Radar truy tìm, phát hiện, bắt và bám mục tiêu.
Rà quét, kiểm soát và phát hiện mục tiêu chủ động hoặc thụ động, xử lý tín hiệu thông tin và chuyển thông số chỉ thị mục tiêu cho ban chỉ huy trưởng và các kíp trắc thủ trên tàu, giải quyết các bài toàn về dẫn đường, định vị tàu, điều hành các hoạt động tác chiến liên kết phỗi hợp với các hàm tàu khác trong phân đội tàu 1241 được thực hiện bởi hệ thống radar Monolit (hệ thống radar này là nâng cấp của hệ thống Titanit, hệ thống radar được bố trí trên nóc của boong chính của tàu dười chụp radar chủ động hình bán cầu. Những tàu hộ tống đầu tiên được sản xuất kể cả tàu chỉ huy P-5 và những tàu hộ tống tên lửa xuất khẩu không được lắp hệ thống Monolit mà lắp hệ thống radar bám, dẫn bắn Garpun. ( Hệ thống radar xuất khẩu: Garpun-E). Các tàu hộ tống tên lửa thiết kế 1241T được lắp radar Monolit với thiết bị điều khiển tên lửa Korral từ hệ thống phóng tên lửa Termit. Hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo binh MP-123/176 Vimpel được bố trí trong khoang trên boong tàu, bên dưới cột ăn ten.
- Hệ thống thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử
Tàu hộ tống tên lửa thiết kế 1241 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Vimpel –P2 , đảm bảo cho các thiết bị điện tử trên ầu có khả năng ngăn chặn và chống gây nhiễu điện từ.
Đối với những mục tiêu cần gây nhiễu điện tử trên tàu được bố trí hai bệ phóng đạn gây nhiễu, mỗi bệ phóng gồm có ống phóng lựu 16 nòng có điều khiển từ xa PK-16 để gây nhiễu thụ động, ống phóng lựu phóng đạn phản xạ lưỡng cực hoặt mồi bẫy hồng ngoại. Cơ số đạn biên chế là 128 quả đạn 82mm. Bệ phóng được đặt ở phía đuôi tàu, trên mặt boong tàu. các tàu thế hệ sau có thể lắp tới 4 bệ phóng đạn mồi bẫy hoặc phản xạ đa cực PK-10 các bệ phóng này cũng được lắp ở trên các giá đỡ phía đuôi tàu, khu vực khoang quạt gió làm mát buồng máy giữa boong tàu và súng máy 6 nóng AK 630. và trên các giá đỡ nằm giữa buồng cơ động trên boong tàu và tháp pháo AK 176. Trên các tầng trên boong tàu từ quá trình sửa chữa vừa và các tàu mới đóng thế hệ mới được lắp các cảm biến chiếu xạ lases, nhằm phát hiện tàu bị chiếu xạ laser từ các thiết bị dẫn đường cho tên lửa chống tàu dẫn động bằng laser.

1 – Khoang phía trước mũi tàu; 2 – Buồng kho tàng đựng cơ sở vật chất khác nhau; 3 – Thùng chứa xích mỏ neo; 4 – Buồng ngủ của thủy thủ đoàn; 5 – Pháo hạm 76-mm АУ АК-176; 6 – Trống chuyển nạp đạn 76-mm AU; 7 –Vị trí chiến đấu đa chức năng; 8 – Thùng đựng nước ngọt ; 9 –Thùng đựng dầu diesel nhiên liệu; 10 – Hệ thống radar Monolit «Монолит»; 11 – Khoang cơ động lên boong tàu; 12 –Phòng nghỉ sỹ quan chỉ huy; 13 –Hành lang р; 14 – Phòng nhỏ lắp các thiết bị điện - điện tử; 15 – Phòng trung tâm điều khiển các thiết bị động lực, trạm nguồn và bảng mạch phân phối cho các khoang phía mũi tàu.; 16 –Khoang máy tàu phía đằng mũi tàu МО; 17 – Ống xả khói tàu ; 18 – Ống thông khí và quạt thông gió khoang máy tàu; 19 – Khoang chứa thùng dầu; 20 – Động cơ đẩy của tàu ; 21 – Buồng điều khiển điện thân tàu và phòng buồng bảng điện đuôi tàu; 22 – Khoang máy phía đuôi tàu МО; 23 – Phòng ăn của tàu; 24 – Súng máy chống tên lửa АК-630М; 25 – Khoang xả khí thải đuôi tàu; 26 – khoang máy cuối đuôi tàu; 27 –Khoang bánh lái đuôi tàu.
Mẫu thiết kế 12417

Lượng giãn nước tiêu chuẩn , Tấn: 436 (tiêu chuẩn), 493 (đầy đủ)Tốc độ cực đại, hải lý/giờ. 41 (max), 12 (tiết kiệm)Tầm xa hải hành max, dặm 1600 (Ve 12 hải lý)Lượng dự trữ hành trình. 10 ngàyVũ khí trang bị:
Tên lửa chống tàu 2х2 Ống phóng tên lửa chống tàu "Моskit"; 1х4 ống phóng tên lửa vác vai Igla "Игла"; Pháo hạm 1х1 76-mm АК-176; Súng máy chống tên lửa 2х6 30-мм АК-630radar điều khiển hỏa lực Vimpel , radar chỉ thị kiểm soát và dẫn bắn mục tiêu Monolit, Radar hàng hải dẫn đường trên hải đồ và định vị vệ tinh. Hệ thống tác chiến điện tử và cảnh báo sớm. Động lực của tàu là hệ thống tổ hợp động cơ diesel – tuốc bin khí ga 2х GTD М-70 và 2хМ510Kích thước, m 56,1х10,2х2,5Nguồn điện: Đông cơ phát điện 3 pha diesel theo thiết kế. Công suất động cơ kW 4000 sức ngựa.х 2 М510; 12000 sức ngựa .х 2 GTD
Mẫu thiết kế Monliya 1241.8

Chiều dài thân tàu 56.1 m
Chiều rộng nhất thân tàu 10.2 m
Chiều cao của sàn tàu (trung bình) 5.31 m
Mức ngấn nước đủ tải trọng 2.38 m
Lượng giãn nước 510 T
Thông số chiến thuật tàu hộ tống tên lửa Tốc độ cực đại; 39-40 kn
Tốc độ tiết kiệm 12-13 kn với khoảng cách xa hoạt động xa nhất 2300 dặm
Lượng dự trữ lương thực thực phẩm hành trình 10 ngày Thủy thủ đoàn: 42
Động lực thân tàu:
Động cơ tổ hợp diesel-gas turbine M15: Với nhiệt độ khoảng 15oC. 23530 kW
Với nhiệt độ lớn hơn 34o C 17430 kW
Nguồn điện thân tàu: kWh máy phát điện diesel 2x200. và một máy phát điện diesel 1X100.
Vũ khí trang bị: 16 tên lửa chống tàu X-35 Uran 3M24 Tên lửa phòng không vác vai Igla: 12 Hỏa lực pháo binh:1xAK-176M 76.2 mm với cơ số 316 viên đạn pháo. 2xAK-630M1-2 30 mm với cơ số 4000 viên đạn
Hệ thống tác chiến điện tử Hệ thống radar GARPUN-BAL Radar bao gồm: Radar điều khiển hỏa lực MR-123-02. Radar truy tìm, phát hiện mục tiêu trên không và trên biển POZITIV-E MP-405 ESM
Hệ thống radar cảnh báo sơm Radar ID system: Hệ thống radar xác định chủ quyền Radar hàng hải định vị và dẫn đường điều khiển tàu
Hệ thống súng phóng lựu gây nhiễu điện từ và quang hồng ngoại PK-10


Tên lửa Uran X-35 (Mô phỏng 3D).
Ống phóng tên lửa Uran (Mô phỏng 3D).
Tên lửa chống tàu X-35 Uran 3M24
Tốc độ bay, km/h 1100
Tầm bắn xa nhất, km 130
Tầm bắn gần nhất, km 5
Trần bay trên mực nước biển, m 5-10
Trần bay tiếp cận mục tiêu (giai đoạn cuối), m 3-5
Chiều dài tên lửa, mm: 3750
Đường kính của tên lửa,mm: 420
Sải cánh tên lửa: mm 930
Khối lượng đầu đạn, kg 145
Tải trọng phóng kg 630
Theo QPAN
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sao em nghe lá cải bầu tàu ngầm TQ nổi lên trước mũi mà Mỹ không biết? Hay ta có công nghệ hơn Mỹ? Mí lại không có ngư lôi với sonar thì chống ngầm bằng niềm tin hả cụ? Em thấy trong kho phải bổ sung thêm loại vũ khí cực kỳ hiện đại mang tên niềm tin. Vũ khí vô đối.
Sub 3 ship thì có thể thêm mắm thêm muối, thằng Mỹ nó cố ý để a 3 tàu tự tin vào công nghệ lởm, còn việc Sub của Nga lặn cả tháng trời ở vịnh Mễ Tây Cơ thì ai cũng biết =))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ticonderoga: Chiến hạm 'khủng' nhất thế giới

TPO - Tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga là lớp tàu chiến đầu tiên của hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống thông tin điều hành tác chiến (CICS) Aegis và hệ thống radar AN/SPY-1.

Tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga USS Port Royal (CG-73).
Chiếc tàu đầu tiên của loạt chiến hạm này được đặt hàng và phê chuẩn ngân sách tài chính vào năm 1978 theo yêu cầu là tàu khu trục mang tên lửa (DDG-47). Nhưng vào ngày 01.01.1980, khi đang trong quá trình đóng khung và vỏ tầu, đã được chuyển loại lại thành lớp tàu tuần dương mang tên lửa Ticonderoga (CG-47) và Yorktown (CG-47) do ứng dụng khí tài radars mới đã tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của tàu. Cơ sở căn bản để phát triển tàu tuần dương lớp Ticonderoga là khung sườn, vỏ tàu và hệ thống động lực trạm nguồn của tàu khu trục lớp "Spryuens."
Thiết kế siêu bền, siêu mạnh


Tàu tuần dương của "Ticonderoga" có hình dáng thon dài đặc trưng vươn xa tới mũi tàu dạng bán trụ, kéo dài đến 85% chiều dài của nó, mũi tàu hình nêm và đuôi tàu có mặt cắt thẳng đứng phía sau. Các đường viền thép dọc vỏ tàu được thiết kế nhằm giảm biên độ va đập của sóng biển vào mạng tàu và lườn tàu, đồng thời giảm ma sát của nước biển khi tàu chuyển động.
Trên cơ sở kinh nghiệm thiết kế tàu khu trục "Spryuens", Tổng chiều dài thân tàu bằng do kéo dài thêm phần mũi tàu nên đã tăng lên 1,1 m, trên phần mũi tàu được đặt một tấm lan can đặc biệt có chiều dài khoảng 40 m và chiều cao khoảng 1,4 m để giảm tác động của sóng trong điều kiện thời tiết mưa bão, biển động đối với ụ pháo - 127 mm AC và hệ thống OHR (hệ thống các hầm phóng tên lửa thẳng đứng). Cũng nhằm tránh rung lắc và va đập mạnh với sóng biển, thân tàu tuần dương được trang bị hệ thống ổn định rung lắc và các sống tàu trên mạn tàu.


Theo các thông số kỹ thuật thì tàu tuần dương lớp Ticonderoga có thể duy trì tốc độ hải trình đến 20 knots trong một thời gian dài khi biển đang động cấp 7. Các ống khói tàu được bố trí theo các boong thượng và dọc theo thân tàu. Phía sau đài chỉ huy và nằm ở giữa phần kiến trúc của boong tàu là các cột an ten song sắt hàn tam giác.
Trong cấu trúc của tàu được sử dụng các loại vật liệu siêu bền: (hợp kim nhôm, nhựa tổng hợp, các lớp phủ chịu mài mòn). Kho đạn hầm tàu được bảo vệ thép tấm có độ dày 25-mm. Phần quan trọng nhất của cấu trúc boong thượng tầng được bảo vệ bằng các tấm thép tổ ong. Tầng trên cùng được bọc bằng một lớp nhựa vinyl chống mòn, gỉ.
Ticonderoga trang bị 4 động cơ tuốc bin khí LM2500 cực khỏe, cho phép con tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động hơn 10.000km.



Nếu so sánh cùng với các chiến hạm tuần dương khác của hải quân Mỹ, tuần dương hạm lớp Ticonderoga được tăng cường diện tích sinh hoạt thủy thủ đoàn, các khoang sinh hoạt được bổ trí ở khoảng giữa thân tàu và khoang trên boong thượng. Các gường tầng nhỏ được lắp thành các block có 6 gường, các block được ngăn bằng các vách ngăn mỏng. Các nhà thiết kế cũng lắp đặt các khoang nhỏ dành cho nghỉ ngơi và học tập. Các tàu tuần dương Ticonderoga có khả năng hoạt động trong khu vực đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Trên các boong tầu và thân tầu không có cửa sổ. Các khoang làm việc, sinh hoạt được lắp đặt thiết bị lọc độc không khí.
Trên chiến hạm được lắp đặt các băng chuyền vận tải và thang máy để vận chuyển hàng hóa từ trên sàn tàu xuống hầm tàu và xếp đặt vào các khoang chứa hàng. Một trong những phương tiện vận chuyển đảm bảo di chuyển hàng trên toàn bộ mặt sàn, từ mũi tàu đến đuôi tàu. Trên phần mũi tàu và phần đuôi tàu được bố trí hai vị trí để tiếp nhận hàng hóa, được vận chuyển đến bằng máy bay trực thăng.
Các trang thiết bị được thiết kế theo dạng module cho phép sử dụng giải pháp sửa chữa các bộ phận riêng biệt bằng cách thay thế, nhanh chóng thay đổi các block bị hỏng hóc lực lượng theo biên chế trên tàu hoặc bằng lực lượng bảo dưỡng, sửa chữa của căn cứ Hải quân.


'Vệ sĩ' tàu sân bay, bắn hạ cả vệ tinh
Các chiến hạm Ticonderoga trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến. Aegis làm nhiệm vụ phát hiện, bám bắt mục tiêu, dẫn đường tên lửa đánh chặn và phá hủy máy bay, tên lửa hành trình, kể cả tên lửa đạn đạo.
Ticonderoga được trang bị kho vũ khí phòng không đồ sộ mà ít tàu chiến nước nào trên thế giới có được. Ticonderoga thiết kế 2 hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk 41 (122 ống phóng) chứa hỗn hợp nhiều loại tên lửa bao gồm: Tên lửa đối không tầm trung SM-2MR Block IIIB có tầm bắn 74-170km, độ cao 24.400m, tốc độ hành trình Mach 3,5; Tên lửa đối không tầm xa SM-2ER Block IV có tầm bắn 120-190km, độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 24.400m; Tên lửa đánh chặn SM-3 có tầm bắn siêu xa 500km, độ cao bay 160km, tốc độ bay 9.600km/h. SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn; Tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM có tầm bắn 50km. Nó chuyên dùng để đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm siêu âm có tính cơ động cao; Tên lửa đối không tầm xa SM-6 có tầm bắn 240km, độ cao bay 33km.
Các mục tiêu của kẻ thù nằm sâu trong đất liền cũng vẫn không thoát được vũ khí của Ticonderoga. Chiến hạm này trang bị tên lửa hành trình đối đất chính xác cao BGM-109 Tomahawk có tầm bắn tới 2.500km, tốc độ hành trình 880km/h. Kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, chiến tranh ở Afghanistan, Lybya, tên lửa Tomahawk luôn mở đầu các chiến dịch của Mỹ với vai trò triệt hạ các mục tiêu quan trọng nhất, dọn dẹp chiến trường trước khi không quân và các lực lượng khác vào cuộc.
Ticonderoga cũng dễ dàng tiêu diệt kẻ địch ẩn nấp dưới lòng đại dương. Để chống ngầm, nó mang theo tên lửa săn ngầm RUM-139. Con tàu còn có sự hỗ trợ của 2 cụm máy phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm, 2 trực thăng săn ngầm SH-60B hoặc MH-60R. Tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Loại vũ khí này không lắp đầu đạn thuốc nổ thường mà mang theo một ngư lôi săn ngầm.
Ticonderoga có khả năng mang tất cả các loại tên lửa trên, hoặc kết hợp 2-3 loại theo yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh các vũ khí đối không, để tấn công đối phương, Ticonderoga vũ trang tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon (8 quả, tầm bắn 120km). Tàu còn có 2 pháo hạm 127mm, 2 tổ hợp pháo bắn nhanh 20mm, 2 pháo 25mm, 2-4 súng máy 12,7mm. Các vũ khí này dùng để tấn công mục tiêu tầm gần, cỡ nhỏ.
Ít có chiến hạm nào trên thế giới sánh được với sức mạnh kinh hoàng của Ticonderoga. Siêu chiến hạm này là thành phần không thể thiếu trong biên chế nhóm tàu sân bay xung kích Mỹ và thực sự là “lá chắn thép” bảo vệ các hàng không mẫu hạm. Từ lâu, Ticonderoga luôn đóng vai trò trụ cột và là niềm tự hào của hải quân Mỹ.




Từ năm 2000—2011 tất cả các tàu tuần dương Ticonderoga được hiện đại hóa để có thế lắp đặt các tên lửa RIM-161 Standard Missile 3. Các tên lửa này kết hợp với Hệ thống công nghệ thông tin điều khiển hỏa lực Aegis với Radar AN/SPY-1 có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên thượng tầng khí quyển với khoảng cách là 500 km và trên tầm cao đến 160 km. Ngày 21.02.2008 tàu tuần dương USS «Lake Erie» sử dụng tên lửa này đã đánh chặn và phá hủy vệ tinh mất điều khiển USA-193 trên khoảng cách 275 km.

Lực lượng Hải quân Mỹ đã đóng tất cả 27 chiếc tuần dương tên lửa lớp Teconderoga.


Con này phải để cho Slava (tiểu Kirov) 8-x>:)
Khám phá tuần dương hạm lớp Slava của Nga

Tuần dương hạm lớp Slava Project 1164 Atlant hiện là lớp tàu mới nhất của Hải quân Nga. Hiện có 3 tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga: chiếc tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen; tuần dương hạm Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc tuần dương hạm còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc.
Tuần dương hạm Moskva. Nổi bật trong hệ thống vũ khí của tuần dương hạm lớp Slava Project 1164 Atlant là 16 bệ phóng tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (NATO gọi là SS-N-12 Sandbox), tầm bắn lên đến 550km (700km đối với biến thể cải tiến P.1000).
Tuần dương hạm lớp Slava Project 1164 Atlant được trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa P-500 Bazalt cải tiến. Lớp tuần dương “đàn anh” - Kirov trước đây thuộc Lực lượng Hải quân Liên Xô, gồm những tàu tuần dương hạng nặng, vũ trang mạnh, chạy bằng năng lượng nguyên tử. Lớp này gồm những tàu tuần dương lớn nhất thế giới và hiện vẫn đang hoạt động, thuộc Hải quân Nga. Kirov là đặt theo tên chiếc đầu tiên và cũng là tên của Sergei Mironovich Kirov, nhà cách mạng cộng sản Liên Xô.
Tên lửa P-500 có khả năng mang đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tốc độ bay mach 2,5, được coi là một trong những vũ khí chống tàu ngầm và tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa P-500 được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động; các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh tự động thông qua hệ thống điều khiển được liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.
Khai hỏa tên lửa đối không tầm xa S-300 trên tuần dương hạm. Bên cạnh hệ thống vũ khí chống hạm, các tuần dương hạm này còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại. Trong đó, 8 bệ phóng tên lửa đối không tầm xa S-300F (NATO gọi là SA-N-6 Grumble), tầm tác chiến chống máy bay là 150km và 30km chống tên lửa đạn đạo. Hai hệ thống tên lửa đối không (phản ứng nhanh) OSA-MA, một hệ thống ở phía trước và một ở phía sau, tầm bắn tối đa là 15km, tầm cao tối đa là 12km.
Hệ thống pháo AK-130 của tuần dương hạm. Tuần dương hạm lớp Slava Project 1164 Atlant còn được trang bị một pháo hạm đa năng nòng kép AK-130-130mm, tầm bắn tối đa 23km chống lại các mục tiêu mặc nước, 15km chống máy bay, tốc độ bắn trung bình là 40 viên/phút. 6 pháo bắn siêu nhanh AK-630, có thể được thay thế bằng hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan, 5 ống phóng ngư lôi kép 533mm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.
Tuần dương hạm Varyag. Đuôi tàu tuần dương hạm có bãi đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27. Ngoài ra, nó cũng được trang bị hệ thống điều khiển điện tử tiến tiến gồm: radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800 Voshkod; radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA; hệ thống điều khiển hỏa lực Volna/Top Dome, MPZ-301; các sonar tần số cao và siêu cao, có thể phát hiện và định vị vị trí, cũng như các thông tin về kỹ, chiến thuật các loại tàu ngầm, tầu nổi của đối phương trong phạm vi lên đến vài trăm hải lý…
Tuần dương hạm Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc. Thông số cơ bản của tuần dương hạm lớp Slava Project 1164 Atlant: Dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người.
Đặc biệt, tuần dương hạm được trang bị hệ thống động cơ đẩy kết hợp tuabin khí COGOG, tổng công suất 120.000 mã lực. Tốc độ tối đa đạt 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động 6500 dặm (10400km).
Nhiều quan chức NATO cho rằng, tàu chiến lớp Slava của Nga là “Đệ nhất tuần dương hạm”, xứng đáng là biểu tượng về uy lực sức mạnh của cường quốc biển xanh của Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vẫn kịch bản cũ soạn lại với radar AN/SPY-1 tuy tốt cho tầm cao với máy bay, tên lửa địch phóng từ máy bay (Su-33, Kh-35) nhưng lại khó khăn với các loại lướt biển, bay thấp (Ka-31, P-270) tuy nhiên Slava lại ko trang bị radar mineral-em, nên đây sẽ là 1 trận ra trò (phụ thuộc vào SH-60/MH-60& Ka-25K/27, nhưng SH-60/MH-60 chưa bao giờ đóng vai trò AEW như Ka-25K, chúng chỉ ASW và SAR là chủ yếu, dường như tư duy của Mỹ ko chú trọng cho heli guided Ashm), bên nào tên lửa nhanh hơn sẽ thắng, bởi cả 2 con đều to xác dễ bị phát hiện. Tuy nhiên về tầm bắn thì P-500/1000 lên tới 550-700km, nhưng yếu điểm là phải phụ thuộc vào Ka-27/31, trong khi đó tuy Ticonderoga hệ thống radar, Aegis khủng cho chống ICBM lẫn vệ tinh sở hữu giàn SAM khủng SM2/3/6 (phi bụ bắn hạ vệ tinh USA-193 bay nhanh hơn ICBM được báo đài Mỹ Âu ca ngợi hết lời, nhưng họ ko để ý USA-193 đã biết đường bay, chưa hết đánh chặn theo kiểu head-on thì có nhanh mấy vẫn đánh chặn được), nhưng khả năng đối hạm khá kém (có lẽ do tư duy của Mỹ chú trọng vào hạm đội TSB, giao hết cho E-2, F18/35). Nếu đấu đơn lẻ thì Slava hay Sovremenny sẽ chiến thắng dễ dàng trước Arleigh Burke, Ticonderoga bởi vì một phía thiên về phòng không là chính,một phía thiên về tấn công hạm đội tàu chiến, tàu sân bay đối phương 8-x
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Khà khà , lại vụ tàu ngầm Ngố hử . Nó nằm im 1 chỗ tại vùng 200 hải lý , gần 3 tuần thì rút . Lúc đó thì nghe báo là mợ Mèo mới dò ra lúc đó , làm gì có chuyện sub nổi lên nhé . Lý thuyết chống hạm tầm 500-700 km thời xưa rồi , chỉ bắn được tsb thôi . Khu trục thời nay toàn giảm rcs , nên các dòng club chỉ bắn tối đa 250-300 km xa quá thì càng dễ bị đánh chặn mà không bất ngờ .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khà khà , lại vụ tàu ngầm Ngố hử . Nó nằm im 1 chỗ tại vùng 200 hải lý , gần 3 tuần thì rút . Lúc đó thì nghe báo là mợ Mèo mới dò ra lúc đó , làm gì có chuyện sub nổi lên nhé . Lý thuyết chống hạm tầm 500-700 km thời xưa rồi , chỉ bắn được tsb thôi . Khu trục thời nay toàn giảm rcs , nên các dòng club chỉ bắn tối đa 250-300 km xa quá thì càng dễ bị đánh chặn mà không bất ngờ .
Tí con có giảm RCS đâu =)) Club là cho nhà nghèo, chứ Nga nó vẫn duy trì P-500/700/800/1000 đấy ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cần gì Ticon. Giết gà không cần dao mổ trâu.

Type 052C với 10 chiếc Type 022 đủ thịt cả Kirov lẫn 2 con Bora. Moskit bay cao 20m thì toàn bay qua đầu mấy chiếc Houbei thấp tè lại tàng hình chạy nhanh. 10 Houbei mang tổng cộng 80 quả C801/802 lợi dụng tốc độ và tàng hình bám sát rồi phóng một lượt 40 quả C801/802 thì Kirov có mà thành Titanic. Số còn lại cộng với type 052C thịt luôn 2 con Bora.
Type 022 có thấy Kirov chỗ mô đâu =)), Kirov mang > 500 TL (SAM bắn được nốt vì dẫn SARH), radar/aew mạnh lẫn OTH vào tầm thì có 30 Houbei, 20 Type 052C cũng toi thôi cu à (vd P-700 Mach 2.5, G18 - cái này cỡ F-18,J-15 cũng né ko được) có cơ động mấy cũng ko = tên lửa, chưa kể đầu tự dẫn 2 chiều của các loại Ashm, SAM Naval version SARH/IR S-300F, SM-2ER nên mọi biện pháp gây nhiễu, mồi, bẫy là hoàn toàn vô dụng, HHQ-9A của TYpe 052C ko có IR nên đành chịu chết, đợi khi nào 3 ship độ lại HQ-9B thành HHQ-9B thì may ra cơ mà 3 ship đòi mua S-400 rồi nên bye bye HHQ-9B =)), Type 052C vì "siêu tàng hình" nên nhường chỗ cho Type 052D đang đóng rồi =)) ko có dịp bị Bora bắn chìm đâu =)), lại ngu nữa, C-805/YJ-85 bản xa nhất (500km, nhưng vẫn dưới âm) của họ nhà YJ-82 lại ko khoe, chứ tàu nào của TQ còn xài C-801/YJ-8 =)) DDG-51 10 em gặp Kirov + Sov còn thua chứ cỡ Type 052C ghẻ gặp thằng khựa nô dỏm đeó biết kĩ thuật quân sự mà lato =)) mời xem radar "bắt F22" của Ecuado mua của TQ http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Ecuador-doi-Trung-Quoc-boi-thuong-radar-hang-dau-the-gioi-chat-luong-kem/499321.antd. Radar của tàu 3 ship đều xài của LX cũ, copy Nga. Nắm hết chốt rồi cu
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tí con có giảm RCS đâu =)) Club là cho nhà nghèo, chứ Nga nó vẫn duy trì P-500/700/800/1000 đấy ạ
Cụ thấy chức năng của slava và kirov là diệt tsb nên nó phải bắn xa ngoài khoảng cách của hệ thống phòng vệ 550-700km nhưng mà bắn càng xa thì càng dễ bị phát hiện thôi . Club là yếu tố bất ngờ , tấm bắn không xa lắm nhưng tốc độ cao , kỹ thuật hay thì aegis khó kịp bắn hạ .Mỗ chả biết aegis như nào nhưng thấy Type 45 của Anh quốc bắn chặn ầm ầm .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cụ thấy chức năng của slava và kirov là diệt tsb nên nó phải bắn xa ngoài khoảng cách của hệ thống phòng vệ 550-700km nhưng mà bắn càng xa thì càng dễ bị phát hiện thôi . Club là yếu tố bất ngờ , tấm bắn không xa lắm nhưng tốc độ cao , kỹ thuật hay thì aegis khó kịp bắn hạ .Mỗ chả biết aegis như nào nhưng thấy Type 45 của Anh quốc bắn chặn ầm ầm .
Bác lại nhầm, bọn Tí con, A bú dựa vào tụi E-2/3, F-18/F-35 để chống lại Sla, Sov, Kirov đấy ạ. Còn chúng ta đang so sánh ko có Nimitz hỗ trợ thì coi như Ticon, AB như rắn mất đầu rồi. Type 45 hình như ko xài Aegis, xài hệ SAMPSON radar Thales APAR hoặc BAE SMART-L. BVR là hình thái của cả KQ lẫn HQ rồi, ko vì vậy mà bọn Mỹ nó dựa vào JDAM, JSOW, F-18/35 để Ashm đấy ạ vì về Ashm super crusier Mỹ Âu đi sau Nga cả về tầm bắn lẫn vận tốc
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Con F14 này đang afterburner mà bác, con Moskit sau khi rời ống khoảng vài giây thì ngắt động cơ đốt, xài cánh bay mà
Xem lại số liệu thì đúng Moskit có tầm bay mặt biển là 20m, bay 5m thì sóng xung kích siêu âm tạo sóng thần trên mặt biển :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xem lại số liệu thì đúng Moskit có tầm bay mặt biển là 20m, bay 5m thì sóng xung kích siêu âm tạo sóng thần trên mặt biển :D
Lúc 5m là đã gần chạm mục tiêu rồi, 20m để vờn Aster của con hoang mùa đông bác ạ :D tội cho Aster bắn được cái bia bay ngay tầm WVR mà khối thằng con hoang mùa đông cứ tưởng như đúng rồi =))
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến hạm Visby của Hải quân Thụy Điển

Báo Đất Việt - 18/05/2013 11:06


Siêu chiến hạm tàng hình lớp Visby của Hải quân Thụy Điển là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất thế giới.
Tàu được chế tạo bằng công nghệ đóng tàu tiên tiến, ứng dụng công nghệ tàng hình. Thiết kế thân tàu hầu như không có sự lồi lõm nào, cộng với lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar nó được đánh giá là chiến hạm có mức độ tàng hình tốt nhất thế giới.
Điển đặc biệt của chiến hạm lớp Visby là chúng được chế tạo hoàn toàn từ sợi carbon. Điều này giúp Visby rất khó bị các thiết bị thủy âm học và vô tuyến điện từ phát hiện.
Bên cạnh đó, khả năng đàn hồi cực tốt của sợi carbon cũng giúp các chiến hạm lớp Visby trụ vững trước không ít loại thủy lôi.
Trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa, chiếc Visby đầu tiên đã được nâng cấp từ phiên bản 4 lên phiên bản 5. Phiên bản 5 có tất cả 60 hạng mục được nâng cấp so với phiên bản cũ.
Các cải tiến quan trọng nhất phải kể đến việc cách âm cho các khoang chứa vũ khí, bổ sung các thiết bị hỗ trợ hạ cánh trên boong cho trực thăng.
Ngoài ra, tàu còn được bổ sung các thiết bị nhận biết và tiêu diệt thủy lôi, tăng cường vũ khí săn ngầm, bộ cảm biến mới và hệ thống liên lạc vô tuyến HF 2000.
Hải quân Thụy Điển hiện sở hữu 5 chiến hạm lớp Visby
Tuy nhiên 3 chiếc trong số đó đang trong quá trình nâng cấp
Dự kiến, kế hoạch nâng cấp chiến hạm lớp Visby lên phiên bản 5 sẽ được hoàn tất vào năm 2014 và Thụy Điển có kế hoạch sản xuất số lượng lớn loại chiến hạm này.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hàng tây âu hịn thía ..
 

lee.13

Xe hơi
Biển số
OF-113839
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
114
Động cơ
387,460 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trình đóng tàu của Thụy Điển với Hà Lan thì đỉnh rồi, hóng SIGMA :) !
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến tối tân Mỹ vừa chạy đã hỏng.
Tàu chiến tối tân LCS-1 USS Freedom của Hải quân Mỹ buộc phải quay trở lại Singapore vào ngày 21/5 sau khi phát hiện cặn trong hệ thống dầu bôi trơn.

Sự cố xảy ra sau khi chiếc LCS-1 USS Freedom mới rời khỏi Singapore vài giờ. Trước đó, nó có màn ra mắt thành công tại triển lãm hàng hải IMDEX 2013 ở Quốc đảo sư tử và thu hút được sự quan tâm lớn của báo giới và những người đến tham dự.

Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Đại úy Darryn James nói rằng, họ phát hiện vấn đề kỹ thuật của tàu chiến USS Freedom chỉ sau vài giờ ra biển.


Tàu chiến tối tân Mỹ vừa chạy đã hỏng
Tàu chiến USS Freedom gặp vấn đề ở hệ thống dầu bôi trơn chỉ vài giờ sau khi rời Singapore. Ảnh minh họa

"Sáng ngày 21/5, USS Freedom quay trở lại căn cứ Changi của Singapore khoảng 8 giờ sau khi phát hiện có chất cặn trong hệ thống dầu bôi trơn", Đại úy James thông báo.

"Thủy thủ đoàn đang làm việc cùng với đội kỹ thuật tại Singapore để tìm ra căn nguyên của vấn đề và khắc phục", ông này nói thêm.

Tàu chiến đấu ven biển tối tân USS Freedom rời San Diego vào ngày 1/3 để bắt đầu sứ mệnh ở nước ngoài lần đầu tiên. Nó cập cảng Singapore vào ngày 18/4 và sẽ triển khai ở cảng Changi trong năm nay.

Ngoài ra, USS Freedom sẽ tham gia vào một loạt các cuộc tập trận ở quanh khu vực Tây Thái Bình Dương trước khi trở về San Diego vào cuối tháng 12/2013.

Tương lai, Mỹ có thể triển khai 11 tàu chiến đấu LCS tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó có 4 chiếc đặt ở Singapore và số còn lại đưa tới căn cứ Sasebo (Nhật Bản).

http://vtc.vn/311-388626/quoc-te/tau-chien-toi-tan-my-vua-chay-da-hong.htm

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
http://www.anninhthudo.vn/quoc-phong/kham-pha-suc-manh-khung-khiep-cua-sieu-tau-khu-

Khám phá sức mạnh khủng khiếp của siêu tàu khu trục Zumvalt Quote:
Ngày 23-5, Công ty Genetral Dynamics của Mỹ đã tổ chức lễ đặt ky và khởi đóng chiếc siêu tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp "Zumvalt" thứ hai, mang tên USS Michael Monsour, cho Hải quân Mỹ.
Theo thông báo của Hải quân Mỹ, công trình chế tạo tàu khu trục USS Michael Monsour (DDG-1001) được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works của Genetral Dynamics ở Bath, thuộc bang Maine.

Tàu khu trục này được đặt tên là "Michael Monsour" để vinh danh trung sĩ Michael Monsour, thuộc lực lượng đặc nhiệm "SEAL” của Hải quân Mỹ đã hy sinh vào ngày 26-9-2006 trong một hoạt động quân sự ở Ramadi, Iraq. Khi đó, Monsoor đang hoạt động trong đội hình hỗn hợp SEAL và Lục quân Iraq thì một kẻ nổi dậy đã ném lựu đạn về phía họ. Trung sỹ Monsoor đã nhảy nằm đè lên quả lựu đạn đó và đã cứu sống được 3 đồng đội SEAL và 8 lính Lục quân Iraq. Sau đó, Monsoor đã được Tổng thống George W. Bush trao Huân chương Danh dự vào ngày 8-4-2008.


Ông Brent West, giám đốc chương trình tàu khu trục lớp Zumvalt tại nhà máy Bath Iron Works, chủ trì lễ đặt ky, cho nói: “Đây là một ngày đặc biệt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc chế tạo một chiếc tàu, một sự kiện đã được thực hiện hàng trăm năm qua tại khu vực này, và hơn 120 năm tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works. Trong 2 năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chế tạo tàu USS Michael Monsoor bằng kinh nghiệm và kiến thức được mài giũa trong hàng thập kỷ qua.

Theo Hải quân Mỹ, dù lễ khởi công đóng khu trục hạm diễn ra vào ngày 23-5, nhưng trên thực tế việc chế tạo tàu USS Michael Monsour đã được bắt đầu từ tháng 3-2010. Hiện nay tàu đã hoàn thiện được khoảng 60% công việc. Theo kế hoạch hiện tại, tàu khu trục lớp Zumvalt thứ 2 này sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2016.

Tàu khu trục lớp Zumwalt DDG-1000 là lớp tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, thế hệ tiếp theo của Hải quân Mỹ, mở đường cho một lớp tàu chiến mặt nước đa nhiệm hiện đại mới. Sau khi hoàn thành, lớp tàu Zumwalt DDG-1000 sẽ trở thành tàu khu trục hiện đại, lớn và có sức mạnh nhất thế giới.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x551.

Các tàu khu trục đa năng lớp Zumwalt được sử dụng để tiến công các mục tiêu trên bờ và mặt đất, cũng như để tác chiến phòng không và chi viện hỏa lực từ ngoài biển. Ngoài ra, Zumwalt sẽ còn có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.

Tàu USS Michael Monsoor được trang bị 2 động cơ khí Rolls-Royce Marine Trent-30, một cơ sở hạ tầng máy tính tự động và đồng bộ và có khả năng tàng hình cao do vỏ tàu được sơn một lớp chống bức xạ sóng radar.

Khu trục hạm có chiều dài 182,9 m, chiều rộng 24,6 mét và trọng lượng choán nước khoảng 15.000 tấn. Tốc độ đạt 30,3 hải lý/giờ (56 km/giờ), thủy thủ đoàn 148 người.
Tàu được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm ở ngay trước tháp chỉ huy. Pháo bắn đạn có điều khiển tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11kg và đạt tầm bắn tới 154km và cơ số đạn lên tới 750 viên. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh.


Tàu còn được trang bị hệ thống 20 mô-đun phóng thẳng đứng Mk57, mỗi mô-đun gồm 4 ống phóng, chứa được nhiều loại vũ khí gồm: tên lửa hành trình đối đất Tomhawk; tên lửa phòng không tầm trung; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống ngầm.

Ngoài ra, tàu còn mang theo được 2 chiếc trực thăng hàng hải đa năng SH-60 và 3 máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout.

Trước đó, Công ty Genetral Dynamics đã khởi đóng chiếc tàu khu trục thế hệ mới lớp Zumwalt đầu tiên (DDG-1000) cho Hải quân Mỹ từ tháng 2-2009 và đến nay đã hoàn thành được 80% công việc. Dự kiến, tàu khu trục lớp Zumwalt đầu tiên sẽ được hạ thủy vào tháng 9-2013 và bàn giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2014, nhưng phải tới năm 2016 mới được biên chế hoạt động chính thức.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top