Cụ nói đúng rồi ạ, em bổ sung thêm 1 xíu thôi. Thực ra cái này 1 phần liên quan đến lịch sử nữa ạ. Cà A chỉ trồng được ở độ cao 800m trở lên, và khí hậu lạnh. Vì thế, từ trước đã được trồng ở Nam Mỹ rất nhiều, và Châu Âu, Mỹ cũng có truyền thống nhập cà A nhiều từ Nam Mỹ vì trước khi mở cửa, chưa có sản phẩm cafe của mình. H mình cũng bắt đầu educate ngược lại thị trường, như thị trường Nhật, h mình xuất được cả cà Rô uống chế biến chứ ko cần làm 3 in 1. H nó lại chuộng chứ
Cà Rô trồng được ở độ cao thấp hơn, nên mặc dù cùng được di thực vào VN, thậm chí từ năm 30 - 40 đã trồng thử cà A ở những vùng như Sơn La, nhưng nhiều lý do, nên ko phát triển. 4 tỉnh Tây Nguyên đặc biệt BMT, GL của mình hợp cà Rô, cà A chỉ được trồng nhiều ở vùng cao (Cầu Đất, Đức trọng, Lâm Đồng). Gần đây, mình bắt đầu phát triển diện tích trồng cà A ra phía bắc, cụ thể h có Mai Sơn - Sơn La, Tuần Giáo - Điện Biên và mở rộng S tại Lâm Đồng (nhưng ko nhiều lắm vì sắp hết S đất rồi). Lam Đồng thi có nhiều thuận lợi, cả về thị trường, làm thương hiệu, nên trước đây về chất và lượng có thể nói đứng đầu. Sắp tới sẽ là Sơn La, quy hoạch S của mình cũng lớn và thuận lợi về khí hậu thổ nhưỡng, có thể làm được cafe organic từ đầu luôn nhược điểm là đất dốc và người dân chưa có tâpj quán canh tác. Nhưng room phát triển thì lớn, chắc phải tầm vài chục nghìn - trăm nghìn ha.
Còn cái bác jin xổng chuồng kia em ko thèm nói, vì bác ý chẳng hiểu gì và cũng ko thể hiểu nổi đâu. Ko phải muốn là được, và sản lượng cà Rô của mình đủ đập chêt bất cứ thằng nào. Thực tế, khi anh làm thương hiệu và phát triển sản phẩm đủ mạnh thì anh cũng có thể định hướng ngược lại thị trường.