[Funland] So sánh 2 nền kinh tế Việt Nam và Thái Lan

Trạng thái
Thớt đang đóng

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,771
Động cơ
370,747 Mã lực
Điều này mấy ông làm Nhà nước đã kêu gào từ lâu rôi.
Ai tìm hiểu trên thế giới này có mấy hãng cà phê, có hãng nào của Brazin hay Colombia không thì chắc hết kêu gào như vậy.
Với cây chè, cây thuốc lá,...không khác gì hết.
Ai đang sống ở châu Âu mà uống cà phê sẽ thấy, 1 loại cà phê dù có mua hôm nay, tìm mua được đúng cái hộp cà phê ấy được sx từ chục năm trước, rồi giữ để so sánh với hộp cà phê 10 năm nữa mới sản xuất thì dù người khắt khe nhất cũng rất khó phát hiện được cà phê đã được sản xuất từ bao giờ!
Họ làm được như vậy vì họ có cái kho chứa rất nhiều nguyên liệu. Khi pha trộn, họ lựa chọn từ cái kho nguyên liệu ấy thử để lô cà phê sản xuất ra có được đúng mùi, vị của cái tên đã được ghi nhận. Gu uống cùng được tạo ra nhờ cái vị không đổi ấy!
Liệu nguyên liệu cafe để chục năm có còn dùng được không cụ?
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
50k USD / năm = 1 tỉ 2 / năm tức mỗi tháng 100 triệu, khác với 40 tr nhiều lắm đấy cụ
50k/năm thì tương đương với quản lý cấp cao người Việt ở các công ty nước ngoài và trong nước. Tất nhiên lĩnh vực XD và BĐS của cụ kia có thể có thu nhập cao hơn vì nó là ngành hot hơn.
 
  • Vodka
Reactions: Qtv

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,599
Động cơ
904,553 Mã lực
Liệu nguyên liệu cafe để chục năm có còn dùng được không cụ?
Họ để bao lâu em chịu.
Nhưng nhờ cái kho đủ thể loại nên họ có khả năng chọn, phối hợp để mùi, vị cà phê họ làm ra không thay đổi.
Còn tất nhiên các nước có truyền thống trồng cà phê sẽ có hãng riêng, nhưng nổi tiếng thế giới thì cả Brazin, lẫn Colombia không có hãng nào cả.
Tất nhiên người Việt trong nước VN sẽ biết tên Vinacafe hay Trung Nguyên, nhưng tuyệt đại đa số người uống cà phê trên thế giới không hề biết mấy cái tên này, dù họ rất biết VN bây giờ là một nước xuất khẩu cà phê hạt của thế giới.
 

TechNip2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-749391
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
102
Động cơ
55,380 Mã lực
Căn liền kề giá cao thế cơ ạ?
Mỗi người VN đóng 1000₫ là có ngay 100 tỷ, chắc là đủ nhỉ.
Đừng nói là thu thuế được ít quá không đủ cho quan chia nhau, đến nỗi 100 tỷ cũng không có để mua công nghệ quan trọng, để mấy chục năm nay mang tiếng là ko sx đc con ốc vít.
Thu thuế để các quan chia nhau, vậy nền kinh tế ko có đầu tư đóng băng à.
Đầu năm nên tử tế chút đi cụ, chửi đổng thế này ngứa tai lắm
 

TechNip2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-749391
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
102
Động cơ
55,380 Mã lực
Em nhớ trước năm 2010, thằng Tàu vẫn ẩn mình, câu cửa miệng của các cụ trên này là "xuống hố..." ám chỉ CS không thể hơn TB được. Khi đó VN là nước "không chịu phát triển".

Thế rồi vật đổi sao rời, đến nay các cụ chống + hết lời khen thằng Tàu, bảo là nó cs nhưng lãnh đạo nó tốt, lo cho dân, không như mấy ông ở một nước nào đó. VN vẫn là nước không chịu phát triển, liên tục bị so với Cam, với Lào.

Từ năm 2016 trở đi, VN có tý thành tựu, câu chê của các cụ cũng khác. Bây giờ thay vì " không chịu", VN chỉ còn "chưa đúng với tiềm năng". Lúc này người ta bắt đầu so VN với các nước trên cấp như Thái, Phil. Do mấy nước đấy phát triển đã lâu nên họ vẫn hơn là tất yếu, nhưng đã có ngành vượt họ chứ không còn tụt hậu toàn diện như trước nữa. Đọc thớt này sẽ thấy, cái gì ta hơn là không quan trọng, không thèm, cái họ hơn là công nghệ lõi, quan trọng lắm.

Không hiểu mấy năm nữa thớt này sẽ tiến hoá thế nào nhỉ!


Sent from M2007J3SG via OTOFUN
Kệ đi cụ
Việc mình mình làm, đã có kế hoạch mục tiêu cụ thể. Trong quá trình có phát sinh đâu sửa đấy. Vấn đề mấu chốt là vẫn phát triển kinh tế, dân tình tuy ko giàu nhưng ổn định và ko quá phân cực giữa các tầng lớp lao động. Quan trọng hơn nữa là ko có mâu thuẫn xã hội quá gay gắt và chính trị ổn định, tạo môi trường để phát triển.
Khi chưa tích lũy tư bản đủ, thì chưa thể làm chủ những công nghệ cao siêu. Hy vọng khi cái cây đã đủ lớn hoa lá đủ sẽ ra quả chín. Điều này cần thời gian, cá nhân e cho là VN đang đi đúng hướng với mặt bằng dân trí và tầng lớp trung lưu hiện tại.
Còn bọn zombie muốn nói gì thì kcm chúng nó. Ảnh hưởng gì đâu
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Nhà cháu hay đi Nhật, lần nào cũng đem một lô cafe tan làm quà cho đối tác. Còn thừa thì gửi ở mấy ks bình dân, nói họ cho khách trọ uống miễn phí. Thôi thì gọi là có tý ti góp sức quảng bá cho ngành.
Cà phê hòa tan G7 bọn Hàn rất thích mua về làm quà, Lotte Mart tập trung cái này, bán rẻ hơn các nơi khác. Mình cũng thử 3in1 các nước khác thấy hương vị không bằng G7.
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em nhớ trước năm 2010, thằng Tàu vẫn ẩn mình, câu cửa miệng của các cụ trên này là "xuống hố..." ám chỉ CS không thể hơn TB được. Khi đó VN là nước "không chịu phát triển".

Thế rồi vật đổi sao rời, đến nay các cụ chống + hết lời khen thằng Tàu, bảo là nó cs nhưng lãnh đạo nó tốt, lo cho dân, không như mấy ông ở một nước nào đó. VN vẫn là nước không chịu phát triển, liên tục bị so với Cam, với Lào.

Từ năm 2016 trở đi, VN có tý thành tựu, câu chê của các cụ cũng khác. Bây giờ thay vì " không chịu", VN chỉ còn "chưa đúng với tiềm năng". Lúc này người ta bắt đầu so VN với các nước trên cấp như Thái, Phil. Do mấy nước đấy phát triển đã lâu nên họ vẫn hơn là tất yếu, nhưng đã có ngành vượt họ chứ không còn tụt hậu toàn diện như trước nữa. Đọc thớt này sẽ thấy, cái gì ta hơn là không quan trọng, không thèm, cái họ hơn là công nghệ lõi, quan trọng lắm.

Không hiểu mấy năm nữa thớt này sẽ tiến hoá thế nào nhỉ!


Sent from M2007J3SG via OTOFUN
Mấy năm nữa lại có thớt tại sao đến bây giờ mình mới lẹt đẹt gấp đôi Thái chứ không phải là gấp 5 gấp 10. :D
 

Hồng Ca

Xe tải
Biển số
OF-644805
Ngày cấp bằng
30/4/19
Số km
311
Động cơ
119,149 Mã lực
Kệ đi cụ
Việc mình mình làm, đã có kế hoạch mục tiêu cụ thể. Trong quá trình có phát sinh đâu sửa đấy. Vấn đề mấu chốt là vẫn phát triển kinh tế, dân tình tuy ko giàu nhưng ổn định và ko quá phân cực giữa các tầng lớp lao động. Quan trọng hơn nữa là ko có mâu thuẫn xã hội quá gay gắt và chính trị ổn định, tạo môi trường để phát triển.
Khi chưa tích lũy tư bản đủ, thì chưa thể làm chủ những công nghệ cao siêu. Hy vọng khi cái cây đã đủ lớn hoa lá đủ sẽ ra quả chín. Điều này cần thời gian, cá nhân e cho là VN đang đi đúng hướng với mặt bằng dân trí và tầng lớp trung lưu hiện tại.
Còn bọn zombie muốn nói gì thì kcm chúng nó. Ảnh hưởng gì đâu
Toàn nói ngược:
Nguyên nhân của giai đoạn Phương tây tích lũy tư bản được vì có phương thức sản xuất ưu việt, khoa học kỹ thuật phát triển dẫn đến thặng dư tăng cao, chiếm ưu thế về quân sự dẫn tới chiếm hữu và khai thác tài nguyên các thuộc địa. Mọi mặt của kinh tế xã hội đều có mối quy luật nhân quả chứ đâu có theo suy nghĩ cảm tính của cá nhân. Để phát triển kinh tế theo ý nghĩa bền vững lâu dài thì phải có nhiều điều kiện: chính quyền minh bạch, chính sách đúng.. tiêu chí ổn định chính trị không có ý nghĩa gì nếu các hệ quả của việc ổn định chính trị đó không mang lại lợi ích cho số đông, tham nhũng tràn lan, các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Các kế hoạch 5 năm, 10 năm ở các NQ với các mục tiêu trở thành nước CNH này nọ gần như là thất bại cho nên không phải cứ có kế hoạch mục tiêu cụ thể là xong mà quan trọng là cách thức thực hiện kế hoạch. Người ta hay nói về sự phân hóa giữa tầng lớp giàu nhất và tầng lớp nghèo nhất trong xã hội còn phân cực giữa các tầng lớp lao động thì nghe mù mờ không rõ ràng. Dân trí chưa cao thì hãy khai dân trí bằng giáo dục, làm thế nào để tăng tri thức cho người dân là nhiệm vụ của chính quyền, không thể nói rằng người dân trình độ thấp thì không xứng đáng được đòi hỏi những quyền lợi đã được ghi trong các hiến chương quốc tế mà Việt Nam đã tham gia rất nhanh. Để kết luận đánh giá về mức độ mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội hiện naycần có những nghiên cứu xã hội học độc lập khách quan chứ không thể căn cứ vào truyền thông đại chúng và thông tin đến từ tệp dữ liệu tiếp xúc xã hội rất nhỏ và bị giới hạn bới trình độ của mỗi cá nhân.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,173
Động cơ
121,218 Mã lực
Dân trí chưa cao thì hãy khai dân trí bằng giáo dục, làm thế nào để tăng tri thức cho người dân là nhiệm vụ của chính quyền, không thể nói rằng người dân trình độ thấp thì không xứng đáng được đòi hỏi những quyền lợi đã được ghi trong các hiến chương quốc tế mà Việt Nam đã tham gia rất nhanh.
Giáo dục phổ thông ở VN em nghĩ là làm quá ổn so với GDP đầu người rồi, về cả chiều sâu và chiều rộng (độ phổ cập giáo dục). Còn nhiều việc để làm tốt hơn nhưng giáo dục không phải vấn đề chính.
Còn nếu ý cụ nói giáo dục theo nghĩa chung nhất thì dân trí có nhiều thứ không dễ để thay đổi nhanh được. Ví dụ cụ muốn 1 cặp vợ chồng nuôi con theo phương pháp khoa học, cụ cho người ta sách vở và tiền, chưa chắc người ta đã đọc tới sách vở đó và dùng tiền để làm theo điều cụ muốn, hay như việc tham gia giao thông thiếu ý thức nói mãi phạt hoài cũng vẫn gian nan. Dân trí muốn nâng lên thì nó phải đi kèm với thời gian + truyền thông + song hành cùng sự tiến bộ của mức sống (nhờ GDP đầu người tăng), đôi khi thêm cả tiếng nói XH của mỗi người nếu họ có hiểu biết.
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Giáo dục phổ thông ở VN em nghĩ là làm quá ổn so với GDP đầu người rồi, về cả chiều sâu và chiều rộng (độ phổ cập giáo dục). Còn nhiều việc để làm tốt hơn nhưng giáo dục không phải vấn đề chính.
Còn nếu ý cụ nói giáo dục theo nghĩa chung nhất thì dân trí có nhiều thứ không dễ để thay đổi nhanh được. Ví dụ cụ muốn 1 cặp vợ chồng nuôi con theo phương pháp khoa học, cụ cho người ta sách vở và tiền, chưa chắc người ta đã đọc tới sách vở đó và dùng tiền để làm theo điều cụ muốn, hay như việc tham gia giao thông thiếu ý thức nói mãi phạt hoài cũng vẫn gian nan. Dân trí muốn nâng lên thì nó phải đi kèm với thời gian + truyền thông + song hành cùng sự tiến bộ của mức sống (nhờ GDP đầu người tăng), đôi khi thêm cả tiếng nói XH của mỗi người nếu họ có hiểu biết.
Về GD thì em có biết một trường hợp rõ nhất là bạn vợ em. Vợ em bảo trước hồi còn đi học thì cô này lười học nhất lớp. Chả hiểu có phải vì tiếc hồi trẻ không chí thú học hành hay không mà giờ bắt cu con đi học đến phát sợ. Môn gì, thể loại gì cũng BẮT con đi học, học cả ngày, cả tuần, đến nỗi thằng bé đến chỗ học chỉ ngồi khóc. :((
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,173
Động cơ
121,218 Mã lực
Về GD thì em có biết một trường hợp rõ nhất là bạn vợ em. Vợ em bảo trước hồi còn đi học thì cô này lười học nhất lớp. Chả hiểu có phải vì tiếc hồi trẻ không chí thú học hành hay không mà giờ bắt cu con đi học đến phát sợ. Môn gì, thể loại gì cũng BẮT con đi học, học cả ngày, cả tuần, đến nỗi thằng bé đến chỗ học chỉ ngồi khóc. :((
Vẫn chủ nghĩa kinh nghiệm quá. Cũng thông cảm vì nước mình còn nghèo nên chế độ XH cho thai sản chưa được như nước giàu, được nghỉ lâu, được đi học các khóa học miễn phí về dinh dưỡng, chăm nuôi con...
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,222
Động cơ
703,850 Mã lực
Thế giới trước đây cứ nhắc đến cafe là nói đến brazil hay colombia. Vn sx cafe thứ 2 tg mà ít người nhớ đến khi nói đến cafe. Cái này do ta ít truyền thống hơn họ, mặt khác do công tuyên truyền quảng bá ít.
Xưa hãng intel cũng phải có chương trình intel inside để quảng cáo cái lõi intel của mình.
Cafe của mình chủ yếu xuất hạt thô để làm nguyên liệu thôi cụ còn để làm thức uống theo đúng tên gọi cafe thì chưa hãng cafe Việt nào làm được. Trước kia chị Thảo, vợ anh Vũ Trung Nguyên có xây dựng thương hiệu King Coffee đánh ở vài nước Châu Á nhưng không thành công rồi mới quay về VN mở chuỗi và đến nay thì ngày càng te tua.
Bác nào có nhắc đến cafe hoà tan G7, G7 có lẽ là sản phẩm cà phê VN được nhiều người nước ngoài biết đến nhất nhưng chủ yếu qua đường khách du lịch, quà tặng... G7 không cạnh tranh được với Nescafe của hãng Nestle ở nước ngoài :(.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,267 Mã lực
Cafe của mình chủ yếu xuất hạt thô để làm nguyên liệu thôi cụ còn để làm thức uống theo đúng tên gọi cafe thì chưa hãng cafe Việt nào làm được. Trước kia chị Thảo, vợ anh Vũ Trung Nguyên có xây dựng thương hiệu King Coffee đánh ở vài nước Châu Á nhưng không thành công rồi mới quay về VN mở chuỗi và đến nay thì ngày càng te tua.
Bác nào có nhắc đến cafe hoà tan G7, G7 có lẽ là sản phẩm cà phê VN được nhiều người nước ngoài biết đến nhất nhưng chủ yếu qua đường khách du lịch, quà tặng... G7 không cạnh tranh được với Nescafe của hãng Nestle ở nước ngoài :(.
Gì thì gì, riêng khoản cafe Việt nam đánh bẹp Thái lan.
 

LEEMAN

Xe hơi
Biển số
OF-721415
Ngày cấp bằng
22/3/20
Số km
156
Động cơ
79,012 Mã lực
Một góc nhìn về kinh tế Việt Nam năm 2020.
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’
Ái Châu Tử - 15:59 14/02/2021
(VNF) – PGS.TS Phạm Thế Anh chỉ ra: tăng trưởng GDP năm 2020 chủ yếu đến từ đầu tư công và FDI – những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng, tuy nhiên tín dụng lại tăng tới 12,13%. Nhiều khả năng, dòng tiền đã chảy vào các kênh tài sản và tạo ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’

PGS.TS Phạm Thế Anh
Là một năm đầy sóng gió nhưng 2020 đã khép lại với nền kinh tế Việt Nam bằng kết quả tăng trưởng GDP 2,91%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Như vậy, “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đã đạt được. Đây được xem là thành tựu nổi bật của Chính phủ không chỉ trong năm 2020 mà còn của cả nhiệm kỳ 2016 – 2020.
Để có cái nhìn sâu hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 và dự báo triển vọng cho 2021, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế Quốc dân:
- Ông nhìn nhận như thế nào về kết quả tăng trưởng GDP 2,91% năm 2020?
PGS.TS Phạm Thế Anh
: Đó là một con số tích cực, xét trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng tới từ đâu lại là một câu chuyện khác.
Thông thường, tăng trưởng tới từ 3 trụ cột: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư. Về tiêu dùng, năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh, do thu nhập của người dân giảm sút, tâm lí tiết kiệm dự phòng lên cao và sự biến mất của du khách quốc tế từ quý II/2020.
Về đầu tư, chúng ta thấy rất rõ bệ đỡ cho tăng trưởng là đầu tư công, còn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng rất thấp và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì suy giảm.
Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2020 có thặng dư rất lớn, 19,1 tỷ USD, nhưng thành tích này chủ yếu được tạo ra bởi khu vực đầu tư nước ngoài.
Như vậy, khi nhìn sâu vào con số 2,91%, chúng ta thấy động lực tăng trưởng tới từ đầu tư công và xuất khẩu của FDI. Hai động lực này có những giới hạn nhất định, bởi đầu tư công phụ thuộc vào ngân sách, còn FDI thì tùy thuộc vào tình hình thế giới và lợi ích tạo ra từ khu vực này phần lớn thuộc về người nước ngoài. Giả sử năm tới dịch bệnh vẫn hoành hành trên thế giới, các quốc gia vẫn đóng cửa thì động lực tăng trưởng đầu tư công và FDI có được duy trì không?! Do vậy, tôi nghĩ rằng tăng trưởng cho năm tới là khá khó khăn nếu bệnh dịch còn kéo dài.
- Như vậy, ông khá quan ngại trước mục tiêu tăng trưởng 6,5% của năm 2021?
Đó là một mục tiêu rất thách thức! Kinh tế thế giới có thể hồi phục 4 - 5%, vì người ta tăng trưởng trên nền thấp, còn Việt Nam tăng trưởng trên nền cao. Thử hình dung, trong điều kiện bình thường cũ (không có dịch), Việt Nam mới đạt được mức tăng trưởng 6,5 – 7%, vậy trong điều kiện có dịch thì sẽ thế nào?!
Khi đặt mục tiêu tăng GDP 6,5%, tôi cho rằng Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, mà sự phục hồi này là rất bất định.
- Quay trở lại với năm 2020, trong “cỗ xe tam mã” (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư), ông đã chỉ ra bản chất của tiêu dùng và đầu tư, vậy còn xuất khẩu thì sao?
Chúng ta khá hồ hởi với thành tích xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD, nhưng xin lưu ý đây chỉ là xuất siêu hàng hóa. Cán cân thương mại gồm hai bộ phận là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa xuất siêu nhưng dịch vụ lại nhập siêu. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu dịch vụ tới 12 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Như vậy, về thực chất, Việt Nam chỉ xuất siêu 7,1 tỷ USD thôi.
Đối với con số xuất siêu hàng hóa 19,1 tỷ USD, chúng ta nhìn kỹ có thể thấy kỷ lục này đến từ FDI. Khu vực này không chỉ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy một tín hiệu không vui rằng các doanh nghiệp FDI đang thích ứng tốt hơn với tình hình hiện tại và tận dụng các ưu thế FTAs (hiệp định thương mại tự do) tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
- Lại nói chuyện xuất khẩu, báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2020 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) xuất bản đã bày tỏ sự nghi ngờ về kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng, rằng không loại trừ khả năng Việt Nam chỉ là điểm trung chuyển, tạm nhập tái xuất của hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ. Với tư cách là Kinh tế trưởng của VEPR và với số liệu cả năm 2020 đã có, ông có còn bảo lưu sự nghi ngờ này?
Nói về xuất khẩu, hãy xét cả cơ cấu thị trường và mặt hàng. Về thị trường, xuất siêu của Việt Nam tới từ Mỹ, hơn 60 tỷ USD. Nghĩa là nếu loại trừ Mỹ, Việt Nam nhập siêu hơn 40 tỷ USD. Xuất siêu sang Mỹ đã kéo toàn bộ cán cân thương mại của Việt Nam sang trạng thái thặng dư. Điều này cho thấy một xu hướng là có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất chỉ để xuất khẩu sang Mỹ.
Xuất siêu sang Mỹ cố nhiên là tốt nhưng cũng đi kèm rủi ro, đó là rủi ro phụ thuộc vào một thị trường, mà thị trường này chúng ta chưa có FTA. Giả sử có kịch bản trừng phạt thương mại thì rất gay go cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Mỹ đang điều tra Việt Nam về việc thao túng tiền tệ. Tất nhiên, việc cáo buộc của Mỹ có nhiều vấn đề để bàn luận, nhưng đó cũng là một loại rủi ro đối với Việt Nam.
Trong khi xuất siêu sang Mỹ thì Việt Nam lại nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Và điều này làm dấy lên những nghi ngại. Nghi ngại này có cơ sở hơn khi nhìn vào cơ cấu mặt hàng. Cụ thể, cả xuất khẩu và nhập khẩu năm 2020 có sự tăng trưởng đột biến ở một số mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị… Các mặt hàng này, Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc và lại xuất nhiều sang Mỹ.
Nhìn chung, ở các mặt hàng nêu trên, Việt Nam được hưởng lợi rất ít, chủ yếu là công lao động. Điều này phơi bày một thực trạng đau xót là là khi có lợi ích thì FDI hưởng gần hết còn nếu xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu phần nhiều.
Trong câu chuyện xuất khẩu, chúng ta cũng thấy một thực tế đáng buồn khác là các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bị sụt giảm như: dệt may, da giày, nông sản… Muốn năm 2021 tăng trưởng cao thì các mặt hàng truyền thống này phải lấy lại phong độ như trước, bởi lực cầu máy móc, thiết bị điện tử có thể không kéo dài bởi chúng là hàng lâu bền. Tuy vậy, việc các mặt hàng truyền thống có khôi phục được hay không lại phải trông đợi hoàn toàn vào việc các nước Âu – Mỹ – Nhật có mở cửa trở lại hay không.
- Một vấn đề nổi bật khác trong năm 2020 là tăng trưởng tín dụng. Tính đến ngày cuối năm 2020, tín dụng tăng 12,13%. Nhưng điều đáng nói là chỉ trước đó 10 ngày, Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng năm 2020 tăng 10,14%. Có nghĩa là trong 10 ngày cuối năm, tín dụng tăng tới 2 điểm %. Ông có bình luận gì về những con số này?
Tăng trưởng tín dụng năm 2020 gần bằng năm trước đó, nhưng tăng trưởng GDP lại thua xa, vậy tiền đã chảy đi đâu?
Tôi đặt ra câu hỏi này bởi tăng trưởng GDP 2020 đến từ đầu tư công và FDI, tức là những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng.
Tôi cho rằng ngoài việc trái phiếu chính phủ được phát hành đã hút bớt một lượng vốn trong nền kinh tế, thì ít nhất còn hai lí do khiến tín dụng năm nay tăng trưởng 12,13%.
Một là tăng trưởng tín dụng chủ yếu do đảo nợ, gia hạn, cơ cấu nợ. Ví dụ, một doanh nghiệp năm 2019 vay 100 đồng, lãi suất 10%. Năm 2020, doanh nghiệp không có năng lực trả, ngân hàng cơ cấu nợ, đem lãi nhập gốc thành khoản nợ mới trị giá 110 đồng. Như vậy, tín dụng tăng trưởng 10%. Nhưng tín dụng này không đi vào sản xuất, không tạo ra công ăn việc làm, không thúc đẩy tăng trưởng. Đó chỉ là tăng trưởng tín dụng trên sổ sách.
Hai là có thể tín dụng không trực tiếp đi vào sản xuất mà đi vào các kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu (ô tô) và giao dịch tài sản (bất động sản và chứng khoán). Điều này thấy khá rõ: giao dịch chứng khoán năm 2019 trung bình 4.000 tỷ đồng/phiên, năm nay những tháng cuối năm đã lên tới 20.000 tỷ đồng/phiên, rất khủng khiếp; giá bất động sản cũng tăng vòn vọt.
Tất nhiên, các ngân hàng thương mại có thể không cho vay đầu tư chứng khoán hay bất động sản một cách trực tiếp. Nhưng tín dụng có thể đi đường vòng để đổ vào các kênh tài sản này. Ví dụ, một doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy, trong điều kiện bình thường sẽ dùng lợi nhuận đó tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Nhưng do dịch bệnh, lãi vay thấp, chủ doanh nghiệp đi vay ngân hàng để có tiền hoạt động, còn đem lợi nhuận tích lũy đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Trường hợp khác là chủ doanh nghiệp đáng lẽ lấy tiền trả nợ, nhưng do được ngân hàng tái cơ cấu nợ, đã đem tiền đó đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Do đó, rất khó để cơ quan quản lý nhà nước có thể tự tin rằng tín dụng đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Nếu quả thực tín dụng đi vào sản xuất, kinh doanh thì thật đáng lo ngại, vì chất lượng tín dụng kém quá, tăng tới 12,13% mà GDP chỉ tăng 2,91%. Tôi không nghĩ hiệu quả sử dụng vốn thấp như vậy đâu.
- Vậy khuyến nghị của ông về chính sách tiền tệ và tài khóa cho năm 2021 sẽ là gì?
Quan điểm của tôi không thay đổi: tài khóa vẫn cần tập trung vào những gì cần thiết, thiết thực. Những gói hỗ trợ như miễn giảm thuế (thu nhập doanh nghiệp) hay giảm phí (trước bạ ô tô) đều là những biện pháp lãng phí, ai hưởng lợi vẫn hưởng, ai chết vẫn chết.
Nguồn lực tài khóa của Việt Nam hạn hẹp nên rất cần giữ trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu vẫn là chi trả an sinh cho người lao động mất việc làm. Thứ hai là đầu tư công, nhưng phải trọng điểm, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm đã có kế hoạch, vì đấy là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai, không để tái diễn tình trạng chậm tiến độ, đội vốn; kiên quyết nói không với những dự án không cần thiết như quảng trường, tượng đài.
Về chính sách tiền tệ, tôi khuyến nghị hai chữ “thận trọng”. Cuối năm 2020, hiện tượng bong bóng giá tài sản đã xuất hiện rồi. Chính phủ càng hạ lãi suất thì càng kích thích tiền chảy sang kênh tài sản.
Tăng trưởng tín dụng cũng cần tận trọng, đừng ham thành tích. Tăng trưởng tín dụng 12 – 13% mà tiền không vào sản xuất kinh doanh thì tăng để làm gì. Nới lỏng tiền tệ chỉ làm giàu cho các chủ ngân hàng, công ty tài chính. Trong thời kì dịch bệnh, doanh nghiệp sản xuất hết sức khó khăn mà các ngân hàng vẫn báo lãi rất lớn, đó là hiện tượng kinh tế rất phản cảm.
Năm tới, Việt Nam vẫn đối diện với rủi ro tài khóa, đã thành cố hữu, khi thâm hụt ngân sách cao và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/thu ngân sách chạm trần. Chính sách tiền tệ mà tạo ra bong bóng tài sản nữa thì vô cùng rủi ro. Khi dịch bệnh qua đi, kinh tế hồi phục, sức ép lạm phát sẽ tăng lên. Khi đó, Chính phủ không còn cách nào khác là tăng lãi suất để chống lạm phát, chống bong bóng giá. Hậu quả là cộng đồng doanh nghiệp sản xuất sẽ nai lưng ra chịu trận.
Cái chúng ta cần là giảm lãi suất cho vay chứ không phải giảm lãi suất huy động. Hạ lãi suất tiền gửi, ở một khía cạnh nào đó, đang giảm thu nhập của những người có thu nhập thấp trong xã hội. Khi thu nhập giảm, tầng lớp này càng thắt chặt chi tiêu khiến cầu giảm, hàng hóa bán kém. Có thể nói, công cụ lãi suất chưa chắc đã có tác dụng với kinh tế Việt Nam ở bối cảnh hiện tại…
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ái Châu Tử

Một góc nhìn về kinh tế Việt Nam năm 2020.
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’
Ái Châu Tử - 15:59 14/02/2021
(VNF) – PGS.TS Phạm Thế Anh chỉ ra: tăng trưởng GDP năm 2020 chủ yếu đến từ đầu tư công và FDI – những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng, tuy nhiên tín dụng lại tăng tới 12,13%. Nhiều khả năng, dòng tiền đã chảy vào các kênh tài sản và tạo ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’

PGS.TS Phạm Thế Anh
Là một năm đầy sóng gió nhưng 2020 đã khép lại với nền kinh tế Việt Nam bằng kết quả tăng trưởng GDP 2,91%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Như vậy, “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đã đạt được. Đây được xem là thành tựu nổi bật của Chính phủ không chỉ trong năm 2020 mà còn của cả nhiệm kỳ 2016 – 2020.
Để có cái nhìn sâu hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 và dự báo triển vọng cho 2021, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế Quốc dân:
- Ông nhìn nhận như thế nào về kết quả tăng trưởng GDP 2,91% năm 2020?
PGS.TS Phạm Thế Anh
: Đó là một con số tích cực, xét trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng tới từ đâu lại là một câu chuyện khác.
Thông thường, tăng trưởng tới từ 3 trụ cột: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư. Về tiêu dùng, năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh, do thu nhập của người dân giảm sút, tâm lí tiết kiệm dự phòng lên cao và sự biến mất của du khách quốc tế từ quý II/2020.
Về đầu tư, chúng ta thấy rất rõ bệ đỡ cho tăng trưởng là đầu tư công, còn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng rất thấp và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì suy giảm.
Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2020 có thặng dư rất lớn, 19,1 tỷ USD, nhưng thành tích này chủ yếu được tạo ra bởi khu vực đầu tư nước ngoài.
Như vậy, khi nhìn sâu vào con số 2,91%, chúng ta thấy động lực tăng trưởng tới từ đầu tư công và xuất khẩu của FDI. Hai động lực này có những giới hạn nhất định, bởi đầu tư công phụ thuộc vào ngân sách, còn FDI thì tùy thuộc vào tình hình thế giới và lợi ích tạo ra từ khu vực này phần lớn thuộc về người nước ngoài. Giả sử năm tới dịch bệnh vẫn hoành hành trên thế giới, các quốc gia vẫn đóng cửa thì động lực tăng trưởng đầu tư công và FDI có được duy trì không?! Do vậy, tôi nghĩ rằng tăng trưởng cho năm tới là khá khó khăn nếu bệnh dịch còn kéo dài.
- Như vậy, ông khá quan ngại trước mục tiêu tăng trưởng 6,5% của năm 2021?
Đó là một mục tiêu rất thách thức! Kinh tế thế giới có thể hồi phục 4 - 5%, vì người ta tăng trưởng trên nền thấp, còn Việt Nam tăng trưởng trên nền cao. Thử hình dung, trong điều kiện bình thường cũ (không có dịch), Việt Nam mới đạt được mức tăng trưởng 6,5 – 7%, vậy trong điều kiện có dịch thì sẽ thế nào?!
Khi đặt mục tiêu tăng GDP 6,5%, tôi cho rằng Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, mà sự phục hồi này là rất bất định.
- Quay trở lại với năm 2020, trong “cỗ xe tam mã” (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư), ông đã chỉ ra bản chất của tiêu dùng và đầu tư, vậy còn xuất khẩu thì sao?
Chúng ta khá hồ hởi với thành tích xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD, nhưng xin lưu ý đây chỉ là xuất siêu hàng hóa. Cán cân thương mại gồm hai bộ phận là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa xuất siêu nhưng dịch vụ lại nhập siêu. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu dịch vụ tới 12 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Như vậy, về thực chất, Việt Nam chỉ xuất siêu 7,1 tỷ USD thôi.
Đối với con số xuất siêu hàng hóa 19,1 tỷ USD, chúng ta nhìn kỹ có thể thấy kỷ lục này đến từ FDI. Khu vực này không chỉ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy một tín hiệu không vui rằng các doanh nghiệp FDI đang thích ứng tốt hơn với tình hình hiện tại và tận dụng các ưu thế FTAs (hiệp định thương mại tự do) tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
- Lại nói chuyện xuất khẩu, báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2020 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) xuất bản đã bày tỏ sự nghi ngờ về kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng, rằng không loại trừ khả năng Việt Nam chỉ là điểm trung chuyển, tạm nhập tái xuất của hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ. Với tư cách là Kinh tế trưởng của VEPR và với số liệu cả năm 2020 đã có, ông có còn bảo lưu sự nghi ngờ này?
Nói về xuất khẩu, hãy xét cả cơ cấu thị trường và mặt hàng. Về thị trường, xuất siêu của Việt Nam tới từ Mỹ, hơn 60 tỷ USD. Nghĩa là nếu loại trừ Mỹ, Việt Nam nhập siêu hơn 40 tỷ USD. Xuất siêu sang Mỹ đã kéo toàn bộ cán cân thương mại của Việt Nam sang trạng thái thặng dư. Điều này cho thấy một xu hướng là có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất chỉ để xuất khẩu sang Mỹ.
Xuất siêu sang Mỹ cố nhiên là tốt nhưng cũng đi kèm rủi ro, đó là rủi ro phụ thuộc vào một thị trường, mà thị trường này chúng ta chưa có FTA. Giả sử có kịch bản trừng phạt thương mại thì rất gay go cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Mỹ đang điều tra Việt Nam về việc thao túng tiền tệ. Tất nhiên, việc cáo buộc của Mỹ có nhiều vấn đề để bàn luận, nhưng đó cũng là một loại rủi ro đối với Việt Nam.
Trong khi xuất siêu sang Mỹ thì Việt Nam lại nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Và điều này làm dấy lên những nghi ngại. Nghi ngại này có cơ sở hơn khi nhìn vào cơ cấu mặt hàng. Cụ thể, cả xuất khẩu và nhập khẩu năm 2020 có sự tăng trưởng đột biến ở một số mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị… Các mặt hàng này, Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc và lại xuất nhiều sang Mỹ.
Nhìn chung, ở các mặt hàng nêu trên, Việt Nam được hưởng lợi rất ít, chủ yếu là công lao động. Điều này phơi bày một thực trạng đau xót là là khi có lợi ích thì FDI hưởng gần hết còn nếu xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu phần nhiều.
Trong câu chuyện xuất khẩu, chúng ta cũng thấy một thực tế đáng buồn khác là các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bị sụt giảm như: dệt may, da giày, nông sản… Muốn năm 2021 tăng trưởng cao thì các mặt hàng truyền thống này phải lấy lại phong độ như trước, bởi lực cầu máy móc, thiết bị điện tử có thể không kéo dài bởi chúng là hàng lâu bền. Tuy vậy, việc các mặt hàng truyền thống có khôi phục được hay không lại phải trông đợi hoàn toàn vào việc các nước Âu – Mỹ – Nhật có mở cửa trở lại hay không.
- Một vấn đề nổi bật khác trong năm 2020 là tăng trưởng tín dụng. Tính đến ngày cuối năm 2020, tín dụng tăng 12,13%. Nhưng điều đáng nói là chỉ trước đó 10 ngày, Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng năm 2020 tăng 10,14%. Có nghĩa là trong 10 ngày cuối năm, tín dụng tăng tới 2 điểm %. Ông có bình luận gì về những con số này?
Tăng trưởng tín dụng năm 2020 gần bằng năm trước đó, nhưng tăng trưởng GDP lại thua xa, vậy tiền đã chảy đi đâu?
Tôi đặt ra câu hỏi này bởi tăng trưởng GDP 2020 đến từ đầu tư công và FDI, tức là những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng.
Tôi cho rằng ngoài việc trái phiếu chính phủ được phát hành đã hút bớt một lượng vốn trong nền kinh tế, thì ít nhất còn hai lí do khiến tín dụng năm nay tăng trưởng 12,13%.
Một là tăng trưởng tín dụng chủ yếu do đảo nợ, gia hạn, cơ cấu nợ. Ví dụ, một doanh nghiệp năm 2019 vay 100 đồng, lãi suất 10%. Năm 2020, doanh nghiệp không có năng lực trả, ngân hàng cơ cấu nợ, đem lãi nhập gốc thành khoản nợ mới trị giá 110 đồng. Như vậy, tín dụng tăng trưởng 10%. Nhưng tín dụng này không đi vào sản xuất, không tạo ra công ăn việc làm, không thúc đẩy tăng trưởng. Đó chỉ là tăng trưởng tín dụng trên sổ sách.
Hai là có thể tín dụng không trực tiếp đi vào sản xuất mà đi vào các kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu (ô tô) và giao dịch tài sản (bất động sản và chứng khoán). Điều này thấy khá rõ: giao dịch chứng khoán năm 2019 trung bình 4.000 tỷ đồng/phiên, năm nay những tháng cuối năm đã lên tới 20.000 tỷ đồng/phiên, rất khủng khiếp; giá bất động sản cũng tăng vòn vọt.
Tất nhiên, các ngân hàng thương mại có thể không cho vay đầu tư chứng khoán hay bất động sản một cách trực tiếp. Nhưng tín dụng có thể đi đường vòng để đổ vào các kênh tài sản này. Ví dụ, một doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy, trong điều kiện bình thường sẽ dùng lợi nhuận đó tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Nhưng do dịch bệnh, lãi vay thấp, chủ doanh nghiệp đi vay ngân hàng để có tiền hoạt động, còn đem lợi nhuận tích lũy đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Trường hợp khác là chủ doanh nghiệp đáng lẽ lấy tiền trả nợ, nhưng do được ngân hàng tái cơ cấu nợ, đã đem tiền đó đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Do đó, rất khó để cơ quan quản lý nhà nước có thể tự tin rằng tín dụng đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Nếu quả thực tín dụng đi vào sản xuất, kinh doanh thì thật đáng lo ngại, vì chất lượng tín dụng kém quá, tăng tới 12,13% mà GDP chỉ tăng 2,91%. Tôi không nghĩ hiệu quả sử dụng vốn thấp như vậy đâu.
- Vậy khuyến nghị của ông về chính sách tiền tệ và tài khóa cho năm 2021 sẽ là gì?
Quan điểm của tôi không thay đổi: tài khóa vẫn cần tập trung vào những gì cần thiết, thiết thực. Những gói hỗ trợ như miễn giảm thuế (thu nhập doanh nghiệp) hay giảm phí (trước bạ ô tô) đều là những biện pháp lãng phí, ai hưởng lợi vẫn hưởng, ai chết vẫn chết.
Nguồn lực tài khóa của Việt Nam hạn hẹp nên rất cần giữ trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu vẫn là chi trả an sinh cho người lao động mất việc làm. Thứ hai là đầu tư công, nhưng phải trọng điểm, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm đã có kế hoạch, vì đấy là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai, không để tái diễn tình trạng chậm tiến độ, đội vốn; kiên quyết nói không với những dự án không cần thiết như quảng trường, tượng đài.
Về chính sách tiền tệ, tôi khuyến nghị hai chữ “thận trọng”. Cuối năm 2020, hiện tượng bong bóng giá tài sản đã xuất hiện rồi. Chính phủ càng hạ lãi suất thì càng kích thích tiền chảy sang kênh tài sản.
Tăng trưởng tín dụng cũng cần tận trọng, đừng ham thành tích. Tăng trưởng tín dụng 12 – 13% mà tiền không vào sản xuất kinh doanh thì tăng để làm gì. Nới lỏng tiền tệ chỉ làm giàu cho các chủ ngân hàng, công ty tài chính. Trong thời kì dịch bệnh, doanh nghiệp sản xuất hết sức khó khăn mà các ngân hàng vẫn báo lãi rất lớn, đó là hiện tượng kinh tế rất phản cảm.
Năm tới, Việt Nam vẫn đối diện với rủi ro tài khóa, đã thành cố hữu, khi thâm hụt ngân sách cao và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/thu ngân sách chạm trần. Chính sách tiền tệ mà tạo ra bong bóng tài sản nữa thì vô cùng rủi ro. Khi dịch bệnh qua đi, kinh tế hồi phục, sức ép lạm phát sẽ tăng lên. Khi đó, Chính phủ không còn cách nào khác là tăng lãi suất để chống lạm phát, chống bong bóng giá. Hậu quả là cộng đồng doanh nghiệp sản xuất sẽ nai lưng ra chịu trận.
Cái chúng ta cần là giảm lãi suất cho vay chứ không phải giảm lãi suất huy động. Hạ lãi suất tiền gửi, ở một khía cạnh nào đó, đang giảm thu nhập của những người có thu nhập thấp trong xã hội. Khi thu nhập giảm, tầng lớp này càng thắt chặt chi tiêu khiến cầu giảm, hàng hóa bán kém. Có thể nói, công cụ lãi suất chưa chắc đã có tác dụng với kinh tế Việt Nam ở bối cảnh hiện tại…
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Ái Châu Tử

Thằng đứng chửi bao giờ chả dễ hơn làm?
Trong giai đoạn khốn khó của cả thế giới, doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, nền kinh tế có nguy cơ lớn thì chính phủ quyết tăng đầu tư công, quyết sách này cứu nền kinh tế khỏi phát triển âm.
Đây là giải pháp tình thế, ai chả biết không dựa vào nó mãi được mà cụ Phá Záo Xư - Thiến Sót này reo ầm lên như mới bắt được lỗi ấy.
Tóm lại cứ chửi thôi chứ cụ ấy có nghĩ ra được cách nào ra hồn để giúp VN ngược dòng thế giới tăng trưởng vững như bàn thạch đâu ...hehe.
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,222
Động cơ
703,850 Mã lực
Ko phải ta ít truyền thống hơn mà là brazil và colombia họ trồng loại cafe R còn ta trồng cafe A.

Cafe R của họ có mặt trên thị trường hàng hóa Âu - Mỹ từ rất lâu rồi, ta ko cách gì cạnh tranh được về cafe hạt. Các hãng cafe lớn Âu - Mỹ họ có công thức riêng và sử dụng nguyên liệu cafe R, ta ko thể cạnh tranh bằng thành phẩm.

Dù sản phẩm thô hay thành phẩm đều ko thể cạnh tranh thì cách tốt nhất là phát triển bằng những gì ta đang có.
Đồng ý với cụ! Họ đi trước mình cả bao nhiêu lâu rồi nếu bắt chước họ để đuổi theo họ thì chắc không bao giờ đuổi kịp!
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,447
Động cơ
22,560 Mã lực
Cafe của mình chủ yếu xuất hạt thô để làm nguyên liệu thôi cụ còn để làm thức uống theo đúng tên gọi cafe thì chưa hãng cafe Việt nào làm được. Trước kia chị Thảo, vợ anh Vũ Trung Nguyên có xây dựng thương hiệu King Coffee đánh ở vài nước Châu Á nhưng không thành công rồi mới quay về VN mở chuỗi và đến nay thì ngày càng te tua.
Bác nào có nhắc đến cafe hoà tan G7, G7 có lẽ là sản phẩm cà phê VN được nhiều người nước ngoài biết đến nhất nhưng chủ yếu qua đường khách du lịch, quà tặng... G7 không cạnh tranh được với Nescafe của hãng Nestle ở nước ngoài :(.
"thức uống theo đúng tên gọi cafe" cái này là tuỳ mỗi quốc gia mỗi khu vực có cách thưởng thức khác nhau...không có cách thức duy nhất, giồng nhau hay công thức cố định. Cái mình cần nói đến là muốn bán cho Tây thì phải làm cho nó hợp với hương vị và phong cách uống, cho Nhật cũng thế....Mình không làm được thì xuất thô cũng là bình thường.
Cái này là thói quen tiêu dùng...muốn thay đổi phải có kha khá thời gian.
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
TQ có cái hay là để ra chiến lược, và thực thi nó hiệu quả. Cái ấy rất rất quan trọng với một quốc gia.
Đặng cải cách bằng cách học theo Lenin, tuyên bố là muốn lên cnxh phải trải qua quá độ tư bản, nói tư bản và xhcn không kị nhau, ...Tiến hành hội nhập sâu rộng với P Tây, cải cách kinh tế, đưa sinh viên ra nước phát triển học tập, chương trình không gian,...

Chiến lược nó mạnh vô hạn, nếu đề ra và thực thi nó thì từ cá nhân tới quốc gia đều có thể vĩ đại.
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,222
Động cơ
703,850 Mã lực
"thức uống theo đúng tên gọi cafe" cái này là tuỳ mỗi quốc gia mỗi khu vực có cách thưởng thức khác nhau...không có cách thức duy nhất, giồng nhau hay công thức cố định. Cái mình cần nói đến là muốn bán cho Tây thì phải làm cho nó hợp với hương vị và phong cách uống, cho Nhật cũng thế....Mình không làm được thì xuất thô cũng là bình thường.
Cái này là thói quen tiêu dùng...muốn thay đổi phải có kha khá thời gian.
Cafe dù thưởng thức theo cách nào thì nó cũng vẫn có tên gọi là "cafe" mà cụ! Còn các loại thức uống khác có cafe nhưng cafe không phải là nguyên liệu chính thì em không tính tới ạ! Nếu làm theo khẩu vị của Tây hay Nhật thì nó lại không còn là cafe Việt nữa, khó là ở chỗ làm sao để Tây, Nhật, Mỹ, Úc gì gì kia chấp nhận gu cafe Việt như một loại thức uống nên trải nghiệm ấy ạ!
Giá trị cafe xuất thô của VN hiện nay rất thấp và câu chuyện giữ hay chặt cây cafe vẫn đang là vấn đề khó với người nông dân trồng cafe.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top